Đề cương chi tiết và tóm tắt nội dung học phần Cơ sở lí luận báo chí

Cơ sở lí luận báo chí là môn học trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản

về lý luận và thực tiễn của hoạt động báo chí. Đây cũng là môn học cơ bản trong

khối kiến thức ngành, tạo cơ sở giúp sinh viên tiếp thu tốt các học phần khác thuộc

khối kiến thức chuyên ngành báo chí. Môn học được bố trí vào học kì thứ 2 trong

chương trình đào tạo.

Trên cơ sở trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản nhất của lí luận báo

chí, học phần giúp sinh viên xác lập quan điểm, nhận thức đúng đắn về nghề

nghiệp, trách nhiệm xã hội của nhà báo, giúp hình thành phương pháp luận khoa

học cho hoạt động báo chí.

pdf25 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương chi tiết và tóm tắt nội dung học phần Cơ sở lí luận báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í Đạo đức và luật pháp tuy là hai lĩnh vực khác nhau nhưng tác động hỗ trợ lẫn nhau, đều hướng tới cái chung là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội nhằm bảo toàn và phát triển xã hội, giúp con người sống và làm việc tốt đẹp, vì người, vì mình. Vì vậy, thực hiện tốt luật pháp cũng là biểu hiện của đạo đức. Ngược lại, có đạo đức cũng là một biểu hiện của chấp hành luật pháp. Hoạt động của nhà báo xét đến cùng được thực hiện trên một hành lang dựa trên hai cơ sở: luật pháp về báo chí và đạo đức của người làm báo. Nếu người nào vi phạm pháp luật dù nặng hay nhẹ cũng đều là hành vi vi phạm đạo đức. Ngược lại, vi phạm đạo đức nghề nghiệp đến một mức độ nào đó, có biểu hiện vi phạm pháp luật thì bị xử lý bằng pháp luật. Chỉ có điều, pháp luật sẽ xử lý vi phạm theo các chế tài có tính bắt buộc, còn đạo đức ở khía cạnh động viên, khuyến khích, giáo dục, cổ vũ, vận động - xử phạt bằng “tòa án lương tâm”. 2 Đinh Phong, Nhà báo phải biết cảnh giác và tự trọng, Tạp chí Người làm báo số 6/2006. 3 Đôi khi vấp té, NLB số 7/2008 Page 18 of 25 Chương 8. Nhà báo – nghề báo và lao động báo chí (7 tiết) 8.1. Nhà báo Nhà báo - Theo hình dung của mỗi người Nhà báo - Theo định nghĩa của các Từ điển Nhà báo - Theo quan niệm của các nhà khoa học Nhà báo trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trước nay  được công chúng gọi những người làm báo có uy tín, có đóng góp đáng kể cho báo giới và xã hội, cao hơn một bậc so với những người “viết báo” đơn thuần. 8.2. Nghề báo 8.2.1. Nghề nghiệp và nghề nghiệp báo chí Để tồn tại, duy trì và phát triển cuộc sống, mỗi người trong xã hội đều cần một nghề nghiệp nhất định. Nghề nghiệp có thể được hiểu là hoạt động lao động chính thức được xã hội thừa nhận, đồng thời có hệ thống kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đặc thù làm cơ sở cho hoạt động ấy tồn tại và phát triển. Nghề báo là một loại hình lao động đặc biệt, đòi hỏi kỹ năng chuyên môn, định hình trong điều kiện xã hội có sự phân công lao động. Như mọi nghề khác, nghề báo có thiên chức, đạo đức nghề nghiệp và sức cuốn hút riêng của nó. Tất nhiên, nó cũng có những mặt trái, những mầm mống rủi ro mà người hành nghề phải thường xuyên đối mặt và nổ lực vượt qua. 8.2.2. Tính chất nghề báo Nếu chỉ được phép dùng một cụm từ để nói về nghề báo, có thể nói gọn rằng: đây là một nghề cao quý và hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức và nguy hiểm. 8.3. Lao động báo chí 8.3.1. Đặc thù lao động của nghề báo Nghề báo là nghề thông tin nhưng thông tin không là độc quyền của nghề báo. Nghề văn, nghề xuất bản, nghề quảng cáo, cũng mang lại thông tin cho xã hội và những nghề này ít nhiều có quan hệ mật thiết với nghề báo. Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt động sáng tạo chuyên nghiệp, nghề báo có những yêu cầu và đặc trưng riêng được quy định bởi mục Page 19 of 25 đích, chức năng, phương tiện, phương thức thông tin của nó: Sáng tạo bằng quan sát trực tiếp; Hoạt động có tính tập thể; Hoạt động có tính chu kỳ (định kỳ); Hoạt động có tính liên tục. 8.3.2. Lao động sáng tạo tác phẩm của nhà báo Ở góc độ thực tiễn, sáng tạo tác phẩm báo chí là quá trình chuyển hóa những quan sát, ghi chép, nhận thức, tình cảm, lý tưởng, huyết mạch của nhà báo thành những “văn bản” vừa mang nội dung thông tin thời sự vừa có tính thẩm mỹ. Ở góc độ lý luận truyền thông, sáng tạo tác phẩm báo chí thực chất là quá trình sắp xếp, tổ chức các sự kiện, tư liệu thu thập được thành một dạng vật chất cụ thể theo một cấu trúc và hệ thống phương tiện, chất liệu nhất định, chứa đựng thông tin tiềm năng và có giá trị giả định. Đó là quá trình chuyển hóa từ sự kiện bản thể thành sự kiện nhận thức. Ở góc độ tâm lý học, sáng tạo tác phẩm báo chí là một trạng thái tinh thần đặc biệt, phong phú và phức tạp. Ở đó đòi hỏi có sự thống nhất, hài hòa giữa hiện thực khách quan và khát vọng chủ quan; giữa bổn phận nghề nghiệp và sở thích cá nhân; giữa trách nhiệm công dân và nhu cầu biểu hiện bản ngã; giữa những áp lực bên ngoài và những thôi thúc bên trong của nhà báo. Như vậy có thể nói, sáng tạo tác phẩm vừa là bổn phận, trách nhiệm, vừa là nhu cầu nội tại của nhà báo. Ở đó có sự tập trung lý trí và tình cảm của nhà báo để cho ra đời những đứa con tinh thần toàn vẹn nhất. Về quy trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo, so với các hoạt động khác, ở khía cạnh nào đó, có thể nói sáng tạo tác phẩm báo chí là hoạt động vừa có tính cưỡng bách vừa có tính tự do. Một mặt, nhà báo phải tuân thủ kế hoạch của tòa soạn, phải hoàn tất tin bài trong thời gian hạn định để lấp đầy diện tích, thời lượng được phân công hay tự đăng kí trước đó. Mặt khác, không ai buộc anh ta phải viết lúc nào, viết ở đâu và viết như thế nào. Mỗi nhà báo làm việc theo một kiểu riêng, không hề có cẩm nang chung cho tất cả. Mặc dù vậy, các nhà lý luận vẫn khái quát quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo thành các công đoạn điển hình, gồm: Phát hiện, xác định đề tài, chủ đề và thể loại; Thu thập thông tin, dữ liệu; Xử lý thông tin, tài liệu và thể hiện tác phẩm; Lập dàn bài; Sửa chữa, hoàn thiện tác phẩm4. Trên thực tế, các khâu hay công đoạn này thường không phân biệt một cách rạch ròi mà chúng 4 (Cụ thể các công đoạn sáng tạo tác phẩm báo chí sẽ được phân tích và làm rõ trong các học phần khác nhau về các loại hình báo chí cụ thể, các thể loại báo chí cụ thể trong chương trình học). Page 20 of 25 có thể xen kẻ nhau hoặc gia giảm ít nhiều tùy vào loại hình báo chí và thói quen, sở trường, phong cách của nhà báo. Nhà báo thường có nhiều con đường và phương cách khác nhau để sáng tạo nên những đứa con tinh thần của mình, miễn sao chúng được công chúng đón nhận. 8.3.3. Các loại lao động báo chí Theo Nguyễn Văn Dững5, có thể phân chia lao động báo chí thành bốn loại sau: Lao động tổ chức, quản lý; lao động biên tập; lao động tác giả; lao động kinh tế - dịch vụ. 8.4. Tư chất và con đường phát triển nghề nghiệp báo chí 8.4.1. Tư chất của nhà báo Tư chất là cái vốn có của con người. Từ tư chất sẽ hình thành nên năng khiếu, là khả năng hiểu biết nhanh hơn, chính xác hơn người khác về một lĩnh vực nào đó. Mỗi người có một tư chất khác nhau, chẳng ai giống ai. Trong đó, có một số tư chất thích hợp với nghề làm báo (?) 8.4.2. Con đường phát triển nghề nghiệp của nhà báo Việc trau dồi để trở thành nhà báo chuyên nghiệp và tài năng đòi hỏi một quá trình lâu dài, liên tục, bao gồm nhiều phương diện. Trong đó, có các phương diện chủ yếu sau: Trang bị lập trường, quan điểm tiến bộ Tích lũy vốn sống, trải nghiệm cuộc đời Mở rộng vốn tri thức và văn hóa Trau dồi kỹ năng nghiệp vụ Tóm lại, tư chất năng khiếu chỉ làm nên một nhà báo có triển vọng. Còn muốn trở thành một nhà báo chuyên nghiệp và tài năng, phóng viên phải thường xuyên trau dồi lập trường, quan điểm; vốn tri thức văn hóa; các kỹ năng nghiệp vụ bằng nhiều con đường và nhiều phương pháp khác nhau. Chương 9. Công chúng báo chí (4 tiết) 9.1. Công chúng trong đời sống báo chí 5 Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, tr277. Page 21 of 25 9.1.1. Nhận diện công chúng báo chí Công chúng (audience) là khái niệm dùng để chỉ những người đọc, nghe, xem các sản phẩm truyền thông hay các chương trình văn hóa nghệ thuật như báo chí, văn chương, điện ảnh, sân khấu Đó là số đông con người không thuần nhất về thành phần, lứa tuổi, giới tính, không gian sống nhưng có thể có những liên hệ nhất định sau khi cùng tiếp nhận, thưởng thức một sản phẩm hay chương trình truyền thông đại chúng cụ thể. Còn công chúng báo chí là khái niệm dùng để chỉ những người tiếp nhận sản phẩm báo chí. Như vậy, công chúng báo chí được xem xét trong mối quan hệ với tác phẩm báo chí, với cơ quan báo chí và với nhà báo. Nó cũng có những đặc trưng của công chúng truyền thông như tính chất quảng đại (đông đảo), tính không đồng nhất (bao gồm nhiều giới và tầng lớp khác nhau) và tính chất nặc danh (không ai biết ai). 9.1.2. Vai trò của công chúng đối với báo chí 9.2. Công chúng và quá trình tiếp nhận thông tin báo chí 9.2.1. Bản chất của tiếp nhận báo chí Khi sáng tạo tác phẩm, nhà báo thực hiện việc mã hóa các nhận thức, xúc cảm, lý tưởng của mình vào một chất liệu, một hình thức vật chất cụ thể để chuyển đến công chúng. Khi công chúng đọc, nghe, xem tác phẩm, thực chất là họ làm công việc giải mã nó để sao cho lĩnh hội được nội dung thông điệp mà nhà báo muốn gửi. Mức độ thành công của việc giải mã này phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quá trình, trong đó đáng chú ý các yếu tố: cách tổ chức, thể hiện nội dung và hình thức của thông điệp; các thiết bị kỹ thuật dùng vào việc giải mã; môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; trình độ, năng lực, thị hiếu của công chúng. Những yếu tố này có thể gây nên hiện tượng tạp nhiễu trong quá trình truyền thông, làm méo mó, biến dạng nội dung thông điệp, khiến việc tiếp nhận của công chúng thiếu trọn vẹn, đầy đủ. 9.2.2. Quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng Có thể thấy mỗi thông điệp truyền thông hoàn chỉnh, được phát qua một kênh truyền, đến người nhận, thực chất là quá trình chuyển từ thông tin tiềm năng đến thông tin hiện thực. Vì thế, hiệu quả của hoạt động báo chí cần được xem xét trong mối quan hệ giữa thông tin tiềm năng và thông tin hiện thực. Trong đó, chủ thể truyền thông và chủ thể tiếp nhận có vai trò quan Page 22 of 25 trọng như nhau. Công chúng tiếp nhận thông tin báo chí thường trải qua hai bước: Lựa chọn thông tin tiềm năng  Xử lý thông tin hiện thực 9.2.3. Các kiểu loại và cấp độ tiếp nhận báo chí Ở từng cá nhân hay phạm vi xã hội, tùy trình độ, mục đích, kinh nghiệm, kỹ năng của công chúng mà hình thành nên những kiểu loại và cấp độ tiếp nhận hết sức đa dạng. Mỗi kiểu loại, cấp độ tiếp nhận đều có ưu điểm và hạn chế của nó. 4.2. Hình thức tổ chức dạy học: Tên chương Số tiết lí thuyết Số tiết thực hành Số tiết thảo luận Số tiết bài tập Tài liệu tham khảo cần thiết Chương 1. Khái quát về truyền thông 4 Tài liệu số [1] (tr.11-52); Tài liệu số [3] (tr.13-227); Tài liệu số [4] (tr.13-34); Tài liệu số [5] (tr.11-35); Tài liệu số [6] (tr.7-22); Tài liệu số [7] (tr.5-29); Chương 2. Những vấn đề chung của báo chí 4 Tài liệu số [1] (tr.53-65); Tài liệu số [4] (tr.81-103); Tài liệu số [6] (tr.23-50); Tài liệu số [7] (tr.37-55); Tài liệu số [8] (tr.12-39); Tài liệu số [10]; Tài liệu số [11]. Chương 3. Bản chất của hoạt động báo chí 4 Tài liệu số [1] (tr.90-100); Tài liệu số [4] (tr.104-133); Tài liệu số [6] (tr.51-72); Tài liệu số [7] (tr.75-79); Page 23 of 25 Tài liệu số [9] (tr.7-53); Tài liệu số [10]; Tài liệu số [11]. Chương 4. Đặc điểm của thông tin báo chí 4 Tài liệu số [1] (tr.66-89); Tài liệu số [6] (tr.51-72); Tài liệu số [7] (tr.86-102); Tài liệu số [10]; Tài liệu số [11]. Chương 5. Chức năng của báo chí 4 3 Tài liệu số [1] (tr.155-210); Tài liệu số [4] (tr.134-160); Tài liệu số [6] (tr.73-94); Tài liệu số [7] (tr.105-111); Tài liệu số [8] (tr.80-123); Tài liệu số [9] (tr.54-115); Tài liệu số [10]; Tài liệu số [11]. Chương 6. Nguyên tắc hoạt động báo chí 4 3 Tài liệu số [1] (tr.211-248); Tài liệu số [4] (tr.161-195); Tài liệu số [6] (tr.95-128); Tài liệu số [7] (tr.112-137); Tài liệu số [8] (tr.146-170); Tài liệu số [10]; Tài liệu số [11]. Chương 7. Luật pháp và đạo đức báo chí 4 Tài liệu số [6] (tr.153-168); Tài liệu số [7] (tr.138-177); Tài liệu số [8] (tr.124-145; tr.192- 222); Tài liệu số [10]; Page 24 of 25 Tài liệu số [11]. Chương 8. Nhà báo – nghề báo và lao động báo chí 4 3 Tài liệu số [1] (tr.271-324); Tài liệu số [2] (tr.7-60; tr257- 293); Tài liệu số [4] (tr.96-305); Tài liệu số [5] (tr.36-61); Tài liệu số [6] (tr.191-246); Tài liệu số [7] (tr.194-235); Tài liệu số [10]; Tài liệu số [11]. Chương 9. Công chúng báo chí 4 Tài liệu số [1] (tr.131-142); Tài liệu số [4] (tr.306-313); Tài liệu số [7] (tr.56-61); Tài liệu số [10]; Tài liệu số [11]. 5. Tài liệu tham khảo: 5.1. Tài liệu chính: 5.2. Tài liệu tham khảo: [1] Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội. [2] Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh (biên dịch) (1998), Nhà báo – bí quyết kỹ năng – nghề nghiệp, NXB Lao Động, Hà Nội. [3] Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2006), Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Hà (2011), Giáo trình cơ sở lý luận báo chí, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [5] Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới – xu hướng phát triển, NXB Thông tấn, Hà Nội. Page 25 of 25 [6] Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận Báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [7] Dương Xuân Sơn (2012), Giáo trình lí luận báo chí truyền thông, NXB Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội. [8] Tạ Ngọc Tấn (chủ biên) (1995), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. [9] E.P.Prôkhôrốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí (tập 1 & 2 - bản dịch từ tiếng Nga), NXB Thông tấn, Hà Nội. [10] Vụ Báo chí - Bộ Văn hoá- Thông tin (1998) Các quy định pháp lý về báo chí. [11] Cẩm nang công tác tư tưởng, lý luận chính trị và báo chí trước yêu cầu mới, (2007) NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội. 6. Phương pháp đánh giá học phần Trọng số: Chuyên cần: 0,1 Thảo luận : 0,1 Kiểm tra giữa học phần: 0,2 Thi kết thúc học phần 0,6 Cộng 1,0 Tính theo thang điểm: A, B, C, D, F Ngày tháng năm 2016 Duyệt của Khoa (hoặc bộ môn) Trưởng nhóm giảng dạy ThS. Phạm Thị Hương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfco_so_ly_luan_9793.pdf
Tài liệu liên quan