Đề cương chi tiết môn : Dân số và môi trường

a. Những căn cứ để xây dựng bảng mục tiêu của chính sách dân số.

- Mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội được cụ thể hoá trong các kế hoạch và chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Tình hình đặc điểm, xu hướng và tính qui luật của các quá trình dân số của đất nước nói chung và của từng vùng lãnh thổ, khu vực, địa phương nói riêng.

- Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như trình độ phát triển và phân bố của lực lượng sản xuất của từng vùng, từng khu vực và cộng đồng dân cư.

- Phong tục, tập quán, tâm lý, truyền thống, nhận thức, hành vi. của dân cư về vấn đề dân số.

 

doc52 trang | Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương chi tiết môn : Dân số và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi trường bị huỷ hoại đã tác động ngược trở lại quá trình sản xuất, thiếu nguyên vật liệu, … khan hiếm đã làm cho năng suất lao động giảm sút, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện mức sống của người dân. Bên cạnh đó, việc suy giảm chất lượng môi trường sống đã tác động không nhỏ đến tình hình sức khoẻ và bệnh tật của người dân. 1.3. ảnh hưởng của dân số đến môi trường kỹ thuật đô thị. 1.3.1. Nhà ở và không gian nơi ở. Diện tích đất đai dành cho các hoạt động sống của con người là có hạn. Vì vậy, vào thời điểm hiện tại, nếu quy mô dân số tiếp tục tăng thì diện tích đất bình quân đầu người sẽ có xu hướng giảm. Gia tăng cơ học đã làm cho mật độ dân số các thành phố tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh vấn đề nhà ở thì việc thiết kế không gian đô thị cũng là một vấn đề. các khu vui chơi giải trí rất hạn hẹp. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi trường sống ở đô thị trở lên ngột ngạt. 1.3.2. Cơ sở hạ tầng đô thị. Trình độ phát triển của cơ sở hạ tầng là một trong những tiêu thức dùng để xác định một khu vực địa lý hành chính có phải là đô thị hay không. Nước sạch là một trong những vấn đề nổi cộm ở các khu vực đô thị. Vấn đề nóng bỏng tiếp theo trong các khu vực đô thị là hệ thống giao thông. 1.3.3. Vệ sinh đô thị. Cùng với sự gia tăng của dân số đô thị thì vấn đề vệ sinh trong nhiều khu vực đô thị cũng được cải thiện rất chậm chạp, thậm chí còn ngày càng xuống cấp. 1.4. ảnh hưởng của dân số đến môi trường xã hội. Trong các yếu tố của môi trường xã hội có liên quan trực tiếp đến dân số thì việc làm và thất nghiệp là yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất. Như vậy, những lập luận trên cho thấy rằng nếu tốc độ tăng dân số ở các quốc gia đang phát triển còn lớn sẽ làm cho tình trạng việc làm và thất nghiệp trở lên căng thẳng hơn. Vấn đề đói nghèo và công cuộc giảm nghèo cũng chịu những tác động nhất định của dân số mà chủ yếu là quy mô và tốc độ tăng. Vấn đề bất bình đẳng giới cũng gia tăng theo với đói nghèo và tốc độ gia tăng dân số lớn. II. Một số vấn đề cấp bách về môi trường và tài nguyên có liên quan đến dân số. 2.1. Cạn kiệt và suy thoái tài nguyên đất. Chỉ tiêu thường dùng để nghiên cứu trữ lượng tài nguyên đất là mật độ dân số. Đất nông nghiệp thường ít hơn rất nhiều so với toàn bộ diện tích lãnh thổ. Trong những năm tới sẽ còn một lượng lớn đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng cho công nghiệp hoá và đô thị hoá. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người, trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, diện tích đất trồng trọt có hạn trong khi dân số vẫn tiếp tục tăng. Thứ hai, do hiện tượng suy giảm chất lượng đất canh tác. …….. 2.2. Suy giảm diện tích rừng. Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy giảm diện tích rừng gồm: Một là, quy mô dân số tăng lên đã làm tăng nhu cầu sử dụng gỗ cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Hai là, Do thiếu đất canh tác và cơ hội việc làm Thứ ba, lối canh tác lạc hậu tại các khu vực miền núi Thứ tư, khả năng đầu tư của các nước đang phát triển rất thấp. 2.3. Cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Nguyên nhân của hiện tượng cạn kiệt các loại tài nguyên khoáng sản chủ yếu gồm: Thứ nhất, trữ lượng các loại tài nguyên khoáng sản có hạn Thứ hai, sự phân bố các loại tài nguyên khoáng sản trong lòng đất tuân theo những quy luật địa chất khách quan. 2.4. Suy giảm và ô nhiễm nguồn nước. Có ba vấn đề liên quan đến các nguồn nước sạch là: Nước ngày càng trở lên khan hiếm. Ô nhiễm nguồn nước gia tăng ở cả hai khối nước phát triển và đang phát triển. Sự thoái hoá của các vùng đất cần nước vao sản xuất nông nghiệp. Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam cũng ngày càng trở lên rõ rệt ở nhiều vùng, nhiều khu vực. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước chủ yếu gồm: Một là, nhu cầu sử dụng nước của thế giới ngày càng tăng. . Hai là, sản xuất công nghiệp phát triển dẫn đến lượng chất thải của các ngành công nghiệp vào môi trường nước ngày càng nhiều. Ba là, lượng nước ngọt phân bố giữa các vùng có sự chênh lệch lớn. 2.5. Suy giảm tính đa dạng sinh học. Các nguyên nhân chủ yếu gây nên trình trạng suy giảm tính đa dạng sinh học chủ yếu gồm: Một là, do suy giảm diện tích các khu rừng nhiệt đới . Hai là, sự can thiệp của con người vào trong môi trường tự nhiên ngày càng nhiều Ba là, hiện tượng săn bắt, buôn bán các loài động thực vật hoang dã. Bốn là, hiện tượng cháy rừng vẫn tiếp tục diễn ra hàng năm. Năm là, ô nhiêm môi trường không khí, môi trường đất và đặc biệt là môi trường nước do các hoạt động của con người Sáu là, các nguyên nhân khác như các hiệu ứng phụ của việc phát triển cơ sở hạ tầng, khai phá đất nông nghiệp 2.6. Ô nhiễm không khí và hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu là: Một là, các hoạt động sản xuất công nghiệp phát triển với tốc độ cao Hai là, do hoạt động sản xuất nông nghiệp manh mún, lạc hậu. Ba là, ô nhiễm do giao thông, 2.7. Gia tăng nhanh dân số với tình trạng nghèo khổ, thiếu việc làm. Quy mô dân số tăng nhanh cũng đặt ra nhiều vấn đề trong việc giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là trong những quốc gia nghèo. ngoai ra ko co viec lam nó còn tạo tiền đề cho tệ nạn xã hội tồn tại và phát triển, gây bất ổn định xã hội ở nhiều khu vực nông thôn Sức chứa của trái đất là: Số dân mà trái đất có thể nuôi dưỡng mà không ảnh hưởng đến khả năng của trái đất trong việc nuôi dưỡng các thế hệ tương lai. Chương VI Quản lý dân số và môi trường I. Quản lý dân số. 1.1. Khái niệm và nội dung quản lý dân số. 1.1.1. Khái niệm về quản lý dân số. Quản lý dân số là sự tác động có ý thức, có tổ chức, có định hướng của Nhà nước nói chung và của cơ quan quản lý dân số nói riêng (Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em các cấp) đến mọi công dân và toàn xã hội trong thời gian nhất định với những mục tiêu nhất định nhằm thực hiện thành công mục tiêu chương trình đề ra. 1.1.2. Các nội dung chủ yếu của quản lý dân số. Quản lý có vai trò quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình dân số. Quản lý Nhà nước nói chung cũng như quản lý về dân số nói riêng phải tuân theo hiến pháp và pháp luật; nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp giữa quản lý Nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ. Quản lý tốt cần thực hiện tốt những vấn đề sau : - Lập kế hoạch cho các chương trình, mục tiêu của dân số. - Tổ chức thực hiện kế hoạch chương trình mục tiêu dân số. - Giám sát, kiểm tra và đánh giá. 1.2. Dự báo dân số. 1.2.1. Mục đích. Dự báo dân số giúp cho việc nhìn nhận được các xu thế dân số trong tương lai để có thể hoạch định các chính sách can thiệp đúng đắn. Yêu cầu của dự báo dân số - nguồn lao động, một mặt phải đưa ra được các xu hướng phát triển của dân số trong tương lai, mặt khác phải đánh giá được tác động của các chính sách dân số, trên cơ sở đó lượng hoá được các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối của quá trình gia tăng này. 1.2.2. Khái niệm và phân loại dự báo. Dự báo dân số là việc tính toán (xác định) dân số trong tương lai dựa vào những giả thiết nhất định về xu hướng vận động của dân số nói chung cũng như từng quá trình sinh, chết và di dân nói riêng. Dự báo dân số là môn khoa học mang đầy đủ ý nghĩa về kinh tế, xã hội và nhân văn. Dự báo dân số được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Những công việc chủ yếu của dự báo là: Chuẩn bị các số liệu, tư liệu có liên quan. Phân tích quá trình biến động dân số của các thời kỳ trước và thực trạng dân số trong những năm gần đây. Xây dựng các giả thiết trong mối quan hệ với phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố tác động đến quá trình biến động dân số trong tương lai. Lựa chọn các phương án dự báo thích hợp. 1.2.3. Các phương pháp dự báo dân số. Có nhiều phương pháp dự báo dân số khác nhau tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu, mức độ tin cậy và đầy đủ của các số liệu gốc hiện có và việc lựa chọn các giả thiết phù hợp. Trong đó có các phương pháp chủ yếu như: hàm số toán học, phương pháp thành phần, phương pháp yếu tố, phương pháp ngoại suy tỷ lệ, phương pháp mô phỏng... Các phương pháp dự báo dân số thường được áp dụng rộng rãi là dự báo dựa vào biểu thức toán học và phương pháp dự báo thành phần. 1.2.3.1. Phương pháp dự báo dựa vào các biểu thức toán học. Hàm cấp số cộng (hàm tuyến tính). Hàm tuyến tính áp dụng để dự báo dân số có dạng: Pt = P0 x (1 + rt) Trong đó: Pt :Dân số tại thời điểm t cần nghiên cứu (dân số năm dự báo). P0 :Dân số tại thời điểm gốc. r :Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm. t :Khoảng thời gian (năm) từ năm gốc đến năm dự báo. Dựa vào phương trình trên, r được xác định theo công thức: Hàm dự báo dân số này được áp dụng trong trường hợp lượng tăng dân số hàng năm không đổi (hoặc có biến động ít). Ví dụ: Dân số Việt Nam có vào đầu năm 1990 là 66,126 triệu người, tốc độ gia tăng dân số bình quân trong thời kỳ 1980 - 1990 là 2,2%, áp dụng công thức để dự báo dân số nước ta năm 1995 và 2000 là: P1995 = P1990 (1 + 0,022 x 5) = 66,126 (1 + 0,022 x 5) = 73,39986 triệu người P2000 = 66,126 (1 + 0,022 x 10) = 80,67372 triệu người. Hàm cấp số nhân. Phương pháp hàm số gia tăng theo cấp số nhân được xây dựng trên cơ sở giả thiết rằng: Trong kỳ dự báo hàng năm dân số tăng (hoặc giảm) với một tốc độ không đổi. Khi đó, hàm dự báo có dạng: Pt = P0 x (1 + r)t Trong đó tốc độ tăng dân số r thường được xác định là tốc độ tăng dân số bình quân trong thời kỳ tiền sử theo phương pháp số bình quân nhân. Hàm dự báo dân số này được áp dụng trong trường hợp tốc độ tăng dân số hằng năm không đổi (hoặc có biến động ít). Đây là hàm số thường được áp dụng rộng rãi để dự báo dân số vì nó phù hợp với thực tế của nhiều quốc gia. 1.3. Chính sách dân số. 1.3.1. Khái niệm, nhiệm vụ và mục tiêu của chính sách dân số. 1.3.1.1. Khái niệm. a. Khái niệm: Chính sách dân số của mỗi quốc gia đều bắt nguồn từ thực tiễn tình hình dân số của mỗi nước. Vì vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách dân số. Tổ chức dân số thế giới cho rằng chính sách dân số là các cố gắng nhằm tác động tới kích thước, cơ cấu, sự phân bố dân số hay các đặc tính của dân số. Theo Uỷ ban DS và KHHGĐ Việt Nam (1996) thì : "Chính sách dân số là những văn bản qui định của quốc gia nhằm tác động vào việc tăng trưởng, qui mô, cấu trúc và phân bố dân số một cách hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội trong các giai đoạn khác nhau của đất nước”. Như vậy, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng khi nói đến chính sách dân số đều phải có những đặc điểm cơ bản sau đây: Chính sách dân số phải do luật pháp chính phủ qui định hoặc các cơ quan được chính phủ uỷ quyền xây dựng và ban hành chính sách. Phạm vi của chính sách phải bao hàm tất cả vấn đề liên quan đến qui mô, tăng trưởng, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số. Chính sách dân số phải có mục tiêu, kết quả cụ thể và hệ thống các giải pháp, biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra chương trình. 1.3.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách dân số. Chính sách dân số có vai trò quan trọng tác động tới các quá trình dân số. Nhiệm vụ của chính sách dân số là: Điều tiết sự phát triển dân số hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc điều tiết mức sinh của dân cư. Điều chỉnh quá trình di cư, nhập cư góp phần đảm bảo sự phân bố dân cư, lao động hợp lý, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, tình hình phân bố lực lượng sản xuất của từng vùng, từng khu vực nhằm phát triển có hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước, đáp ứng yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương. Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em giảm tử vong, tăng tuổi thọ của dân cư góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn lao động. 1.3.1.3. Mục tiêu của chính sách dân số a. Những căn cứ để xây dựng bảng mục tiêu của chính sách dân số. Mục tiêu chiến lược của quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội được cụ thể hoá trong các kế hoạch và chiến lược phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tình hình đặc điểm, xu hướng và tính qui luật của các quá trình dân số của đất nước nói chung và của từng vùng lãnh thổ, khu vực, địa phương nói riêng. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như trình độ phát triển và phân bố của lực lượng sản xuất của từng vùng, từng khu vực và cộng đồng dân cư. Phong tục, tập quán, tâm lý, truyền thống, nhận thức, hành vi... của dân cư về vấn đề dân số. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan đến các quá trình dân số và khả năng tác động của hệ thống các biện pháp của chính sách dân số. Hệ thống mạng lưới y tế, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các dịch vụ xã hội khác. Quan điểm của quốc tế về dân số và phát triển, về chính sách dân số mang tính toàn cầu và từng khu vực. b. Mục tiêu của chính sách dân số. Mục tiêu của chính sách dân số thể hiện mục tiêu cấp quốc gia. Mục tiêu phải phản ánh được yêu cầu khách quan của sự phát triển đối với dân số. Mục tiêu của chính sách dân số được xây dựng dưới dạng định tính và định lượng.. Mục tiêu chính sách dân số thường được xác định dưới dạng: mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. II. Quản lý môi trường trong phát triển bền vững. 2.1. Những nội dung chủ yếu về quản lý môi trường trong phát triển bền vững. 2.1.1. Đặt vấn đề. Khi vấn đề môi trường đã trở thành sự thách thức đối với toàn cầu và sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cũng là lúc người ta khẩn trương tìm kiếm các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường bức bách được đặt ra. Tuỳ tình hình cụ thể của từng nơi, từng lúc, nội dung của các giải pháp này rất đa dạng trong đó bảo vệ môi trường bằng chính sách pháp luật là biện pháp phổ biến mà nước nào cũng phải sử dụng. 2.1.2. Nhiệm vụ của công tác quản lý môi trường. Khái niệm về quản lý môi trường. Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội với hệ thống các luật pháp, chính sách, biện pháp về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, giáo dục thích hợp nhằm tác động, điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm bảo vệ môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác quản lý môi trường là: Xây dựng, ban hành và phổ biến các văn bản pháp luật cơ chế chính sách các qui định và hướng dẫn về bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn môi trường. Giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường; về pháp luật, chính sách tuyên truyền các hoạt động và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Quản lý sự tuân thủ pháp luật, qui định bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội của tất cả các tổ chức, cơ sở sản xuất, tập thể và các cá nhân trong xã hội. Quản lý quá trình sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trước hết là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, tài nguyên du lịch. Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường và thúc đẩy thực hiện các biện pháp giảm thiểu chất thải (nguồn thải từ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, từ sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác, nguồn thải từ giao thông vận tải trên bộ, trên thuỷ và trên không, nguồn thải từ sinh hoạt và dịch vụ đô thị...) Quản lý về chất lượng môi trường sống (trước hết là môi trường không khí, môi trường nước, chất thải rắn, tiếng ồn và phóng xạ). Thực hiện các chính sách ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đô thị, trước hết là lồng ghép qui hoạch bảo vệ môi trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường v.v... 2.2. Luật pháp, chính sách quản lý môi trường ở nước ta. 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển các qui định pháp luật bảo vệ môi trường ở nước ta. Tại kỳ họp thứ 4 khoá IX, Quốc hội đã thông qua luật Bảo vệ môi trường (ngày 27/12/1993). Ngày 10/01/1994 Chủ tịch nước ký Lệnh công bố Luật, đánh dấu một sự kiện quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường của nước ta. 2.2.2. Luật pháp chính sách quản lý môi trường ở nước ta. Luật Bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường của nước ta đã được Quốc hội khoá IV, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ký Sắc lệnh công bố ngày 10/01/1994 và chính thức có hiệu lực từ ngày 10/01/1994. Luật này cụ thể hoá Điều 29 của Hiến pháp năm 1992 trong việc quản lý Nhà nước về môi trường; (Nghiên cứu thêm trong giáo trình) III. Lồng ghép các biến dân số vào chính sách quản lý tài nguyên, môi trường trong phát triển bền vững. 3.1. Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. Việc lồng ghép các biến dân số với việc hoạch định chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường trong chiến lược phát triển bền vững của quốc gia và từng khu vực phải phục vụ cho việc xây dựng một xã hội phát triển bền vững, phù hợp với những nguyên tắc chung có tính toàn cầu và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, vùng, khu vực. 3.2. Định hướng lồng ghép các biến dân số vào chính sách quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam. 3.2.1. Cơ sở lồng ghép. Thứ nhất, qui mô, cơ cấu tuổi, giới, dân tộc, xã hội của dân số và đặc điểm phân bố dân cư là cơ sở để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và phương thức sống, tiêu dùng, sử dụng tài nguyên. Thứ hai, chính con người vừa là chủ thể tác động đến quá trình gìn giữ, bồi đắp, tái tạo và phát triển tài nguyên, môi trường. Vì vậy, họ cần phải được huy động, tổ chức, khuyến khích hoạt động và sử dụng tài nguyên, môi trường sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Hai cách tiếp cận này liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, sự kết hợp giữa dân số với tài nguyên, môi trường không chỉ đơn thuần là những yếu tố, những tỷ lệ có tính kỹ thuật thuần tuý, mà còn có tính kinh tế - xã hội sâu sắc, bởi nó với kết quả cuối cùng là đem lại lợi ích cho mỗi người dân, qua đó thể hiện hiệu quả chung của sự phát triển. 3.2.2. Căn cứ lồng ghép. Vai trò của các chính sách quản lý tài nguyên, môi trường trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết những hậu quả của quá trình dân số. Vai trò của các chính sách dân số đối với việc thúc đẩy quản lý có hiệu quả tài nguyên, môi trường. Thực tế của các biến dân số tạo ra những thuận lợi, khó khăn gì đối với chính sách quản lý tài nguyên, môi trường ở tầm quốc gia và từng địa phương. Xem xét các chính sách quản lý và phát triển tài nguyên, môi trường . Làm thế nào để kết hợp một cách tốt nhất các chính sách quản lý tài nguyên môi trường với chính sách về dân số. Làm thế nào để kết hợp một cách tốt nhất các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội với chính sách dân số, tài nguyên và môi trường trong chiến lược phát triển bền vững. 3.2.3 Các bước tiến hành lồng ghép. Thứ nhất, xác định mục tiêu, chỉ tiêu về con người trong quan hệ dân số với tài nguyên, môi trường; được thể hiện ở đối tượng tác động của chính sách là ai? Tình trạng mà chính sách đang muốn tác động để làm thay đổi là của ai? Thứ hai, xác định các chính sách, giải pháp, tức là hệ thống các yếu tố tác động trực tiếp gây nên tình trạng đã được xác định ở bước phân tích đánh giá tình hình. Thứ ba, xây dựng các chương trình, dự án cụ thể. Thứ tư, lập chương trình đầu tư và dự toán ngân sách. Thứ năm, quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch (chương trình, dự án) cũng như giám sát, đánh giá việc thực hiện, kế hoạch.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_dan_so_moi_truong_246.doc
Tài liệu liên quan