Đề cương bài giảng Trang phục lễ tân

1. Lễ phục cổ truyền của người Việt nam

 2. Sự xuất hiện của áo dài cổ truyền

 3. Áo dài trở thành lễ phục

 4. Thời kỳ của áo dài cách tân

 5. Lễ phục Việt nam trước ngày đất nước thống nhất

 6. Lễ phục Việt nam hiện nay

pdf30 trang | Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Trang phục lễ tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 1 I - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LỄ PHỤC VIỆT NAM 1. Lễ phục cổ truyền của người Việt nam 2. Sự xuất hiện của áo dài cổ truyền 3. Áo dài trở thành lễ phục 4. Thời kỳ của áo dài cách tân 5. Lễ phục Việt nam trước ngày đất nước thống nhất 6. Lễ phục Việt nam hiện nay Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 2 II - QUẦN ỐNG XÉO 1. Cách đo - Dài quần (Dq): Đo từ ngang eo đến gót chân (dài, ngắn tuỳ ý). - Vòng eo (Ve): Đo vừa sát quanh vòng eo. - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát quanh vòng mông chỗ nở nhất. - Rộng ống (Rô): Rộng, hẹp tuỳ ý. Ni mẫu: - Dq : 100cm - Ve : 68cm - Vm : 88cm - Rô : 35cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m 2 (bề dài quần + đường may + 10cm xéo vải) b/ Vải khổ 1,2m 2 (bề dài quần + đường may + 10cm xéo vải) c/ Vải khổ 1,4 – 1,6m 1 bề dài quần + đường may + 10cm xéo vải 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Xếp vải - Xếp vải xéo theo chiều dọc của vải, bề trái ra ngoài, đo cho đủ: + Dài quần = số đo + lai + đường may + Ngang đáy thân trước = 1/4Vm + 5cm + đường may + Rộng ống = số đo + đường may - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt, lai quần bên trái, lừng quần bên phải. 3.2. Cách vẽ a/ Thân trước Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 3 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 4 a.1/ Các đường ngang - Dài quần (Dq): AB = 100cm. - Hạ đáy: AC = 1/4 Vm + 5 – 6cm = 88/4 + 5 = 27cm. Từ các điểm A, B, C dựng các đường vuông góc với nếp gấp đôi của vải. a.2/ Các đường xuôi - Ngang eo: AA1 = ¼ Ve + 3cm ben = 68/4 + 3 = 20cm. - Ngang đáy: CC1 = ¼ Vm + 5cm = 88/4 + 5 = 27cm. - Ngang ống: BB1 = Rô = 35cm. a.3/ Vẽ đường đáy CC2 = ¼ Vm + 1,5cm = 88/4 + 1,5 = 23,5cm. Nối A1C2. Lấy C2I = 1/3 A1C2. Nôi C1I. J là điểm giữa cùa C1I. Nối C2J. K là điểm giữa của C2J. Vẽ cong đường vòng đáy thân trước qua các điểm A1, I, K, C1. a.4/ Vẽ đường ống và lai quần Giảm lai: B1B2 = 0,5cm. Vẽ hơi cong đường lai quần BB2. Nối đường sườn ống C1B2. b/ Thân sau Vẽ thân sau liền với thân trước qua đường vải gấp đôi AB. b.1/ Các đường ngang - Dài quần: như thân trước. - Hạ đáy: AD = AC = 1,5cm = 27 +1,5 = 28,5cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang lưng: như thân trước. A1A2 = 1,5cm. Nối AA2. - Ngang đáy: DD1 = 1/4 Vm + 11cm = 88/4 + 11 = 33cm. - Ngang ống: như thân trước. b.3/ Vẽ đường đáy - DD2 = 1/4 Vm + 3cm = 88/4 + 3 = 25cm. Vẽ cong đường vòng đáy thân sau tương tự như vòng đáy thân trước. b.4/ Vẽ đường ống và lai quần Lấy C1H = 20 – 22cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 5 Nối D1H. Vẽ cong 1cm. Nối thẳng tiếp tục đường sườn ống. Lai quần như thân trước. c/ Vẽ ben quần L là điểm giữa AA2. Vẽ LM // A1C2. Vẽ ben quần dài 10 – 12cm, rộng 3cm. d/ Nẹp lưng quần Bề ngang = 4cm. Bề dài = Vòng eo + 4cm ( cạnh chỉ xuôi). 3.3. Cách cắt - Lưng quần chừa 1cm đường may. - Vòng đáy thân trước chừa 3cm đường may nếu dây kéo thường, hoặc 1cm đường may nếu dây kéo dấu. - Vòng đáy thân sau chừa 3cm từ điểm A2 tới điểm I còn 1cm (tương tự quần tây). - Sườn ống chừa 1cm. - Lai quần chừa 1cm. Cắt chừa đường may theo đường vẽ thân sau. Sang dấu thân sau xuống lớp vải dưới. Sau đó mới tách lớp vải bên trên cắt chừa đường may theo đường vẽ thân trước. Đối với vải khổ 1,4 – 1,6m thì phải cắt vải trở đầu ống với nhau. 4. Cách may - May ben quần. - May ráp dây kéo. - May cặp nẹp lưng quần. - Ráp đường sườn ống: áp dụng đường may can rẽ. - Ráp vòng đáy quần: áp dụng đường may can rẽ. - Lên lai, đính móc. - Hoàn chỉnh sản phẩm: cắt chỉ thừa, giặt, ủi Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 6 III – ÁO DÀI NÁCH XÉO, TAY RAGLAN 1. Cách đo - Dài áo (Da): Đo từ chân cổ dưới vai ngang qua đầu ngực xuống chân, dài ngắn tuỳ ý (đè thước dây vào eo). - Hạ eo (He): Đo từ chân cổ dưới vai ngang qua đầu ngực đến ngang eo. - Hạ ngực (Hn): Đo từ chân cổ dưới vai đến ngang đầu ngực. - Dang ngực (Dn): Đo khoảng cách giữa 2 đầu ngực. - Dài tay Dt): Đo từ chân cổ trên vai ngang qua đầu vai đến mắt cá tay (dài, ngắn tuỳ ý). - Vòng nách Vna): Đo vừa sát vòng quanh nách ngang đầu vai. - Bắp tay (Bt): Đo vừa sát vòng quanh bắp tay. - Cửa tay (Ct): Đo vừa sát vòng quanh nắm tay. - Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát vòng quanh chân cổ. - Vòng ngực (Vn): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của ngực. - Vòng eo (Ve): Đo vừa sát vòng quanh chỗ đo hạ eo. - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của mông. Ni mẫu: - Da : 125cm - Bt : 26cm - He : 36cm - Ct : 22cm - Hn : 20cm - Vc : 32cm - Dn : 17cm - Vn : 80cm - Dt : 68cm - Ve : 64cm - Vna : 32cm - Vm : 88cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m - Vòng ngực < 80cm: 2 (bề dài áo + lai + đường may). - Vòng ngực > 80cm: 2 (bề dài áo + lai + đường may) + (1 bề dài tay + lai + đường may). b/ Vải khổ 1,2m (1 bề dài áo + lai + đường may) + (1 bề dài tay + lai + đường may). c/ Vải khổ 1,4 – 1,6m 2 (bề dài tay + lai + đường may). 3. Cách vẽ và cắt Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 7 3.1. Thân trước a/ Xếp vải Từ biên vải đo vào ngang tà = 1/4 Vm + 1,5cm + 2cm đường may, xếp đôi vải lại, bề trái ra ngoài, nếp gấp quay về phía người cắt. Vẽ lai áo ở về phia bên trái, cổ áo ở về phía bên phải. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo thân trước (Da): AB = 125cm. - Hạ nách: AC = 1/2 Vna – 3cm (rộng ben) = 32/2 – 3 = 13cm. - Hạ eo (He): AD = 36cm. - Hạ mông: DH = 20 – 22cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 1,5cm cử động (tuỳ ý) = 80/4 + 1,5 = 21,5cm. - Ngang eo: DD1 = 1/4 Ve +3cm ben = 64/4 + 3 = 19cm. - Ngang mông: HH1 = 1/4 Vm = 88/4 = 22cm. - Ngang tà: BB1 = Ngang mông + 1,5cm = 22 + 1,5 = 23,5cm. Nối đường sườn áo C1D1. Giảm tà: B1B2 = 1cm. Vẽ cong tà áo D1H1B2. Vẽ cong lai áo B2B. b.3/ Vẽ cổ áo - Ngang cổ: AE = 1/8 Vc + 1cm = 32/8 + 1 = 5cm. - Hạ cổ: AF = 1/2 Ngang cổ = 5/2 = 2,5cm. Nối EF. Vẽ hơi cong (0,3cm) vòng cổ EF. Lưu ý: Nếu vẽ vòng cổ EF cong nhiều thì khi ráp áo vòng cổ sẽ không tròn đều. b.4/ Vẽ nách áo Vào nách trước: C1C2 = Ngang cổ + 1cm = 5 + 1 = 6cm. Nối EC2. Lấy EI = 2/3 EC2. Vẽ vòng nách EIC1..Tại điểm C2 vẽ cong 1,5 – 2cm. Lưu ý: - Nếu người có vai xuôi vẽ cong 1,5cm tại C2. - Nếu người có vai ngang vẽ cong 2cm tại C2. b.5/ Vẽ ben ngực Hạ ngực (Hn): AG = 20cm. Kẻ Gx vuông góc AB. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 8 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 9 Gx = 1/2 Dn = 17/2 = 8,5cm. Lấy D1N = 7 – 10cm (tuỳ ý). Vẽ ben ngực Nx rộng 3cm (mỗi bên 1,5cm). b.6/ Vẽ ben eo Kẻ xy // AB. Lấy xO = 3cm. O1O2 = OO1 + 2cm. Vẽ ben eo rộng 3cm Sau khi vẽ sườn áo, giảm nách áo 0,5cm. c/ Cách cắt - Vòng cổ chừa 0,5cm. - Vòng nách chừa 1,5cm. - Sườn áo chừa 2cm (trước khi cắt sườn áo gấp ben lại để đường sườn không bị hụt vải). - Tà áo chừa 2cm. - Lai áo chừa 3cm. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải Như thân trước b/ Cách vẽ Sau khi cắt thân trước, đặt thân trước lên phần vải vẽ thân sau và sang dấu các đoạn: - Dài áo. - Hạ nách. - Hạ eo. - Hạ mông. b.1/ Các đường ngang - Dài áo thân sau: AB = Dài áo thân trước + 1cm = 125 + 1 = 126cm. - Hạ nách sau: AC = Hạ nách trước + 4cm = 13 + 4 = 17cm (đ ường CC1 thấp hơn CC1 của thân trước 3cm). - Hạ eo: AD = Hạ eo thân trước + 1cm = 36 + 1 = 37cm (ngang với AD của thân trước). - Hạ mông: DH = 20 – 22cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 10 b.2/ Các đường xuôi - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 0,5cm cử động (tuỳ ý) = 80/4 + 0,5 = 20,5cm. - Ngang eo: DD1 = 1/4 Ve + 3cm ben = 19cm. - Ngang mông: HH1 = 1/4 Vm = 22cm. - Ngang tà: BB2 = Ngang mông + 1,5cm = 23,5cm. Nối đường sườn áo C1D1. Sau khi vẽ sườn áo, giảm đường nách áo 0,5cm. Giảm tà, vẽ tà áo và lai áo như thân trước. b.3/ Vẽ cổ áo - Ngang cổ: AE = 1/8 Vc – 0,5cm = 32/8 – 0,5 = 3,5cm. - Hạ cổ: AF = 0,5cm. Vẽ hơi cong vòng cổ thân sau EF. b.4/ Vẽ nách áo Vào nách sau: C1C2 = 3cm. Nối EC2. Lấy EI = IJ = JC2. Vẽ cong vòng nách qua các điểm E, I, J, C1. Tại điểm I vẽ cong 0,5cm. Tại điểm C2 vẽ cong 1cm. b.5/ Vẽ ben eo DO = 1/2 DD1. OO1 = CD – 4cm. OO2 = OO1 + 2cm. Vẽ ben eo rộng 3cm. c/ Cách cắt Tương tự như cách cắt thân trước. 3.3. Tay áo a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/2 Bt + 2cm cử động + 2cm đường may, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ - Dài tay (Dt): AB = 68cm. - Hạ nách tay: AC = 1/2 Vna + 5cm = 32/2 + 5 = 21cm. - AD = 1/2 Dt = 68/2 = 34cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 11 - Ngang tay: CC1 = 1/2 Bt + 2cm = 26/2 + 2 = 15cm. - DD1 = 1/2 Bt = 26/2 = 13cm. - Cửa tay: BB1 = 1/2 Ct + 2cm cử động (tuỳ ý) = 22/2 + 2 = 13cm. Giảm sườn tay 1cm. Vẽ cong lai tay từ B1 đến B. Nối C1D1. Khoảng giữa vẽ cong 0,5cm. Nối D1B1. b.1/ Vẽ vòng cổ trên tay phía sau - Ngang cổ: AE = 1/2 AE của thân sau + 0,5cm = 3,5/2 + 0,5 = 2,25cm. - Lên cổ: EF = 1/2 AE của thân sau = 3,5/2 = 1,75cm. Vẽ hơi cong vòng cổ tay sau AF. b.2/ Vẽ vòng nách tay sau Vào nách: C1C2 = 2cm. Nối FC2. Lấy FI = IJ = JC2. Vẽ cong vòng nách tay sau tương tự cách vẽ vòng nách thân sau. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 12 b.3/ Vẽ vòng cổ trên tay phía trước Từ A dựng đường vuông góc với AB, gặp vòng nách ở E1. E1E2 = 0,5cm. Vẽ hơi cong vòng cổ tay trước AE2. b.4/ Vẽ vòng nách tay trước Vẽ vòng nách trước E2C1 nằm cách vòng nách sau 0,5cm. c/ Cách cắt - Cắt chừa đường may tương tự như cách cắt thân áo. - Cắt 2 tay áo đối xứng nhau. Lưu ý: - Trước khi cắt phải sửa cho vải phẳng êm. Dùng kim gút ghim theo nếp gấp, các điểm cổ, vai, ngực, eo - Kiểm tra đường nách của 2 thân và 2 tay tương ứng phải bằng nhau. - Vòng cổ thân sau + Vòng cổ thân trước + Vòng cổ trên 2 tay áo = Số đo vòng cổ. 3.4. Vạt con a/ Cách vẽ Đặt thân trước lên phần vải vẽ vạt con. KK1 = 6cm. LL1 = 8cm. MM1 = 5cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 13 b/ Cách cắt Cắt một miếng vạt con chừa đường may như thân trước. Đường K1L1M1 chừa 0,5cm (vắt sổ). 3.5. Bâu áo a/ Cách vẽ - Chiều dài bâu: AB = 1/2 Vc trên áo (sau khi đã ráp tay áo vào thân áo) – 0,3cm = 36 – 0,3 = 35,7cm. - Chiều cao bâu: AC = 5cm (tuỳ ý). AO = 1/3 AB. BB1 = 3cm. Nối B1O. Vẽ cong OB1 0,3cm. B1D = AC - 1cm. Nối DO1. Trên DO1 lấy điểm O1. B1D1 vuông góc B1O. Giảm đầu bâu 1cm. Vẽ lượn cong D1O1 tương tự B1O. Đầu bâu vẽ cong hoặc vuông tuỳ ý. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 14 b/ Cách cắt - Cắt 3 miếng vải bâu chừa 1,5cm đường may xung quanh. - Cắt một miếng lưới dựng lót không chừa đường may. 3.6. Nẹp hò -Cắt gọn đường hò áo của thân trước (bên phải) chừa đường may 0,5cm. - Đặt thân trước áo lên phần vải vẽ nẹp hò. - Ghi dấu đường vòng cổ, vòng nách, đường vải gấp đôi giữa thân. - Vẽ và cắt nẹp hò rộng 2,5cm. 4. Cách may - May tay áo: lên lai tay, ráp sườn tay. - May ben ngực và ben eo. - May nẹp hò áo bên tay phải. - May cầm tà. - May nẹp tà vào thân áo. - Ráp sườn áo. - Lên tà. - Ráp tay vào thân áo. - May bâu áo. - Ráp bâu vào thân áo. - Lên lai áo. - Luồn hoặc vắt mí gấp mép các đường tà áo, lai áo, lai tay. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 15 - Kết nút, đính móc, đính bọ ở hai bên ngay chỗ xẻ tà áo. - Hoàn chỉnh sản phẩm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 16 IV – ÁO DÀI NÁCH THƯỜNG (TAY RÁP), CỔ TIM RỘNG 1. Cách đo - Dài áo (Da): Đo từ chân cổ trên vai ngang qua đầu ngực xuống chân (dài, ngắn tuỳ ý). - Hạ eo (He): Đo từ chân cổ trên vai xuống đến trên eo 2cm. - Ngang vai (Nv): Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải. - Dài tay (Dt): Đo từ đầu vai xuống đến cổ tay (dài, ngắn tuỳ ý). - Vòng nách (Vna): Đo vừa sát vòng quanh nách ngay đầu vai. - Cửa tay (Ct): Đo vừa sát vòng quanh nắm tay - Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát vòng quanh chân cổ. - Vòng ngực (Vn): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của ngực. - Vòng eo (Ve): Đo vừa sát vòng quanh chỗ hạ eo. - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của mông. - Ben ngực: + Hạ ben ngực: Đo từ chân cổ xuống ngang đầu ngực. + Dang ngực (Dn): Đo ngang khoảng cách giữa 2 đầu ngực. - Ngang ức trước: Đo từ kẽ nách trái sang kẽ nách phải ở phía trước. - Ngang ức sau: Đo từ kẽ nách trái sang kẽ nách phải ở phía sau. Ni mẫu: - Da : 130cm - Vn : 82cm - He : 34cm - Ve : 64cm - Ngang vai : 35cm - Vm : 88cm - Dt : 52cm - Hạ ben ngực : 20cm - Vna : 33cm - Dn : 18cm - Ct : 22cm - Ngang ức trước: 32cm - Vc : 32cm - Ngang ức sau : 34cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m 2 (bề dài áo + lai + đường may). b/ Vải khổ 1,2m 1 (bề dài aó + lai + đường may) + 1 (bề dài tay + lai + đường may). c/ Vải khổ 1,4 – 1,6m 1 (bề dài áo + lai + đường may). Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 17 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vm + 4cm, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt, lai áo về phia tay trái, cổ áo về phía tay phải. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo (Da): AB = số đo + 2cm sa vạt = 130 + 2 = 132cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv + 0,5cm = 35/10 + 0,5 = 4cm. - Hạ nách: AC = 1/4 Vn - 3cm ben ngực = 82/4 - 3 = 17,5cm. - Hạ eo (He): AD = 35cm. - Hạ mông: DK = 20 – 22cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang vai: AG = 1/2 Nv – 0,5cm = 35/2 – 0,5 = 17cm. - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 1,5cm cử động = 82/4 + 1,5 = 22cm. - Ngang eo: DD1 = 1/4 Ve + 0,5cm cử động + 3cm ben eo = 64/4 + 0,5 + 3 = 19,5cm. - Ngang mông: KK1 = 1/4 Vm = 88/4 = 22cm. - Ngang tà: BB1 = 1/4 Vm + 2cm = 88/4 + 2 =24cm. Nối đường sườn áo C1D1. Giảm tà áo B1B2 = 1cm. Vẽ cong tà áo D1K1B2. Vẽ cong lao áo B2B. b.3/ Vẽ cổ áo * Vẽ vòng cổ: - Ngang cổ: AE = 1/6 Vc + 0,5cm = 32/6 + 0,5 = 5,8cm. - Hạ cổ: AF = Ngang cổ + 0,5cm = 6,3cm. Vẽ cong vòng cổ căn bản EF. * Vẽ vòng cổ trái tim: EE1 = 7cm (tuỳ ý). FF1 = 10cm (tuỳ ý). Nối E1F1. Vẽ lượn cong vòng cổ theo dạng cổ trái tim. b.4/ Vẽ nách áo Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 18 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 19 Nối sườn vai EH. AI = IC. Ngang ức: II1 = 1/2 số đo ngang ức trước = 32/2 = 16cm. Nối HI1, kéo dài tới đoạn CC1, ta có điểm C2. Trên đoạn HC2 lấy điểm C3. C2C3 = C1C2 + 1cm. Vẽ cong vòng nách qua các điểm C1C3I1H. b.5/ Vẽ ben áo * Vẽ ben ngực - Hạ ben ngực = Số đo hạ ngực = 20cm. - Dang ngực = 1/2 Dn = 18/2 = 9cm. Ben nằm phía trên đường ngang eo 5 – 7cm. Đầu ben ngực nằm cách đầu ngực (giao điểm của hạ ben ngực và dang ngực) 2cm, rộng ben 3cm. * Vẽ ben eo Đầu ben nằm cách đầu ngực 3cm, rộng ben 3cm. Sau khi vẽ sườn áo, giảm nách áo 0,5cm. c/ Cách cắt - Vòng cổ chừa 0,5cm nếu viền gấp mép, cắt sát nếu viền bọc mép. - Sườn vai chừa 1,5cm. - Vòng nách chừa 0,7cm. - Sườn áo chừa 2cm. - Lai áo chừa 3cm. 3.2. Thân sau a/ Xếp vải Như thân trước. b/ Cách vẽ b.1/ Các đường ngang - Dài áo: AB = 130cm. - Hạ vai: GH = 1/10 Nv = 35/10 = 3,5cm. - Hạ nách: AC = 1/4 Vn = 82/4 = 20,5cm. - Hạ eo: AD = 34cm. - Hạ mông: DK = 20 – 22cm. b.2/ Các đường xuôi - Ngang vai: AG = 1/2 Nv = 35/2 = 17,5cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 20 - Ngang ngực: CC1 = 1/4 Vn + 0,5cm cử động = 82/4 + 0,5 = 22cm. - Ngang eo: DD1 = 1/4 Ve + 0,5 cm cử động + 3cm ben = 64/4 + 0,5 + 3 = 19,5cm. - Ngang mông: KK1 = 1/4 Vm = 88/4 = 22cm. - Ngang tà: BB1 = 1/4 Vm + 2cm = 88/4 + 2 = 24cm. Nối đường sườn áo C1D1. Sau khi vẽ sườn áo, giảm nách áo 0,5cm. Giảm tà, vẽ tà áo, lai áo như thân trước. b.3/ Vẽ cổ áo * Vẽ vòng cổ: - Ngang cổ: AE = 1/6 Vc = 32/6 = 5,3cm. - Hạ cổ: AF = 1,5cm. Vẽ cong vòng cổ căn bản EF. * Vẽ vòng cổ trái tim: EE1 = 7cm (tuỳ ý). FF1 = 3cm (tuỳ ý). Nối E1F1. Vẽ cong vòng cổ E1F1. b.4/ Vẽ nách áo Nối sườn vai EH. AI = IC. Ngang ức: II1 = 1/2 số đo ngang ức sau = 34/2 = 17cm. Cách vẽ vòng nách tương tự như thân trước. b.5/ Vẽ ben eo OD = OD1. Kẻ OO1 và OO2 // AB. Đầu ben nằm cách đường ngang ngực 3cm, rộng ben 3cm. c/ Cách cắt Tương tự như cách cắt thân trước. 3.3/ Tay áo a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/2 Vn trên thân áo – 5cm, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt. b/ Cách vẽ - Dài tay (Dt): 52cm. - Ngang tay: AC = 1/2 Vn trên thân áo – 5cm = 38/2 – 5 = 14cm. - Cửa tay: BB1 = 1/2 Ct + 2cm cử động = 22/2 + 2 = 23cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 21 Kẻ Cx // AB. Trên Cx xác định điểm C1, sao cho: - Xiên nách: AC1 = 1/2 Vn trên thân áo – 0,5cm = 38/2 – 0,5 = 18,5cm. Vẽ cong vòng nách tương tự như cách vẽ vòng nách tay thường áo căn bản nữ. - Nách tay trước: C1O vẽ cong vào 1,5cm. OA vẽ cong ra 1,5cm. - Nách tay sau: vẽ lượn cong theo đường nách trước và điểm giữa cách điểm O 0,8cm. Giảm sườn tay B1B2 = 1cm. Vẽ sườn tay áo C1B2, khoảng giữa vẽ cong 1cm. Vẽ cong lai tay từ B2 đến B. c/ Cách cắt - Vòng nách chừa 0,7cm. - Sườn tay chừa 2cm. - Lai tay chừa 2cm. 3.4. Vạt con a/ Cách vẽ Vẽ, cắt vạt con theo thân áo trước. BB1 = 5cm. Nối B1 với điểm đầu vai A. Đoạn AB1 vẽ cong 0,5cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 22 b/ Cách cắt Cắt chừa đường may tương tự như cách cắt vạt con áo dài tay raglan. 4. Cách may - May tay áo: lên lai tay, ráp sườn tay (dùng đường may can rẽ). - May ben ngực và ben eo + Ghim cố định ben áo, may không lại mối chỉ. + May vuốt nhọn đầu ben, không để xoắn vải. - May cầm tà. - Ráp sườn vai: dùng đường may can rẽ. - Viền cổ áo: viền gấp mép hoặc viền bọc mép. - Ráp sườn áo: dùng đường may can rẽ. - Ráp tay vào thân: dùng đường may can (tương tự như áo căn bản nữ). - Lên tà. - Lên lai áo. - Luồn hoặc vắt mí gấp mép các đường tà áo, lai áo, lai tay. - Kết nút, đính móc, đính bọ. - Hoàn chỉnh sản phẩm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 23 V – ÁO SƯỜN XÁM (ÁO DÀI THƯỢNG HẢI) 1. Cách đo Tương tự như Áo dài nách thường (tay ráp), trừ phần Dài tay và Cửa tay. - Dài áo (Da): Đo từ chân cổ trên vai ngang qua đầu ngực xuống chân (dài, ngắn tuỳ ý). - Hạ eo (He): Đo từ chân cổ trên vai xuống đến trên eo 2cm. - Ngang vai (Nv): Đo từ đầu vai trái sang đầu vai phải. - Vòng nách (Vna): Đo vừa sát vòng quanh nách ngay đầu vai. - Vòng cổ (Vc): Đo vừa sát vòng quanh chân cổ. - Vòng ngực (Vn): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của ngực. - Vòng eo (Ve): Đo vừa sát vòng quanh chỗ hạ eo. - Vòng mông (Vm): Đo vừa sát vòng quanh chỗ nở nhất của mông. - Ben ngực: + Hạ ben ngực: Đo từ chân cổ xuống ngang đầu ngực. + Dang ngực (Dn): Đo ngang khoảng cách giữa 2 đầu ngực. - Ngang ức trước: Đo từ kẽ nách trái sang kẽ nách phải ở phía trước. - Ngang ức sau: Đo từ kẽ nách trái sang kẽ nách phải ở phía sau. Ni mẫu: - Da : 120cm - He : 34cm - Ngang vai : 35cm - Vna : 33cm - Vc : 32cm - Vn : 82cm - Ve : 64cm - Vm : 88cm - Hạ ben ngực : 20cm - Dn : 18cm - Ngang ức trước : 32cm - Ngang ức sau : 34cm 2. Cách tính vải 3. Cách vẽ và cắt 4. Cách may Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 24 Những nội dung này cơ bản giống Áo dài nách thường (tay ráp). Điều chỉnh các chi tiết sau: - Vòng cổ: giống như Áo tay ráp căn bản. - Bâu áo: giống như Áo dài nách xéo, tay raglan. - Hạ nách trước: AC = 1/4 Vn – 3cm ben – 2cm = 82/4 – 3 – 2 = 15,5cm (áo sát nách). - Hạ nách sau: AC – 1/4 Vn – 2cm = 82/4 – 2 = 18,5cm (áo sát nách). - Ngang mông: KK1 = 1/4 Vm + 1cm = 88/4 + 1 = 23cm (để mặc rộng hơn). - Ngang tà: BB1 = 1/4 Vm – 6cm = 88/4 – 6 = 16cm (để mặc ôm vào chân). - Vòng nách: viền gấp mép hoặc viền bọc mép. - Nẹp hò: xiên, nằm bên trái. - Xẻ tà thấp hơn (dưới ngang mông). Lưu ý: Bài này cho học sinh chuẩn bị ở nhà và trình bày trên lớp Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 25 VI – ÁO ĐẦM DẠ HỘI, CỔ TIM LỆCH, RÁP CHÂN NGỰC, CHÂN VÁY XOÈ 1. Cách đo Tương tự như cách đo Aó dài nách thường (tay ráp). - Hạ chân ngực: Đo từ thóp cổ xuống đến chân ngực. Ni mẫu: - Da : 130cm - Vn : 82cm - He : 34cm - Ve : 64cm - Ngang vai : 35cm - Vm : 88cm - Dt : 52cm - Hạ ben ngực : 20cm - Vna : 33cm - Dn : 18cm - Ct : 22cm - Ngang ức trước: 32cm - Vc : 32cm - Ngang ức sau : 34cm - Hạ chân ngực : 24cm 2. Cách tính vải a/ Vải khổ 0,9m 2 (bề dài áo + lai + đường may). b/ Vải khổ 1,2m 1 (bề dài áo + lai + đường may) + 30cm. c/ Vải khổ 1,2 – 1,6m 1( bề dài áo + lai + đờng may). 3. Cách vẽ và cắt 3.1. Thân trước a/ Xếp vải - Từ biên vải đo vào 1/4 Vm + 12cm, xếp vải theo cạnh vải xuôi, bề trái ra ngoài. - Nếp vải gấp đôi hướng về phía người cắt, lai áo về phía bên trái, cổ áo về phía bên phải. b/ Cách vẽ Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 26 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 27 Tương tự như cách vẽ thân trước Áo dài nách thường (tay ráp), điều chỉnh các chi tiết sau: - Hạ nách: AC = 1/4 Vn – 3cm ben ngực – (2 – 3cm) = 82/4 – 3 – 3 = 14,5cm (áo sát nách). - Cổ tim lệch: + Vai phải: HE1 (rộng bản vai) = 5cm. + Hạ giữa cổ: FF1 = 8cm. - Đường ráp chân ngực: + Hạ chân ngưc: FP = 24cm + Đường cong chân ngưc: PQ: nâng lên 1cm phía sườn hông và hạ xuống 1cm phía giữa ngực. - Váy xoè: + DI = 45cm, II1 = 1/4 Vm – 1cm = 88/4 – 1 = 21cm. + Ngang tà: BB1 = 1/4 Vm + (6 – 8cm) = 88/4 + 8 = 30cm. + Sa vạt: BS = 2cm. + Giảm tà: B1B2 = 2cm. Vẽ cong tà áo B2S. c. Cách cắt AB là đường vải gấp đôi. - Vòng cổ chừa 0,5cm. - Sườn vai chừa 1,5cm. - Vòng nách chừa 0,5cm. - Sườn áo chừa 2cm. - Lai áo chừa 3cm. 3.2. Thân sau a/ Cách xếp vải Như thân trước. b/ Cách vẽ Tương tự như cách vẽ thân sau Áo dài tay thường (tay ráp), điều chỉnh các chi tiết sau: - Hạ nách: AC = 1/4 Vn – (2 – 3cm) = 82/4 – 3 = 17,5cm (áo sát nách). - Cổ tim lệch: + Vai phải:HE1 (rộng bản vai) = 5cm. + Hạ giữa cổ: FF1 = 10cm. - Ngang eo: Điểm D1 cách biên vaie 1,5cm. - Váy xoè: + DI = 45cm, II1 = 1/4 Vm – 1cm = 88/4 – 1 = 21cm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 28 Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 29 + Ngang tà: BB1 = 1/4 Vm + (6 – 8cm) = 88/4 + 8 = 30cm. + Giảm tà: B1B2 = 2cm. Vẽ cong tà áo B2S. c/ Cách cắt Tương tự như cách cắt thân trước. 4. Cách may - May ben ngực và ben eo. - May ráp dây kéo ở sườn áo bên trái. - Ráp đường chân ngực: dùng đường may can lật hoặc can lật đè. - Ráp sườn vai: dùng đường may can rẽ. - May nẹp cổ áo: đính dây vai trái (nep rộng 2,5cm): dùng đường may viền gấp nép. - May nẹp nách áo: dùng đường may viền gấp mép. - Ráp sườn áo: dùng đường may can rẽ. - Lên lai áo: dùng đường khâu vắt hoặc dùng đường may mí gấp mép. - Vắt nẹp cổ áo, nẹp tay áo: dùng đường may khâu vắt - Hoàn chỉnh sản phẩm. Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN 30 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG Đề cương bài giảng TRANG PHỤC LỄ TÂN Giảng viên: Đặng Duy Hà Khoa: SƯ PHẠM TỰ NHIÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_bai_giang_trang_phuc_le_tan.pdf
Tài liệu liên quan