Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƢƠNG
1.1. Khoa học tâm lý
Tâm lý học là một khoa học chuyên nghiên cứu các hiện tượng tâm lý
người và các vấn đề có liên quan đến tâm lý người. Tức là toàn bộ những hiện
tượng tâm lý, ý thức, tinh thần được nảy sinh, hình thành, biểu hiện và biến đổi
trong mỗi con người, nhóm người và cả loài người.
Khoa học này có đối tượng nghiên cứu riêng, có nhiệm vụ riêng và có hệ
thống phương pháp nghiên cứu riêng
173 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng môn Tâm lý học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tác có phẩm chất:
+ Độ chính xác (không có động tác sai, thừa);
+ Bền vững và ổn định;
+ Tốc độ (nhanh hay chậm của động tác);
+ Nhịp độ (số lần lặp lại của động tác trong một đơn vị thời gian);
+ Sự phối hợp, tính mềm dẻo động tác (sự kết hợp của các thao động tác và
sự thay đổi các động tác phù hợp với những điều kiện làm việc thay đổi).
Điều kiện hình thành:
+ Hiểu rõ nội dung của hoạt động phải thực hiện;
+ Hướng dẫn luyện tập bằng phươnp pháp phù hợp:
+ Việc nâng dần tốc độ, nhịp độ động tác phải từ từ, chính xác;
+ Ở những kỹ xảo phức tạp đòi hỏi việc phối hợp các động tác và cử động
rất nhiều và nhịp nhàng;
+ Lựa chọn các công việc, bài luyện tập đa dạng, nhiều vẻ cho cùng một loại kỹ
xảo.
4.2.2.5. Các quy luật hình thành kỹ xảo
Đường cong luyện tập, các quy luật của sự hình thành kỹ xảo
- Kết quả của việc luyện tập để hình thành kỹ xảo có thể được biểu diễn
bằng đồ thị dưới dạng một đừơng cong, gọi là “đường cong luyện tập”.
Hình 1: Đường cong luyện tập
- Đường cong luyện tập có những hiện tượng mang tính qui luật như sau:
+ Qui luật đỉnh: Là sự tiến bộ cao nhất trong luyện tập rồi dừng lại. Muốn
tiến bộ thêm phải có những tri thức mới, thay đổi phương pháp dạy, phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật.
Kết quả luyện
tập
Thời gian luyện tập
Đỉnh
Giảm sút tạm thời
Cao nguyên ngưng trệ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
112
- Qui luật tiến bộ không đồng đều: Trong quá trình luyện tập hình thành kỹ
xảo, kết quả luyện tập không đồng đều:
+ Lúc đầu tiến bộ nhanh sau chậm dần lại (tập điều khiển máy, tiến bộ đạt
nhanh. Muốn tăng năng suất lao động, tiến bộ đạt chậm);
+ Lúc đầu tiến bộ chậm sau tăng dần (kỹ xảo đọc ngoại ngữ);
+ Sự tiến bộ tạm thời dừng lại (việc áp dụng cải tiến trong sản xuất bước
đầu làm cho năng suất lao động ngừng lại vì phải thay đổi cách thức làm việc,
động tác. Sau khi đã thành thạo với phương thức mới, việc tăng năng suất lao động
mới rõ rệt).
- Qui luật về sự tác động giữa kỹ xảo cũ và mới: Trong quá trình hình thành
kỹ xảo mới thì giữa kỹ xảo cũ đã có và kỹ xảo mới cần hình thành bao gì cũng có
sự tác động qua lại:
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng tốt tới việc hình thành kỹ xảo mới (hiện tượng
chuyển kỹ xảo): Xảy ra khi kỹ xảo cũ có nhiều cơ chế giống kỹ xảo mới.
+ Kỹ xảo cũ ảnh hưởng xấu tới việc hình thành kỹ xảo mới (hiện tượng
giao thoa kỹ xảo hay sự can thiệp của kỹ xảo):
Sự can thiệp khi cải tạo kỹ xảo cũ: Một kỹ xảo nào đó không phù hợp với
yêu cầu mới cần phải sửa đổi thì kỹ xảo cũ gây ra những khó khăn trong việc sửa
đổi;
Sự can thiệp khi nắm được kỹ xảo mới: Khi nắm được kỹ xảo mới rồi
nhưng phương thức hành động cũ vẫn can thiệp vào, gây ra hiện tượng ngừng trệ,
có khi làm cho ta quay trở lại cái cũ.
- Qui luật về sự suy yếu và dập tắt kỹ xảo: Là sự mất đi tính chất tự động
hoá, tính chính xác, ý chí phải kiểm tra từng động tác.
Nguyên nhân chủ yếu là sự ngừng luyện tập trong một thời gian dài, tác
động tình cảm mạnh, sự quá mệt mỏi, kém tin tưởng, nhút nhát.
4.3. Tƣ duy kỹ thuật
4. 3.1. Bài toán kỹ thuật
4.3.1.1. Khái niệm
Các bài toán kỹ thuật rất đa dạng, phụ thuộc vào các ngành kỹ thuật tương
ứng. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những đặc điểm chung, khác hẳn với bài toán
thông thường trong toán học.
Bài toán kỹ thuật là bài toán xuất hiện trong lĩnh vực lao động kỹ thuật.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
113
4.3.1.2. Đặc điểm của bài toán kỹ thuật
- Những bài toán kỹ thuật trong lao động kỹ thuật sản xuất thường không
đầy đủ dữ kiện. Các yêu cầu đặt ra thường mang tính khái quát và có thể có nhiều
đáp số:
+ Việc giải quyết bất kỳ bài toán nào đều phải sử dụng rất nhiều vốn kiến
thức chuyên môn, dựa trên kỹ năng khai thác một lượng thông tin vô cùng phong
phú;
+ Việc phân tích cấu trúc của bài toán kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng. Đó
là, không có một lời giải duy nhất cho một bài toán kỹ thuật;
+ Khi đã xác định được những phương pháp tổng quát để giải bài toán
cùng loại vẫn phải tính đến những điều kiện cụ thể của sản xuất.
+ Khi giải bài toán kỹ thuật, trường hoạt động của con người được mở ra rất
rộng, các trường cảm giác vận động và trí tuệ của cá nhân được huy động triệt để, tối
đa.
- Kết quả giải các bài toán kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều vấn đề: Lý thuyết
và thực hành đã kết hợp như thế nào trong hoạt động của con người
- Mỗi một lời giải kỹ thuật đều phải được kiểm tra qua thực tiễn: Cần phải
có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính toán và thực nghiệm, giữa lý thuyết với thực hành
để tìm ra những bất hợp lý của các tính toán và giả thiết đề ra, nhằm đi tới lời giải
đúng đắn hợp lý nhất.
- Việc xây dựng một hệ thống các bài toán kỹ thuật chính là tạo ra những
tình huống kỹ thuật cụ thể nhằm làm phát triển tư duy kỹ thuật cho học sinh. Việc
giải các bài toán kỹ thuật càng đa dạng bao nhiêu thì càng làm cho những biểu
hiện cụ thể của tư duy kỹ thuật trở nên phong phú, đa dạng bấy nhiêu.
4.3.2. Tƣ duy kỹ thuật
4.3.2.1. Khái niệm
- Tư duy kỹ thuật là sự phản ánh khái quát các nguyên lý kỹ thuật, các quá
trình kỹ thuật, các thiết bị kỹ thuật dưới dạng mô hình và kết cấu nhằm giải quyết
những vấn đề kỹ thuật đặt ra trong thực tế.
- Tư duy kỹ thuật là loại tư duy chỉ xuất hiện trong lĩnh vực lao động kỹ
thuật nhằm giải quyết những nhiệm vụ có tính chất kỹ thuật sản xuất
- Cấu trúc ba thành phần của tư duy kỹ thuật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
114
+ Khái niệm: Là hình thức tư duy trong đó các khái niệm được khái quát và
phân chia theo những dấu hiệu bản chất của chúng.
+ Hình ảnh: Có tác dụng minh họa và làm sáng tỏ khái niệm, làm điểm tựa
khi lĩnh hội các tri thức lý thuyết.
+ Thực hành: Có tác dụng kiểm tra tính đúng đắn của khái niệm và hình
ảnh.
Ba thành phần này có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và có vai trò
quan trọng ngang nhau, do đó chúng không thể tồn tại tách rời nhau được.
4.3.2.2. Đặc điểm của tư duy kỹ thuật
Tư duy kỹ thuật xét về nguồn gốc và bản chất của nó đều là sự phản ánh
gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan, diễn ra thông qua việc giải quyết các
tình huống có vấn đề của bài toán kỹ thuật.
- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa thành phần lý thuyết và thực hành của hoạt
động, biểu hiện ở sự tương tác giữa các hành động trí óc với các hành động thực
hành.
- Có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa các thành phần khái niệm và hình tượng
(hình ảnh) của hoạt động. Hai thanh phần này có giá trị ngang nhau trong tư duy
kỹ thuật. khi tư duy giải quyết một bài toán kỹ thuật, con người cần phải hình
dung trong đầu hỡnh khối của đối tượng nghiên cứu. vỡ vật tư duy kỹ thuật là tư
duy không gian.
- Có tính thiết thực, biểu hiện ở hai mặt:
+ Thời gian giải một bài toán kỹ thuật là rất hạn chế. Việc xử lý các tình
huống kỹ thuật để đảm bảo thời gian là một đòi hỏi của thực tiễn hoạt động;
+ Kỹ năng biết vận dụng hợp lý và có hiệu quả các tri thức đã có vào
những điều kiện khác nhau.
Thực tế cho thấy khả năng tính toán các đặc điểm của hoàn cảnh cụ thể, khả
năng sử dụng một cách đúng đắn các kiến thức cần thiết phù hợp với sự đa dạng của
các điều kiện sản xuất, chủ yếu phụ thuộc vào tính chất của các kiến thức đã được
lĩnh hội và vận dụng từ trước. Nếu học sinh chỉ quen lĩnh hội tri thức đã bày sẵn, hành
động rập khuôn theo mẫu, không quen suy nghĩ tìm tòi, không tự vận dụng các kiến
thức một cách linh hoạt thì chúng sẽ thụ động, rập khuôn máy móc khi gặp những
tình huống mới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
115
- Tư duy kỹ thuật mang tính chất nghề nghiệp. Những người làm một nghề
kỹ thuật nào đó thường rất nhạy bén với những vấn đề của nghề đó. Sự nhạy bén
cho phép người làm nghề kỹ thuật tiếp cận với những khái niệm kỹ thuật hay đối
tượng kỹ thuật mới nhanh hơn so với những người không làm nghề đó.
4.3.3. Biện pháp phát triển tƣ duy kỹ thuật
- Tư duy kỹ thuật được hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài
dưới tác động của nhiều yếu tố như hệ thống tri thức được trang bị, điều kiện kin
tế - kỹ thuật và môi trường hoạt động kỹ thuật.
- Sự phát triển tư duy tác động trực tiếp đến việc lĩnh hội tri thức mới. Do
đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên có thể áp dụng các biện pháp dưới
đây để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật cho học sinh:
+ Cung cấp cho học sinh phương tiện tư duy đó là ngôn ngữ kỹ thuật mà
đặc biệt là các khái niệm kỹ thuật. Cần làm cho học sinh nắm chắc hệ thống khái
niệm của ngành nghề được đào tạo. Trên cơ sở đó tạo dựng và khắc sâu các biểu
tượng về đối tượng mà khái niệm phản ánh.
+ Sử dụng hợp lý các phương tiện trực quan để tạo ra hình ảnh trực quan
cảm tính, tạo ra ấn tượng ban đầu làm dữ liệu cho tư duy. Phương tiện trực quan
được chọn để quan sát phải mang tính điển hình cho nhóm đối tượng cần phản
ánh.
+ Tổ chức tốt quá trình dạy học thực hành, tham quan kỹ thuật để học sinh
có điều kiện vận dụng và hoàn thiện lý thuyết đã được học, rèn luyện thao tác vật
chất, qua đó mà củng cố thao tác trí tuệ.
+ Cấu trúc của bài dạy kỹ thuật phải phù hợp với logic của nội dung kỹ
thuật và logic của quá trình nhận thức. Sự sắp xếp có hệ thống nội dung học tập
cũng như tuần tự của chúng trong bài dạy không chỉ có ý nghĩa trong việc phát
triển tư duy logic mà còn có tác dụng lớn đối với hứng thú học tập của học sinh.
+ Cần thường xuyên rèn luyện cho học sinh các thao tác cơ bản của tư duy
như phân tích, tổng hợp, so sánh. qua việc giải các bài toán kỹ thuật.
+ Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác học tập của học sinh bằng cách
sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học nêu vấn đề, dạy học
chương trình hóa, đàm thoại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
116
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Phân tích bản chất của hoạt động dạy lý thuyết. Rút ra kết luận sư phạm.
Câu 2: Phân tích và lấy ví dụ minh họa cho các giai đoạn hình thành kỹ năng.
Câu 3: Phân tích và lấy ví dụ minh họa cho các giai đoạn hình thành kỹ xảo?
Câu 4. Trình bày các quy luật của sự hình thành kỹ xảo. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 5: Phân tích đặc điểm của bài toán kỹ thuật? Rút ra các kết luận sư phạm cần
thiết?
Câu 6: Phân tích đặc điểm của tư duy kỹ thuật? Vận dụng vào quá trình dạy học.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
117
Chƣơng 5: TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƢỜI GIÁO VIÊN KỸ THUẬT
VÀ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH HỌC NGHỀ
5. 1. Tâm lý học nhân cách ngƣời giáo viên kỹ thuật
5.1.1. Yêu cầu về nhân cách đối với giáo viên kỹ thuật
Đặc điểm lao động sư phạm và yêu cầu đối với người giáo viên dạy nghề:
- Có mục đích đào tạo công nhân, chuẩn bị cho họ những phẩm chất và
năng lực cần thiết để gia nhập vào lực lượng lao động kỹ thuật, có trình độ tay
nghề, đáp ứng được yêu cầu xã hội;
- Có đối tượng là những con người đang phát triển: Con người đang chuẩn
bị tiềm lực để tham gia lao động, sản xuất;
- Nghề mà công cụ chủ yếu là nhân cách của chính mình.
Trong dạy học và giáo dục, thầy giáo dùng nhân cách của chính mình để
tác động vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào
tạo thế hệ trẻ, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, là
cách sử sự và kỹ năng giao tiếp của thầy giáo K.D.Uxinki đã khẳng định: “Dùng
nhân cách để giáo dục nhân cách”
- Nghề tái sản xuất mở rộng sức lao động
- Nghề đòi hỏi tính khoa học, tính nghệ thuật và tính sáng tạo cao.
- Nghề lao động trí óc chuyên nghiệp: Phải có sự khởi động trong thời gian
khá dài mà không tạo ra sản phẩm trực tiếp ngay
- Có quán tính trí tuệ: Sau giờ giảng hoạt động trí óc vẫn tiếp diễn
Thầy giáo ra khỏi lớp có khi còn miên man suy nghĩ về cách chứng minh
một định lý, suy nghĩ về một trường hợp chậm hiểu của học sinh, phán đoán về sự
ngập ngừng biểu hiện trong sự dập xóa ở bài làm của các em.
5.1.1.1. Về phẩm chất
- Có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng nghề nghiệp, có lập trường của
giai cấp công nhân;
- Nắm vững quan điểm, đường lối giáo dục của đảng;
- Có động cơ, thái độ đúng đắn đối với nghề, có đạo đức, lương tâm nghề
nghiệp trong sáng;
- Có bản lĩnh vững vàng và có nghệ thuật lao động sư phạm.
5.1.1.2. Về năng lực
- Có trình độ văn hoá cao, khoa học kỹ thuật và tay nghề giỏi;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
118
- Có năng lực hiểu học sinh, truyền đạt và tổ chức quá trình giáo dục;
- Có hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp.
5.1.2. Năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên kỹ thuật
5.1.2.1. Năng lực dạy học
- Làm chủ những tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy: Nắm vững
bản chất, nội dung, cách thức thể hiện môn học;
- Có năng lực quan sát, tri giác, nắm được những diễn biến bên ngoài
chuyển vào phán đoán nội tâm bên trong của người học. Từ đó điều chỉnh phản
ứng của người học;
- Tập trung, phân phối và di chuyển chú ý tốt, thể hiện được tiến trình bài
giảng với nội dung khoa học và thực tiễn. Kết hợp được nói, viết và điều chỉnh
quá trình nhận thức của người học;
- Giữ được vai trò chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, thiết kế, phát huy tính tích
cực của người học;
- Có năng lực ghi nhớ tốt, tái hiện nhanh, kịp thời những kiến thức cần thể
hiện, lấy ví dụ sát thực, sinh động;
- Có năng lực giao tiếp sư phạm, tự nghiên cứu, kỹ năng, kỹ xảo cảm vận,...
5.1.2.2. Năng lực giáo dục
- Hiểu, nhạy cảm và biết phân tích tâm lý người học chính xác;
- Có uy tín đối với người học: ảnh hưởng mạnh mẽ đến người học, được
người học thừa nhận có nhiều phẩm chất và năng lực;
- Có khả năng tác động đến nhân cách người học bằng các phương pháp
giáo dục coa hiệu quả, khéo léo ứng xử sư phạm, làm biến đổi nhân cách người
học;
- Hình thành ở người học thế giới quan, niềm tin và lý tưởng nghề nghiệp.
5.1.2.3. Năng lực tổ chức hoạt động sư phạm
- Lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục một cách hợp lý;
- Có năng lực điều khiển và thực hiện kế hoạch trong điều kiện phối hợp
nhiều việc, nhiều người, nhiều tổ chức;
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá chính xác các hoạt động của học
sinh;
- Khuyến khích, động viên học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau
trong dạy học cũng như trong giáo dục;
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
119
- Đoàn kết học sinh thành một tập thể thống nhất, lành mạnh, có kỷ luật, nề
nếp.
5.2. Đặc điểm lứa tuổi học sinh học nghề
5.2.1. Khái quát chung về lứa tuổi học sinh học nghề
Học sinh học nghề còn gọi là tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu
từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn. Tuổi thanh niên được tính
từ 15 đến 25 tuổi, được chia làm 2 thời kì:
+ Thời kì từ 15-18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kì từ 18-25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên sinh
viên)
Tuổi thanh niên cũng thể hiện tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện
tượng, nó được giới hạn ở hai mặt: sinh lí và tâm lý. Đây là vấn đề khó khăn và
phức tạp vì không phải lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát triển tâm
sinh lý cũng trùng hợp với các thời kỳ trưởng thành về mặt xã hội. Có nghĩa là sự
trưởng thành về mặt thể chất, nhân cách trí tuệ, năng lực lao động sẽ không trùng
hợp với thời gian phát triển của lứa tuổi.
Chính vì vậy mà các nhà tâm lý học Macxit cho rằng: Khi nghiên cứu tuổi
thanh nên thì cần phải kết hợp với quan điểm của tâm lý học xã hội và phải tính
đến quy luật bên trong của sự phát triển lứa tuổi. Do sự phát triển của xã hội nên
sự phát triển của trẻ em ngày càng có sự gia tốc, trẻ em lớn nhanh hơn và sự tăng
trưởng đầy đủ diễn ra sớm hơn so với các thế hệ trước, nên tuổi dậy thì bắt đầu và
kết thúc sớm hơn khoảng 2 năm.
Tuổi thanh niên cũng bắt đầu sớm hơn. Nhưng việc phát triển tâm lý của
tuổi thanh niên không chỉ phụ thuộc vào giới hạn lứa tuổi, mà trước hết là do điều
kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội; khối lượng tri thức, kỹ năng kỹ xảo
mà họ nắm được và một loạt nhân tố khác) có ảnh hưởng đến sự phát triển lứa
tuổi. Trong thời đại ngày nay, hoạt động lao động và xã hội ngày càng phức tạp,
thời gian học tập của các em kéo dài làm cho sự trưởng thành thực sự về mặt xã
hội càng đến chậm. Do đó có sự kéo dài của thời kì tuổi thanh niên và giới hạn lứa
tuổi mang tính không xác định (ở mặt này các em được coi là người lớn, nhưng
mặt khác thì lại không). Điều đó cho ta thấy rằng thanh niên là một hiện tượng tâm
lý xã hội.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
120
5.2.2. Đặc điểm thể chất
Tuổi học sinh học nghề là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể.
Sự phát triển thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, hài hòa, cân đối.
Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người trưởng thành, nhưng sự
phát triển của các em còn kém so với người lớn. Các em có thể làm những công
việc nặng của người lớn. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức
cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt có thể hình thành mối
liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn. Tư duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý
chí có điều kiện phát triển mạnh.
Ở tuổi này, các em dễ bị kích thích và sự biểu hiện của nó cũng giống như
ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên tính dễ bị kích thích này không phải chỉ do nguyên
nhân sinh lý như ở tuổi thiếu niên mà nó còn do cách sống của cá nhân (như hút
thuốc lá, không giữ điều độ trong học tập, lao động, vui chơi)
Nhìn chung ở tuổi này các em có sức khỏe và sức chịu đựng tốt hơn tuổi
thiếu niên. Thể chất của các em đang ở độ tuổi phát triển mạnh mẽ rất sung sức,
nên người ta hay nói: “Tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”. Sự phát triển thể chất ở lứa tuổi
này sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhân cách.
5.2.3. Đặc điểm tâm lý
Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo đối với học sinh học nghề
nhưng yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và độc lập trí tuệ của các em.
Muốn lĩnh hội được sâu sắc các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái
niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Những khó khăn trở ngại mà các em gặp
thường gắn với sự thiếu kĩ năng học tập trong những điều kiện mới chứ không
phải với sự không muốn học như nhiều người nghĩ.
Thái độ của các em đối với việc học tập cũng có những chuyển biến rõ rệt.
Học sinh đã lớn, kinh nghiệm của các em đã được khái quát, các em ý thức được
rằng mình đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời tự lập. Thái độ có ý thức đối
với việc học tập của các em được tăng lên mạnh mẽ..
Mặt khác, ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hướng học tập của các
em đã trở nên xác định và được thể hiện rõ ràng hơn. Các em thường bắt đầu có
hứng thú ổn định đặc trưng đối với một khoa học, một lĩnh vực tri thức hay một
hoạt động nào đó. Điều này đã kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
121
các tri thúc trong các lĩnh vực tương ứng. Đó là những khả năng rất thuận lợi cho
sự phát triển năng lực của các em.
5.2.3.1. Nhận thức
Lứa tuổi học sinh học nghề là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí
tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh
tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ.
Cảm giác và tri giác của các em đã đạt tới mức độ của người lớn. Quá trình
quan sát gắn liền với tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá
nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát ở các em thường
phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định, trong khi quan sát một
đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện đưa ra kết luận vội vàng không
có cơ sở thực tế.
Trí nhớ của học sinh học nghề cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ
vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập
theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi
học bài các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng,
những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh. Các em cũng
hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ, trường
hợp nào càn diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu thôi, không cần
ghi nhớ. Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có những
em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.
Hoạt động tư duy của học sinh học nghề phát triển mạnh. Các em đã có khả
năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn. Năng lực
phân tích, tổng hợ, so sánh, trừu tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể
lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Các em thích khái quát, thích tìm
hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của
những tri thức phải tiếp thuNăng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện
tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường
đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách
sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính triết lí vì thế các em rất
thích nghe và thích ghi chép những câu triết lý.
Nhìn chung tư duy của học sinh học nghề phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ
linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
122
một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa
phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo
cảm tính. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giúp đỡ các em tư duy một cách tích
cực độc lập để phân tích đánh giá sự việc và tự rút ra kết luận cuối cùng. Việc phát
triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy học là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của người giáo viên.
5.2.3.2. Tình cảm
- Các em khao khát muốn có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống và
có nhu cầu sống cuộc sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự lập
về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.
- Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển mạnh.
Trong tập thể, các em thấy được vị trí, trách nhiệm của mình và các em cũng cảm
thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong nhóm bạn sẽ xảy ra hiện tượng phân
cực – có những người được nhiều người yêu mến và có những người ít được bạn
bè yêu mến. Điều đó làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tìm
cách điều chỉnh bản thân.
- Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tình bạn thân thiết, chân thành sẽ cho phép các em đối chiếu được những thể
nghiêm, ước mơ, lí tưởng, cho phép các em học được cách nhận xét, đánh giá về
mình. Nhưng tình bạn ở các em còn mang màu sắc xúc cảm nhiều nên thường có
biểu hiện lí tưởng hóa tình bạn. Có nghĩa là các em thường đòi hỏi ở bạn mình
phải có những cái mình muốn chứ không chú ý đến khả năng thực tế của bạn.
- Ở tuổi này cũng đã xuất hiện môt loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam
nữ. Tình yêu của lứa tuổi này còn được gọi là “tình yêu bạn bè”, bởi vì cá em
thường che giấu tình cảm của mình trong tình bạn nên đôi khi cũng không phân
biệt được đó là tình bạn hay tình yêu. Do vậy mà các em không nên đặt vấn đề yêu
đương quá sớm vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc học tập. Tình yêu của nam nữ thanh
niên tạo ra nhiều cảm xúc: căng thẳng vì thiếu kinh nghiệm, vì sợ bị từ chối, vì vui
sướng khi được đáp lại bằng sự yêu thương.
Giáo viên cần thấy rằng đây là bắt đầu một giai đoạn bình thường và tất yếu
trong sự phát triển của con người. Tình yêu ở lứa tuổi thanh niên về cơ bản là tình
cảm lành mạnh, trong sáng nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp, nó đòi hỏi sự
khéo léo tế nhị của giáo viên. Một mặt giáo viên phải làm cho các em có thái độ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT
123
đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới, phải làm cho các em biết kìm
chế những cảm xúc của bản thân; mặt khác, phải nghiên cứu từng trường hợp cụ
thể để đưa ra cách giải quyết thích hợp. Bất luận trong trường hợp nào cũng đều
không được can thiệp một cách thô bạo, không chế nhạo, phỉ báng, ngăn cấm độc
đoán, bất bình mà phải có một thái độ trân trọng và tế nhị, đồng thời cũng không
được thờ ơ, lãnh đạm tránh những phản ứng tiêu cực ở các em.
5.2.3.3. Một số nét nhân cách nổi bật
- Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học
sinh học nghề, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.
Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm
lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_bai_giang_mon_tam_ly_hoc.pdf