Đề cương chứng khoán

Câu 1: Mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ VN

 

* Khái niệm: Mức sinh lời hay còn gọi là lợi nhuận ( lợi suất đầu tư) của một khoản đầu tư được hiểu là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư với phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra.

- Tổng mức sinh lời=Thu nhập từ chứng khoán( là cổ tức khoặc trái tức)+ lãi( hoặc lỗ) về vốn

- Mức sinh lời tương đối:

Rn= (Pn- Po)+ / Po

 

* Xác định mức sinh lời của 1 chứng khoán:

để xác định được mức sinh lời của 1 chứng khoán cần xem xét chứng khoán đó trong quá khứ và tương lai

- Sử dụng số liệu quá khứ có thể xác định được mức sinh lợi trung bình của chứng khoán

+ Từ giá chứng khoán qua các năm, tính R từng năm:

R =

+ Giả sử năm thứ nhất sinh lời khi đầu tư vào một chứng khoán là R1, năm thứ 2 là R2 thì mức sinh lời trung bình từng năm trong thời gian đầu tư t năm là

Rtb = ( R1+ R2+ +Rt)/t

Mức sinh lời của chứng khoán trong quá khứ là dữ liệu tham chiếu quan trọng để NĐT xem xét đầu tư chứng khoán. Một chứng khoán có tỷ lệ sinh lời cao và ổn định sẽ được các NĐT quan tâm. Tuy nhiên, để ra quyết định đầu tư, NĐT còn căn cứ vào tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của chứng khoán.

- Sử dụng những dự báo về tương lai xác định tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của chứng khoán:

+ Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng là tỷ lệ sinh lời( doanh lợi ) trung bình trên tài sản có rủi ro kỳ vọng ở tương lai

E(R) = i= 1 tới n

Trong đó: Pi: xác suất xảy ra của các trạng thái về nền kinh tế

Ri: doanh lợi kỳ vọng tương ứng với các trạng thái khác nhau của nền kinh tế

 

Để có thể dự báo được mức sinh lời kỳ vọng của chứng khoán chứng ta cần có thông tin chính xác và phải lượng hóa được các thông tin có tác động đến giá chứng khoán trong tương lai. NĐT quan tâm đến việc nếu đầu tư tại thời điểm hiện tại NĐT sẽ thu được bao nhiêu trong tương lai, do vậy việc xác định chính xác tỷ lệ sinh lời kỳ vọng rất quan trọng trong việc ra quyết định của NĐT.

 

* Xác định mức sinh lời cho danh mục đầu tư: xác định được mức sinh lời của từng chứng khoán cho phép NĐT xác định được mức sinh lời cho cả danh muc

E( Rp) = j=1 đến n

Trong đó; Xj: tỷ trọng của từng chứng khoán trong danh mục

E(Rp): doanh lợi kỳ vọng của từng chứng khoán trong danh mục

 

* Mức sinh lời trên thị trường chứng khoán Việt nam

Sử dụng chuỗi return của chỉ số Vn-index từ năm 2000 đến nay có thể tính được tỷ suất sinh lời trung bình hàng năm trên thị trường vào khoảng 27%. Trong đó tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn năm 2006, tỷ suất sinh lời đến 145%. Nhưng đến 2008, 2009, giá chứng khoán giảm mạnh, tỷ suất sinh lời âm. Năm 2008, giá chứng khoán đã sụt giảm mạnh, từ 921.07 điểm vào đầu năm xuống 315.62 điểm vào cuối năm, mất 605.45 điểm ( 65.33%)

Trong 9 tháng đầu năm 2010 thị trường xuất hiện 3 đợt sóng mạnh. Đợt sóng thứ nhất kết thúc vào ngày 07/01/2010 với mức đỉnh của VN-Index đạt được là 543.46 điểm, sau đó lùi sâu về mức 477.59 điểm vào ngày 22/01. Đợt sóng thứ 2, thị trường phục hồi lên 531.86 điểm vào ngày 15/03, sau đó lùi về 499.21 điểm vào ngày 31/03. Đợt sóng thứ 3 đưa VN-Index lên mức điểm cao nhất trong 9 tháng năm 2010 với số điểm là 549.12 điểm vào ngày 04/05. Kể từ mức điểm cao nhất của đợt sóng thứ 3 thị trường giảm mạnh về 423.89, mức thấp nhất kể từ ngày 22/07/2009. Sau đó, thị trường đã có một đợt phục hồi nhẹ và VN-Index giảm còn 445.21 điểm (ngày 22/10/2010).

Có thể thấy, giá chứng khoán trên thị trường Việt nam biến động mạnh, khiến cho tỷ suất sinh lợi bình quân không có nhiều ý nghĩa. Đặc biệt ở Việt nam, diến biến của giá chứng khoán phụ thuộc nhiều vào tâm lý của NĐT, NĐT chỉ nhăm nhăm đến lợi nhuận và những thong tin không xác thực ngoài luồng.Nhiều NĐT cũng không có đầy đủ kiến thức phân tích mà đầu tư theo hiệu ứng bầy đàn, không dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Điều này khiến cho việc dự báo và xác định mức sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán cũng hết sức khó khăn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHỨNG KHOÁN Tài chính doanh nghiệp C – k49 Câu 1: Thu nhập trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ ttck Việt Nam……......................1 Câu 2: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ VN…………………………………3 Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa sinh lời và rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ thực tế ở Việt Nam ……………………………………………………..4 Câu 4: Các phương thức đầu tư chứng khoán…………………………………………5 Câu 5 : Các loại chỉ số chứng khoán (theo thầy là ko có). ……………………………7 Câu 6 Bình luận chỉ số VN index, ưu nhược điểm……………………………………7 Câu 7: lý thuyết thị trường hiệu quả…………………………………………………...9 Câu 8: Nội dung lý thuyết Markowitz………………………………………………...11 Câu 9:Ứng dụng của các mô hình trên trong phân tích đtck: ………………………...12 Câu 10: Định giá chứng khoán: ………………………………………………………13 Câu 11: Phân tích mối quan hệ thị trường chứng khoán Với thị trường vàng……………………………………………………..15 Với thị trườgn bất động sản……………………………………………..17 Câu 12: PT ngành 5 nhân tố ………………………………………………………….17 Ngành thép……………………………………………………………..19 Ngành điện ……………………………………………………………..21 Ngành thuỷ sản ………………………………………………………...22 Câu 13: Quản lý danh mục đt:………………………………………………………...23 Câu 14: các pp định giá trái phiếu, nêu thêm ưu nhược điểm từng phương pháp……24 Câu 15: phân tích kĩ thuật: ưu nhược điểm của phân tích kĩ thuật, ở việt nam thì có áp dụng được ko?........................................................................................................................26 Trả lời: Câu 1: Mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ VN * Khái niệm: Mức sinh lời hay còn gọi là lợi nhuận ( lợi suất đầu tư) của một khoản đầu tư được hiểu là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư với phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra. - Tổng mức sinh lời=Thu nhập từ chứng khoán( là cổ tức khoặc trái tức)+ lãi( hoặc lỗ) về vốn - Mức sinh lời tương đối: Rn= (Pn- Po)+/ Po * Xác định mức sinh lời của 1 chứng khoán: để xác định được mức sinh lời của 1 chứng khoán cần xem xét chứng khoán đó trong quá khứ và tương lai Sử dụng số liệu quá khứ có thể xác định được mức sinh lợi trung bình của chứng khoán + Từ giá chứng khoán qua các năm, tính R từng năm: R = + Giả sử năm thứ nhất sinh lời khi đầu tư vào một chứng khoán là R1, năm thứ 2 là R2… thì mức sinh lời trung bình từng năm trong thời gian đầu tư t năm là Rtb = ( R1+ R2+…+Rt)/t Mức sinh lời của chứng khoán trong quá khứ là dữ liệu tham chiếu quan trọng để NĐT xem xét đầu tư chứng khoán. Một chứng khoán có tỷ lệ sinh lời cao và ổn định sẽ được các NĐT quan tâm. Tuy nhiên, để ra quyết định đầu tư, NĐT còn căn cứ vào tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của chứng khoán. Sử dụng những dự báo về tương lai xác định tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của chứng khoán: + Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng là tỷ lệ sinh lời( doanh lợi ) trung bình trên tài sản có rủi ro kỳ vọng ở tương lai E(R) = i= 1 tới n Trong đó: Pi: xác suất xảy ra của các trạng thái về nền kinh tế Ri: doanh lợi kỳ vọng tương ứng với các trạng thái khác nhau của nền kinh tế Để có thể dự báo được mức sinh lời kỳ vọng của chứng khoán chứng ta cần có thông tin chính xác và phải lượng hóa được các thông tin có tác động đến giá chứng khoán trong tương lai. NĐT quan tâm đến việc nếu đầu tư tại thời điểm hiện tại NĐT sẽ thu được bao nhiêu trong tương lai, do vậy việc xác định chính xác tỷ lệ sinh lời kỳ vọng rất quan trọng trong việc ra quyết định của NĐT. * Xác định mức sinh lời cho danh mục đầu tư: xác định được mức sinh lời của từng chứng khoán cho phép NĐT xác định được mức sinh lời cho cả danh muc E( Rp) = j=1 đến n Trong đó; Xj: tỷ trọng của từng chứng khoán trong danh mục E(Rp): doanh lợi kỳ vọng của từng chứng khoán trong danh mục * Mức sinh lời trên thị trường chứng khoán Việt nam Sử dụng chuỗi return của chỉ số Vn-index từ năm 2000 đến nay có thể tính được tỷ suất sinh lời trung bình hàng năm trên thị trường vào khoảng 27%. Trong đó tăng trưởng mạnh nhất là giai đoạn năm 2006, tỷ suất sinh lời đến 145%. Nhưng đến 2008, 2009, giá chứng khoán giảm mạnh, tỷ suất sinh lời âm. Năm 2008, giá chứng khoán đã sụt giảm mạnh, từ 921.07 điểm vào đầu năm xuống 315.62 điểm vào cuối năm, mất 605.45 điểm ( 65.33%) Trong 9 tháng đầu năm 2010 thị trường xuất hiện 3 đợt sóng mạnh. Đợt sóng thứ nhất kết thúc vào ngày 07/01/2010 với mức đỉnh của VN-Index đạt được là 543.46 điểm, sau đó lùi sâu về mức 477.59 điểm vào ngày 22/01. Đợt sóng thứ 2, thị trường phục hồi lên 531.86 điểm vào ngày 15/03, sau đó lùi về 499.21 điểm vào ngày 31/03. Đợt sóng thứ 3 đưa VN-Index lên mức điểm cao nhất trong 9 tháng năm 2010 với số điểm là 549.12 điểm vào ngày 04/05. Kể từ mức điểm cao nhất của đợt sóng thứ 3 thị trường giảm mạnh về 423.89, mức thấp nhất kể từ ngày 22/07/2009. Sau đó, thị trường đã có một đợt phục hồi nhẹ và VN-Index giảm còn 445.21 điểm (ngày 22/10/2010). Có thể thấy, giá chứng khoán trên thị trường Việt nam biến động mạnh, khiến cho tỷ suất sinh lợi bình quân không có nhiều ý nghĩa. Đặc biệt ở Việt nam, diến biến của giá chứng khoán phụ thuộc nhiều vào tâm lý của NĐT, NĐT chỉ nhăm nhăm đến lợi nhuận và những thong tin không xác thực ngoài luồng.Nhiều NĐT cũng không có đầy đủ kiến thức phân tích mà đầu tư theo hiệu ứng bầy đàn, không dựa trên hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Điều này khiến cho việc dự báo và xác định mức sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán cũng hết sức khó khăn. Câu 2: Rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Liên hệ VN Rủi ro là gì, cách xác định Rủi ro hệ thống Rủi ro phi hệ thống Liên hệ: + RR hệ thống >> Chênh lệch giá làm ảnh hưởng nhiều đến giá CK, nhiều khi thoát ly khỏi hoạt động kinh doanh của DN >> RR trong hoạt động đầu tư bị tác động nhiều bởi tình hình kinh doanh hay yếu tố thị trường? + RR trong các nhóm ngành Trả lời: 1. Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả, là khả năng xảy ra những điều không mong muốn và khi nó xảy ra thì mang lại những tổn thất, khác với sự không chắc chắn, rủi ro có thể đo lường đc. Theo quan điểm truyền thống thì rủi ro mang lại tổn thất xấu. trong tài chính rủi ro là kết quả đầu tư ngoài dự kiến tức là làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lại khác với mức sinh lời dự kiến. Rủi ro hệ thống là các yếu tố tác động lên tất cả các công ty niêm yết trên thị trường, và tất cả cty đều bị chi phối bởi rủi ro hệ thống, nđt ko thể giảm thiểu đc loại rủi ro này. Bao gồm RR lãi suất, RR thị trường, RR sức mua và RR chính trị Rr thị trường là sự biến động của giá chứng khoán phản ứng của các nhà đầu tư.để giảm thiểu RR này các cơ quan quản lý cần găng cường hoạt động đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho NĐT, minh bạch hóa thông tin, kiểm soát chặt chẽ thị trường. RR lãi suất là sự viến động của giá CK do tác động của lãi suất.khi đầu tư vào các CK có thu nhập cố định ,nếu ls thị trường tăng lên, cơ hội đtư vào các tài sản có mức sinh lợi cao hơn sẽ mất đi, giá tài sản đã đầu tư sẽ bị giảm đi >>nđt bị thiệt hại khi bán ts đó. RR sức mua: là sự thay đổi giá trị thực của CK do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. nếu lạm phát vượt tỷ lệ lạm phát dự tính, gtri thực của đồng tiền bị giảm và làm cho gtrij của khoản đtư bị giảm giá trị. RR chính trị là sự bất ổn giá ck do sự thay đổi về môi trường chính trị xã hội. Rủi ro phi hệ thống:là những yếu tố tác động gắn liền với từng công ty riêng biệt mà không ảnh hưởng tới công ty khác và nhà đtư có thể phòng ngừa đc loại rủi ro này qua đa dạng hóa danh mục đầu tư. Bao gồm rr kinh doanh, rr tài chính,rr tỷ giá, rr thah khoản. RR kinh doanh là sự biến động của giá CK do những thay đổi từ hoạt động kinh doanh của DN(từ bên trong và bên ngoài DN).bên trong DN như là yếu tố quản lý, cơ cấu và chất lượng tài sản. yếu tố bên ngoài như là thay đổi của chính sách tín dụng, lãi suất… Rro kinh doanh được đo bằng sai lệch của các dòng thu nhập qua thời gian. RR tài chính là rủi ro mà công ty đối mặt khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Rủi ro tc là do việc công ty sd nợ và tiềm ẩn trong cấu trúc vốn của DN. RR tỷ giá là khả năng biến động giá CK khi tỷ giá thay đổi. thường tác động tời các DN nhập khẩu. có thể khắc phục bằng cáh sử dụng các công cụ phái sinh RR thanh khoản là sự bất ổn của giá CK khi điều kiện giao dịch thay đổi. sự thay đổi tính thanh khoản của CK do thay đổi trong cấu trúc cổ đông, tâm lý NĐT… 2. liên hệ thực tế tại VN RR hệ thống Câu 3 Bình luận mối quan hệ sinh lời và rủi ro trên thị trường chứng khoán. - Mức sinh lời của một khoản đầu tư là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư với số phần vốn gốc mà nhà đầu tư bỏ ra. Tổng mức sinh lời= thu nhập từ chứng khoán + lãi( hoặc lỗ) về vốn. Rn = - Rủi ro của tài sản tài chính đo bằng độ biến thiên giữa tỷ suất sinh lời của tài sản với giá trị kỳ vọng. +Rủi ro hệ thống là rủi ro xảy tác động đến hầu hết các chứng khoán + Rủi ro phi hệ thống là rủi ro tác động đến 1 chứng khoán. - Mối quan hệ + Xét trên phương diện 1 chứng khoán, mối quan hệ này được thể hiện thông qua đường thị trường chứng khoán SML : suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản tài chính tỷ lệ thuận với rủi ro hệ thông, đo bằng hệ số beta của tài sản đó E(Ri) = Rf + β( E(Rm) – Rf) E(R) Rf E(Rm) 0 1 β SML Đây là công cụ để tính toán xem tài sản đang được căn nhắc để đầu tư có hứa hẹn mang lại nguồn thu nhập hợp lý tương xứng với mức độ rủi ro hay không. + Từ quan hệ căn bằng này sẽ xác định được tỷ lệ lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư đối với mỗi loại chứng khoán. Với những chứng khoán mà E(R) thực tế> E(R) câng bằng thì chứng khoán đó bị định giá thấp và nhà đầu tư có xu hướng mua vào để được lợi tức cao hơn và ngược lại. + Mặc dù mô hình được sử dụng phổ biến xong vẫn còn nhiều hạn chế: sử dụng số liệu lịch sử để ước lượng beta, không xác định được danh mục thị trường để xác định E(Rm). + Từ đó mối quan hệ sinh lời và rủi ro, các nhà đầu tư sẽ xây dựng một danh mục đầu tư và quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả nhất để tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. * Bình luận mối quan hệ này trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Giai đoạn mới hình thành trước T10/2001: lợi nhuận bình quân tháng 6.56%/tháng và mức độ rủi ro là cao nhất 17.182%/tháng: do thị trường mới đi vào hoạt động - Giai đoạn 2002-2004: tỷ lệ lợi nhuận trung bình là 0.347%/tháng và mức rủi ro 8.299%/tháng - Giai đoạn từ 2005-2007: tỷ lệ lợi nhuận trung bình là 5.241%/tháng và rủi ro là 12.681%/tháng: cao gấp 5lần so với mức trung bình của thế giới => đây là giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam - Giai đoạn từ 2005-2007: tỷ lệ lợi nhuận trung bình là 5.241%/tháng và rủi ro là 12.681%/tháng: cao gấp 5 lần so với mức trung bình của thế giới => đây là giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam - Năm 2007: tỷ lệ lợi nhuận trung bình là 1.05%/tháng và mức độ rủi ro là 4,3 % - Năm 2008: tỷ lệ lợi nhuận trung bình là -4,25%/tháng và mức độ rủi ro là 106 % - Năm 2009: tỷ lệ lợi nhuận trung bình là -1,03%/tháng và mức độ rủi ro là 27 % Qua các số liệu trên, ta thấy do là một thị trường mới phát triển nên mối quan hệ giữa rủi ro và sinh lời trên TTCK Việt Nam thể hiện không thực sự rõ ràng. Trong giai đoạn thị trường mới đi vào hoạt động, mức sinh lời thấp và rủi ro cao do thị trường không hấp dẫn, ít nhà đầu tư giao dịch trên thị trường. Tiếp theo là giai đoạn thị trường bùng nổ, lợi nhuận cao. Các nhà đầu tư chủ yếu ra quyết định theo tâm lý số đông, gây ra tình trạng bong bóng, làm cho thị trường tăng mạnh trong thời gian dài nhưng lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Quả thật sau giai đoạn này, năm 2008 là giai đoạn rủi ro đạt mức kỉ lục và thị trường giảm mạnh. Năm 2009 đến nay, thị trường bắt đầu đi vào dần ổn định, thị trường phục hồi, tuy nhiên do vẫn có nhiều lo ngại về kinh tế thế giới, do đó rủi ro vẫn khá cao trong khỉ tỉ lệ sinh lời ở mức thấp. Câu 4 Phương thức đầu tư chứng khoán 4.1. Đấu giá (tại VN) Là việc đầu tư vào CK (chủ yếu là cổ phiểu) được bán công khai cho các NĐT và có sự cạnh tranh về giá. Các NĐT đưa ra giá đấu (giá đặt mua) dựa trên giá khởi điểm do đơn vị phát hành CK công bố.   Tổ chức bán đấu giá là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán/ công ty chứng khoán. Đại lý đấu giá là các công ty chứng khoán tham gia vào việc tổ chức đấu giá trên cơ sở hợp đồng đại lý với TTGDCK. Có 3 phương thức tổ chức đấu giá: căn cứ vào giá trị cổ phần bán đấu giá và quyết định của Ban chỉ đạo cổ phần hóa. - Tại doanh nghiệp - Tại tổ chức tài chính trung gian (Công ty chứng khoán) - Tại Trung tâm giao dịch chứng khoán/Sở giao dịch chứng khoán. Nguyên tắc xác định kết quả: Kết quả đấu giá được xác định theo giá đặt mua từ cao xuống thấp. Nhà đầu tư đặt mua theo giá nào thì được mua cổ phần theo giá đó. Trường hợp những người tham gia đấu giá trả giá bằng nhau nhưng số lượng cổ phần chào bán ít hơn tổng số cổ phần đăng ký mua thì quyền mua cổ phần của các bên được xác định như sau. Theo số liệu của HNX, trong quý 3/2010, đã có 8 phiên đấu giá qua sàn này với tổng khối lượng trên 40,5 triệu cổ phần. Tuy nhiên tỷ lệ thanh toán thực tế chỉ đạt 79%, tương đương 31,8 triệu cổ phần. Lũy kế 10 tháng, số liệu còn ảm đạm hơn khi tỉ lệ cổ phần được mua thực tế (có thanh toán) chỉ là 61%, tương đương khối lượng bị ế lên tới xấp xỉ 37,1 triệu cổ phần. 4.2. Đầu tư (đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá) - đầu cơ: là hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức và chênh lệch giá trong dài hạn. Hoạt động đầu cơ làm cho chứng khoán trở nên khan hiếm, giá chứng khoán tăng và NĐT có thể tìm kiếm lợi nhuận lớn từ tăng giá chứng khoán. - kinh doanh chênh lệch giá: là hoạt động mua bán CK nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn từ chênh lệch giá CK. Số lượng tài khoản tính đến cuối tháng 10/2009 là 766.725 tài khoản (trong đó nhà đầu tư có tổ chức là 3.147 tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 763.578 tài khoản. Đa số các NĐT cá nhân đều thích "lướt sóng", chọn lựa mua bán CP theo cảm tính. Họ có xu hướng mua bán ngắn hạn nhiều hơn, có thể nói đa số họ mua bán ngắn hạn và dễ bị ảnh hưởng của các đối tượng bên ngoài như các báo cáo của các tổ chức, các tin đồn... Tuy tiềm lực tài chính của từng cá nhân không lớn, nhưng do đông đảo và chăm chỉ mua bán, nên sự biến động hàng ngày của TTCK có sự đóng góp lớn của họ. Đối tượng này cũng là lực đẩy chính cho những CP có hiện tượng "tăng phi mã". Thâu tóm: là hoạt động đầu tư vào các loại CK với số lượng lớn cho phép NĐT có quyền kiểm soát công ty phát hành thông qua quyền nhận thông tin, quyền tham dự và biểu quyết tại ĐHCĐ. Qua đó, các NĐT này có khả năng biểu quyết, kiểm soát DN phát hành CK và tìm kiếm lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Đối với các NĐT là các công ty cũng phát hành CK thì công ty thâu tóm sẽ mua lại công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành một công ty mới. Dưới góc độ pháp lý, công ty mục tiêu bị chấm dứt sự tồn tại và công ty mua sẽ điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu và chứng khoán của công ty mua sẽ tiếp tục được giao dịch. Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán (SSC), tại thời điểm ngày 21/6/2010, tổng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu DHT của Dược Viễn Đông và ông Lê Văn Dũng (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc của Dược Viễn Đông) là 18,74%. Tính đến giữa tháng 7, tổng lượng cổ phiếu mà nhóm này nắm giữ đã chiếm khoảng 60% vốn điều lệ của Dược Hà Tây. Dược Viễn Đông cũng công khai ý định muốn mua bán - sáp nhập với doanh nghiệp này.. Tuy nhiên, giao dịch lại được phía Dược Viễn Đông “âm thầm” thực hiện, thay vì tiến hành chào mua công khai. Đây là căn cứ để Ủy ban Chứng khoán đưa ra án phạt 50 triệu đồng đối với doanh nghiệp này theo quy định tại Nghị định 36/2007 của Chính phủ. Đáng chú ý, án phạt mới này được SSC đưa ra chỉ ít ngày sau khi cơ quan này cho tạm dừng đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng của DVD do cáo bạch có nhiều thông tin sai sự thậ Tạo lập thị trường Đầu tư theo phương thức tạo lập thị trường thường do các nhà tạo lập thị trường – trung gian tài chính (CTCK, NHTM) đảm nhận thị trường cho các loại CK trên thị trường OTC bằng cách mua bán các công cụ tài chính hoạt động theo phương thức khớp giá, thực hiện chức năng đặt các lệnh chào mua, chào bán, đảm bảo giao dịch thị trường liên tục. Họ có thể thu lợi từ cổ tức, trái tức, chênh lệch giá, tiền hoa hồng môi giới, được miễn giảm thuế, phí, thông tin. Hoạt động tạo lập thị trường có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính thanh khoản cho các loại CK. Câu 5,6: Các phương pháp tính chỉ số giá chứng khoán. Bình luận ưu, nhược điểm của phương pháp tính VN-index. 5 phương pháp tính chỉ số giá là: Paasche. Laspeyres. Bình quân Fisher. Bình quân gia quyền giản đơn. Bình quân nhân giản đơn. Phương pháp Paasche: Là chỉ số bình quân gia quyền giá trị, với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán. Công thức: Trong đó:  I  : Là chỉ số giá Passcher   pt : Là giá thời kỳ t   po : Là giá thời kỳ  gốc   qt : Là khối lượng chứng khoán niêm yết (quyền số) thời điểm tính toán (t) hoặc cơ cấu của  khối lượng thời điểm tính toán.   i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá   n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số Chỉ  số giá bình quân Paasche lấy quyền số tại thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào  cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời kỳ tính toán. Ưu: cơ cấu khối lượng các chứng khoán niêm yết được cập nhật qua mỗi kì tính toán. Nhược: Không dùng chỉ số này để so sánh giữa 2 giai đoạn với nhau được do không cùng chung kì gốc. Việc tính toán mất nhiều công sức do kì gốc thay đổi sau mỗi kì tính toán. Các chỉ số KOSPI (Hàn Quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài Loan); Hangseng (Hong Kong); các chỉ số của Thuỵ Sĩ,..  và Vn- Index của Việt Nam áp dụng phương pháp này. Laspeyres: Chỉ  số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị,  lấy quyền số là số chứng khoán niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc. Công thức tính: Trong đó:  I: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres Pt: Là giá thời kỳ tính toán P0 : Là giá thời kỳ gốc Q0: Là khối lượng (hoặc cơ cấu của khối lượng) chứng khoán niêm yết thời kỳ gốc. i: Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá n: là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số Ưu: Có thể so sánh giữa các kì tính toán với nhau. Việc tính toán không tốn nhiều công sức do kì gốc không thay đổi. Nhược: do quyền số là khối lượng chứng khoán niêm yết ở kì gốc nên sẽ không được cập nhật theo những thay đổi mới nhất của kì tính toán. Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số  FAZ, DAX của Đức. Chỉ số giá bình quân Fisher Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Paasche và chỉ số giá Laspayres. Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán.         IF   =    Trong đó: IF :  Là chỉ số giá Fisher IP: Là chỉ số giá Passcher IL: Là chỉ số giá bình quân Laspeyres Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào. Phương pháp số bình quân giản đơn: Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán:              ∑   pi                                         Ip  = -------------                       n Trong đó:  Ip: là giá bình quân; Pi: là giá Chứng khoán i; n: là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán. Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn của nó thấp. Phương pháp bình quân nhân giản đơn Công thức: I p   =   Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao. Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này.  Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết.  Bình luận về phương pháp tính VN-index: Về lý thuyết, để tính được chỉ số giá chứng khoán, ta cần: Chọn một rổ các chứng khoán đại diện để tính toán. Rổ này nên được điều chỉnh để luôn bao gồm những chứng khoán đại diện của thị trường. Xác định phương pháp tính giá trung bình (1 trong 5 phương pháp trên). Xác định giá của các chứng khoán thời điểm gốc và thời điểm tính toán. Xác định khối lượng hoặc cơ cấu khối lượng của các chứng khoán được chọn, tại thời điểm tính toán hoặc thời điểm gốc. Thứ nhất, trong việc chọn chứng khoán đại diện: VN-index không bao gồm trái phiếu trong tính toán. Toàn bộ cổ phiếu niêm yết đều được đưa vào tính toán chứ không chọn ra các cổ phiếu đại diện. Thứ 2, VN-index được tính toán dựa trên phương pháp tính chỉ số giá Paasche, quyền số trên lý thuyết là cơ cấu khối lượng niêm yết thời kì tính toán của các chứng khoán. Thực tế để tính VNI, quyền số là khối lượng đang lưu hành của các cổ phiếu trên thị trường, vì vậy nó sẽ bị ảnh hưởng bởi những cổ phiếu có giao dịch nhiều. Câu 7. Ý nghĩa của Lý thuyết thị trường hiệu quả Khái niệm: Thị trường hiệu quả (Efficient Market) là thị trường mà tại đó,tất cả những thông tin có liên quan được phản ánh lại trong giá của chứng khoán.Nói cách khác, giá chứng khoán phản ánh giá trị ktế cơ bản, khả năng lợi nhuận tiềm tàng trong tương lai tương ứng với mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Nội dung: + Các giả định của thị trường hiệu quả. - Có một số lượng lớn các thành viên tham gia thị trường cạnh tranh, mỗi thành viên phân tích và đánh giá độc lập nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của mình. - Các NDT cạnh tranh có gắng điều chỉnh giá ngay tức khắc với tất cả các thông tin liên quan có sẵn nhằm phản hồi được ảnh hưởng của thông tin. - Giá cả chứng khoán được thay đổi tại thời điểm bất kỳ chủ yếu dựa vào thông tin mới được ngẫu nhiên đưa ra. 3 mức hiệu quả thị trường: Giả thuyết thị trường thể yếu: giả định rằng giá chứng khoán hiện tại là sự phản ánh đầy đủ mọi thông tin của thị trường chứng khoán, bao gồm các chuyển dịch liên tục của giá, tỷ suất thu nhập, khối lượng giao dịch và các thông tin chung khác.Vì nó giả định rằng mức giá thị trường hiện tại này đã phản ánh tất cả các thu nhập trong quá khứ và mọi thông tin trên thị trường nên giả thuyết này có nghĩa là tỷ suất thu nhập trong quá khứ cũng như các thông tin khác không có mối liên hệ với tỷ suất thu nhập trong tương lai (các tỷ suất thu nhập độc lập với nhau). Giả thuyết thị trường thể trung bình:cho rằng giá chứng khoán sẽ điều chỉnh nhanh chóng trước bất kỳ thông tin công khai nào, tức là, mức giá hiện tại phản ánh đầy đủ mọi thông tin công khai. Thông tin công khai cũng bao gồm tất cả các thông tin phi thị trường như: các thông báo về thu nhập và cổ tức, tỷ lệ P/E, tỷ lệ D/P,các thông tin về kinh tế chính trị… Giả thuyết này có ý nghĩa rằng các nhà đầu tư khi ra quyết định dựa trên các thông tin mới sau khi nó được công bố sẽ không thu được lợi nhuận cao hơn mức trung bình bởi mức giá chứng khoán này đã phản ánh mọi thông tin công khai đó. Giả thuyết thị trường thể mạnh:cho rằng giá chứng khoán là sự phản ánh tất cả các thông tin từ công khai đến nội bộ tức là không có một nhóm đầu tư nào độc quyền tiếp cận được các thông tin liên quan đến việc định giá à sẽ không ai thu được lợi nhuận vượt mức. Mối quan hệ của lý thuyết thị trường hiệu quả với Chính sách đầu tư - Là một trong ba trụ cột của lý thuyết tài chính chuẩn, cùng với Lý thuyết Markowitz và mô hình CAMP, ba cơ sở lý thuyết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Lý thuyết thị trường hiệu quả ảnh hưởng lớn đến việc định giá chứng khoán, định giá các danh mục đầu tư và các phương pháp phân tích kĩ thuật, phân tích cơ bản. - Ở thị trường dạng yếu, việc sử dụng Phương thức kỹ thuật sẽ ko dẫn tới hiệu quả vượt trội vì thông tin được sử dụng để xây dựng chiến lược đầu tư đã được phan ánh trong giá chứng khoán thực tế. - Ở thị trường dạng trung bình, việc sử dụng Phân tích cơ bản sẽ ko mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn vì thông tin công bố đã được phản ánh trong giá chứng khoán. = >Tóm lại, những người bảo vệ lý thuyết này sẽ nghiêng về chiến lược thụ động (mua và nắm giữ) vì Nhà đầu tư cho rằng thị trường hiệu quả khai thác cơ hội tạo ra sinh lời dị biến sẽ k muốn theo đuổi nhà đầu tư chủ động. Những người nghĩ rằng thị trường luôn tạo ra khoảng trống cơ hội sẽ tham gia chiến lược chủ động, gọi là chiến lược lựa chọn cổ phiếu và lựa chọn thời điểm. Do vậy, để quản lý danh mục đầu tư, kể cả ở thị trường hiệu quả hoàn hảo, vị thế tối ưu của nhà đầu tư sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như, tuổi tác, thuế, tâm lý ngại rủi ro, việc làm. Nhược điểm của lý thuyết thị trường hiệu quả: Đầu tiên, EMH giả định rằng tất cả các nhà đầu tư đều nhận thức tất cả các thông tin sẵn có trên thị trường theo cách thức y hệt nhau.Nhưng Nếu một nhà đầu tư tìm kiếm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docda_cuong_ck.doc
Tài liệu liên quan