Đề cương bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

Để phục vụ kịp thời việc học tập và nghiên cứu của sinh viên Đại học và Cao

đẳng, chúng tôi biên soạn cuốn Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục. Nội

dung tài liệu giới thiệu khái quát những vấn đề cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa

học, cách thức lựa chọn và triển khai một số phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học;

quy trình tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học và cách thức trình bày. Môn

học này hình thành và rèn luyện cho ngƣời nghiên cứu thói quen tƣ duy một cách chặt

chẽ, chính xác, khoa học, khả năng phê phán, suy luận, tính tự tin,.; kỹ năng làm việc

theo phƣơng pháp của nghiên cứu khoa học; xây dựng đƣợc phƣơng pháp tƣ duy lôgíc

trong hoạt động nghiên cứu khoa học và thực tiễn. Tài liệu này không những giúp ích

cho sinh viên mà còn giúp cho học viên cao học, nghiên cứu sinh, cán bộ quản lý đào

tạo và những ai quan tâm đến khoa học và nghiên cứu khoa học phục vụ cuộc sống

hàng ngày

pdf103 trang | Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên khảo về vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nƣớc;  Các kết quả nghiên cứu về khoa học đã đƣợc công bố;  Các loại tạp chí, báo chí,...  Các tài liệu hội thảo khoa học;  Các sản phẩm kỹ thuật nghe nhìn (băng ghi âm, ghi hình).  Phân loại và hệ thống hóa tài liệu thu thập đƣợc: Tài liệu tham khảo phải đƣợc sắp xếp riêng theo từng khối (tiếng Việt, Nga, Pháp, Đức....). Tài liệu đã đọc, tham khảo, trích dẫn, sử dụng trong đề tài bằng thứ tiếng nào thì xếp vào khối tiếng đó. Giữ nguyên văn không dịch, không phiên âm các tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài. Trình tự sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo theo từng khối tiếng theo nguyên tắc thứ tự ABC của họ, tên tác giả, cụ thể nhƣ sau:  Tác giả nƣớc ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ tác giả (kể cả các tài liệu đã dịch ra tiếng Việt và xếp ở khối tiếng Việt).  Tác giả Việt Nam: Xếp thứ tự ABC theo tên tác giả mà không đảo lộn trật tự họ tên tác giả. Ví dụ: Nguyễn Văn An thì xếp ở vần A.  Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC theo từ đầu của tên tài liệu. Tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: Số thứ tự, họ và tên tác giả, tên tài liệu, (sách hoặc tạp chí – in nghiêng), nguồn (tên tạp chí, tập, số, năm, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang hoặc số trang đối với sách). Ví dụ: Phạm Viết Vƣợng: Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học (giáo trình dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh), nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2001. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 69 3.1.3. Kế hoạch nghiên cứu Việc xây dựng kế hoạch luôn luôn cần cho mọi hoạt động. Với một đề tài khoa học, vạch kế hoạch càng chi tiết sẽ giúp cho ngƣời nghiên cứu chủ động thực hiện các công việc, theo dõi và điều chỉnh tiến độ cho phù hợp hoàn cảnh thực tế. Kế hoạch là một văn bản dự kiến về trình tự tiến hành các công việc nghiên cứu về tất cả các phƣơng diện nhƣ: Nội dung công việc, thời gian thực hiện từng công việc, sản phẩm phải có và phân công trách nhiệm cho từng thành viên, cộng tác viên. Khi xây dựng kế hoạch cần liệt kê thật cụ thể các công việc dự định phải làm từ giai đoạn chuẩn bị nhƣ: Xác định đề tài, hoàn thiện đề cƣơng,.. cho đến cuối giai đoạn hoàn thành công trình. Sau đó căn cứ quỹ thời gian thực hiện đề tài và tính chất công việc để định ra các khoảng thời gian vừa đủ cho từng công việc, có thể tính theo đơn vị tuần hoặc ngày, có sự phân công nhiệm vụ nghiên cứu một cách rõ ràng cho các thành viên tham gia nghiên cứu, trong đó mỗi công việc cụ thể đều có dự kiến kết quả phải đạt đƣợc trong một khoảng thời gian đã đƣợc ấn định theo lịch trình nghiên cứu. Kế hoạch nghiên cứu bao gồm: - Tên đề tài:  Thuộc chƣơng trình nào;  Ai chủ nhiệm;  Cấp quản lý đề tài;  Cơ quan chủ trì;  Cơ quan phối hợp: Công trình nghiên cứu có thể do các nhà khoa học của nhiều đơn vị tham gia, do đó phải phân công cụ thể cho từng đơn vị đó. - Nội dung, tiến độ, sản phẩm: Để xây dựng tiến độ đề tài cần phải chia quá trình tiến hành đề tài thành các phần việc nhỏ, từ đó dự kiến khung thời gian bắt đầu và lúc kết thúc, phân công trách nhiệm chính cho các cán bộ và cơ quan thực hiện, đồng thời dự kiến kết quả đạt đƣợc của phần việc đƣợc giao; - Nguồn kinh phí: Công trình nghiên cứu muốn thực hiện đƣợc cần phải đƣợc lập dự toán tài chính một cách cụ thể và rõ ràng, dự trù kinh phí cho tất các các khoản phải thanh toán: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 70  Tự có bao nhiêu;  Tài trợ bao nhiêu;  Phân chia kinh phí cho các vấn đề. - Cán bộ nghiên cứu:  Số lƣợng, đời sống của họ;  Nhu cầu bổ sung số lƣợng, trình độ và thời điểm;  Nhu cầu bồi dƣỡng và huấn luyện. - Nguồn thông tin khoa học; - Cơ sở vật chất; - Hợp tác quốc tế. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu giúp cho việc dự kiến các hoạt động, nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu, bao gồm cả nguồn nhân lực, tiền, phƣơng tiện, trang thiết bị và thời gian; tạo cơ sở cho việc dự trù kinh phí, lƣờng trƣớc đƣợc các khó khăn, thuận lợi khi triển khai nghiên cứu; tạo thế chủ động trong nghiên cứu; thống nhất hoạt động giữa từng ngƣời, từng nhóm, tiết kiệm nguồn lực. 3.2. Giai đoạn tiến hành 3.2.1. Thu thập và xử lý dữ liệu Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nghiên cứu khoa học nào. Các nhà nghiên cứu khoa học luôn đọc và tra cứu tài liệu có trƣớc để làm nền tảng cho nghiên cứu khoa học. Đây là nguồn kiến thức quý giá đƣợc tích lũy qua quá trình nghiên cứu mang tính lịch sử lâu dài. Việc thu thập và nghiên cứu tài liệu nhằm: - Giúp cho ngƣời nghiên cứu hiểu và sử dụng đƣợc phƣơng pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây; - Làm rõ hơn đề tài nghiên cứu của mình; - Giúp ngƣời nghiên cứu có phƣơng pháp luận hay luận cứ chặt chẽ hơn; - Có thêm kiến thức rộng, sâu về lĩnh vực đang nghiên cứu; - Tránh trùng lặp với các nghiên cứu trƣớc đây, tiết kiệm thời gian, công sức và tài chính; TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 71 - Giúp ngƣời nghiên cứu xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu khoa học. a. Phân loại tài liệu Phân loại tài liệu giúp ngƣời nghiên cứu chọn lọc, đánh giá và sử dụng tài liệu đúng với lĩnh vực chuyên môn hay đối tƣợng muốn nghiên cứu. Có thể chia ra hai loại tài liệu: Tài sơ cấp (hay tài liệu gốc) và tài liệu thứ cấp. - Tài liệu sơ cấp: Tài liệu sơ cấp là tài liệu mà ngƣời nghiên cứu tự thu thập, phỏng vấn trực tiếp, hoặc nguồn tài liệu cơ bản, còn ít hoặc chƣa đƣợc chú giải. Tài liệu sơ cấp gồm nhiều loại nhƣ: Văn kiện chính thức của Đảng và nhà nƣớc; thƣ từ, hồ sơ, biên bản, chƣơng trình học; dữ kiện thí nghiệm, câu trả lời điều tra phỏng vấn; kết quả thí nghiệm. Một số vấn đề nghiên cứu có rất ít tài liệu, vì vậy cần phải điều tra để tìm và khám phá ra các nguồn tài liệu chƣa đƣợc biết. Ngƣời nghiên cứu cần phải tổ chức, thiết lập phƣơng pháp để ghi chép, thu thập số liệu. - Tài liệu thứ cấp: Loại tài liệu này có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã đƣợc phân tích, giải thích và thảo luận, diễn giải. Tài liệu thứ cấp là dữ kiện cung cấp cho ngƣời không quan sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong quá khứ, đƣợc truyền qua nhiều ngƣời, đƣợc xử lý theo chủ quan của họ. Các nguồn tài liệu thứ cấp nhƣ: Sách giáo khoa, báo chí, bài báo, tập san chuyên đề, tạp chí, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học, internet, sách tham khảo, luận văn, luận án, thông tin thống kê, hình ảnh, video, băng cassette, tài liệu-văn thƣ, bản thảo viết tay,  Thu thập tài liệu đã đƣợc công bố:  Thu thập tất cả các tài liệu trong và ngoài nƣớc có liên quan tới đề tài nghiên cứu để bổ sung cho những tài liệu đƣợc thu thập sơ bộ trong giai đoạn chuẩn bị;  Tài liệu phải đƣợc phân loại, nghiên cứu theo những nhiệm vụ cụ thể của đề tài; TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 72  Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết liên quan đến nghiên cứu làm cơ sở để viết phần “Cơ sở lý luận” của đề tài.  Các hình thức thu thập tài liệu:  Đọc tài liệu:  Đọc lƣớt qua: Nắm đƣợc cái tổng quát, cách giải quyết vấn đề, phƣơng pháp, kỹ thuật và phát hiện các dữ kiện cần thu thập;  Đọc kỹ: Hiểu chi tiết nội dung;  Đọc từng đoạn: Đọc kỹ theo mục tiêu nhất định.  Ghi chép tài liệu: Nhằm lƣu trữ, hiểu sâu đề tài  Ghi trích dẫn: Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải đƣợc trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của đề tài. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của ngƣời khác và của đồng tác giả mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì đề tài không đƣợc duyệt để bảo vệ. Không trích dẫn những kiến thức phổ biến mọi ngƣời đều biết cũng nhƣ không làm đề tài nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tƣởng có giá trị và giúp ngƣời đọc theo đƣợc mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc đề tài. Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Ghi đúng nguyên văn, giữ đúng dấu chấm, phẩy của đoạn văn, ghi đúng tên tác giả, tên sách, trang, dòng, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi thêm vào 2 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 73 cm. Phần mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.  Ghi tóm tắt: Ghi lại nội dung cả tác phẩm hoặc từng chƣơng, có nhận xét, tóm tắt ở dạng công thức, thắc mắc,...  Thu thập, xử lý các tài liệu thực tế: Đây là những thông tin phản ánh thực tiễn nó không có sẵn mà ngƣời nghiên cứu phải có phƣơng pháp khai thác thông tin cho phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của đề tài. Tƣ liệu thực tế đƣợc khai thác theo các nguồn:  Biên bản phỏng vấn, tọa đàm, hội thảo khoa học, phiếu điều tra;  Bảng biểu thống kê số liệu điều tra khảo sát đã đƣợc công bố;  Kết quả quan sát thực tế. b. Xử lý dữ liệu - Xử lý dữ liệu là từ các dữ liệu nhỏ, nhà nghiên cứu sắp xếp, chỉnh lý, trình bày, biến chúng thành dữ liệu tinh, làm cơ sở cho việc diễn giải, phân tích, thống kê và báo cáo khoa học. Công tác xử lý gồm thao tác chủ yếu sau:  Kiểm tra dữ liệu: Loại bỏ những dữ liệu không dùng đƣợc, do thu không đúng phƣơng pháp, tài liệu không xác thực;  Hiệu chỉnh hay biên tập dữ liệu: Là sửa những sai sót do ghi chép hoặc dùng ngôn từ thiếu chính xác;  Mã hóa, đƣa vào bảng, biểu đồ, hay sơ đồ: Mã hóa là gán cho dữ liệu một ký hiệu, nhƣ một con số hay một chữ. Điều này cần thiết, đặc biệt trong việc xử lý bằng máy điện toán và máy tính chỉ hiểu và đọc đƣợc các ký hiệu số hoặc chữ chứ không thể hiểu đƣợc câu văn. - Diễn giải là làm cho những dữ liệu, con số, bảng số, sơ đồ, có ý nghĩa; là sử dụng phƣơng pháp tƣ duy khoa học để lý giải về kết quả qua nghiên cứu nhƣ phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, trừu tƣợng hóa, quy nạp, suy diễn, nêu lên các mối quan hệ, TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 74 Trong việc diễn giải dữ kiện, tùy theo từng đề tài nhà nghiên cứu sẽ vận dụng đến các kiến thức về tự nhiên, về xã hội, về tƣ duy. Chất lƣợng của công trình nghiên cứu phụ thuộc một phần quan trọng vào sự diễn giải có cơ sở khoa học của tác giả. Trong diễn giải thì phân tích là quan trọng. Điều đó có nghĩa là muốn giải quyết một vấn đề phức tạp thì phải bắt đầu bằng việc phân tích các sự kiện. Khi phân tích các sự kiện, cần chú ý đến hai điểm sau:  Tính chất của sự kiện: Mức độ lặp lại, tầm quan trọng của sự kiện, Những tính chất này đƣợc thể hiện một phần ở các chỉ tiêu thống kê;  Nguyên nhân của sự kiện: Dựa vào biên bản tìm hiểu trong đó có ghi đầy đủ điều kiện tự nhiên và xã hội của sự kiện để tìm ra nguyên nhân của sự kiện. Phân tích sự kiện bao gồm:  Phân tích định tính: Sau khi thu thập, sàng lọc tài liệu, ngƣời nghiên cứu phân tích tài liệu, khái quát hóa thành lý luận tức là tách cái cơ bản, điển hình và tất yếu ra khỏi cái không cơ bản, cái ngẫu nhiên. Khái quát tài liệu giúp ngƣời nghiên cứu có quan điểm toàn diện đi sâu vào bản chất của sự kiện, nhận thức sâu sắc hiện thực khách quan và đòi hỏi ngƣời nghiên cứu phải có sự hiểu biết về vấn đề khác có liên quan  Phân tích định lƣợng: Dữ liệu thu thập đƣợc qua phƣơng pháp thực nghiệm, điều tra phỏng vấn, quan sát, sau khi đã sàng lọc thƣờng đƣợc xử lý ở dạng định hƣớng theo phƣơng pháp thống kê qua bƣớc sau:  Xếp đặt dữ kiện thành danh mục: Căn cứ vào vấn đề nghiên cứu hay giả thuyết mà ấn định danh mục. Nguyên tắc thiết lập danh mục dựa vào 3 yêu cầu:  Phân loại hợp lý;  Dữ kiện nào cũng xếp loại đƣợc;  Dữ kiện không trùng lặp.  Trình bày dữ kiện theo thống kê: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 75 Tất cả các dữ liệu đƣa vào danh mục tạo thành bảng số liệu gốc. Đây là sự phiên chuyển thành số lƣợng những khía cạnh có thể định lƣợng đƣợc của toàn bộ tài liệu gốc, từ đó có thể lấy ra số liệu để lập những bảng số liệu khác trong công trình nghiên cứu. Khối lƣợng dữ kiện đƣợc trình bày theo thống kê chia làm hai loại tham số đặc trƣng:  Giá trị trung tâm, nói lên tính điển hình của mẫu gồm: Trung bình, trung vị và mốt.  Số trung bình: Là tổng trị số trƣờng hợp hay đối tƣợng chia cho số trƣờng hợp. Đây là tham số biểu thị một cách điển hình nhất mức độ tập trung những giá trị khác nhau của một tình trạng trong tổng thể. Cụ thể là: o Hiện tƣợng thông thƣờng; o Hiện tƣợng trung tâm; o Chất lƣợng nhất định của tổng thể. Công thức tổng quát là:  Số trung vị: Là trị số đứng giữa một chuỗi thống kê có ký hiệu Me. Số trung vị là trị số của X đứng hàng thứ (n+1)/2 nếu n là số lẻ; n/2 nếu n là số chẵn  Mốt: Là trị số của X tƣơng ứng với tần số cao nhất có ký hiệu M. Nếu hai số kề nhau có cùng một tần số cao nhất, thì Mốt là trung bình cộng của hai số kề nhau đó. Nếu hai số không kề nhau có cùng tần số cao nhất thì mỗi số ấy là Mốt và có hai Mốt. Mốt ít nhạy bén đối với sự biến thiên của chuỗi thống kê và đƣợc vận dụng đối với một tổng thể gồm tƣơng đối nhiều đơn vị.  Chỉ số phân tán: Gồm nhiều loại trong đó độ lệch chuẩn là một đặc trƣng thƣờng dùng nhất để làm chỉ số phân tán của một chuỗi thống kê. Độ lệch chuẩn cho biết các trị số X của chuỗi thống kê khác nhiều hay khác ít so với số trung bình, hay nói cách khác độ lệch chuẩn cho      n i n X n XnXX X 1 1...21 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 76 biết trị số của chuỗi tập trung quanh số trung bình hay phân tán xa số trung bình. Trong thống kê toán học có nhiều công thức để tính độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn có ký hiệu và công thức tổng quát: c. Phân tích kết quả nghiên cứu Các dạng biểu đồ và sơ đồ thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích kết quả nghiên cứu: Biểu đồ cột và thanh đƣợc sử dụng để so sánh số liệu theo nhóm, hoặc số liệu đƣợc phân nhóm, hoặc có thể so sánh phần trăm tổng của nhiều số liệu. Để minh họa số liệu bằng biểu đồ cột và thanh cần tuân theo các hƣớng dẫn sau: Số liệu dạng nhóm, rời rạc (không liên tục) nhƣ phân bố tần suất và phần trăm, số liệu thứ tự (ordinal) hoặc số liệu nhãn (nominal), số liệu so sánh phân tích thống kê. - Biểu đồ cột: Áp dụng cho số liệu rời rạc trong các hạng mục có chuỗi liên tục tự nhiên về trình tự thời gian hoặc một dãy số liệu: Biểu đồ cột - Biểu đồ thanh: Đƣợc áp dụng cho số liệu trong các hạng mục không có chuỗi liên tục tự nhiên nhƣ các mục sản phẩm, hàng hóa, vật liệu, thu nhập, n XXi   )(  TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 77 Biểu đồ thanh - Biểu đồ tần suất: Thể hiện số liệu đo của các cá thể phân bố dọc theo trục của biến. Tần suất (trục y) có thể là trị số tuyệt đối (số đếm) hoặc tƣơng đối (phần trăm hoặc tỷ lệ của mẫu). Trình bày bằng đồ thị tần suất cần thiết khi mô tả quần thể. Biểu đồ tần suất Chú ý:  Trục y thể hiện % tần suất tƣơng đối, số, giá trị của cột;  Số liệu đo (trục x) đƣợc chia làm hai hạng mục có chiều rộng cột thích hợp để trình bày sự phân bố quần thể;  Kích cỡ mẫu đƣợc trình bày rõ hoặc ở phần chú thích dƣới đồ thị hoặc ở nơi trình bày đồ thị. - Biểu đồ phân tán: Biểu đồ phân tán đƣợc sử dụng rộng rãi trong khoa học để trình bày sự phân bố các số liệu và mối quan hệ giữa các số liệu. Trong đó, các giá trị là các chấm phân bố TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 78 và mối quan hệ đƣợc thể hiện bằng đƣờng hồi quy tƣơng quan. Biến phụ thuộc y có trục thẳng đứng phụ thuộc vào giá trị của biến độc lập x là trục nằm ngang. Nếu nhƣ dãy số liệu có hai hay nhiều số có giá trị lớn (thí dụ, 0-200) thì có thể sử dụng hàm lôgarit (cơ số 10) để biến đổi số liệu có giá trị nhỏ hơn. Công việc này gọi là quá trình chuyển đổi số liệu. Các quy luật cơ bản để trình bày biểu đồ phân tán:  Có hai biến (2 dãy số liệu);  Xác định rõ tên trục đồ thị cho các biến;  Chia tỷ lệ mỗi trục thích hợp để trình bày toàn bộ dãy số liệu của biến.  Nếu có mối quan hệ giữa các biến, biến độc lập nên chọn là trục x và biến phụ thuộc là trục y. Biểu đồ phân tán Chú ý:  Mỗi trục x, y có các vạch phụ và vạch chính có số để xác định giá trị;  Kích cỡ mẫu đƣợc trình bày ở phần chú thích dƣới hình hoặc ở trong hình;  Nếu số liệu đƣợc phân tích thống kê và có mối quan hệ giữa các biến thì có thể trình bày bằng đƣờng hồi quy trên đồ thị, phƣơng trình hồi quy và ý nghĩa thống kê thể hiện trong tựa hình hoặc trong hình.  Nên chọn tỷ lệ thích hợp ở hai trục để hình đƣợc cân đối và rõ ràng. - Biểu đồ đƣờng biểu diễn: Đƣợc trình bày khi các giá trị của biến độc lập là chuỗi liên tục nhƣ nhiệt độ, áp suất hoặc sự sinh trƣởng, Các giá trị là các điểm đƣợc nối với nhau bởi đƣờng thẳng hoặc đƣờng cong diễn tả mối quan hệ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 79 của chiều hƣớng biến động và chức năng. Có thể trình bày nhiều biến phụ thuộc là những đƣờng biểu diễn trên cùng một hình. Biểu đồ đƣờng biểu diễn thể hiện sự thay đổi của biến y theo x, so sánh một loạt các giá trị theo thời gian. Biểu đồ đƣờng biểu diễn - Biểu đồ hình bánh: Đƣợc sử dụng để trình bày mối quan hệ tỷ lệ so sánh phần trăm tổng của các số liệu khác nhau. Khi trình bày các số liệu bằng biểu đồ hình bánh nên tuân theo các quy luật sau:  Tổng số các số liệu có giá trị tổng không đổi (thƣờng 100%);  Các giá trị có sự khác biệt tƣơng đối lớn (có ý nghĩa), và các giá trị bằng nhau thì không nên trình bày bằng đồ thị này (ví dụ, 7 giá trị bằng nhau);  Mỗi phần chia của hình (mỗi phần tƣơng ứng với một giá trị) nên đƣợc chú thích;  Số phần chia tƣơng đối nhỏ (thông thƣờng là từ 3-7 phần) và không vƣợt quá 7. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 80 Biểu đồ hình bánh - Sơ đồ chuỗi: Thƣờng đƣợc sử dụng để trình bày cách tổ chức các chƣơng trình, mối quan hệ giữa các bƣớc hoặc các bƣớc trong một quá trình, trình bày chuỗi liên tiếp của các sự kiện, quá trình, hệ thống, Các thông tin, vật liệu, số liệu có thể chú giải trong cấu trúc biểu đồ và trình bày đƣờng mũi tên để thể hiện mối quan hệ. Các dạng sơ đồ chuỗi 3.2.2. Trình bày kết quả a. Cấu trúc khái quát dàn ý một công trình nghiên cứu khoa học - Lời cảm ơn: Ghi lời cám ơn đối với cơ quan đỡ đầu (nếu có), hoặc cá nhân, những ngƣời có nhiều công lao đối với ngƣời nghiên cứu. - Lời cam đoan: Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu, kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và chƣa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 81 - Mục lục: Thƣờng đặt phía đầu sách, tiếp sau bìa phụ. Mục lục là trang ghi tóm tắt nội dung của đề tài thông qua đề mục của từng chƣơng, từng tiểu mục. Nên sắp xếp mục lục của đề tài gọn trên một trang giấy và đóng ở đầu quyển. - Danh mục các chữ viết tắt, bảng, biểu đồ: Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ đƣợc sử dụng nhiều lần trong đề tài, xếp theo thứ tự ABC và phân loại bảng, biểu đồ, sơ đồ theo những ký hiệu riêng, thống nhất ở phần đầu đề tài. - Nội dung: A. Phần mở đầu  Lý do chọn đề tài  Cơ sở lý luận  Cơ sở thực tiễn  Tính cấp thiết  Mục đích nghiên cứu  Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu  Đối tƣợng  Khách thể  Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài  Tìm hiểu thực trạng (hoặc cơ sở thiết kế) và kết quả nghiên cứu  Kiến nghị  Phạm vi nghiên cứu  Phƣơng pháp nghiên cứu  Phƣơng pháp chủ yếu  Phƣơng pháp hỗ trợ  Thời gian và địa điểm B. Phần nội dung  Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu  Thực trạng vấn đề nghiên cứu (hoặc cơ sở thiết kế) và kết quả nghiên cứu.  Giải pháp TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 82 C. Phần kết luận  Kết luận chung  Đề xuất ý kiến - Tài liệu tham khảo: Phải đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự: Số thứ tự, họ và tên tác giả, tên tài liệu, nguồn, nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản. - Phụ lục: Phần phụ lục gồm những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ hoặc bổ trợ cho nội dung khóa luận/đồ án nhƣ số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh,Nếu đề tài sử dụng những câu trả lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu phải đƣợc đƣa vào phần phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến, không đƣợc tóm tắt hoặc sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong bảng biểu cũng cần nêu trong phụ lục của đề tài. Phụ lục của đề tài không đƣợc dày hơn phần chính của đề tài. Phụ lục không đƣợc đánh số trang. Việc sắp xếp phần phụ lục nên theo trình tự sau:  Các công trình (bài viết) đi sâu từng khía cạnh của vấn đề nghiên cứu (nếu có);  Bảng hƣớng dẫn, chỉ dẫn hoặc ƣớc chú;  Các biểu bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ...  Nếu có nhiều phụ lục thì phụ lục đƣợc đánh số thứ tự bằng số la mã hoặc số ả rập. b. Yêu cầu chung - Đề tài phải đƣợc trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không đƣợc tẩy xóa, có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị. Dòng chữ: Loại đề tài (đồ án tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, luận văn,...) viết chữ in hoa, cỡ 28, các dòng chữ ngành, chuyên ngành, tên đề tài: Chữ in hoa, cỡ 12. - Nội dung đề tài phải đƣợc thể hiện bằng một văn bản trình bày kết quả nghiên cứu một vấn đề lý luận hay thực tiễn trong đó có những kiến giải mới, những đóng góp mới, những đề xuất và ứng dụng sáng tạo có giá trị trong lĩnh vực liên quan đến đề tài. - Kết luận của đề tài phải khẳng định đƣợc những kết quả nghiên cứu và chất lƣợng của đề tài, những đóng góp và những đề xuất mới. Kết luận phải có cơ sở khoa học và TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 83 thực tiễn, đƣợc trình bày súc tích, cô đọng, sâu sắc, không có lời bàn và bình luận gì thêm. - Phần đề xuất ý kiến phải nêu đƣợc các khuyến nghị đƣợc rút ra từ kết quả nghiên cứu phù hợp, đề xuất các vấn đề mang tính bức xúc và triển vọng, những giải pháp mang tính khả thi, c. Một số quy định - Định dạng văn bản: Đề tài đƣợc trình bày trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297 mm), dùng font chữ Times New Roman, bộ gõ Unicode. Cỡ chữ 13, dãn dòng ở chế độ 1,5 line của hệ soạn thảo Microsoft Word, mật độ chữ bình thƣờng, không đƣợc nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; lề trên 3 cm, lề dƣới 3 cm; lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm. Các bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.  Trình bày tiểu mục: Tiểu mục của đề tài đƣợc trình bày và đánh số thành nhóm số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chƣơng (ví dụ 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1 chƣơng 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục; mục và chƣơng cũng tƣơng tự. Không có đề tài chỉ có chƣơng 1 mà không có chƣơng 2 hoặc chỉ có mục 1 mà không có mục 2.  Bảng biểu, hình vẽ, phƣơng trình: Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phƣơng trình phải gắn với số chƣơng (ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chƣơng 3). Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải đƣợc trích dẫn đầy đủ (ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996”). Nguồn đƣợc trích dẫn phải đƣợc liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dƣới hình. Thông thƣờng những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Những bảng dài phải để ở những trang riêng nhƣng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT HƢNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT 84 Những bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297 mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210 mm. Chú ý gấp trang giấy sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy, tránh bị đóng vào phần mép giấy bên trong hoặc xén rời mất phần mép giấy bên ngoài. Trong đề tài, những hình vẽ phải đƣợc vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề, cỡ chữ phải bằng cỡ chữ trong văn bản đề tài. Khi đề cập đến bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó. Việc trình bày phƣơng trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn đề tài. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phƣơng trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_cuong_bai_giang_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc.pdf
Tài liệu liên quan