Đề cương chi tiết môn học thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo (dành cho hệ vừa học vừa làm)

- Người học có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những văn bản về quản lí hành chính nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Có khả năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn quản lí hành chính nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Môn học giúp học viên có kĩ năng đánh giá, phân tích, đưa ra chính kiến của cá nhân về hoạt động quản lí hành chính nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, cụ thể về bộ máy thanh tra, hoạt động thanh tra, khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những ý kiến đề xuất khắc phục hạn chế, yếu kém đang tồn tại, góp phần hoàn thiện về hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

 

doc8 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đề cương chi tiết môn học thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo (dành cho hệ vừa học vừa làm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO (Dành cho hệ vừa học vừa làm) 1. Thông tin về tác giả: 1.GV. Nguyễn Thị Bích Ngọc Email: bichngockhoaluat@gmail.com 2. Tên môn học: Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3. Mã môn học : 4. Số tín chỉ : 5 5. Loại môn học: 6. Giờ tín chỉ đối với các hoạt động của môn học: - Lý thuyết: 50 tiết - Thảo luận : 25 tiết - Tự học : 150 tiết - Các môn học tiên quyết: Luật hành chính Việt Nam - Các môn học kế tiếp: 7. Mục tiêu môn học 7.1. Về kiến thức: - Học viên sẽ nắm được những kiến thức cơ bản về lí luận và thực tiễn quản lí hành chính nhà nước trong lĩnh vực thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo - Học viên được trang bị những kiến thức cần thiết để vận dụng pháp luật về quản lí hành chính nhà nước trong lĩnh vực thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo vào thực tiễn công việc của mình. 7.2. Về kỹ năng: - Người học có khả năng đọc, hiểu và biết cách khai thác những văn bản về quản lí hành chính nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Có khả năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn quản lí hành chính nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Môn học giúp học viên có kĩ năng đánh giá, phân tích, đưa ra chính kiến của cá nhân về hoạt động quản lí hành chính nhà nước về thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, cụ thể về bộ máy thanh tra, hoạt động thanh tra, khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những ý kiến đề xuất khắc phục hạn chế, yếu kém đang tồn tại, góp phần hoàn thiện về hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo 7.3. Về thái độ: - Có quan điểm đúng đắn về hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Tích cực đấu tranh bảo vệ công lí. - Nghiêm túc, khách quan trong nghiên cứu khoa học và đánh giá các vấn đề về lí luận, thực tiễn quản lí hành chính nhà nước trong lĩnh vực thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo. - Có ý thức vận dụng các kiến thức và pháp luật đã học trong cuộc sống và công tác của mình. 7.4. Các mục tiêu khác - Phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo, khám phá, tìm tòi, trau dồi phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá. - Phát triển kĩ năng cộng tác, làm việc nhóm, rèn kĩ năng bình luận, thuyết trình trước công chúng. 8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học Môn học có 5 tín chỉ, bao gồm những vấn đề về: bộ máy thanh tra, hoạt động thanh tra, khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo. 9. Nội dung chi tiết môn học 9.1. Cấu trúc chương trình TT Nội dung LT TL TH Chương 1:Bộ máy thanh tra nhà nước 10 5 30 Chương 2: Hoạt động thanh tra 10 5 30 Chương 3: Khiếu nại và thẩm quyền giải quyết khiếu nại 10 5 30 Chương 4: Thủ tục giải quyết khiếu nại 10 5 30 Chương 5: Tố cáo và giải quyết Tố cáo 10 5 30 TÍN CHỈ 1 Lý thuyết: 10 tiết Thảo luận: 5 tiết Tự học: 30 tiết A. Mục đích Giúp học viên nắm được những khái niệm, đặc điểm cơ bản của bộ máy thanh tra nhà nước, hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước. B. Yêu cầu. Làm rõ các khái niệm cơ bản bộ máy thanh tra nói chung Người học phải nắm vững và vận dụng những kiến thức của toàn chương vào nghiên cứu học tập các môn học khác và vận dụng vào công tác thực tiễn C. Nội dung Chương 1 BỘ MÁY THANH TRA Nội dung bài giảng: I. Khái niệm và đặc điểm của bộ máy thanh tra nhà nước 1. Khái niệm của bộ máy thanh tra nhà nước 2. Đặc điểm của bộ máy thanh tra nhà nước II. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước. 1. Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính 2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực Nội dung tự học. III. Hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước 3. Thanh tra viên Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt các tổ chức thanh tra nhà nước được thành lập theo cấp với các tổ chức thanh tra nhà nước được thành lập theo ngành? 2. Sự khác nhau giữa tổ chức thanh tra nhà nước với tổ chức thanh tra nhân dân TÍN CHỈ 2 Lý thuyết: 10 tiết Thảo luận: 5 tiết Tự học: 30 tiết A. Mục đích Giúp học viên nắm được những khái niệm, đặc điểm cơ bản hoạt động thanh tra, phân biệt thanh tra với một số hoạt động khác, một số hoạt động chủ yếu của thanh tra. B. Yêu cầu. Làm rõ các khái niệm cơ bản bộ máy thanh tra nói chung Người học phải nắm vững và vận dụng những kiến thức của toàn chương vào nghiên cứu học tập các môn học khác và vận dụng vào công tác thực tiễn C. Nội dung Chương 2 HOẠT ĐỘNG THANH TRA Nội dung bài giảng: I. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động thanh tra II. Phân biệt thanh tra với một số hoạt động khác 1. Thanh tra với giám sát 2. Thanh tra với kiểm tra 3. Thanh tra với hoạt động kiểm toán nhà nước III. Các loại hoạt động thanh tra 1. Hoạt động thanh tra nhà nước 2. Thanh tra hành chính 3. Thanh tra chuyên ngành 4. Hoạt động thanh tra nhân dân IV. Một số công việc chủ yếu trong hoạt động thanh tra nhà nước 1. Chuẩn bị hoạt động thanh tra 2. Tiến hành hoạt động thanh tra 3. Tổ chức thực hiện quyết định xử lý về thanh tra 4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra Nội dung tự học: I. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra 1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra 2. Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, kịp thời trong hoạt động thanh tra 3. Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường cảu đối tượng thanh tra. Câu hỏi ôn tập: 1. Phân tích khái niệm thanh tra. Từ đó phân biệt thanh tra với kiểm tra, giám sát, kiểm sát và hoạt động kiểm toán. 2. Phân tích, so sánh các loại hoạt động thanh tra. TÍN CHỈ 3 A. Mục đích Giúp học viên nắm vững hoạt động giải quyết khiếu nại, cụ thể là khái niệm khiếu nại, B. Yêu cầu. - Làm rõ các khái niệm khiếu nại, giải quyết khiếu nại, thẩm quyền giải quyết khiếu nại - Học viên phải nhận thức được những kiến thức của toàn chương, có cách nhìn khái quát trong tổng thể các chương của môn học - Vận dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, học tập các học phần khác C. Nội dung. Chương 3 KHIẾU NẠI VÀ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Nội dung bài giảng I. Khiếu nại 1. Khái niệm và đặc điểm của khiếu nại 2. Phân biệt khiếu nại hành chính với khiếu nại tư pháp II. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại và người bị khiếu nại 1. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại. 2. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại. III. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại 1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính) của các chức danh trong bộ máy hành chính ở địa phương. 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại (đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính) của các chức danh trong bộ máy hành chính ở trung ương. 3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật công chức trong cơ quan hành chính nhà nước. Nội dung tự học. IV. Quản lý và giám sát công tác giải quyết khiếu nại. 1. Quản lý công tác giải quyết khiếu nại 2. Giám sát công tác giải quyết khiếu nại Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt khiếu nại hành chính với khiếu nại tư pháp 2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại TÍN CHỈ 4 A. Mục đích Giúp học viên nắm vững thủ tục giải quyết khiếu nại như nhận đơn, phân loại đơn, thụ lý để giải quyết, thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại, ra quyết định giải quyết khiếu nại B. Yêu cầu. - Làm rõ các thủ tục giải quyết khiếu nại - Học viên phải nhận thức được những kiến thức của toàn chương, có cách nhìn khái quát trong tổng thể các chương của môn học - Vận dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, học tập các học phần khác C. Nội dung. Chương 4 THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI Nội dung bài giảng: I. Nhận đơn, phân loại đơn và thụ lý để giải quyết. II. Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ, lập hồ sơ giải quyết khiếu nại 1. Ra quyết định giải quyết khiếu nại Nội dung tự học: IV. Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại Câu hỏi ôn tập 1. Các giai đoạn của quá trình giải quyết khiếu nại 2. Phân tích nội dung quyết định giải quyết khiếu nại TÍN CHỈ 5 A. Mục đích Giúp học viên nắm vững hoạt động tố cáo và giải quyết tố cáo B. Yêu cầu. - Làm rõ các khái niệm tố cáo, giải quyết tố cáo. - Học viên phải nhận thức được những kiến thức của toàn chương, có cách nhìn khái quát trong tổng thể các chương của môn học - Vận dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu, học tập các học phần khác C. Nội dung. Chương 5 Nội dung bài giảng I. Tố cáo 1. Khái niệm và đặc điểm 2. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo 3. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo 4. Thủ tục tố cáo II. Giải quyết tố cáo 1. Thủ tục giải quyết tố cáo Nội dung tự học: 2. Nguyên tắc và thẩm quyền giải quyết tố cáo Câu hỏi ôn tập 1. Đặc điểm của tố cáo? Sự khác nhau giữa tố cáo và khiếu nại. 2. Thẩm quyền giải quyết tố cáo và ý nghĩa của việc xác minh nguyên tắc phân định thẩm quyền giải quyết tố cáo. 10. HỌC LIỆU A. Giáo trình 1. Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, trường Đại học Luật Hà Nội.NXB Công an nhân dân. 2. Thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo, Trường đại học Luật Hà nôi, NXB Công an nhân dân. B. Tài liệu tham khảo * Sách 1. Những vấn đề cơ bản của Luật khiếu nại, tố cáo. Hà Nội, 1998, PGS.TS Lê Bình Vọng chủ biên 2. Hoạt động thanh tra nhân dân.Nxb. Chính trị quốc gia, PGS.TS Trần Hậu Kiêm chủ biên 3. Hỏi đáp về pháp lệnh thanh tra – TS. Lê Bình Vọng.Nxb Pháp lý 1990 4. Đinh Văn Minh – Hỏi và đáp Luật Khiếu nại, tố cáo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. * Văn bản quy phạm pháp luật 1.Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 3/6/2008 2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND,UBND ngày 3/12/2004 3. Luật khiếu nại, tố cáo 1998 4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại tố cáo năm 2004, 2005 5. Nghị định của chính phủ số 53/2005/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2005 6. Nghị định của chính phủ số 136/2006 hướng dẫn chi tiết một số điều luật khiếu nại, tố cáo sửa đổi, bổ sung năm 2005 7. Luật thanh tra năm 2004 8. Nghị định 191/HĐBT ngày 18/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra. * Tạp chí 1. Tạp chí thanh tra các số. * Các Website 1. 2. 3.http:www.chinhphu.vn 4. 5. 6. 11. Hình thức tổ chức dạy học - Lý thuyết- lớp học không quá 150 học viên - Thảo luận theo nhóm, lớp - nhóm thảo luận không quá 40 học viên - Tự học, tự nghiên cứu 12. Các quy định đối với môn học môn học - Chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy, đảm bảo giảng đủ những phần kiến thức đã quy định. - Trong thảo luận, giảng viên có thể sáng tạo nhiều hình thức, phương pháp thích hợp phù hợp với từng nội dung. Nội dung thảo luận phải hướng vào kiến thức cơ bản của môn học và liên hệ với thực tiễn - Hướng dẫn học viên thực hiện nghiêm túc việc tự học, nghiên cứu tài liệu. Yêu cầu học viên tóm tắt phần nội dung tự học - Giải đáp thắc mắc về những vấn đề học viên đặt ra ngắn gọn, thuyết phục. 13. Phương thức kiểm tra- đánh giá kết quả môn học Kiểm tra, thi kết thúc môn học và thi tốt nghiệp thực hiện theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng ban hành theo Quyết định số25/2006/QĐ-BGD&ĐT Hình thức thi: Tự luận, kết hợp tự luận với trắc nghiệm Nội dung thi - Bao gồm phần nội dung giảng và nội dung tự học của học viên - Nội dung thi cần đảm bảo 50% kiến thức cơ bản và 50% kiến thức liên hệ, vận dụng thực tiễn 14. Ngày phê duyệt: 15. Cấp phê duyệt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_cuong_tai_chuc_mon_thanh_tra_va_giai_quyet_kn_tc_1975.doc