CHƯƠNG 1
KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
TÀI CHÍNH DÀI HẠN
1.1 KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON
1.1.1 Khái niệm
Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác
(gọi là công ty mẹ).
1.1.2 Chứng từ hạch toán
1.1.3 Tài khoản sử dụng
Tài khoàn này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng,
giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con.
45 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề cương bài giảng Kế toán tài chính - Phan Đức Dũng (Phần 3), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p)
Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu được khấu trừ
thuế GTGT đầu vào)
Có 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đồng thời ghi đơn bên Có tài khoản 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (tài
khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).
Khi chưa được giao dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, đơn vị được kho bạc
cho tạm ứng vốn đầu tư, khi nhận được vốn tạm ứng của kho bạc, kế toán ghi:
03 Nợ 111 Tiền mặt
Nợ 112 Tiền gởi ngân hàng
Có 338 Phải trả, phải nộp khác (3388)
Khi dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản được giao, đơn vị phải thực hiện các
thủ tục thanh toán để hoàn trả kho bạc khoản vốn đã tạm ứng. Khi được kho bạc
chấp nhận các chứng từ thanh toán, kế toán ghi:
04 Nợ 338 Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
.
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -35-
CHƯƠNG 8
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI DOANH NGHIỆP
8.1 TỔ CHỨC VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
8.1.1 Khái niệm
Chứng từ kế toán là nguồn thông tin ban đầu (đầu vào) được xem là cơ sở
kế toán sử dụng để qua đó tạo lập nên những thông tin có tính tổng hợp và hữu ích
để phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau.
8.1.2 Quy định chung
8.1.3 Hệ thống chứng từ quy định
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp, gồm:
Chứng từ kế toán ban hành theo Chế độ kế toán doanh nghiệp, gồm 6 chỉ tiêu: Chỉ
tiêu lao động tiền lương; Chỉ tiêu hàng tồn kho; Chỉ tiêu bán hàng; Chỉ tiêu tiền tệ;
Chỉ tiêu tài sản cố định; Chỉ tiêu khác. Và chứng từ kế toán ban hành theo các văn
bản pháp luật khác.
8.2 TỔ CHỨC VẬN DỤNG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
8.2.1 Khái niệm
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng trong doanh nghiệp là một
mô hình phân loại đối tượng kế toán được nhà nước quy định để thực hiện việc xử
lý thông tin gắn liền với từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho việc tổng hợp và
kiểm tra, kiểm soát.
8.2.2 Quy định chung
Các nội dung cơ bản được quy định trong hệ thống tài khoản bao gồm: loại
tài khoản, tên gọi tài khoản, số lượng tài khoản, số hiệu tài khoản, công dụng và
nội dung phản ánh vào từng tài khoản, một số quan hệ đối ứng chủ yếu giữa các tài
khoản có liên quan.
8.2.3 Hệ thống tài khoản quy định
Hệ thống tài khoản được kết cấu thành hai phần cơ bản: (i) Những tài khoản
ghi sổ kép đánh số từ loại 1 đến loại 9. (ii) Những tài khoản dùng ghi sổ đơn đánh
số từ loại 0.
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -36-
Từ loại 1 đến loại 4: Những tài khoản tài sản, tài khoản nguồn vốn,
tài khoản tài sản-nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự về tính linh
hoạt của nhóm tài khoản từ loại 1 đến loại 4 giảm dần, từ tài sản đến
nguồn vốn, các tài khoản này có số dư cuối kỳ để lập bảng cân đối
kế toán.
Từ loại 5 đến loại 9: Những tài khoản trung gian, không có số dư cuối
kỳ không thể hiện trên “bảng cân đối kế toán” được phản ánh trên
báo cáo “Kết quả hoạt động kinh doanh”
Loại 0 có số dư cuối kỳ ghi ngoài bảng cân đối kế toán
8.3 TỔ CHỨC VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ SỔ KẾ TOÁN
8.3.1 Khái niệm
Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các
chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc xác lập các báo cáo tài chính và quản trị
cũng như phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản từng loại nguồn
vốn cũng như từng quá trình hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc thực hiện các chức năng của kế toán.
8.3.2 Quy định chung
Sổ sách kế toán là loại sổ chuyên môn dùng để ghi chép, theo dõi các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng các phương pháp riêng của kế toán. Hay nói cách
khác, sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên
quan đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán
trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh
vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và Chế độ kế toán
quy định trong Quyết định 15/2006 ngày 20/03/2006.
8.3.3 Hình thức sổ kế toán quy định
Hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với các hình thức kế toán. Tuỳ đặc điểm,
quy mô, trình độ nghiệp vụ mà kế toán chọn lựa hình thứ kế toán phù hợp. Theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Quyết định 15/2006 ngày 20/03/2006, thì doanh
nghiệp có thể tổ chức hệ thống sổ kế toán theo 1 trong 5 hình thức sổ như sau:
Hình thức kế toán Nhật ký chung;
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ;
Hình thức kế toán trên máy vi tính.
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -37-
8.4 HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN
8.4.1 Khái niệm
Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo tổng hợp từ các số liệu kế toán của
công ty theo những mẫu biểu đã được qui định, nó phản ảnh tính hình sử dụng vốn,
nguồn vốn; kết quả kinh doanh của công ty trong kỳ báo cáo.
Nguồn thông tin quan trọng nhất để đánh giá tình trạng sức khỏe tài chính
của một công ty là các báo cáo tài chính, bao gồm chủ yếu các báo cáo như: Bảng
cân đối kế toán (Balance sheet), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income
statement), và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash-flows statement).
Bảng cân đối kế toán là bức tranh tài chính tại một thời điểm, phản ánh tất
cả tài sản do công ty sở hữu và những nguồn tài chính (nguồn vốn) để hình thành
lên các tài sản này.
Một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đứng về khía cạnh khác, ghi
nhận dòng chảy của những nguồn lực theo từng thời kỳ kinh doanh.
8.4.2 Quy định chung
Báo cáo kế toán bao gồm 2 phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống
báo cáo kế toán quản trị.
Theo quy định hiện nay thì hệ thống báo cáo tài chính bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income Statement)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash Flows)
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Explaination of Financial Statements)
Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập ra để phục vụ cho
yêu cầu quản trị của doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo kế toán
quản trị không bắt buộc phải công khai.
8.4.3 Hệ thống báo cáo tài chính quy định
Theo quy định của Nhà nước, tại Quyết định số 15/2006, ngày 20/03/2006,
hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa
niên độ.
Báo cáo tài chính năm, gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -38-
Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy
đủ và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược.
(1) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (dạng đầy đủ): Mẫu số B 02a – DN;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN.
(2) Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 01b – DN;
- Kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ (tóm lược): Mẫu số B 02b – DN;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03b – DN;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN.
Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính
(1) Tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều
phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Các công ty, Tổng công ty có các đơn
vị kế toán trực thuộc, ngoài việc phải lập báo cáo tài chính năm của công ty, Tổng
công ty còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất
vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực
thuộc công ty, Tổng công ty.
(2) Đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán còn phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ. Các
doanh nghiệp khác nếu tự nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được lựa
chọn dạng đầy đủ hoặc tóm lược. Đối với Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp
nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp
hoặc báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ (Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất
giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008).
(3) Công ty mẹ và tập đoàn phải lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ
(Việc lập báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ được thực hiện từ năm 2008) và
báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm theo quy định tại Nghị định số
129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ. Ngoài ra còn phải lập báo cáo tài
chính hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán số
11 “Hợp nhất kinh doanh”.
Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định
tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -39-
Trung thực và hợp lý;
Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của
từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với
nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các
thông tin đáng tin cậy, khi: Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài
chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp; Phản ánh đúng
bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản
ánh hình thức hợp pháp của chúng; Trình bày khách quan, không thiên
vị; Tuân thủ nguyên tắc thận trọng; Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh
trọng yếu.
Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán.
Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất
quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính phải được người lập, kế toán trưởng và
người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc
quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – “Trình bày báo cáo tài chính”:Hoạt động
liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.
Việc thuyết minh báo cáo tài chính phải căn cứ vào yêu cầu trình bày thông
tin quy định trong các chuẩn mực kế toán. Các thông tin trọng yếu phải được giải
trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Kỳ lập báo cáo tài chính
Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm
dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan
thuế. Trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế
toán năm dẫn đến việc lập báo cáo tài chính cho một kỳ kế toán năm đầu tiên hay
kỳ kế toán năm cuối cùng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn 12 tháng nhưng không
được vượt quá 15 tháng. Kỳ lập báo cáo tài chính giữa niên độ là mỗi quý của năm
tài chính (không bao gồm quý IV). Các doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính
theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp
luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.
Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở
hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm
chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt
động, phá sản.
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Đối với doanh nghiệp nhà nước phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là
20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; đối với Tổng công ty nhà nước chậm
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -40-
nhất là 45 ngày; phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm; đối với Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày; Trường
hợp đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính quý,
năm cho Tổng công ty theo thời hạn do Tổng công ty quy định.
Đối với các loại doanh nghiệp khác, nếu là doanh nghiệp tư nhân và công ty
hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm; đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài
chính năm chậm nhất là 90 ngày; Đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính
năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Công ty mẹ và tập đoàn là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp
nhất để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ
phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo tài chính; tình hình và kết
quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của đơn vị.
Hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 – DN/HN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 – DN/HN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 – DN/HN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 – DN/HN
Nội dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp, và
công khai Báo cáo tài chính hợp nhất thực hiện theo quy định tại Thông tư Hướng
dẫn Chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” và Chuẩn mực kế
toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”
và Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”.
Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng
công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải
lập Báo cáo tài chính tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn
diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập báo cáo
tài chính, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn
vị.
Hệ thống báo cáo tài chính tổng hợp gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B 01-DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B 02-DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B 03-DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu số B 09-DN
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -41-
Nội dung, hình thức trình bày, thời hạn lập, nộp, và công khai Báo cáo tài
chính tổng hợp thực hiện theo quy định tại Thông tư Hướng dẫn chuẩn mực kế toán
số 21 “Trình bày Báo cáo tài chính” và Chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài
chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con”.
Đối với công ty mẹ và tập đoàn vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp,
vừa phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì phải lập báo cáo tài chính tổng hợp
trước (Tổng hợp theo loại hình hoạt động: Sản xuất, kinh doanh; đầu tư xây dựng
cơ bản hoặc sự nghiệp) sau đó mới lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài
chính hợp nhất giữa các loại hình hoạt động. Trong khi lập báo cáo tài chính tổng
hợp giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh đã có thể phải thực hiện các quy định về
hợp nhất báo cáo tài chính. Các đơn vị vừa phải lập báo cáo tài chính tổng hợp vừa
phải lập báo cáo tài chính hợp nhất thì phải tuân thủ cả các quy định về lập báo
cáo tài chính tổng hợp và các quy định về lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -42-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Charles T. Horngren, Gary L. Sundem và William O. Stratton (2002) “Introduction
to Management Accounting” xuất bản lần thứ 12, Nhà xuất bản Prentice Hall.
Charles T. Horngren; Gary L. Sundem; John A. Elliott (2003). “Introduction to
Financial Accounting.
Aseervatham Al. (1999) “Accounting Essentials for non – accountants”
Eward J Blocher, Kung H. Chen, Gary Cokins and Thomas W. Lin (2005) “Cost
Management” Mc Graw – Hill.
Phan Đức Dũng (2004) “Vận dụng thống nhất các chuẩn mực kế toán quốc gia
trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam”
Đề tài NCKH cấp cơ sở, năm 2004
Phan Đức Dũng (2004) “Thông tư 128/2003/TT-BTC và vấn đề kế toán chênh lệch
tỷ giá” Tạp chí kế toán số 47, tháng 4 năm 2004
Phan Đức Dũng (2004) “Hoa hồng đại lý theo Thông tư 88/2004/TT-BTC ngày
1/9/2004 – Thực trạng và Giải pháp” Tạp chí kế toán, Số 51 (12/2004)
15/12/2004.
Phan Đức Dũng (2005) “Sự khác biệt giữa phương pháp vốn chủ sở hữu và phương
pháp giá gốc đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết” Tạp chí kế toán, Số
53 (4/2005) 15/4/2005.
Phan Đức Dũng (2005) “Vấn đề kế toán và thuế trong các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” Đề tài NCKH cấp cơ
sở, năm 2005
Phan Đức Dũng (2005) “Vướng mắc của doanh nghiệp khi thực hiện chuẩn mực kế
toán hàng tồn kho” Tạp chí kế toán, Số 55 (8/2005) 15/8/2005.
Phan Đức Dũng (2005) “Bài tập và Bài giải Nguyên lý Kế toán” Nhà xuất bản
thống kê năm 2005.
Phan Đức Dũng (2005) “Bài tập và Bài giải Kế toán tài chính ” Nhà xuất bản thống
kê năm 2005.
Phan Đức Dũng (2005) “Sự khác biệt giữa phương pháp ước tính và phương pháp
trực tiếp khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi” Tạp chí kế toán, Số 56 (11/2005)
15/11/2005.
Nguyễn Văn Trình và Phan Đức Dũng (2005) “Chi phí nghiên cứu phát triển của
các công ty đa quốc gia trong chính sách định giá chuyển giao” Tạp chí phát
triển kinh tế số 171, 01/2005.
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -43-
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán Giá thành” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán và Thuế trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Nguyên lý kế toán – Lý thuyết và Bài tập” Nhà xuất bản
thống kê năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Phương pháp phân bổ trong ước tính lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi” Tạp chí kế toán, Số 59 (3/2006)
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán thương mại, dịch vụ và kinh doanh xuất nhập
khẩu” Nhà xuất bản thống kê năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Giáo trình Kế toán Tài chính” Nhà xuất bản thống kê năm
2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán Tài chính” Nhà xuất bản thống kê năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán Chi phí Giá thành” Nhà xuất bản thống kê năm
2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Bài tập kế toán thương mại, dịch vụ và kinh doanh xuất
nhập khẩu” Nhà xuất bản thống kê năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán Chi phí Giá thành”. Nhà xuất bản Thống kê năm
2006
Phan Đức Dũng (2006) “Bài tập và Bài giải Kế toán Chi phí Giá thành”. Nhà xuất
bản Thống kê năm 2006
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán và Thuế trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán và Kiểm toán” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Kế toán giá thành” Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh năm 2006.
Phan Đức Dũng (2005) “Kế toán đại cương (Nguyên lý Kế toán)” Nhà xuất bản
thống kê năm 2005. Đồng tác giả với TS. Phạm Gặp.
Phan Đức Dũng (2006) “Giáo trình Nguyên lý kế toán” Đồng chủ biên với ThS.
Trần Phước – Đại học công nghiệp TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản văn hóa Sài
gòn năm 2006.
Sách “Kế toán đại cương” Bộ Môn Kế toán Kiểm toán – Đồng tác giả. Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2006.
Sách “Bài tập Kế toán đại cương” Bộ Môn Kế toán Kiểm toán – Đồng tác giả.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2006..
Prepared by Phan Đức Dũng, PhD -44-
Sách “Kế toán tài chính” Bộ Môn Kế toán Kiểm toán – Đồng tác giả. Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2006.
Phan Đức Dũng (2006) “Phương pháp phân bổ trong ước tính lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi” Tạp chí kế toán, Số 59 (3/2006)
Nguyễn Thị Mỵ và Phan Đức Dũng (2006) “Phân tích hoạt động kinh doanh – Lý
thuyết bài tập và bài giải” Nhà xuất bản thống kê năm 2006.
Phan Đức Dũng (2007) “Kế toán Mỹ đối chiếu kế toán Việt Nam” Nhà xuất bản
thống kê năm 2007.
Phan Đức Dũng (2007) “Thực hành Kế toán Mỹ” Nhà xuất bản thống kê năm
2007.
Phan Đức Dũng (2007) “Bài tập và Bài giải Kế toán Chi phí Giá thành”. Nhà xuất
bản Thống kê năm 2007
Phan Đức Dũng (2007) và Phạm Gặp “Kế toán đại cương – Lý thuyết và bài tập”
Nhà xuất bản giao thông vận tải – năm 2007
Phan Đức Dũng (2007) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Hoàn thiện hệ thống
thông tin trên báo cáo tài chính để xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam”
với tư cách là chủ nhiệm đề tài, bảo vệ đạt, 10/2007.
Phan Đức Dũng (2008) “Hướng dẫn thực hành Kế toán thuế và báo cáo thuế” Nhà
xuất bản Lao động Xã hội năm 2008.
Phan Đức Dũng (2008) “Kế toán dành cho giám đốc” Nhà xuất bản Văn hóa năm
2008.
Phan Đức Dũng “Những vướng mắc cần giải quyết khi hợp nhất báo cáo tài chính
đối với những cổ phiếu của công ty mẹ do công ty con đầu tư” Tạp chí kế toán.
Số 81 (12/2009)
Phan Đức Dũng (2009) “Phân tích báo cáo tài chính” Nhà xuất bản Thống kê năm
2009.
Phan Đức Dũng (2009) “Kế toán công ty cổ phần và công ty chứng khoán” Nhà
xuất bản Thống kê năm 2009.
Phan Đức Dũng (2009) “Những vướng mắc cần giải quyết khi hợp nhất báo cáo tài
chính đối với những cổ phiếu của công ty mẹ do công ty con đầu tư” Tạp chí kế
toán. Số 81 (12/2009)
Phan Đức Dũng (2010) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Vận dụng phương
pháp định giá sản phẩm nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam trên thị trường thế giới.” với tư cách là chủ nhiệm đề tài, bảo vệ khá,
12/01/2010.
Luật kế toán (Luật số 03/2003/QH11) Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa
XI, kỳ họp thứ 3 (3/5/2003 đến 17/6/2003) thông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_cuong_bai_giang_ke_toan_tai_chinh_phan_duc_dung_phan_3.pdf