Đề cương bài giảng Trang phục thường ngày

Cổ áo là phần khoét trên thân áo để tạo thành kiểu áo theo đúng yêu cầu. Các

kiểu dáng cổ áo là chi tiết quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp cho chiếc áo.

 Các kiểu cổ không bâu là các kiểu cổ chỉ cắt khoét vào thân áo theo nhiều dạng

khác nhau. Vòng cổ sẽ được hoàn tất bằng một số phương pháp sau:

 - May hoặc thêu trực tiếp trên vòng cổ.

 - Viến gấp mép:

 + Gấp mép vào trong.

 + Gấp mép ra ngoài.

 - Viền bọc mép.

 Từ cổ tròn cơ bản, ta điều chỉnh đoạn vào cổ và hạ cổ cho phù hợp với kiểu áo

theo ý thích.

pdf79 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Trang phục thường ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
F2D1B1. Nối đường sườn tay phía sau E1DB2. Đoạn DB2 vẽ hơi cong. Nối đường cửa tay B1B2. b/ Cách cắt Cắt 2 miếng tay lớn và 2 miếng tay nhỏ. - Vòng nách chừa 0,7cm. - Sườn tay chừa 1cm. - Cửa tay chừa 1cm ( may miếng đáp tay áo). 3.4. Miếng đáp tay áo a/ Cách vẽ Dựa vào tay áo để may miếng đáp tay: - Bên lớn = 6cm. - Bên nhỏ = 3cm. Khoảng giữa vẽ cong lõm vào 0,5cm. b/ Cách cắt Cắt chừa xung quanh 1cm đường may. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 56 3.5. Miếng đáp ve a/ Cách vẽ Dựa vào thân trước để vẽ miếng đáp ve: sang dấu đinh áo, ve áo, vòng cổ, sườn vai của thân trước sang phần vải vẽ ve áo. EE1 = 4cm. IJ = 2cm. JJ1 = 5cm. Vẽ cong đoạn J1E1. b/ Cách cắt Cắt 2 miếng vải đáp ve đối nhau, đoạn J1E1 chừa 0,5cm đường may. 3.6. Bâu áo a/ Cách vẽ - Dài bâu: AB = 1/2 Vc đo trên áo (đo cách đầu va áo F1 2cm). - Bề cao bâu: AC = 8cm. Vẽ hình chữ nhật ABCD. BB1 = 1,5cm. DD1 = 2cm. Vẽ bâu áo AB1D1C. khoảng giữa AB vẽ cong đến B1. b/ Cách cắt - AB là đường vải gấp đôi. - Cắt 2 miếng vải bâu chừa đều 1cm đường may xung quanh. - Cắt 1 miếng vải dựng lót không chừa đường may. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 57 3.7. Túi trên a/ Cách vẽ - Miệng túi: AB = 1/2 CC1 thân trước = 25/2 = 12,5cm. - Bề sâu túi: BC = Miệng túi + 2cm = 14,5cm. - Đáy túi: CD = Miệng túi + 0,5cm = 13cm. BB1 = CC1 = DD1 = 0,5cm. b/ Cách cắt - Cắt 1 túi trên chừa đều 1cm đường may. - Cắt miếng đáp túi tương tự như miếng đáp tay: + Cạnh lớn 4cm. + Cạnh nhỏ 3cm. Chừa đều 1cm đường may. 3.8. Túi dưới Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 58 a/ Cách vẽ - Miệng túi: AB = 1/2 BB1 thân trước = 29/2 = 14,5cm. - Bề sâu túi: BC = Miệng túi + 2cm = 16,5cm. - Đáy túi: CD = Miệng túi + 1cm = 15,5cm. BB1 = CC1 = DD1 = 1cm. b/ Cách cắt - Cắt 2 túi dưới đối xứng nhau. - Cắt túi dưới và miếng đáp tương tự như túi trên. 4. Cách may - May bâu áo. - May tay áo: + Nối đường sườn tay trước: áp dụng đường may can lật hoặc can lật đè. + May miếng đáp tay vào tay áo: áp dụng đường may viền gấp mép, vải nẹp ở bề phải. + May đường sườn tay phía sau: ấp dụng đường may lộn 2 đường. - May ben thân trước: áp dụng đường may can. - Ráp ve áo. - Ráp đường sườn vai: áp dụng đường may can lật. - Ráp bâu vào thân áo. - Ráp đường sườn thân: áp dụng đường may can. - Ráp tay vào thân áo: áp dụng đường may can. - Lên lai áo: áp dụng đường may mí ngầm. - May túi áo: + May miếng đáp vào túi: áp dụng đường may viền gấp mép, vải nep ở bề phải. + Ráp túi vào thân áo: áp dụng đường may mí ngầm. - Thùa khuy, kết nút. - Hoàn chỉnh sản phẩm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 59 III - ÁO BẢO HỘ LAO ĐỘNG (KIỂU BỜ-LU-DÔNG) Áo bảo hộ lao động thường được may kiểu bờ-lu-dông: có các đường cắt cúp, ráp đô và có nẹp lai áo với mục đích làm cho áo được gọn gàng nhưng vẫn tạo được sự thoái mái cho người lao động. Do đó ta sẽ vẽ cắt mẫu rập trước sau đó mới đặt mẫu rập các phần của thân áo lên vải để cắt. 1. Cách đo Giống như cách đo áo sơ-mi nam, chỉ khác phần dài áo: - Dái áo: Đo từ xương ót đến dưới eo từ 15 - 20cm. Ni mẫu: - Dài áo: 55cm - Ngang vai: 42cm - Dài tay: 58cm - Cửa tay: 22cm - Vòng cổ: 36cm - Vòng ngực: 84cm 2. Cách tính vải Giống như cách tính vải áo sơ-mi nam. 3. Cách vẽ và cắt Từ thân áo sơ-mi nam bâu tơ-năng, ta điều chỉnh các chi tiết cho phù hợp: 3.1. Thân trước a/ Đô áo - Bề cao đô: AI = 1/2 Vc = 36/2 = 18cm. Cắt chừa đường may xung quanh như đô áo sơ- mi đô rời. b/ Thân dưới B1B2 = 1cm. JK = 5cm. BL = 1/2 BB2. Nối KL. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 60 Các phần khác vẫn giữ nguyên như áo sơ-mi căn bản. Cắt chừa đường may 1cm ở đường nối KL. 3.2. Thân sau a/ Đô áo - Bề cao đô: AI = 1/10 Vn + 2cm = 84/10 + 2 = 10,4cm. Cát chừa đường may xung quanh như đô áo sơ-mi đô rời. b/ Thân dưới B1B2 = 1cm. JK = 1/3 JI. LB2 = 1/2 BB2. Nối KL. Cắt chừa đường may 1cm ở đường nối KL. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 61 3.3. Tay áo Giống như tay áo mămg sét áo sơ-mi. 3.4. Bâu áo Vẽ kiếu bâu lật (cổ bẻ). - Bề dài bâu: AB = 1/2 Vc trên áo - 1,5cm (phần cài nút) = 21 - 1,5 = 19,5cm. - Bề cao bâu: CC1 = 8cm. AC = 3cm. DD1 = 3cm. Vẽ bâu áo CBC1D1. Cắt giống như bâu áo py-ja-ma. 3.5. Túi áo Có thể cắt túi đáy tròn, đáy nhọn hoặc đáy xéo góc tuỳ ý (kích thước như túi áo sơ-mi nam). 3.6. Miếng đáp lai Vẽ đáp lai hình chữ nhật. - Chiều dài = Vòng lai áo (đo trên thân trước và thân sau của áo) + 2cm đường may. - Chiều rộng: 4 - 5cm + 2cm đường may. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 62 4. Cách may - May bâu: giống như cách may bâu đăng-tông. - May đường xẻ tay áo: giống như áo sơ-mi. - May ráp đường KL của 2 thân trước và thân sau: áp dụng đường may cuốn đè mí. - May ráp đô thân trước và thân sau: áp dụng đường may cuốn đè mí. - May túi áo. - May ráp sườn vai : áp dụng đường may cuốn đè mí. - Ráp bâu vào thân áo. Các giai đoạn còn lại thực hiện như quy trình may áo sơ-mi tay măng-sét. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 63 Chương III CÁC DẠNG QUẦN NAM I - QUẦN ĐÙI 1. Cách đo - Dài quần (Dq): Đo từ ngang thắt lưng đến ngang đùi. - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh chỗ nở nhất của mông. Ni mẫu: - Dài quần: 40cm. - Vòng mông: 88cm. 2. Cách tính vải Giống như quần đáy giữa lưng thun. 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Xếp vải Giống như quần đáy giữa lưng thun. 3.2. Cách vẽ a/ Các đường ngang - Dài quần (Dq): AB = 40cm. - Hạ đáy: AC = 1/4 Vm + 6 - 8cm = 88/4 + 7 = 29cm. b/ Các đường xuôi - Ngang lưng: AA1 = 1/4 Vm + 1cm = 23cm. - Ngang đáy: CC1 = 1/4 Vm + 6 - 8cm = 29cm. - Ngang ống: BB1 = CC1 - 3cm = 29 - 3 = 26cm. c/ Vẽ đường đáy: Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 64 - Vào đáy: C1C2 = 3cm. Nối A1C2. Vẽ cong vòng đáy quần giống như quần đáy giữa lưng thun. c/ Vẽ đường ống Nối đường sườn ống C1B1C2. B1B2 = 2cm. Nối đường lai quần BB2. Vẽ lỏm cong vào giữa 0,5cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 65 3.3. Cách cắt - Vòng đáy, sườn ống chừa 1cm đường may. - Lưng, lai quần chừa 2cm đường may. 4. Cách may - Ráp sườn ống: áp dụng đường may can rẽ hoặc may lộn 2 đường. - Ráp đường đáy quần: áp dụng đường may can rẽ hoăc may lộn 2 đường. - May lưng quần: áp dụng đường may mí ngầm. - Lên lai quần: áp dụng đường may mí ngầm. - Luồn thun vào lưng quần. - Hoàn chình sản phẩm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 66 II - QUẦN ĐÙI THỂ THAO 1. Cách vẽ a/ Thân quần - Dài quần (cũng là hạ đáy): AB = 1/4 Vm + 6 - 8cm (tuý ý) = 88/2 + 6 = 28cm. - Ngang lưng: AA1 = 1/4 Vm + 1cm = 23cm. - Ngang ống: BB1 = 1/4 Vm + 2cm = 24cm. B1B2 = 4cm. Vẽ cong BB2 0,5cm. Vẽ thân quần qua các điểm A, A1, B2, B. b/ Miếng đáy quần Vẽ miếng đáy hình thoi. - Đường chéo dài: AB = 2/10 Vm = 2.88/10 = 17,6cm. - Đường chéo ngắn: CD = 1/10 Vm + 2cm = 10,8cm. Vẽ miếng đáy quần qua các điểm A, B, C, D. 2. Cách cắt - Lưng quần chừa 2cm đường may. - Các đường còn lại chừa 1cm đường may. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 67 3. Cách may - Ráp miếng đáy quần vào thân quần: áp dụng đường may cuốn đè mí. - Ráp đường đáy quần: áp dụng đường may cuốn đè mí. - May lưng quần: áp dụng đường may mí ngầm. - Lên lai quần: áp dụng đường may mí ngầm. - Luồn thun vào lưng quần. - Hoàn chỉnh sản phẩm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 68 III - QUẦN PY-JA-MA Dạng quần mặc thường ngày có 2 thân không đều nhau. 1. Cách đo - Dài quần (Dq): Đo từ ngang thắt lưng đến gót chân (dài, ngắn tuỳ ý). - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh chỗ nở nhất của mông. - Rộng ống (Rô): Rộng, hẹp tuỳ ý. Ni mẫu: - Dài quần: 100cm - Vòng mông: 88cm - Rộng ống: 26cm 2. Cách tính vải Giống như quần đáy giữa lưmg thun. 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vm + 1/10 Vm cử động + 2cm đường may, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. - Vẽ lưng quần bên tay phải, lai quần bên tay trái. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài quần (Dq): AB = 100cm. - Hạ đáy: AC = 1/4 Vm + 6cm = 88/4 + 6 = 28cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang lưng: AA1 = 1/4 Vm + 4cm = 26cm. - Ngang đáy: CC1 = 1/4 Vm + 1/10 Vm = 88/4 + 88/10 = 30,8cm (31cm). - Ngang ống: BB1 = Rô - 1cm = 26 - 1 = 25cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 69 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 70 b.3/ Vẽ đường đáy Vẽ A1C2 vuông góc CC1. Vẽ cong vòng đáy thân trước quần giống như quần đáy giữa lưng thun. b.4/ Vẽ đường ống C1I = 1/3 C1B1. Vẽ đường sườn ống C1I B1, đoạn C1I vẽ cong 1cm. c/ Cách cắt - Lưng quần chừa 3cm đường may. - Vòng đáy, sườn ống chừa 1,5cm đường may. - Lai quần chừa 4cm đường may hoặc chừa 1cm để cặp miếng đáp như tay áo py-ja-ma. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vm + (1/8 Vm + 2cm) cử động + 2cm đường may, xếp vải như thân trước. - Đặt thân trước lên vải thân sau để vẽ và cắt thân sau. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài quần: như thân trước. - Hạ đáy: AC4 = AC + 1cm = 28 + 1 = 29cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang lưng: AA2 = 1/4 Vm + 2cm = 24cm. A2A3 = 2cm. Nối AA3. - Ngang đáy: C4C3 = 1/4 Vm + 1/8 Vm + 2cm = 88/4 + 88/8 + 2 = 35cm. - Ngang ống: BB2 = Rô + 1cm = 26 + 1 = 27cm. b.3/ Vẽ đường đáy Vẽ cong vòng đáy thân sau A3EC3. b.4/ Vẽ đường ống I I1 = 3cm. Vẽ đường sườn ống C3I1B2 giống như đường sườn ống thân trước. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 71 c/ Cách cắt Giống như thân trước. 4. Cách may Giống như cách may quần đùi. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 72 IV - QUẦN TÂY 1. Cách đo - Dài quần (Dq): Đo từ ngang thắt lưng đến gót chân (dài, ngắn tuỳ ý). - Hạ gối (Hg): Đo từ thắt lưng đến trên đầu gối 3 - 4cm. - Vòng eo (Ve): Đo vừa sát quanh vòng eo chỗ thắt lưng. - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh chỗ nở nhất của mông. - Rộng ống (Rô): Rộng, hẹp tuỳ ý. Ni mẫu: - Dài quần: 100cm - Hạ gối: 50cm - Vòng eo: 72cm - Vòng mông: 88cm - Rộng ống: 24cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m 2(bề dài quần + lưng + lai). b/ Vải khổ 1,2m Dài quần + lưng + lai + 50cm. c/ Vải khổ 1,6m Dài quần + lưng + lai. 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Xếp vải - Xếp 2 biên vải trùng nhau, bề trái ra ngoài, biên vải hướng về phía người cắt. - Từ biên vải chừa vào 2cm đường may. Vẽ lưng quần bên tay phải, lai quần bên tay trái. 3.2. Thân trước Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 73 a/ Cách vẽ a.1/ Các đường ngang - Dài quần: AB = Dq - 3cm lưng = 100 - 3 = 97cm. - Hạ đáy: AC = 1/4 Vm + 2cm = 88/4 + 2 = 24cm. - Hạ gối: AD = Hg = 50cm. a.2/ Các đường xuôi AA1 = 3cm. - Ngang lưng: A1A2 = 1/4 Ve = 72/4 = 18cm. - Ngang đáy: CC1 = 1/4 Vm + 1/20 Vm = 88/4 + 88/20 = 26,4cm. Đường chính trung là đường nằm giữa ngang đáy, ngang gối, ngang ống quần: OC = OC1. Từ O kẻ đường thẳng song song với AB, gặp đường ngang gối tại O1, gặp đường ngang ống tại O2. - Ngang gối: D1D2 = CC1 - 2 - 4cm = 26,4 - 2 = 24,4cm (O1D1 = O2D2). - Ngang ống: B1B2 = Rô - 2cm = 24 - 2 = 22cm (O2B1 = O2B2). a.3/ Vẽ đường đáy - Vẽ vòng đáy bên trái: CC2 = 1/4 Vm + 1cm = 88/2 + 1 = 23cm. Nối A2C2. Vẽ cong vòng đáy bên trái giống như quần đáy giữa lưng thun. - Vẽ vòng đáy bên phải: Vẽ giảm vòng đáy bên phải cách vòng đáy bên trái 0,7cm. a.4/ Vẽ đường ống Vẽ đường sườn ống CD1B1 và C1D2B2. Đoạn C1D2 vẽ cong 1cm để ống quần không bị gãy. Đoạn CD1 vẽ cong 0,5cm. Vẽ cong đường sườn hông CA1. a.5/ Vẽ túi xéo - Đầu trên của miệng túi cách điểm A1 của lưng quần 3cm. - Đầu dưới của miệng túi nằm trên đường sườn hông. - Miệng túi dài 17cm. b/Cách cắt - Lưng quần chừa 1cm. - Vòng đáy chừa 1,5cm đường may đoạn ráp với dây kéo, chừa 1cm đường may đoạn dưới. - Sườn ống, sườn hông chừa 2cm đường may. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 74 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 75 - Lai quần chừa 3 - 4cm. 3.3. Thân sau a/ Cách vẽ Đặt thân trước lên phần vải vẽ thân sau và lấy dấu các đoạn: a.1/ Các đường ngang - Dài quần: AB = Dq - 3cm = 97cm. - Hạ đáy: AC = Hạ đáy thân trước + 1cm = 25cm. - Hạ gối: AD = Hg = 50cm. a.2/ Các đường xuôi AA1 = 3cm. - Ngang lưng: A1A2 = 1/4 Ve + 3cm ben = 72/4 + 3 = 21cm. A2A3 = 1,5cm.Vẽ nối đường lưng quần A1A3. - Ngang đáy: CC1 = (1/4 Vm + 2cm) + 1/10 Vm = 88/4 + 2 +88/10 = 32,8cm. Từ điểm giữa O vẽ đường chính trung song song với AB, gặp đường ngang gối tại O1, gặp đường ngang ống tại O2. - Ngang gối: D1D2 = D1D2 thân trước + 4cm = 24,4 + 4 = 28,4cm (O1D1 = O2D2). - Ngang ống: B1B2 = B1B2 thân trước + 4cm = 22 + 4 = 26cm ( O2B1 = O2B2). a.3/ Vẽ đường đáy CC2 = 1/4 Vm + 2cm = 88/4 + 2 = 24cm. Nối A3C2. A3G = 2/3 A3C2. C1H = 4cm. Nối HG, I là điểm giữa. Nối IC2, J là điểm giữa. Vẽ cong vòng đáy thân sau A3 G J H C1. a.4/ Vẽ đường ống Vẽ đường sườn ống CD1B1 và C1D2B2. Đoạn C1D2 vẽ cong 1,5 - 2cm. Vẽ cong đường hông quần CA1. a.5/ Vẽ ben quần A1P = PA3. Vẽ PQ // A3C2. - Chiều dài ben: PQ = 10 - 12cm. - Chiều rộng ben = 3cm (mỗi bên 1,5cm). Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 76 a.6/ Vẽ túi sau - Ngang miệng túi: 10 - 12cm. - Rộng miệng túi = 1cm. Miệng túi nằm song song và cách đường lưng quần A1A3 = 10cm. b/ Cách cắt - Lưng quần chừa 1cm. - Vòng đáy chừa đường may tại A3 = 3cm, đến C1 còn 1cm. - Sườn ống, sườn hông chừa 2cm đường may. - Lai quần chừa 3 - 4cm. 3.4. Nẹp lưng a/ Cách vẽ - Chiều dài nẹp: AB = 1/2 Số đo vòng eo = 72/2 = 36cm. - Chiều cao nẹp: AC = 3 - 3,5cm. BB1 = 2cm. Vẽ cong cạnh dưới của nẹp AB1. Từ C vẽ cạnh trên của nẹp song song cạnh dưới. Nẹp bên phải vẽ dài thêm 5 - 6cm để cài khuy. Đầu nẹp có thể vẽ vuông hoặc cong tròn. b/ Cách cắt - Cắt 4 miếng nẹp lưng đối xứng nhau từng đôi một, chừa 1cm đường may ở chiều dài hai bên, chừa 5cm đường may ở hai đầu. - Cẳ 2 miếng vải lót không chừa đường may. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 77 4. Cách may - May ben ở thân sau. - May túi ở thân trước và túi mổ ở thân sau. - May ráp dây kéo ở thân trước. - Ráp đường sườn sườn hông: áp dụng đưòng may can rẽ. - May nẹp lưng. - May ráp nẹp lưng vào ngang lưng quần. - Ráp sườn ống: áp dụng đường may can rẽ. - Ráp vòng đáy quần từ trước ra sau: áp dụng đường may can. - Lên lai quần. - Thùa khuy, đính nút hoặc kết móc. - Hoàn chỉnh sản phẩm. Kết thúc chương trình TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 78 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY 79 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG Đề cương bài giảng TRANG PHỤC THƯỜNG NGÀY Giảng viên: Đặng Duy Hà Khoa: SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_bai_giang_trang_phuc_thuong_ngay.pdf
Tài liệu liên quan