- Khám bệnh là việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật khác nhauquan sát và phát hiện các
biểu hiện bệnh lý trên cơ thể con vật để từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh.
- Các yêu cầu khi khám bệnh là:
+ Phải trực tiếp khám bệnh: Để thu được thông tin khách quan hơn, chính xác hơn, điều này sẽ
không thể đạt được nếu chỉ nghe mà không khám trực tiếp vì đối tượng hỏi bệnh là người chăm
sóc con vật không có chuyên môn nên mô tả không đúng chuyên môn.
+ Tỷ mỷ: Kiểm tra (khám) kỹ càng nhằm thu thập đầy đủ nhất các triệu chứng bệnh tích trên con
vật
+ Toàn diện: Phải khám toàn diện cơ tể để đánh giá đầy đủ tình trạng của các cơ quan, hệ cơ
quan trên cơ thể
64 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương Chẩn đoán bệnh thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Nếu sau 15 phút phản ứng mới xuất hiện: phản ứng trực tiếp chậm – còn gọi là phản ứng
44
lưỡng tính.
+ Sau 15 phút không xuất hịên màu hồng tím: phản ứng trực tiếp âm tính (-). Cho thêm 5 ml
cồn, ngoáy đều. Nếu màu hồng tím xuất hiện: Phản ứng gián tiếp dương tính.
➢ Ý nghĩa
- Với gia súc khoẻ:
+ Phản ứng trực tiếp âm tính (-).
+ Phản ứng gián tiếp tuỳ loại gia súc: với huyết thanh bò khoẻ, phản ứng gián tiếp không rõ;
với ngựa, phản ứng diễn ra rất rõ, vòng hồng tím khá đậm.
- Trường hợp bệnh lý
+ Phản ứng trực tiếp dương tính: Những bệnh gây tắc ống mật.
+ Phản ứng trực tiếp âm tính, phản ứng gián tiếp rõ: Những bệnh làm hồng huyết cầu vỡ nhiều
+ Phản ứng trực tiếp chậm: Những bệnh gây tổn thương nhu mô gan.
Câu 40. Kể tên các phương pháp định lượng protein huyết thanh? Các biến đổi bệnh lý và
y nghĩa trong chẩn đoán?
➢ Các phƣơng pháp định lƣợng protein huyết thanh
- Định lượng pr huyết thanh bằng khúc xạ kế
- Điện di pr huyết thanh
- Định lượng pr huyết thanh bằng pp cân theo Fleury
- Định lượng pr huyết thanh bằng phản ứng Biure
- Định lượng pr huyết thanh bằng pp Lâu Ri
➢ Các biến đổi bệnh lý và ý nghĩa chẩn đoán
- Protein huyết thanh thấp trong các trường hợp sau:
+ Do hấp thụ protid vào cơ thể thiếu: dinh dưỡng kém, đói lâu ngày, bệnh mạn tính ở đường
tiêu hoá; cơ thể cần nhiều protein mà cung cấp không đủ như có thai, tiết sữa.
+ Chức năng tạo protein rối loạn: bệnh ở gan làm giảm quá trình tạo albumin.
+ Các trường hợp thiếu máu, trúng độc, các bệnh cấp tính và mãn tính, các quá trình viêm.
45
+ Cơ thể mất protein: đái đường, sốt cao mạn tính, bệnh ở thận,
+ Các trường hợp chảy máu nặng, bỏng diện rộng, tích nước xoang ngực, xoang bụng.
- Protein huyết thanh tăng
Do huyết tương cô đặc: ỉa chảy, nôn mửa, chảy máu cấp tính,
- Ý nghĩa: Việc xác định tổng số các tiểu phần của pr huyết thanh trong huyết thanh có nhiều
ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh, đặc biệt là chẩn đoán rối loạn chức năng gan.
Câu 41. Phương pháp xác định công thức bạch cầu? Các biến đổi bệnh lý và ý nghĩa trong
chẩn đoán?
Công thức bạch cầu là tỉ lệ phầm trăn giữa các loại bạch cầu: bạch cầu ái kiềm, ái toan, ái
trung, lâm ba cầu, tế bào đơn nhân.
➢ Cách xác định
Trên một phiến kính đếm hết các loại bạch cầu sao cho tổng số được 100 cái; hoặc 200- 300 cái,
rồi lấy số bình quân. Dùng vật kính dầu hay vật kính 40 đếm theo những cách sau:
- Đếm ở 4 góc theo hình chữ chi, mỗi góc 25 hoặc 50 cái.
- Đếm ở 2 đầu phíên kính theo hình chữ chi, đếm từ bên này sang bên kia, mỗi đầu 50 cái.
- Cũng có thể bắt đầu từ giữa phiến kính, đếm theo hình chữ chi về 2 đầu, tổng cộng 100 cái.
Hai phương pháp đầu thường dùng và chính xác hơn.
- Chú ý: trong một phiến kính bạch cầu thường phân bố không đều: đầu phiến kính bạch cầu
ít, cuối phiến kính bạch cầu lại nhiều, đặc biệt là bạch cầu ái toan, bạch cầu ái trung và lâm
ba cầu.
➢ Các biến đổi bệnh lý và ý nghĩa trong chẩn đoán
Công thức bạch cầu thay đổi trong từng loại bệnh
- Bạch cầu ái trung tăng
+ Sinh lý: sau khi ăn, lao động nặng; tăng ít và tạm thời;
+ Bệnh lý: Trong những bệnh có nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm họng,
Bạch cầu ái trung tăng, chủ yếu là bạch cầu non, tổng số bạch cầu tăng chứng tỏ cơ
46
quan tạo máu bị kích thích mạnh, một số lượng lớn máu ngoại vi bị phá hủy.
- - Bạch cầu ái trung giảm
+ Các bệnh do virus, một số trường hợp nhiễm độc;
+ Nhiễm khuẩn rất nặng ( tối cấp tính), suy tủy xương.
- Lâm ba cầu tăng
+ Nhiễm khuẩn mãn tính: Lao, bệnh lê dạng trùng trâu bò;
+ Các bệnh do virus, các bệnh nhiễm trùng cấp kỳ chuyểm biến tốt.
- Lâm ba cầu giảm
+ Một số bệnh nhiễm khuẩn cấp;
+ Ung thư đường tiêu hóa, hô hấp
- Bạch cầu ái toan tăng
+ Tăng cao và liên tục: các bệnh do ký sinh trùng, nhất là ký sinh trùng ngoài da, bệnh dị
ứng: chàm, phản ứng huyết thanh.
+ Tăng nhẹ và thoảng qua: thời kỳ lui của các bệnh nhiễm khuẩn cấp, dùng quá nhiều kháng
sinh.
- Bạch cầu ái toan giảm
+ Nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình nung mủ cấp;
+ Các trƣờng hợp bệnh ác tính, bạch cầu ái toan còn rất ít, có khi mất.
- Bạch cầu ái kiềm tăng
Trong bệnh máu trắng, phản ứng do tiêm huyết thanh, trong một số bệnh do ký sinh
trùng.
- Bạch cầu đơn nhân tăng
Trong các bệnh truyền nhiễm mãn tính, các quá trình nhiễm trùng.
- Bạch cầu đơn nhân giảm
Trong các bệnh bại huyết cấp tính, các bệnh mà bạch cầu ái trung tăng nhiều.
Câu 42. Phương pháp làm tiêu bản máu và nhuộm bằng giemsa?
47
➢ Dụng cụ
- La men
- Kim trích máu
- Phiến kính : Tuyệt đối vô trùng, sach sẽ , không có vết mờ , không toan, không kiềm. Phiến kính
mới mua về phải rửa sạch bằng nước lã, rồi đun trong nước xà phòng, sau cùng lại đun bằng nước
lã, rửa thật sạch chùi khô bằng vải xô và ngâm vào trong hỗn hợp cồn ete (lượng bằng nhau) để
bảo quản. Khi dùng lấy ra lau khô
➢ Tiến hành
-Trích máu ở tĩnh mạch tai.
- Bỏ vài giọt đầu rồi cho một giọt lên phiến kính.
- Giàn mỏng máu trên phiến kính.
Dùng một phiến kính khác có bề mặt bằng phẳng, tốt nhất là lấy lamen, để vào giữa phiến
kính rồi lại cho tiếp xúc với giọt máu. Cho giọt máu chảy đều sang hai bên. Nếu giọt máu to thì
nhấc lamen sang 1 vị trí khác rồi nghiêng 1 góc 450 đẩy nhẹ lamen về phía đằng kia của phiến
kính để dàn đều máu.
Chú ý : một giọt máu chỉ nên phiết 1 phiến kính. Muốn phiết kính khác thì nên lấy giọt máu mới
- Để phiến kính vừa phía xong khô tự nhiên trong điều kiện phòng ( chỗ dâm mát) và dùng dd
Cồn Methylic cố đinh trong 5 phút
-Sau khi cố định để phiến kính khô trong không khí rồi nhuộm
➢ Phƣơng pháp nhuộm tiêu bản máu nhuộm bằng giemsa
- Thuốc nhuộm:
+ Bột giemsa 0,5 g
+ Glycerin trung tính C.P 33,0 ml
+ Cồn methanol 33,0ml
48
- Cho bột giemsa vào cối đã rửa sạch, thêm Glyerin vào và nghiền nhỏ bằng chày sứ, đun cách
thủy ở nhiệt độ 550 – 600 trong 2 giờ, thỉnh thoảng quấy đều.
- Sau cùng cho cồn methanol vào bảo quản dùng lâu dài. Thuốc nhuộm dùng phải pha loãng 10
lần = dd tiêm hay nước cất trung tính (1:10)
- Tiến hành nhuộm
Bước 1: Đánh ố tiêu bản cho khỏi lẫn
Bước 2: Cố định bằng cồn Methanol trong 5 phút hoắc các thuố khác
Bước 3: cho thuốc nhuôm giemsa vừa pha phủ lên mmotj lớp, nhuộm 25-30
phút Bước 4: Rửa nước để khô, xem vật kính dầu
Câu 43. Phương pháp làm tiêu bản máu và nhuộm bằng Wright?
➢ Dụng cụ + tiến hành: giống nhuộm giemsa
➢ Phƣơng pháp nhuộm tiêu bản máu nhuộm bằng wright
- Thuốc nhuộm:
+ Bột wright 0,1g
+ Cồn methanol A.R 60,0 ml
- Cân chính xác 0,1g wright cho vào cối xứ nghiền nhở, thêm vào khoảng 1/5 lượng cồn
methanol tiếp tục ngiền cho thuốc nhuộm hòa tan hết rồi cho tiếp cồn methanol còn lại. Bảo
quản dùng lâu dài. Có thể cho thêm 3 ml Glycerin trung tính để giảm bớt cồn bay hơi nhanh
trong khi nhuộm
và có thể làm cho tế bào nhuộm được rõ ràng
- Tiến hành nhuộm
+ Cho phiến kính máu lên giá
+ Nhỏ 3-5 giọt wright phủ 1 lớp lên tiêu bản
- Sau 1 phút thêm vào 2-3 lần dd đệm hoặc nước cất, lắc nhẹ phiếm kính để hòa đều với thuốc
49
nhuộm. Khoẳng 10 phút rửa phiến kính bằng nước.
- Dựng phiến kính khô trong không khí và xem bằng vật kính dầu
➢ Chú ý
Thời gian tùy thuộc vào thuốc nhuộm và nhiệt độ phòng mà quyết định
- Sau khi cho thuốc nhuộm vào không được để thuốc nhuộm khô trên tiêu bản với cho dung dịch
đệm pha loãng vì như vậy hạt thuốc nhuộm sẽ bám vào tế bào, tiêu bản nhuộm không rõ.
Câu 43. Khái niệm và phương pháp xác định tỷ khối huyết cầu (chỉ số Hematocrit)? Các
biến đổi bệnh lý và ý nghĩa trong chẩn đoán?
➢ Khái niệm : Là tỷ lệ % của khối hồng cầu chiếm trong một thể tích máu nhất định
Chú ý: Máu để đo tỉ khối huyết cầu cần chống đông và thường dùng máu tĩnh mạch
➢ Phƣơng pháp xác định: Sử dụng phương pháp wintrobe
- Dụng cụ: + Máy ly tâm TH12 hoặc sigma
+ Ống li tâm riêng (ống Hematocit)
+ Bản dẻo
- Tiến hành
+ Lấy máu cần xét nghiệm vào 2/3 ống ống Hematocit Sau đó chấm vào bản dẻo để vít 1 đầu ống
Hematocit
+ Đưa ống ly tâm có máu vào máy ly tâm (để đầu có chất dẻo ra ngoài). Ly tâm với tốc độ
3.000 vòng/phút, thời gian 3-5 phút
+ Sau khi li tâm, đưa ống ly tâm vào thang đo để đọc chiều cao của cột hồng cầu, có thể tính
ngay tỉ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu và máu toàn phần gọi là hematocrit
+ Bình thường trên khối hồng cầu có 1 lớp mỏng bạch cầu và tiểu cầu không quá 1%. Nên khi
đọc kết quả hematocrit căn cứ vào chiều cao của cột huyết cầu coi là cột hồng cầu. Trong
những bệnh mà số lượng bạch cầu tăng quá nhiều như bệnh Leucaemia thì cần đọc rõ cột hồng
cầu, tiểu cầu,cột bạch cầu và phần huyết tương
50
➢ Các biến đổi bệnh lý và ý nghĩa trong chẩn đoán
- Hematocrit tăng khi có ứ nước trong tế bào, trong các bệnh tăng số lượng hồng cầu,
máu bị ngộ độc
- Hematocrit giảm trong các trường hợp thiếu máu , suy dinh dưỡng và các bệnh mạn
tính
PHẦN II. CÂU HỎI 4 ĐIỂM
Câu 44. Anh, chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh
ở hệ hô hấp. Kể tên các biện pháp/kỹ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và
chẩn bệnh ở phổi của gia súc?
❖ Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp khi gia súc bị bệnh ở hệ hô hấp thể hiện qua
động tác hô hấp và đường hô hấp trên của gia súc
➢ Động tác hô hấp
- Tần số hô hấp
+ Tăng: khi nhu cầu oxi cần cho cơ thể tăng: gặp trong các bệnh sốt cao, truyền nhiễm cấp
tính, cảm nóng, cảm nắng; và các bệnh làm giảm diện tích của phổi nên giảm hiệu suất làm
việc của phổi nên gia súc cần tăng tần số hô hấp để làm bù cho phổi.
+ Giảm: gặp trong các bệnh làm hẹp đường hô hấp trên như: viêm thanh quản, khí quản, viêm
xoang mũi hoặc gặp trong các bệnh gây ức chế thần kinh trung ương như: bại liệt, viêm não, ...
- Thể hô hấp
Đứng quan sát xem động tác hô hấp của con vật như thế nào bằng cách quan sát thể hô hấp của
con vật (thành bụng và thành ngực), xem con vật thở thể nào. Và nhìn 2 bên thành ngực để so
sánh xem 2 bên thành ngực có co giãn đều không vì nếu phổi bên nào bị viêm nặng hơn thì co
giãn ít hơn. Nếu gia súc:
+ Chuyển từ thể hô hấp hỗn hợp sang thở thể ngực: gặp trong các bệnh làm tăng thể tích xoang
bụng (đầy hơi, dạ dày, ruột..) và các bệnh gây đau đớn ở phần bụng: tắc ruột,
51
+ Chuyển từ thể hô hấp hỗn hợp sang thở thể bụng: gặp trong các bệnh gây tổn thương thành
ngực hoặc trong xoang ngực (chấn thương cơ giới)
- Nhịp thở: bị rối loạn
+ Hít vào kéo dài: gặp trong các bệnh gây hẹp đường hô hấp trên: viêm xoang mũi,
+ Thở ra kéo dài: Các bệnh làm hẹp lòng phế quản nhỏ hoặc làm giảm khả năng co giãn của
phổi: khí phế, viêm phế quản nhỏ,
+ Thở ngắt quãng: tiên lượng xấu, gặp khi mắc bệnh gây đau đớn khi thở(khí thũng phổi) và
các bệnh làm giảm tính hưng phấn hô hấp (viêm não, viêm màng não,)
- Thở khó: khi con vật hít vào/thở ra đều phải gượng sức.
+ Hít vào khó: bệnh làm hẹp đường hô hấp trên: viêm xoang mũi tích mũ, phù thanh quản
+ Thở ra khó: bệnh làm hẹp lòng phế quản nhỏ hoặc làm mất đàn tính của phổi: khí phế,
+ Thở khó hỗn hợp: do các bệnh ở hệ hô hấp (viêm phổi, tràn khí màng phổi,) và các bệnh ở
tim (suy tim, viêm cơ tim,); các bệnh làm tăng thể tích xoang bụng (bội thực, chướng hơi dạ
cỏ,); do các bệnh làm rối loạn hoạt động của trung khu hô hấp (viêm não,.)
➢ Đƣờng hô hấp trên
- Nước mũi:
Đứng quan sát 2 bên lỗ mũi xem con vật có chảy nước mũi hay không? nấu có thì màu sắc,
tính chất nước mũi ntn?
+ Số lượng:
✓ Nước mũi nhiều: viêm mũi, tỵ thư,
✓ Nước mũi chảy ít: viêm ở những phần sâu bên trong phổi: viêm phổi, lao,
✓ Nước mũi chảy ra ở 1 bên lỗ mũi: viêm bên nào nước mũi chảy ra bên đó
+ Màu sắc và tính chất
✓ Nước mũi trong và lỏng: viêm cata cấp tính
✓ Viêm mũi nhầy và đục: viêm cata cấp tính chuyển sang
52
✓ Nước mũi đặc, xanh như mủ và có lẫn các mảnh tổ chức: viêm hóa mủ,
✓ Nước mũi có màu nâu như rỉ sắt: viêm phổi thùy,..
✓ Nước mũi có lẫn máu đỏ tươi: xuất huyết phổi (thường lẫn bọt khí), tổn thương bên lỗ
mũi (không có bọt khí)
+ Mùi:
✓ Mùi thối: viêm hoại thư
✓ Mùi Cloroform: xeto huyết
- Niêm mạc mũi:
+ Niêm mạc nhợt nhạt: thiếu máu
+ Niêm mạc đỏ ửng: vùng niêm mạc đó đang bị xung huyết ĐM thường gặp ở giai đoạn đầu
của thể viêm cấp tính.
+ Niêm mạc vàng: do bị bệnh về gan, bị tắc mật hoặc do hồng cầu bị vỡ nhiều,
+ Niêm mạc tím bầm: Biểu hiện của xung huyết tĩnh mạch trong máu chứa nhiều CO2
+ Niêm mạc bị viêm loét hoặc bị sưng: viêm cục bộ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm
- Xoang mũi
+ Bị biến dạng: viêm màng mũi thối loét, vieem teo mũi ở lợn,
+ Viêm xoang mũi tích mủ
- Thanh quản, khí quản
+ Sưng, nóng đau: nhiệt thán, xạ khuẩn,
- Ho
+ Ho khỏe, to, vang: viêm hoạng, viêm thanh quản,
+ Ho thành từng cơn: viêm phế quản, tràn dịch màng phổi,
+ Ho một tiếng: ung thư, viêm màng phổi,
+ Ho khan: niêm mạc đường hô hấp bị xung huyết
53
+ Ho ướt: niêm mạc đường hô hấp chứa đờm
❖ Các biện pháp/kỹ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở
phổi của gia súc
➢ Nhìn và sờ nắn vùng phổi
- Người khám đứng quan sát hiện tượng thở vào/hít ra của con vật
+ Thành ngực hoạt động không rõ: do tổn thương
+ Hai bên thành ngực co, nở không đều: viêm
- Sờ nắn thấy con vật có phản xạ tránhđau
➢ Gõ vùng phổi
- Âm đục: viêm phổi thùy ở thời kỳ gan hóa, phế quản – phế viêm,
- Âm bùng hơi: lao phổi, viêm phế quản mãn tính, phù phổi, phế quản phế viêm,
- Âm hộp: khí phế nặng, giãn phế quản nặng, trong phổi có hang lao,
- Âm bình rạn: lao phổi, giãn phế quản nặng
- Âm kim thuộc: khí phế rất nặng hoặc tràn khí màng phổi
➢ Nghe phổi: âm hô hấp thay đổi
- Âm phế nang thay đổi
+ Âm phế nang tăng dần đều trên toàn vùng phổi: stress, các bệnh gây sốt cao,
trên một số vùng: phế quản phế viêm, viêm phổi thùy
+ Âm phế nag giảm: do thành ngực bị sưng dày, phổi, màng phổi có bệnh
+ Âm phế nag thô
+ Âm phế nag mất
- Âm phế quản bệnh lý:
+ Âm phế quản trên nền phổi ở ngựa: viêm phế quản
➢ Chọc dò xoang ngực
54
+ lấy dịch chọc dò xem dịch viêm (thẩm xuất) hay dịch phù (thẩm lậu)
➢ Xét nghiệm đờm
+ Số lượng đờm nhiều: viêm phổi hóa mủ, lao,
+ Màu sắc:
✓ Đờm màu đỏ: chảy máu ở phổi
✓ Màu xanh xám: phổi hoại thư
✓ Màu rỉ sắt: thùy phế viêm ở giai đoạn gan hóa
Câu 45. Anh, chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh
ở hệ tiêu hóa. Kể tên các biện pháp/kỹ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và
chẩn bệnh ở ống tiêu hóa?
❖ Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp khi gia súc bị bệnh ở hệ tiêu hóa
➢ Khi kiểm tra miệng
- Nhu cầu ăn:
+ Ăn kém, giảm(bỏ) ăn: mắc bệnh RLTH(viêm ruột, dạ dày); bị sốt cao; bị stress
+ Ăn nhiều: do bị bỏ đói,
- Loại thức ăn
+ Ăn bậy (gặm tường, ăn dị vật như gỗ, gạch,): thiếu khoáng; bị bệnh dại
+ Thay đổi
✓ Thích ăn thức ăn thô xanh: liệt dạ cỏ
✓ Thích ăn thức ăn tinh: đau dạ dày
✓ Sợ thức ăn giàu lipid và pr: bị bệnh gan
- Nhu cầu uống:
+ Uống ít: tắc ruột; lồng ruột, xoắn ruột(bỏ uống hoàn toàn)
+ Uống nhiều
✓ Ăn nhiều thức ăn khô
55
✓ Bị sốt cao
✓ Mất nước nhiều: ỉa chảy, nôn mửa nhiều
✓ Mất máu nhiều: xuất huyết, vỡ tạng
- Cách lấy thức ăn, nước uống: Sự phối hợp giữa môi, lưỡi, răng không được tốt: bị bệnh về
lưỡi, răng,
- Nhai
+ Nhai chậm uể oải: sốt cao, bị bệnh ở hệ tiêu hóa
+ Đau khi nhai: bệnh về răng,
+ Nghiễn răng
✓ Trâu bò: liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật,
✓ Ngựa: viêm não tủy truyền nhiễm, trúng độc
- Nuốt
+ Nuốt khó khăn, đầu vươn thẳng, lắc lư, 2 chân cào đất: hẹp thực quản, viêm họng
+ Thức ăn trào ra đằng mũi, trào ngược thực quản: tắc thực quản, viêm họng nặng,
- Nhai lại
+ Chậm và yếu: mệt mỏi, sốt nhẹ, giảm nhu động dạ cỏ,
+ Không nhai lại: liệt dạ cỏ, tắc thực quản,
- Ợ hơi:
+ Tăng: ăn nhiều TĂ dễ lên men: bội thực dạ cỏ,
+ Giảm: liệt dạ cỏ, sốt cao,.
+ Không ợ hơi: tắc rãnh thực quản, liệt dạ cỏ,
- Nôn mửa
✓ Kiểu nôn, Số lần nôn
+ Nôn 1 lần duy nhất (chất nôn bình thường): ăn nhiều
56
+ Nôn nhiều lần trong ngày: viêm dạ dày, viêm màng não
+ Nôn ngay sau khi ăn: tắc thực quản, bệnh ở dạ dày
+ Ăn một lúc mới nôn: tắc ruột
✓ Chất nôn
+ Chất nôn lẫn máu: xuất huyếtđường tiêu hóa
+ Chất nôn màu vàng lục: tắc ruột non
+ Chất nôn lẫn phân, mùi thối: tắc ruột già
➢ Khi khám miệng
- Chảy nước rãi: do bệnh ở hệ tiêu hóa, các bệnh gây đau đớn nặng ở hệ tuần hoàn hoặc do bị
trúng độc.
- Môi:
+ Môi ngậm chặt: viêm màng não, uốn ván
+ Môi sưng: viêm miệng, bệnh thận,
- Mùi miệng thối: do viêm miệng, viêm lợi,
- Ôn độ
+ Miệng nóng: do các bệnh gây sốt cao, vieem miệng, viêm họng,
+ Miệng lạnh: Mất máu nhiều, gia súc cắp chết, suy nhược
- Ẩm độ:
+ Miệng nhầy, ướt, có nhiều nước dãi: viêm tuyến nước bọt, viêm miệng,
+ Miệng khô: Sốt cao, trugs độc, cơ thể mất nước, mất máu,
- Niêm mạc miệng:
+ Màu sắc niêm mạc: giống phần niêm mạc mũi
+ Có mụn nước, mụn mủ: bệnh LMLM, bệnh đậu cừu,
+ Lấm tấm xuất huyết: dịch tả lợn, dịch tả trâu bò,
57
+ Viêm hoại tử: Bệnh tiêu chảy do virus,
- Lưỡi:
+ Có bựa lưỡi: các bệnh gây sốt cao và viêm đường tiêu hóa
+ Lưỡi bị sưng:
✓ Tổn thương cục bộ
✓ Xạ khuẩn, lưỡi xanh (trâu bò)
✓ Nhiều mụn nước và vết loét: Dịch tả trâu bò, LMLM
- Họng:
+ Họng sưng, cổ cơi cứng, nuốt khó khăn kết hợp với triệu chứng ho nhiều, tiếng ho to và
vang: bị viêm họng
+ Vùng họng sưng to, xương hàm dưới bị biến dạng
- Thực quản:
+ Bị tắc: thức ăn hoặc khối u chèn ép
+ Bị kinh luyến: các cơ trơn của ống tiêu hóa co bóp quá mức
+ Bị viêm
- Dạ dày loài nhai lại:
+ Dạ cỏ: chẩn đoán pb 1 số bệnh thường gặp ở dạ cỏ
Bệnh
Bp
Ăn no
Bội thực dạ cỏ
Chướng hơi dạ cỏ
cấp tính
Liệt dạ cỏ
Quan
sát
Phình to Phình to Phình to Hóp lại
Còn ợ hơi Không ợ hơi Không ợ hơi Không ợ hơi
Còn nhai lại Không nhai lại Không nhai lại Không nhai lại
58
Sờ nắn Chắc và cứng như
ấn tay vào bao cát,
bỏ tay ra k có vết
lõm
Chắc và cứng
như ấn tay vào
bao cát, bỏ tay
ra để lại vết lõm
Cứng như ấn tay
vào quả bóng cao
su được bơm đầy
không khí
Mềm và nhão như ấn
tay vào túi đựng cháo
đặc, bỏ tay ra để lại
vết lõm
Gõ Âm đục tuyệt đối Âm đục tuyệt Âm bùng hơi (âm Tùy vào trạng thái cụ
mở rộng lên vùng
âm đục tương đối và
âm bùng hơi
đối mở rộng lên
vùng âm đục
tươgn đối và âm
bùng hơi
trống) mở rộng
xuống vùng âm đục
tương đối và tuyệt
đối
thể
Nghe Còn nhu động Mất nhu động Mất nhu động Mất nhu động
Chọc
troca
Không hoặc chỉ có
ít khí thoát ra
Không hoặc chỉ
có ít khí thoát ra
Có rất nhiều khí
thoát ra, thể tích dạ
cỏ giảm rõ
Không hoặc chỉ có ít
khí thoát ra
+ Dạ tổ ong: khi bị viêm hay có ngoai vật thì:
✓ Dắt con vật khi xuống dốc: ngại không xuống dốc do bị các cơ quan dồn về phía trước
nên bị đau
✓ Bắt rẽ trái, rẽ phải đột ngột (nhất là rẽ trái), con vật khự lại
✓ Con vật đau, né tránh khi sờ nắn
+ Dạ lá sách:
✓ Nghẽn dạ lá sáchcon vật đau và xuất hiện âm đục
✓ Viêm hoại tửcon vật đau và xuất hiện âm bùng hơi
+ Dạ múi khế
✓ Viêm, dãn: xuất hiện âm kim thuộc
✓ Lệch/biến vị: âm kim thuộc xuất hiện ở đâu thì vùng đó bị biến vị dạ múi khế
❖ Tên các biện pháp/kỹ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và chẩn bệnh
59
ở ống tiêu hóa
- Kỹ thuật khám lâm sàng: Quan sát, sờ nắn, gõ, nghe
- Kiểm tra máu trong phân: xác định sự tổn thương ở đường tiêu hóa gây xuất huyết mà mắt
thường không quan sát thấy
- Chọc tro – ca
- Siêu âm
- Chụp x-quang
- Dùng máy dò kim loại
Câu 46. Anh, chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh
ở gan. Kể tên các xét nghiệm thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở gan của gia súc?
❖ Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp khi gia súc bị bệnh ở gan
- Hoàng đản, ủ rũ, mệt mỏi, tim đập chậm, nước tiểu vàng
- Gan sưng to, cứng, chuyển động theo nhịp thở (lồi hẳn ra ngoài cug sườn)
+ Trâu, bò: viêm mạn tính, lao gan, sơ do sán lá gan, ổ mủ, ung thư hoặc do trúng độc thức ăn
dẫn đến rối loạn trao đổi chất (bò sữa cao sản)
+ Ngựa, la, lừa: viêm mạn tính, ổ mủ, khối u
+ Chó: viêm, tụ máu, bị leucosis
❖ Các xét nghiệm thƣờng dùng khi khám và chẩn bệnh ở gan của gia súc
➢ Các xét nghiệm cơ năng
+ Phản ứng Takata – Ara: (+) tính thì mắc viêm gan, xơ gan, tổn thương phân tán,
+ Phản ứng Ven-man:
✓ Đánh giá sự ổn định của pr huyết thanh
✓ (+) tính: gan bị các bệnh như: viêm gan, xơ gan, suy gan
+ Phản ứng Gros: (+) tính: tổn thương phân tán trên gan, viêm gan, xơ gan. Gros dương tính
60
kéo dài chứng tỏ bệnh viêm gan ở thể mạn tính
+ Phản ứng Lugon
➢ Xét nghiệm cơ năng trao đổi lipit
➢ Xét nghiệm cơ năng trao đổi sắc tố mật
➢ Xét nghiệm hoạt tính của SGOT và SGPT (kiểm tra hoạttinhs men gan): đánh giá mức
độ số lượng TB gan bị tổn thương
➢ Sinh thiết gan: chỉ tiến hành khi chẩn đoán ung thư gan vì biến chứng nhiều
Câu 47. Anh, chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh
ở đường tiết niệu. Kể tên các xét nghiệm nước tiểu thường dùng khi khám và chẩn bệnh
ở đường tiết niệu của gia súc?
❖ Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp khi gia súc bị bệnh ở đƣờng tiết niệu
➢ Thay đổi động tác đi tiểu:
- Tư thế đi tiểu thay đổi: đường dẫn niệu bị viêm
+ Khi đi tiểu con vật đái buốt, đái dắt, cong lưng, cong đuôi
- Số lần đi tiểu và số lượng nước tiểu thay đổi
+ Đi tiểu ít: số lần đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít, nước tiểu màu sẫm, tỷ trọng nước tiểu cao: do
viêm thận cấp tính, các bệnh làm cho cơ thể mất nước nhiều (ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi,
sốt cao, thẩm xuất, nôn mửa)
+ Không đi tiểu. Do:
✓ Thận: viêm thận cấp tính nặng
✓ Bàng quang bị vỡ : gia súc đau đớn, nước tiểu tích lại trong xoang bụng
✓ Co thắt cơ vùng bàng quang, liệt bàng quang, tắc niệu đạo làm nước tiểu tích đầy bàng
quang
+ Đái dắt: đái nhiều lần, lượng nước tiểu không tăng, do: sỏi niệu đạo,
61
+ Đa niệu: số lần đi tiểu không tăng nhưng lượng nước tiểu tăng, nước tiểu màu vàng nhạt, tỷ
trọng thấp, trong suốt.
+ Đái không tự chủ
✓ Không kiểm soát được động tác đi tiểu do tổn thương thần kinh hoặc sang chấn ở bụng
do phẫu thuật ở ổ bụng, do: u tiền liệt tuyến, cơ thắt cổ bàng quang bị suy yếu và thường hay
gặp ở gia súc già
✓ Không có động tác đi tiểu nhưng vẫn thải nước tiểu, có thể do dùng thuốc an thần hoặc
thuốc lợi tiểu
❖ Tên các xét nghiệm nước tiểu thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở đường tiết
niệu của gia súc là:
- Xét nghiệm cặn nƣớc tiểu: Khi xét nghiệm nếu thấy tế bào biểu mô ở đâu nhiều thì ở đó bị
tổn thương do vùng này biểu mô các chỗ khác nhau.
- Xét nghiệm lý tính:
+ Số lượng nước tiểu + Độ trong
+ Màu sắc + Độ nhớt
+ Mùi + Tỷ trọng
- Hóa nghiệm
+ Độ kiềm, toan + Đường niệu
+ Protein niệu + Bilirubin niệu
+ Huyết niệu + Xeton niệu
+ Huyết sắc tố niệu + Indican niệu
Câu 48. Anh, chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh
ở thận. Kể tên các xét nghiệm sinh hóa máu thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở thận
của gia súc?
➢ Các triệu chứng lâm sàng thƣờng gặp khi gia súc bị bệnh ở thận.
62
- Phù ở những vùng tổ chức lỏng lẻo: mí mắt, âm nag, dưới bụng, 4 chân.
Do quá trình bài tiết bị trở ngại, NaCl tích lại nhiều trong máu,tổ chức; Albumin trong máu
theo nước tiểu ra ngoài làm thay đổi áp lực keo của máu, của tổ chức, gây thủy thũng.
- Ure huyết: Trúng độc ure do chất độc, chất thải của trao đổi chất trong cơ thể không
thải ra ngoài, tích lại trong tổ chức cơ thể gây ra. Gia súc ủ rũ, tiêu hoá rối loạn, nôn có
khi ỉa chảy. Trúng độc ure nặng, bệnh súc hôn mê, chết.
- Đau vùng thận, ủ rũ, bỏ ăn, có thể xuất hiện hiện tượng đa niệu, thiểu niệu, vô niệu tùy
vào từng thời kỳ (viêm thận cấp)
- Tần số tim mạch và huyết áp bị thay đổi: mạch quản đáy mắt vi mạch quản xung huyết, thần
kinh thị giác thủy thũng; xung quanh thể vàng những điểm xuất huyết xen lẫn những điểm
trắng khi gia súc mắc viêm thận cấp
➢ Các xét nghiệm sinh hóa máu thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở thận của gia súc
- Độ kiềm dự trữ trong máu:
+ Độ kiềm dự trữ trong máu giảm: viêm thận
- Đường huyết (glucoza) trong máu
+ Đường huyết cao:viêm thận
+ Đường huyết thấp: thiếu máu viêm thận mạn tính
- Định lượng pr huyết thanh
+ Pr huyết thanh thấp: cơ thể mất pr trong 1 số bệnh ở thận
+ Albumin giảmalbumin niệu
+ β – Globumin tăng: hư thận
+ Ɣ – globumin giảm: hư thận
- Đạm ngoài pr
+ Ure huyết: Ure huyết tăng: bệnh ở thận, nhất là viêm thận mạn tính
+ Creatinin tăng: các bệnh thận (suy thận) và bí đái
- Cholesterol toàn phần tăng: hư thận
- Canxi huyết giảm: thận hư
63
64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_chan_doan_benh_thu_y_lee_dong_kyung_k60tya_0898.pdf