Sinh viên cần hiểu rõ về Kinh Tế Học Vi Mô. Đặc biệt là quy luật cung cầu, đường bàng
quan, độ thỏa dụng, hàm sản xuất
- Sinh viên cần có kiến thức về Kinh Tế Lượng. Hiểu được các nguyên tắc chung về
thống kê, phân tích số liệu.
5 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề cương Kinh tế học lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
1. Tên môn học: Kinh Tế Học Lao Động
2. Giảng viên : Vũ Hải Anh
3. Bậc đào tạo: Đại học Chuyên ngành: Kinh Tế Học Môn: tự chọn
4. Thời lượng: 3 tín chỉ.
5. Điều kiện tiên quyết:
- Sinh viên cần hiểu rõ về Kinh Tế Học Vi Mô. Đặc biệt là quy luật cung cầu, đường bàng
quan, độ thỏa dụng, hàm sản xuất
- Sinh viên cần có kiến thức về Kinh Tế Lượng. Hiểu được các nguyên tắc chung về
thống kê, phân tích số liệu.
6. Mô tả môn học:
- Kinh Tế Học Lao Động là một môn học nghiên cứu về các hiện tượng kinh tế - lao động
trong thị trường lao động. Kinh Tế Học Lao Động tập trung vào việc xây dựng đường
cung và đường cầu lao động. Từ đó, Kinh Tế Học Lao Động lý giải bản chất của tiền
lương, thời gian làm việc, và đưa ra các giải thích cho các vấn đề trong lao động như: di
dân, đào tạo tại doanh nghiệp, phân biệt đối xử người lao động, nghiệp đoàn, học vấn
ảnh hưởng gì đến tiền lương,
- Đối tượng nghiên cứu chính của Kinh Tế Học Lao Động là: người lao động (đóng vai
trò cung lao động), các doanh nghiệp thuê mướn lao động (đóng vai trò cầu lao động) và
Chính phủ (đưa ra các chính sách ảnh hưởng đến thị trường lao động).
7. Mục tiêu:
- Nhận biết được các khái niệm, mô hình cơ bản của kinh tế học lao động.
- Nắm được cách xác định các hàm cung và hàm cầu lao động trên thị trường.
- Giải thích được các quyết định cung lao động của những người lao động trong thị
trường (Ví dụ: khi nào đi làm và khi nào không đi làm, ).
- Lý giải được một số tác động của chính sách lao động của Chính phủ lên cung lao động
(Ví dụ: trợ cấp xã hội; thuế thu nhập, .).
- Giải thích được các quyết định thuê mướn lao động của những công ty trên thị trường
(Ví dụ: thuê mướn bao nhiêu lao động; có cần bỏ tiền ra đào tạo cho lao động trong
công ty hay không; ).
- Giải thích được cách vận hành của thị trường lao động trên cơ sở cân bằng thị trường.
Từ đó, sinh viên có thể lý giải được một số hiện tượng trong lĩnh vực lao động (Ví dụ: di
dân; tại sao nhiều người muốn học Đại học mà không phải Cao đẳng, Trung cấp ...).
8. Phương pháp giảng dạy :
2
- Cung cấp đề cương cho sinh viên để sinh viên có thể hình dung ra những nội dung mà
sinh viên cần nắm bắt.
- Dựa vào đề cương, yêu cầu sinh viên đọc tài liệu trước ở nhà để có thể hiểu một cách
tổng quát nội dung sẽ học trong ngày.
- Tóm tắt và giải thích cho sinh viên những nội dung quan trọng, những điểm cần lưu ý
trong sách.
- Cho sinh viên nêu ra những điểm không hiểu trong bài và cho cả lớp cùng thảo luận.
Cuối cùng sẽ tổng kết và đưa ra câu trả lời cuối cùng.
- Giải một vài bài tập trong lớp và yêu cầu sinh viên về nhà làm thêm bài. Vào buổi học
hôm sau sẽ đưa ra cách giải cho những bài mà sinh viên không làm được.
9. Phương pháp đánh giá:
- Phương pháp đánh giá quá trình (chuyên cần, bài tập, kiểm tra giữa kỳ): 30%
- Thi hết môn: thi viết (gồm câu hỏi lý thuyết và bài tập) 70%
Tổng cộng : 100%
10. Tài liệu đọc bắt buộc:
- Giáo trình chính: “Kinh Tế Học Lao Động – Labor Economics” của giáo sư GEORGE
J.BORJAS thuộc Đại học Harvard, xuất bản năm 2000 (đã dịch ra tiếng Việt).
- Tài liệu tham khảo:
o Tài liệu dịch: “Bài giảng Kinh Tế Học Lao Động” của giáo sư Bryan Caplan
thuộc Đại học George Mason, do dịch giả Lê Nga dịch năm 2006.
o Các tài liệu khác về lao động. Ví dụ: tạp chí Lao Động Và Xã Hội.
11. Nội dung môn học:
Ngày Nội dung giảng dạy
(tên chương, phần, phương
pháp giảng dạy)
Tài liệu đọc
(chương, phần)
Sinh viên chuẩn bị
(bài tập, thuyết trình,
tình huống)
Ghi
chú
Ngày 1
(4 tiết)
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
MÔN HỌC
1.1 Câu chuyện kinh tế của thị
trường lao động.
1.2 Những nhân vật trên thị
trường lao động.
1.3 Sự cần thiết phải nghiên cứu
môn học.
1.4 Cơ cấu môn học.
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Economics”,
Chương 1, pg. 4
Ngày 2
(4 tiết)
CHƯƠNG 2: CUNG LAO
ĐỘNG
2.1 Một số khái niệm cơ bản.
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Chuẩn bị câu hỏi thảo
luận.
3
2.2 Hàm thỏa dụng.
2.3 Đường bàng quan
2.4 Giới hạn thời gian và ngân
sách.
2.5 Đường ngân sách.
2.6 Quyết định giờ làm việc.
* Làm bài tập và thảo luận.
Economics”,
Chương 2, pg. 21
Ngày 3
(4 tiết)
CHƯƠNG 2: CUNG LAO
ĐỘNG
2.7 Mức lương giới hạn.
2.8 Chương trình phúc lợi và động
cơ làm việc.
2.9 Cung lao động.
* Tóm tắt những nội dung cần nhớ
của Chương 2.
* Làm bài tập và thảo luận.
Giải thử bài tập ở nhà.
Ngày 4
(4 tiết)
CHƯƠNG 3: CẦU LAO ĐỘNG
3.1 Hàm sản xuất.
3.2 Sản phẩm biên và sản phẩm
trung bình.
3.3 Tối đa hóa lợi nhuận.
3.4 Cầu lao động trong ngắn hạn.
3.5 Tác động của giá lên đường
cầu ngắn hạn.
* Làm bài tập và thảo luận.
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Economics”,
Chương 4, pg. 105
Chuẩn bị câu hỏi thảo
luận.
Ngày 5
(4 tiết)
CHƯƠNG 3: CẦU LAO ĐỘNG
3.6 Cầu lao động trong dài hạn.
3.7 Đường đẳng lượng.
3.8 Đường đẳng phí.
3.9 Cầu lao động trong dài hạn.
3.10 Tác động của giá lên đường
cầu dài hạn.
* Làm bài tập và thảo luận.
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Economics”,
Chương 4, pg. 105
Xem lại nội dung và bài
tập của Chương 2 và 3.
Ngày 6
(4 tiết)
* Kiểm tra lấy điểm giữa kỳ.
* Giải bài kiểm tra.
4
Ngày 7
(4 tiết)
CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG
4.1 Cân bằng trong thị trường
cạnh tranh riêng biệt.
4.2 Cân bằng có tính cạnh tranh
trên nhiều thì trường lao động.
4.3 Mô hình mạng nhện trên thị
trường lao động.
4.4 Thị trường lao động không có
tính cạnh tranh: độc quyền
mua.
4.5 Thị trường lao động không có
tính cạnh tranh: độc quyền
bán.
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Economics”,
Chương 5, pg. 154
Chuẩn bị câu hỏi thảo
luận.
Ngày 8
(4 tiết)
CHƯƠNG 4: CÂN BẰNG THỊ
TRƯỜNG LAO ĐỘNG
4.6 Tác động của mức lương tối
thiểu.
4.7 Thuế lương bổng.
* Bài tập và thảo luận.
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Economics”,
Chương 5, pg. 154
Ngày 9
(4 tiết)
CHƯƠNG 5: KHÁC BIỆT
LƯƠNG ĐỀN BÙ
5.1 Cung lao động cho những
công việc nguy hiểm.
5.2 Đường cung lao động đối với
công việc nguy hiểm
5.3 Cầu lao động cho những công
việc nguy hiểm.
5.4 Đường cầu lao động đối với
công việc nguy hiểm.
5.5 Hàm tiền lương an lạc
* Ví dụ và thảo luận
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Economics”,
Chương 6, pg. 191
Chuẩn bị câu hỏi thảo
luận.
Ngày 10
(4 tiết)
CHƯƠNG 6: VỐN CON NGƯỜI
– HỌC VẤN VÀ THU NHẬP
6.1 Đường tiền lương theo học vấn
6.2 Mức lợi ích biên từ học vấn
6.3 Quyết định nghỉ học
6.4 Khác biệt tiền lương do khác
nhau về tỉ lệ chiết khấu
6.5 Khác biệt tiền lương do khác
nhau về năng lực
6.6 Học sinh có chọn mức học vấn
BORJAS,“Kinh
Tế Học Lao Động
– Labor
Economics”,
Chương 7, pg. 223
5
tối đa hóa thu nhập hay không.
* Ví dụ và thảo luận
Ngày 11
(4 tiết)
Ôn tập
* Giải thử một số đề thi mẫu
Tổng cộng: 45 tiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dc_kinh_te_lao_dong_chuyen_nganh_kth_2864.pdf