VẬN HÀNH SỨ CÁCH ĐIỆN, HIỂU BIẾT VỀ DÂY DẪN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP BUỘC DÂY TRÊN SỨ
I/ CÔNG DỤNG VÀ CÁC SỰ CỐ, CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ CỦA SỨ CÁCH ĐIỆN
+ Sứ dùng để cách điện các pha với đất, giữa các pha với nhau của đ¬ường dây tải điện.
+ Sứ cách điện có 3 loại: là sứ đứng, sứ treo, sứ xuyên.
+ Các dạng hư¬ hỏng: Sứ bị nổ vỡ.
+ Sứ bị rạn nứt, phóng điện.
+ Sứ bị phóng điện xuyên ty.
+ Sứ bị bụi bẩn, phóng điện khi ẩm
+ Nguyên nhân và cách xử lý:
Khi sứ bị nổ vỡ có thể do sét, quá điện áp thiên nhiên hoặc nhiệt độ môi tr¬ừơng thay đổi đột ngột như¬ đang nắng thì m¬ưa.
Sứ bị phóng điện xuyên ty do chất lượng sứ, do quá điện áp hoặc do sét.
Sứ bị rạn nứt do ảnh h¬ửơng của nhiệt độ môi tr¬ờng.
- Sử lý trong 3 dạng hư¬ hỏng trên là ta phải thay sứ mới, sứ đủ tiêu chuẩn. Sứ bị bụi bẩn do ở gần môi trường bụi bẩn hoặc lâu ngày không đ¬ược vệ sinh, khi độ ẩm tăng sẽ dễ bị phóng điện bề mặt.
133 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương hướng dẫn ôn thi nâng bậc đối với công nhân qlvh&dz công nhân bậc (3/7), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mà nhiệt độ vẫn tăng cao thì phải xét đến bên trong MBA.
+ Máy biến áp đặt ngoài trời:
Nếu MBA có nhiệt độ tăng cao thường do bị hỏng bên trong MBA ngắn mạch giữa các cuộn dây đầu dây của MBA và ngắn mạch đầu ra của MBA.
* MBA có dầu hạ thấp quá mức quy định:
- Tất cả các MBA có bình dầu phụ thì ống chỉ mức dầu thường bố trí bên cạnh sao cho dễ nhìn thấy.
- Phải bố trí theo dõi sao cho lỗ hở ở bên trên mức dầu phải thông khí trời, mép dưới của ống chỉ thị mức dầu phải đặt nằm cao hơn ống nối bình dầu phụ với MBA.
- Trong nhiều trường hợp không làm đúng như vậy nên dầu trong bình dầu phụ đã cạn nhưng ống chỉ thị mức dẫu vẫn chỉ còn dầu.
- Trên ống chỉ mức dầu có kẻ vạch theo dõi mức dầu khi MBA không làm việc ứng với nhiệt độ cao nhất trung bình và thấp nhất của không khí tại nơi đặt máy và ghi rõ trị số.
- Nhân viên vận hành phải biêt dầu ở mức nào thì phải bổ xung thêm dầu vào bình dầu phụ.
- Phải định kỳ mở nút xả cạn để xả chất bẩn do dầu phân huỷ gây ra, hoặc xả cạn dầu trong bình dầu phụ ra.
- Khi kiểm tra thấy mức dầu hạ thấp ta phải chú ý xem các chỗ rò rỉ cảu MBA ( van, chỗ chèn, chân sứ, cánh tản nhiệt).
-Sau khi kiểm tra thấy độ kín của MBA vẫn bình thường thì nguyên nhân làm giảm mức dầu là do hư hỏng bên trong MBA.
* MBA vận hành quá tải.
Quá tải bình thường (Quá tải có hệ thống) tuỳ theo biểu đồ phụ tải ngày đêm và mức độ non tải của MBA ở các mùa trong năm cho phép MBA quá tải bình thường. Do có thời gian MBA làm việc thấp hơn tải định mức cho nên có thể cho máy biến áp làm việc quá tải có hệ thống tức thời.
Mức tải có hệ thống tức thời được xác định tuỳ theo nhiệt độ của lớp dầu bên trên ngay trước khi cho MBA mang phần phụ tải tăng thêm và khi kết thúc quá tải mức chênh lệch về nhiệt độ không được vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép trong vận hành.
Nếu trong năm có những mùa MBA làm việc non tải thì trong những mùa khác cần phụ tải thì MBA cũng được phép làm việc quá tải.
Có thể cho MBA làm việc quá tải đồng thời theo cả hai điều kiện bình thường và quá tải sự cố, nhưng mức quá tải tổng cộng không vượt quá 30% . Trong mọi trường hợp không được để nhiệt độ lớp dầu trên vượt quá quy định.
(Bảng 5-1) Quy định một số số liệu về thời gian quá tải đối với MBA có dầu làm mát tự nhiên hoặc làm mát bằng quạt gió cưỡng bức.
Bội số quá tải so với định mức
Những mức tăng nhiệt độ lớp dầu trên cùng ngay lúc khi quá tải
180C
240C
300C
360C
420C
480C
1,05
5 h50
5 h25
4 h50
4 h00
3 h00
1 h30
1,10
3 h50
3 h25
2 h50
2 h10
1 h25
0 h10
1,15
2 h50
2 h25
1 h50
1 h20
0 h35
1,20
2 h05
1 h10
1 h05
0 h45
1,25
1 h05
1 h05
0 h50
0 h25
1,30
1 h10
0 h50
0 h30
1,35
0 h55
0 h35
0 h15
1,40
0 h40
0 h10
1,45
0 h25
1,50
0 h15
Quá tải sự cố:
Khi một trong những MBA bị sự cố phải cắt điện, thì các MBA khác phải làm việc trong trạng thái quá tải gọi là quá tải sự cố.
Căn cứ vào phụ tải, nhiệt độ môi trường làm việc và vị trí đặt máy, mức quá tải sự cố và thời gian làm việc quá tải sự cố cho phép MBA quá tải ở mức sau đây:
Quá tải so với dòng định mức (%)
30
50
75
100
200
Thời gian quá tải (Phút)
120
45
30
10
1,5
Ơ chế độ quá tải sự cố MBA được phép vượt quá mức quá tải định mức tới 40% trong thời gian không quá 6 giờ tính chung trong một ngày đêm nhưng không được vượt quá 5 ngày đêm.
Trong mọi trường hợp không được để nhiệt độ lớp dầu trên của máy vượt quá định mức cho phép.
* Máy biến áp vận hành không đối xứng.
Trong các giờ cao điểm phụ tải chủ yếu trong các mạng điện địa phương là khách hàng dùng điện 1 pha, việc đóng cắt điện của khách hàng này mang tính chất ngẫu nhiên do vậy phụ tải tổng cộng phân bố không đều theo các pha do đó gây nên mất đối xứng điện áp gây nên ảnh hưởng xấu cho các hộ sử dụng điện.
Khi quá tải không đối xứng từ thông thứ tự không xuất hiện đi tắt giữa lõi thép đi qua dầu và vỏ máy do đó làm tăng nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây dẫn đến MBA bị hư hỏng.
Khi thấy MBA làm việc với phụ tải không đối xứng theo các pha ta phải bố trí lại phụ tải của các pha, đo lại phụ tải và điện áp.
2. Tình trạng sự cố.
a. Các loại sự cố và nguyên nhân.
MBA quá tải do dòng điện lớn đi qua, MBA do ngắn mạch sau MBA hoặc các đầu ra của MBA .
- Sự cố hư hỏng bên trong MBA gây lên những ngắn mạch giữa các vòng dây hoặc chạm vỏ 1 pha (Chạm đất 1 pha).
- Khi MBA bị sự cố ở tất cả những dạng, thì MBA phải được cắt nhanh ra khỏi nguồn, khỏi thanh góp cung cấp điện để hạn chế sự cố.
a. Cách sử lý.
Trong quá trình vận hành nếu MBA bị rơ le bảo vệ cắt mạch điện thì tuyệt đối không được đóng điện lại ngay cho MBA mà nhân viên vận hành phải báo ngay cho người có trách nhiệm, ghi vào sổ nhật ký vận hành MBA.
Sau đó phải tìm nguyên nhân gây sự cố, chỉ khi nào khắc phục xong nguyên nhân hư hỏng đó, đồng thời kiểm tra theo đúng quy định mới được phep đóng điện lại cho MBA vận hành tiếp.
- Trường hợp rơ le hơi cho tín hiệu báo tình trạng làm việc không bình thường bên trong MBA thì nhân viên vận hành phải kiểm tra ngay bằng cách xả tiếp hơi trong rơ le hơi và xác định xem hơi đó có cháy được hay không, Nếu hơi cháy được thì phải cắt nhanh MBA ra khỏi lưới điện để xử lý.
BÀI 2: QUẢN LÝ MÁY BIẾN ÁP
I- KỲ HẠN KIỂM TRA.
1. Đối với trạm có người trực thường xuyên.
- Các MBA chính đặt ở các nhà máy điện và trạm biến áp (TBA). Các MBA tự dùng của các nhà máy mỗi ca ít nhất phải kiểm tra 1 lần.
- Các MBA khác thì 3 ngày kiểm tra 1 lần.
- Từng giờ nhân viên trực nhật phải ghi số chỉ của các đồng hồ thuộc các MBA chính đặt tại các nhà máy điện và TBA.
- Trong khi MBA đang làm việc mà bị quá tải thì cứ 30 phút phải ghi lại 1 lần.
2. Trạm không có người trực thường xuyên.
- Các MBA có công suất S < 1800 Kva thì 1 tháng kiểm tra 1 lần
- Các MBA có công suất S ≥ 1800 Kva thì 10 ngày kiểm tra 1 lần
Mỗi lần đi kiểm tra thì người trực phải ghi chỉ số của các đồng hồ thuộc các MBA của trạm đó.
- Khi rơ le hơi phát tín hiệu thì bắt buộc ta phải kiểm tra ngay.
- Trong trường hợp MBA bị cắt điện do hệ thống bảo vệ tác động thì cần phải xem xét cẩn thận tìm ra nguyên nhân cắt máy, chỉ được phép cho máy hoạt động sau khi đã phát hiện và sửa chữa những hư hỏng hay những nguyên nhân làm việc không bình thường.
II- Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra mức dầu ở ống chỉ thị mức dầu trên cạnh bình dầu phụ.
- Kiểm tra nhiệt độ dầu trong MBA theo nhiệt kế đặt ở lỗ trên lắp máy biến áp hay theo nhiệt ngẫu.
- Kiểm tra chất lượng của dầu MBA theo sự kiểm mầu của hạt hút ẩm.
- Kiểm tra dầu có bị rò dỉ qua các van chân sứ đầu ra đầu vào và các cánh làm mát.
- Kiểm tra sứ của MBA xem có bị bẩn hay không, có bị nứt, chóc, sước vỡ hay không, có dấu vết phóng điện trên bề mặt sứ hay không.
- Nghe tiếng kêu của MBA xem có lạ tai hay không.
- Kiểm tra hệ thống thông gió bằng quạt hoặc bằng nước.
- Trong thời gian MBA mang tải tối đa thì ta phải đo mức đồng đều của các pha.
- Đối với MBA đặt trong nhà ta phải kiểm tra cửa ra vào có còn nguyên vẹn hay không, mái che có bị dột hay không, các khoá cửa có còn nguyên vẹn hay không, tình trạng ánh sáng và thông gió trong gian đặt máy có tôt hay không.
BÀI 3: SỬA CHỮA NHỎ MÁY BIẾN ÁP
I- SỬA CHỮA NHỎ MÁY BIẾN ÁP
1. Thời hạn.
- ở các nhà máy điện thì tiến hành theo quy trình của nhà máy nhưng ít nhất một năm phải sửa chữa nhỏ 1 lần.
- Những MBA khác đặt ở những nơi bụi bẩn thì việc sửa chữa nhỏ theo quy định của từng nơi.
- Đối với MBA khác tối thiểu 3 năm kiểm tra 1 lần.
2. Nội dung sửa chữa.
- Chuẩn bị sửa chữa kiểm tra bên ngoài và khắc phục các hư hỏng có thể làm được tại chỗ cụ thể:
+ Lau chùi vỏ máy và mặt MBA.
+ Làm vệ sinh bộ lọc xi phông, bình dầu phụ (Nếu cần phải sơn lại) lau chùi bụi ở sứ.
+ Xả bẩn trong bình dầu phụ, cần thiết phải bổ xung thêm dầu.
+ Vặn chặt các van xả dầu, sửa chữa các tiếp đất của vỏ máy BA.
+ Sửa chữa chỗ bắt thanh cái với sứ và kiểm tra lại xem đã tiếp xúc tốt chưa.
+ Kiểm tra lưu thông của máy với bình dầu phụ, lấy mẫu dầu, nếu cần thiết thay hạt hút ẩm, thay bộ lọc xi phông nhiệt.
+ Kiểm tra điện trở cách điện của MBA.
+ Đối với MBA phải biết được điện trở cách điện của các cuộn dây và phải ghi vào lý lịch của MBA nhớ ghi cả nhiệt độ, đo điện trở bằng Mêgômmét có U= 1000-2500v.
+ Tiêu chuẩn chủ yếu để quyết định trung bình cách điện là so sánh điện trở cách điện đo được trong quá trình vận hành trước khi đóng điện cho MBA (nếu ở nhiệt độ giống như nhiệt độ lần trước) nếu không được như vậy thì phải tính chuyển đổi kết quả theo công thức sau:
RT1 = RT2 x K Trong đó: RT1 là điện trở cách điện đo được ở nhiệt độ T1
RT2 là điện trở cách điện đo được ở nhiệt độ T2
K là hệ số chuyển đổi.
Mức chêng lệch nhiệt độ O C
5
10
15
20
25
30
35
Hệ số K
1.2
1.5
1.8
2.3
2.8
3.4
4.1
+ Nếu Rcđ giảm xuống nhiều (từ 2 lần trở lên) thì ta phải tìm nguyên nhân của sự giảm đó bằng cách đo thêm tỷ số hấp thụ: R60/ R15 của các cuộn dây MBA và thử nghiệm một cách tỷ mỷ, nói chung tỷ số R60 / R15 ≥ 1,3.
Việc đánh giá cuối cùng trạng thái của MBA là tổng hợp số liệu của tất cả các lần đo và so sánh chúng với số liệu vận hành trước.
- Sau khi hoàn thành việc sửa chữa thì phải ghi vào sổ nhật ký vận hành của MBA những việc đã sửa chữa và những hư hỏng đã phát hiện được.
II- Kiểm tra sửa chữa bộ phận làm mát.
- Lau chùi bộ phận làm mát bằng dầu MBA.
- Kiểm tra xem bộ phận làm mát xem có bị dò dỉ dầu hay không
- Thay các gioăng mới, các van của bộ phận làm mát cũng được rửa bằng dầu MBA.
- Nếu bộ phận làm mát mà bị dò dỉ dầu ta phải hàn lại và thử độ kín bằng áp lực dư của dầu.
III- Thay sứ MBA.
- Khi kiểm tra sửa chữa thấy MBA có sứ bị hỏng thì ta phải tháo sứ trên lắp máy xuống.
- Muốn tháo sứ ta phải dùng cờ lê mỏ lết tháo các êcu bắt giữ trên đầu sứ giữa thanh cái với đường dẫn điện ra.
- Tháo êcu bắt giữ mặt bích và mặt MBA nâng nhẹ thân sứ lên khỏi mặt máy, tiếp tục tháo êcu bắt giữ đầu dây vào đầu giưới của ty dẫn điện để nâng được sứ ra ngoài.
- Sứ tháo ra được kiểm tra cẩn thận xem lớp men sứ có bị sước nứt vỡ hay không, tình trạng lớp đế chèn giữ có các gioăng xiết các chỗ hàn giữ trục trên với ty dẫn điện, các gioăng ren ở ty dẫn điện, với êcu có còn nguyên vẹn hay không, nếu còn nguyên vẹn thì công việc sửa chữa chỉ hạn chế bằng việc sửa mặt trong và mặt ngoài của sứ, muốn sửa mặt trong của sứ ta tháo vặn êcu tháo vòng đệm để dầu ứ ra khỏi, tráng sứ bằng dầu mới, nên chú ý giữ cho lớp đầu cốt của sứ và chụp trên được nguyên vẹn khi sửa sứ, sau khi sửa chữa xong lắp tất cả các chi tiết theo trình tự ngược lại.
Sau khi kiểm tra phát hiện thấy sứ bị nứt sước nhiều thì ta thay sứ khác.
Nếu khi kiểm tra thấy chẩy dỉ dầu qua lớp đầu cốt thì phải thay sứ khác hoặc đổ cốt lại, muốn bỏ lớp cốt cũ ta tháo mặt bích trong, trường hợp phải đổ cốt lại thì ta đặt sứ vào trong tủ sấy ở nhiệt độ từ 400-500 o C sau vài giờ thì lớp cốt cũ bong ra và mặt bích của sứ được tách ra dễ dàng, sau khi đổ cốt lại ta phải kiểm tra độ kín của sứ bằng dầu MBA ở nhiệt độ 60-70oC thử trong 1 giờ với áp lực dư của dầu từ 1,5 đến 2 at thử trong 1 giờ Dùng bơm thuỷ lực để thử độ kín của sứ ép không khí dùng nước xà phòng để kiểm tra độ kín, thời gian thử là 1 phút với áp xuất đó và thời gian đó, nước xà phòng không được sủi bọt thì mối hàn được coi là kín.
Khi kiểm tra sứ ta kiểm tra các Răng ren ở ty dẫn điện và các êcu, nếu răng ren bị hỏng hoặc các êcu bị hỏng thì ta phải dùng ta rô sửa lại, còn ở ty dẫn điện dùng bàn ren, tất cả các sứ cách điện phải đủ vòng đệm và êcu đi kèm, mỗi ty dẫn điện có 3 êcu trong đó 1 êcu hãm.
CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN
Bài 1: Nguyên tắc thao tác các thiết bị đóng cắt điện
I- NGUYÊN TẮC THAO TÁC MÁY CẮT ĐIỆN (MCĐ)
1. Thiết bị nằm trong khu vực quản lý của nhân viên trực nhật cấp cao hơn.
ở những nhà máy điện và lưới điện khu vực thao tác trên các thiết bị nằm trong khu vực quản lý của nhân viên trực nhật cấp cao hơn chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của họ, trong mệnh lệnh thao tác cần chỉ rõ các trình tự thao tác cụ thể, sau khi thao tác xong phải báo cáo cho người chỉ huy biết mới được coi là hoàn thành nhiệm vụ,
Trong trường hợp cấp bách không thể trì hoãn được như cháy, tai nạn lao động cũng như xử lý sự cố đột xuất, cho phép tiến hành thao tác theo quy trình mà không cần xin phép nhân viên vận hành cấp trên nhưng thao tác xong phải báo ngay.
2. Thao tác trên các thiết bị có cấp điện áp > 1000v.
ở các nhà máy điện, TBA các lưới điện được tiến hành thao tác như sau:
a. Không cần phiếu thao tác.
- Khi ở trạm BA có đầy đủ và hoàn chỉnh các khoá liên động chống thao tác sai, các cầu dao cách ly nối đất trong quá trình thao tác.
- Thao tác trong lúc xử lý sự cố thì không cần phiếu thao tác song sau đó phải ghi đầy đủ và rõ ràng vào sổ nhật ký vận hành.
b. Thao tác theo phiếu.
- Khi thiết bị liên động chống thao tác sai không còn hoặc có nhưng không hoàn chỉnh,
- Khi tiến hành chuyển nối một thiết bị từ hệ thống thanh cái này sang hệ thống thanh cái khác.
II- Nguyên tắc thao tác dao cách ly (DCL).
Không dùng DCL để đóng cắt dòng điện công tác vì DCL không có bộ phận dập hồ quang.
- Việc đóng cặt DCL có thể thực hiện bằng tay hoặc bằng động cơ hoặc các trang bị điện khác.
- Khi thao tác bằng tay, mặc dù đứng trên ghế cách điện, thảm cách điện vẫn phải đi ủng và đeo găng tay cách điện.
- DCL đóng cắt đồng bộ 3 pha, có loại đóng cắt từng pha, khi đóng cắt từng pha phải thực hiện theo trình tự sau:
+ Khi đóng: Đóng hai dao 2 pha phía bên ngoài trước, đóng pha giữa sau.
+ Khi cắt: Cắt pha giữa trước 1 pha, bên ngoài cắt sau.
- Việc đóng cắt DCL phải dứt khoát, ngoài dụng cụ an toàn phải dùng sào cách điện để thao tác.
- Khi thao tác DCL mặc dù đã cắt máy cắt vẫn phải cắt cầu dao phía phụ tải trước.
III- Nguyên tắc thao tác áp Tô Mát
- áp tô mát để đóng cắt phụ tải ở chế độ định mức và bảo vệ mạch điện khi không bình thường như quá tải, ngắn mạch, điện áp giảm thấp hay điện áp tăng cao quá mức quy định, áp tô mát đóng bằng tay, cắt tự động.
- Dựa vào cơ cấu truyền động có loại áp tô mát đóng cắt bằng tay có (I < 1000A) hoặc có thể đóng cắt bằng nam châm điện, động cơ điện.
BÀI 2: QUẢN LÝ THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT.
I- MÁY CẮT ĐIỆN DẦU.
1. Kỳ hạn kiểm tra.
- ở trạm phân phối của NMĐ, TBA mà có người trực thường xuyên thì mỗi ca đi kiểm tra 1 lần.
- Khi kiểm tra vào ban đêm thì cần kết hợp kiểm tra thêm lúc không có ánh sáng để phát hiện những hiện tượng phóng điện hoặc những chỗ tiếp xúc xấu.
- Trạm có nhân viên trực ban ngày thì cũng mỗi ca kiểm tra 1 lần và 7 ngày thì đi kiểm tra ban đêm 1 lần.
- Trạm không có nhân viên trực thường xuyên thì 6 tháng kiểm tra 1 lần ngoài ra còn kiểm tra sau mỗi lần cắt ngắn mạch.
2. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra xem dầu có bị dò dỉ hay không.
- Kiểm tra bề mặt sứ xem có bị bẩn bị nứt hay không.
- Kiểm tra xem có hiện tượng dấu hiệu phụt dầu ra ngoài hay không.
- Kiểm tra xem có tiếng kêu rít ở trong máy hay không.
- Kiểm tra tiếp xúc có bị nóng hay không (theo nhiệt kế hay nhìn bên ngoài)
- Kiểm tra xem có hiện tượng nóng chẩy ở tiếp giáp hay không.
- Kiểm tra bắt chặt bộ truyền động việc bắt các mối nối, các thanh giằng của cơ cấu truyền động và bộ truyền động.
- Kiểm tra tình trạng nơi đặt máy xem có sạch sẽ hay không, có các vật lạ hay không.
- Kiểm tra các bộ chỉ thị vị trí đóng và vị trí cắt có đúng với tình trạng thực tế của máy hay không, tình trang mạch nhị thứ và dây tiếp đất.
- Đối với máy cắt nhiều dầu sau khi cắt ngắn mạch kiểm tra xem trong dầu có muội hay không.
II- Máy cắt không khí.
1. Kỳ hạn kiểm tra.
- Máy cắt đang mang điện thì mỗi ca đi kiểm tra 1 lần.
- Sau mỗi lần thao tác bất kỳ cũng nên kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra áp xuất khí nén trong bình chứa của máy cắt qua áp kế ở tủ phân phối của máy cắt.
- Kiểm tra bề mặt sứ xem có bị bẩn bị nứt, bị hư hỏng hay không.
- Kiểm tra xem việc thông gió của máy cắt (nếu liều lượng khí bình thường thì phao phải nằm giữa bộ phận chỉ tín hiệu)
- Kiểm tra khí nén có bị dò dỉ hay không.
- Ban đêm khi trời mưa nhiệt độ ngoài trời xuống thấp thì phải đo bộ phận sấy máy làm việc định kỳ, mỗi tuần phải định kỳ xả nước trong bình chứa khí của máy cắt ra, muốn xả ta vặn chụp đạy clape ra và vặn vịt từ 3 đến 4 vòng
- Trong nhiệt độ khí trời chênh lệch nhiều hoặc lúc trời mưa phải tăng lưu lượng khí để thông gió cho máy cắt, vặn điều chỉnh vít phía trên clapê để điều tiết.
- Kiểm tra bộ lọc khí ở tủ phân phối của máy cắt nếu hỏng phải thay thế mới, nếu bị bẩn thì làm vệ sinh, rửa sạch để thay thế cho lần sau.
III- Dao cách ly.
1. Kỳ hạn kiểm tra.
- Việc kiểm tra DCL được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra thiết bị trong trạm.
- Đối với DCL phân đoạn được tiến hành kết hợp cùng thời gian đi kiểm tra đường dây.
2. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra xem bề mặt sứ có bị bẩn bị nứt, bị xước tróc, vỡ hay không.
- Kiểm tra chi tiết bắt giữ DCL trên đế, trên giá đỡ, kiểm tra hệ thống tiếp xúc xem có bị nỗi lầm hay không và biến dạng màu hay không, nếu bị biến màu là nóng quá mức.
- Kiểm tra đóng cắt từng pha.
- Kiểm tra chỗ tiếp xúc khi không có điện, đóng cắt thử DCLnhiều lần để kiểm tra bộ truyền động.
IV- áp tô mát.
1. Kỳ hạn kiểm tra. (AB)
- Kiểm tra AB được tiến hành với việc kiểm tra các thiết bị hạ áp ở trong trạm.
2. Nội dung kiểm tra.
- Kiểm tra các chi tiết bắt giữ AB xem có chắc chắn không.
- Kiểm tra bộ phận cơ khí.
- Kiểm tra mức độ nóng và tình trạng các tiếp xúc, mức độ ép các tiếp điểm.
- Kiểm tra xem AB có bị bụi bẩn hay không.
BÀI 3: SỬA CHỮA NHỎ CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT ĐIỆN
Máy cắt điện.
- Xiết lại tiếp xúc đầu nối thanh cái vào máy cắt.
- Làm vệ sinh sạch sẽ sứ đỡ, sứ xuyên thanh giằng sứ những cáu bẩn khó lau sạch thì dùng dẻ nhúng xăng để lau hoặc rửa sứ.
- Thay các sứ thanh giằng bị nứt, bị hỏng.
- Làm vệ sinh các bộ chỉ thị mức dầu.
- Sửa chữa các chi tiết, các van xả dầu, cần thiết ta phải bổ xung thêm dầu vào các xi lanh, xả các dầu thừa hoặc thay toàn bộ dầu khác.
- Tháo thanh góp mềm, khỏi thanh giằng sứ, tháo các thanh tiếp xúc sau đó tháo khỏi xi lanh và kiểm tra xem xét, nếu các đầu thanh tiếp xúc mà bị cháy nhẹ thì dùng dũa và giấy ráp đánh sạch sau đó rửa bằng xăng và lau khô, còn nếu bị cháy nhiều phải sửa chữa lớn máy cắt.
- Kiểm tra đệm dầu bằng cách dịch chuyển pít tông và cần đệm dầu, nếu đệm dầubị kẹt phải tháo và dùng dầu MBA để rửa sạch.
- Lau chùi lò xo và thanh đệm của lò xo cho sạch mỡ cũ và sau đó bôi mỡ vadơluin.
- Lau sạch bụi bẩn ở khung máy cắt dầu và các chi tiết chuyển động từ.
- Xiết lại tất cả các chi tiết bắt giữ máy cắt và bộ phận chuyển động.
- Bôi mỡ vadơluin vào phần chuyển động hoạt động từ xa của bộ phận chuyền động đến máy cắt và bộ truyền động.
- Kiểm tra hành trình tiếp xúc theo mức quy định sẵn.
- Kiểm tra khe hở và lực ép của phần đệm lò xo có hoạt động đúng hay không.
- Sửa chữa tiếp đất của máy cắt, xiết lại các bu lông bắt nối tiếp xúc, còn các mối hàn thì phải gõ để kiểm tra.
- Sau khi sửa chữa xong máy cắt phải được nghiệm thu, khối lượng, chất lượng của các việc đã làm và thử nghiệm..
2. Dao cách ly.
- Vệ sinh lau chùi sạch sẽ những sứ cách điện, nếu nứt vỡ ta thay thế.
- Xiết lại các êcu bu lông trên đế và trên giá đỡ.
- Nếu mặt tiếp xúc bị dỉ dùng giấy ráp mịn ta đánh sạch.
- Nếu mặt tiếp có những vết nứt nhỏ, những vết rỗ lồi lõm thì dùng dũa mịn để sửa chữa, sau khi đánh sạch dũa sạch thì bôi một lớp mỡ Vadơ lin mỏng.
- Lưới dao bị cong vênh gây nên trục trặc va chạm, khi đóng nếu cong vênh ít thì sẽ va chạm vào cạnh tiếp điểm tĩnh lúc đóng, còn nếu cong vênh nhiều thì sẽ đập vào đầu đỡ tiếp điểm tĩnh. đôi khi có thể làm sứ đỡ bị cong khỏi rãnh đổi vị trí tương đối giữa tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động.
- Điều chỉnh lực căng của bộ truyền động cho đúng với mức quy định của lực căng đối với từng loại dao cách ly.
- Mức độ khít giữa tiếp động và tiếp điểm tĩnh khi đóng cầu dao thì phải được kiểm tra cẩn thận, dùng thước lá có chiều dầy 0,01mm rộng 10mm để kiểm tra độ khít này, kiểm tra bằng cách luồn thước lá đó vào các khe giữa tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh, thước lá không được ngập sâu quá mức quy định này thì phải điều chỉnh lưỡi dao động..
- Đối với dao cách ly có điện áp là 35 Kv trở lên hoặc các dao cách ly có dòng điện định mức từ 1000A trở lên ở tất cả các cấp điện áp thì đều phải đo điện trở tiếp xúc, điện trở tiếp xúc của mỗi pha không được vượt quá 150% quy định của nhà chế tạo.
- Kiểm tra các lò xo ép tiếp điểm vì các lò xo này tạo cho các tiếp điểm có độ ngập sâu nhất định, khi lò xo bị hỏng, lực ép của lò xo yếu đi độ ngập sâu giữa tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm phụ sẽ không bảo đảm được, khi kiểm tra phải lau chùi sạch sẽ các mỡ cũ, có thể lò xo bị nóng quá mức, lúc đó lò xo sẽ bị biến mầu thì dùng lực kế để kiểm tra. Lực ép của lò xo. Trị số lực căng của tiếp điểm này phải đảm bảo theo mức quy định của từng loại DCL.
Ví dụ: + DCL có dòng điện định mức là 400A thì lực căng là 100N
+ DCL có dòng điện định mức là 600A thì lực căng là 200N
+ DCL có dòng điện định mức là 3000A thì lực căng là 800N
- Sau khi sửa chữa và hiệu chỉnh xong DCL thì DCL phải êm không va chạm, khi đường dây đã cắt điện, có thể đóng cắt thử DCL nhiều lần, (20lần) để kiểm tra mức độ nhịp nhàng ăn khớp của DCL.
- Phải kiểm tra sự làm việc của bộ truyền động của DCL, các khớp nối truyền động phải được lau chùi sạch sẽ và bôi trơn.
- Bộ truyền động phải có khe hở để dự phòng, khi đóng cắt có thể thay đổi chiều dài của cần truyền động hay góc quay của DCL và bộ truyền động hoặc thay đổi êcu hãm và vòng đệm của lò xo, để giữ khoảng hở dự phòng đó, khi đóng hoặc cắt hoàn toàn DCL thì khoảng đường đi của bộ truyền động không được vượt quá 5 o và không được xê dịch gối trục bộ truyền động.
3. áp tô mát. (AB)
- Để sửa chữa tiếp điểm ta phải tháo vít giữa buồng dập hồ quang và nhấc ra một cách cẩn thận sao cho không làm hư hỏng các tấm dập hồ quang bằng thép, mà phải được lau chùi sạch sẽ các bụi bẩn, các lớp dỉ bằng bàn chải sắt mềm, sau đó lau bằng dẻ cho sạch, cấm dùng dụng cụ bằng kim loại vì nó làm hỏng lớp phủ đồng ở tấm thép.
- Nếu tiếp điểm buồng dập hồ quang bị cháy thì dùng dũa để tẩy đi và rửa sạch, nếu mà cháy nhiều thì dùng dũa đánh sạch chỗ sần sùi trên mặt tiếp xúc.
- Thay thế các lò xo bị yếu, bị dão.
- AB đóng cắt liên tục không những chỉ hỏng tiếp điểm mà còn phá vỡ khả năng điều chỉnh của nó dẫn đến sự phát nóng của tiếp điểm,
Vì vậy phải điều chỉnh cho tiếp điểm dập hồ quang vừa tốt vị trí tiếp xúc.
- Khi đóng AB có thể tiếp điểm dập hồ quang tiếp xúc nhưng tiếp điểm chính không tiếp xúc được, lúc đó phải điều chỉnh vít tăng chiều dài tới mức độ thích hợp, để khắc phục khi sửa chữa xong phải đóng cắt thử AB liên tục từ 15 đến 20 lần để thử không tải sau đó thử quá tải 50% tải rồi đóng tải, Sau đó lau chùi sạch sẽ đưa vào vận hành.
CHƯƠNG VII: KIỂM TRA SỬA CHỮA CẦU CHÌ
Bài 1: Cầu chì cao áp.
I- NỘI DUNG KỲ HẠN KIỂM TRA.
1. Kỳ hạn kiểm tra.
- Trong lưới điện 6,10,20,35 Kv để bảo vệ máy biế áp lực cầu chì IIK được dùng phổ biến hơn cả để bảo vệ MBA đo lường người ta thường dùng cầu chì IIKT
- Trong vận hành cầu chì được kiểm tra kết hợp với việc kiểm tra các MBA và các thiết bị khác ở trong trạm bằng cách quan sát bên ngoài lúc có điện và lúc không có điện
2. Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra sứ xem có bị nứt không chóc sước vỡ hay không
- Kiểm tra mức độ nắng và tình trạng của các tiếp xúc và mức độ ép chặt của các tiếp xúc xem có tốt hay không .
- Kiểm tra chỗ gắn đầu múủcồi vị trí trạng thái hệ chỉ huy tác động.
- Kiểm tra tình trạng đầu nối dây chẩy xem có tiếp xúc tốt hay không, dây chẩy có tương ứng dòng điện của phụ tải hay không.
II- SỬA CHỮA VÀ THAY THẾ DÂY CHẨY.
1. Sửa chữa cầu chì.
- Dùng bàn chải sắt mềm, dũa đánh mịn đánh sạch các chỗ ở tâm bề mặt các tiếp xúc sau đó bôi mỡ vadơluin lên mạch đã đánh sạch.
- Dùng thước kiểm tra để kiểm tra độ ép chặt của các tiếp xúc, thước lá phải ngập vào sâu không quá 5-6 mm, nếu không được thì phải điều chỉnh lực ép tiếp xúc.
- Lau chùi sạch sẽ bụi bẩn ở sứ cách điện.
- Thay các dây chẩy không phù hợp hoặc đã bị hỏng
- Sơn các chi tiết bằng kim loại
- Đối với cầu chì IIK sau khi cầu chì tác động được phép sử dụng lại ống vỏ cầu chì
- Nếu cát thạch anh mà bị cháy thì ta phải thay cát mới cát tạch anh dùng để thay thế phải sạch và khô hàm lượng thạch anh tối thiểu là 99% sấy cát thạch anh 1 vài giờ từ 105- 1300 phải khuấy chộn đều để cát khỏi bị cháy
- Sau đó đổ cát vào trong ống song kiểm tra cát đã đầy và chặt chưa
- Trước và sau sau khi sửa chữa cầu chì phải kiểm tra xem bộ phận chỉ thị có tác động tới hay không muốn vậy thì nấy ngón tay ấn vào đầu ống chỉ thị tác động nếu không bị tắc thì bộ phận này hoạt động tốt rễ ràng trong ống thả tay ra thì nó chở về vị trí cũ
2. Thay thế cầu chì
- Khi cầu chì tác động tức là dây chì đã bị nóng chảy ta phải tìm ra nguyên nhân tác động của cầu chì chỉ sau khi tìm được nguyên nhân khắc phục được nguyên nhân thì mới lắp cầu chì và đóng điện trở lại
- Muốn thay thế dây chì của cầu chì IIK và IIKT ta mở núm lắp đổ cát tháo dây đã bị cháy làm vệ sinh thật cẩn thận các chi tiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_on_thi_bac_3_tu_trang_0_20_bac_4_tu_trang_21_44_bac_5_tu_trang_45_69_con_lai_la_1_so_bai_to.doc