Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890 ở Nam Đàn, Nghệ An_mảnh đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, chống giặc ngoại xâm.Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước thời cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu., những liệt sĩ chống Pháp ngay trên mảnh đất quê nội Kim Liên như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến.Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước, tình cảm và nhân cách của Nguyễn Tất Thành còn được ảnh hưởng từ cha là cụ Phó bảng Nguyền Sinh Sắc, một tấm gương lao động cần cù, có lòng yêu nước , thương dân sâu sắc.và đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người từ mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế, Anh lại tận măt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều. Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời. Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc đã chuẩn bị cho Anh hành trang lên đường. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc đã làm Người xúc động sâu sắc trước cảnh khổ cực, bị áp bức của nhưng người dân lao động. Người càng thấm nhuần sâu sắc tinh thần từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân.Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Và áp dụng với hoàn cảnh lúc bấy giờ ở trong nước, Người đã vạch ra con đường đi đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam. Các Mác đã khái quát: “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó, và nếu nó không tìm ra những người như thế., nó sẽ nặn ra họ.” Đúng như vậy, Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.
Nhà nghiên cứu Helene tourmaire đánh giá: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc. Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề bài: Nhà nghiên cứu Helene Tourmaire đánh giá: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc...Tất cả được k, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:
Nhà nghiên cứu Helene Tourmaire đánh giá: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc...Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
Em hãy phân tích nhận xét trên.
Bài làm
Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19-5-1890 ở Nam Đàn, Nghệ An_mảnh đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, chống giặc ngoại xâm...Nơi đây đã sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước thời cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu..., những liệt sĩ chống Pháp ngay trên mảnh đất quê nội Kim Liên như Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Quyến...Sinh trưởng trong một gia đình nhà nho yêu nước, tình cảm và nhân cách của Nguyễn Tất Thành còn được ảnh hưởng từ cha là cụ Phó bảng Nguyền Sinh Sắc, một tấm gương lao động cần cù, có lòng yêu nước , thương dân sâu sắc...và đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người từ mẹ là bà Hoàng Thị Loan. Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình. Khi vào Huế, Anh lại tận măt nhìn thấy tội ác của bọn thực dân Pháp và thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều. Thêm vào đó là những bài học thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời... Tất cả đã thôi thúc Anh ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. Quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc đã chuẩn bị cho Anh hành trang lên đường. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc đã làm Người xúc động sâu sắc trước cảnh khổ cực, bị áp bức của nhưng người dân lao động. Người càng thấm nhuần sâu sắc tinh thần từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân.....Người nhận thấy, ở đâu nhân dân cũng muốn thoát khỏi ách áp bức bóc lột. Và áp dụng với hoàn cảnh lúc bấy giờ ở trong nước, Người đã vạch ra con đường đi đúng đắn cho Cách mạng Việt Nam. Các Mác đã khái quát: “Mỗi thời đại xã hội đều cần có những con người vĩ đại của nó, và nếu nó không tìm ra những người như thế..., nó sẽ nặn ra họ.” Đúng như vậy, Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ.
Nhà nghiên cứu Helene tourmaire đánh giá: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc... Tất cả được kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
I. Hồ Chí Minh là hình ảnh sự khôn ngoan của Đức Phật
Có câu nói :“Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chí Minh”. Đúng như vậy, Hồ Chí Minh là một con người mang đậm nét Việt Nam.Những gì là lý luận, là khoa học, là uyên bác, là thâm thúy đều có trong Hồ Chí Minh, đó chính là sự hòa quyện, sự kết đọng của sự thông tuệ dân gian. Đó là sự thông minh, tế nhị và mộc mạc của tinh hoa văn hóa Việt Nam. Sự thông tuệ dân gian ấy được Hồ Chí Minh tiếp thu một cách hồn nhiên, thoải mái và có chọn lọc, để rồi thể hiện ra một cách dung dị nhưng không kém phần sâu lắng tế nhị, không kém phần minh triết trong cái khôn ngoan dân dã Việt Nam! Con người ấy không viết nhiều, không nói nhiều, không viết dài nói dài, song là con người làm, làm rất nhiều. Con người ấy nói ít, làm nhiều, thậm chí không cần nói, chỉ cần làm để rồi bằng việc làm cụ thể mà thuyết phục người ta làm theo mình.
Sự thông tuệ của Bác còn được thể hiện ở trong ứng xử cũng như trong cách viết, cách trả lời nhà báo nước ngoài, cách diễn đạt những mệnh đề lý luận của Hồ Chí Minh có sự tinh tế nhuần nhuyễn của những đường nét minh triết phương Đông và văn hóa phương Tây, vừa dân tộc vừa quốc tế. Việt Nam, Phương Đông, trong cốt cách ứng xử, tài ngoại giao của Hồ Chí Minh. Trong một giai đoạn lịch sử đầy cam go của dân tộc, khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ phải đương đầu với thế lực Tưởng Giới Thạch. Chính trong hoàn cảnh ấy, tài ngoại giao xuất sắc và đức độ của Bác lại càng được bộc lộ rõ.Đó là những năm 1945-1946, nước Việt Nam non trẻ ở trong giai đoạn “thù trong giặc ngoài”: Thực dân Pháp trở lại miền Nam (với sự trợ giúp của quân Anh), Tàu Tưởng kéo mấy chục vạn quân vào miền Bắc với âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân vừa thành lập, như chính viên trung tướng Tiêu Văn đã tuyên bố - "tiêu diệt Việt Minh trước, giải giáp quân Nhật sau".Không một quốc gia nào công nhận nền độc lập của một đất nước nhỏ bé ở bán đảo Đông Dương, nơi vừa thoát khỏi bàn tay “bảo hộ” của “mẫu quốc Pháp”. Trong nước, chính quyền non trẻ với vài nghìn đảng viên phải đối diện với các khó khăn trầm trọng về kinh tế - tài chính và an ninh: Nạn đói hoành hành, sự nổi lên của các nhóm Việt gian bán nước, cấu kết với bên ngoài, làm cho tình hình đối nội đối ngoại càng phức tạp thêm.Sau ngày Độc lập 2/9, các Bộ của Chính phủ Lâm thời được thành lập, trong đó có Bộ Ngoại giao mà Bác Hồ là Bộ trưởng. Bác phân công cho các ông: Bùi Lâm phụ trách công tác đối Pháp; Tạ Quang Bửu đối Anh, Mỹ; Nguyễn Văn Lưu đối công tác tổng hợp của Bộ; Trần Đình Long đối công việc xảy ra ở các địa phương; Nguyễn Đức Thụy đối công tác quân Tưởng và Hoa kiều.40 năm sau, hồi ký của ông Nguyễn Đức Thụy ghi lại:"Sau khi phân công, Bác dặn dò:- Chữ "ủy viên hội" và chữ "ủy viên" là ta dùng trong nội bộ, không được nói công khai vì quân Tưởng rất ghét chữ đó - là chữ dùng để chỉ tổ chức cộng sản. Chức vụ của các chú nên dùng chữ "Tham nghị".Bác nói: "Chức Tham nghị là chức rất phổ biến trong bộ máy chính quyền của Tưởng. Coi nó to cũng được, nhỏ cũng được, rất quan trọng cũng được, chẳng quan trọng gì cũng được. Anh là tham nghị thì anh nói đúng cũng được, anh nói sai thì cũng chẳng ai thèm trách cứ và càng dễ cải chính"".Chuyện tưởng đơn giản, đi vào tiểu tiết, câu chữ, mà thật ra cho thấy sự khôn ngoan và thấu hiểu đối phương của Bộ trưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh. Bác còn dặn ông Thụy phải khắc con dấu tên mình trong các giấy tờ giao thiệp với quân Tưởng, vì người Trung Quốc chỉ tin vào chữ ký kèm có con dấu, chữ ký không có con dấu thì họ coi là kém hiệu lực.Hồi ký của ông Nguyễn Đức Thụy viết: "Bác dặn cán bộ làm công tác ngoại giao rằng khi tiếp xúc với đối tượng, nên khơi vấn đề để đối tượng nói nhiều mà mình thì nói ít. Đối tượng nói nhiều thì mình dễ biết ý đồ của họ. Mình nói nhiều thì dễ sinh ba hoa, thất thố để họ nắm được ý đồ của mình. Làm việc không nên hấp tấp vội vàng, cả tin, dễ sinh sơ suất".Ngoài ra, Bác còn đưa ra chủ trương “ngoại giao Câu Tiễn” với quân Tàu Tưởng, mà Bác luôn nhấn mạnh với các cán bộ làm công tác đối ngoại. Cách gọi này có hàm ý về một đối sách mềm, “nhịn nhục”, cố gắng chịu đựng cho đên khi Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật xong, sẽ không còn lý do gì để ở lại Việt Nam. Một khi chúng rút quân rồi, ta sẽ dễ ứng phó với Pháp hơn. Nhưng không vì thế mà Chính phủ ta thời đó lùi bước đến mức độ thất thế trước Tàu Tưởng. Và vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, với vốn văn hóa Đông Tây rất rộng, Hán học uyên thâm, khả năng "đắc nhân tâm" tuyệt vời, đã chinh phục được nhiều tướng lĩnh của Tưởng sau vài lần tiếp xúc.Lần đầu tiên Bác đến thăm Lư Hán tại Phủ Chủ tịch hiện nay, họ Lư cho một viên quan tùy tùng ra đón, để Bác ngồi chờ ở phòng khách rồi Lư Hán mới ra chào hỏi. Hành xử như vậy nhưng đến khi cuộc trò chuyện kết thúc, Lư Hán đã đưa Bác ra tận cổng, tiễn Bác lên xe rồi mới vào. Những lần sau Bác đến, Lư Hán đều ra đón tại cổng và tiễn tại cổng, tỏ ra hết sức tôn trọng Bác.Ngay cả Tiêu Văn, viên trung tướng từng công khai ý đồ lật đổ chính quyền Việt Minh, cũng vậy: Y ra tận cổng dinh thự để đón mỗi lần Bác tới, và trong các cuộc hội đàm, cả Lư Hán lẫn Tiêu Văn đều gọi Bác là "Hồ Chủ tịch" (dù bình thường, quân Tưởng gọi Bác là "Tiên sinh Hồ Chí Minh", hàm ý không công nhận nước Việt Nam DCCH).Về chuyện này, Bác cười và nhận xét: "Trong công văn giấy tờ thì họ vẫn viết là kính gửi ông Hồ Chí Minh, nhưng trong khi nói chuyện thì họ lại gọi Bác là Hồ Chủ tịch. Thế là họ đã phải công nhận ta trên thực tế".Về vấn đề thúc đẩy đoàn kết dân tộc, hòa hợp đảng phái, Bác chủ trương hòa hoãn với Quốc dân đảng, nêu cao khẩu hiệu đoàn kết dân tộc, đảng phái v.v... để tranh thủ quần chúng, tranh thủ những người có thiện chí trong họ, cô lập và vạch trần tội lỗi của bọn quá khích.Có lần họp trong lúc người của Quốc dân đảng bắc loa phóng thanh ci hửbới chính quyền Việt Minh trên đường Quan Thánh, một thành viên tổ Đảng Ngoại giao nóng nảy hỏi Bác: "Phải làm thế nào chứ cứ hòa hoãn thế này để chúng tự do hoành hành mãi sao?". Bác hỏi ngược lại: "Theo ý chú thì nên làm gì?".Tổ viên bảo phải trị cho chúng một mẻ. Bác cười nói: "Chú thì chỉ giết là giết thôi. Chú không nghĩ đằng sau bọn này là ai ư? Phải vạch mặt chúng cho bọn thày của chúng biết là chúng không phải là cách mạng gì mà là những phần tử xấu, rất xấu đã. Chúng chỉ là một nhóm nhỏ thôi, giết chúng bây giờ là thất sách"
II. Hồ Chí Minh lầ hình ảnh lòng nhân từ của Chúa
Không những là một con người tài năng, Bác còn giàu lòng nhân ái, dành cho nhân loại một tình thương bao la. Tình cảm đó Bác san sẻ cho tất cả mọi người, cho dù đó là kẻ thù. Ở mặt trận biên giới 1950, Bác đã chỉ thị phải cứu chữa tận tình cho thương binh địch, không được để tù binh thiếu ăn trong lúc thuốc men lương thực ta không hề dư dật. Bác chỉ thị cho Bộ chỉ huy chiến dịch thông báo cho phía Pháp rằng tựa sẽ trao trả tất cả số tù binh bị thương tại Thất Khê.
Bác Hồ ở mặt trận Đông Khê
Bác Giữa tháng 8 năm 1950, Ban Quân báo Mặt trận Biên giới triệu tập các cán bộ phụ trách chuẩn bị tài liệu về bố trí phòng ngự của Pháp ở Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê về Bộ chỉ huy chiến dịch nghe phổ biến chỉ thị.Trung ương Đảng và Bộ Tổng Tư lệnh sẽ chọn tiêu diệt Đông Khê trước, đánh tiếp viện từ Thất Khê lên rồi sẽ đánh Thất Khê, Cao Bằng.Đồng chí Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng thay mặt Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng chiến dịch, nói lại lời Bác Hồ dặn lúc ra trận là ở khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn địch bố trí nhiều đơn vị lính Âu Phi tinh nhuệ nên cần chọn cán bộ quân báo thông thạo tiếng Pháp, quán triệt chính sách chủ trương khoan hồng nhân đạo của Đảng, Nhà nước, Quân đội ta đối với hàng binh, tù binh địch đã hạ súng.Vì ngoài một số tên chỉ huy nặng đầu óc thực dân, đa số binh lính địch là người lao động đi lính cho Pháp vì nhiều lý do khác nhau, giác ngộ cho họ mục đích chiến đấu chính nghĩa của chúng ta, để họ trở thành người chống chiến tranh phi nghĩa, người dân lương thiện khi được trả về nước sau này.
Sau hai ngày chiến đấu ác liệt ta tiêu diệt hoàn toàn cụm Đông Khê, diệt và bắt sống trên 300 địch gồm toàn bộ Bộ chỉ huy phân khu. Lúc này Trạm Quân báo Đông Khê được giao trông nom khoảng 20 sỹ quan và binh lính Âu Phi bị thương nặng không thể chuyển về tuyến sau được. Các chiến sĩ cùng các y sỹ, y tá chăm sóc họ trên tinh thần khoan dung mà Bác Hồ và Bộ chỉ huy mặt trận đã chỉ thị.Tốp tù binh này được chia ra thành từng nhóm: Binh sỹ riêng, sỹ quan riêng mỗi nhóm ở một góc hang Ngườm Khảm, bản Bó Bạch và cho họ ăn cháo nóng ngay.Chính nhờ thái độ nhân đạo này, các lính Âu Phi báo cho ta biết có viên quan ba tên là Vô-le (Vollaire), chỉ huy phó Phong Khê, bị thương nặng, gãy 1 tay mất nhiều máu đang nằm lả ở góc hang đằng kia. Ta chăm sóc viên quan ba này chu đáo hơn, cho thêm thức ăn, thuốc lá làm cho y dần trở nên dễ gần hơn. Và y bắt đầu tâm sự về gia đình, vợ con, việc từ một người tham gia giải phóng Paris (Pháp) sang Việt Nam đánh nhau ở chốn biên ải này. Cũng chính viên quan ba Vô-le này sớm lộ thông tin Chỉ huy Pháp ở Đông Dương đang có chủ trương rút khỏi Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê về củng cố tuyến bảo vệ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ta liền cho liên lạc về báo cáo Ban quân báo mặt trận tin quan trọng này và được xác minh khớp với một số nguồn tin khác.
Sáng ngày hôm sau, khi Vô-le thấy quân tau ống trà sáng thơm thơm thì xin được uống một ca với thái độ thích thú, y khen nước trà gì mà thơm, uống vào thấy tim mình bớt rộn ràng, dễ chịu. Được giải thích đó là nước lá vối tươi mọc đầy ven suối quanh đây, Vô-le nói rằng đây chắc là một loại cây thuốc quý và xin được uống thường ngày.Đang nói chuyện với Vô-le thì trinh sát ngoài đồn Đông Khê hớt hải về báo: Phi cơ địch vừa thả 2 quả bom có cột khói hình nấm đen lên cao và rất nóng làm nhiều chiến sỹ ta đang thu dọn trên Đồn Cao bị thương, bỏng rất nặng.Quân ta hơi hoảng, nghĩ rằng có lẽ Mỹ đã viện trợ cho Pháp loại bom nguyên tử chiến thuật như báo chí phương Tây rêu rao. Ta đem tin này hỏi Vô-le, y lấy bàn tay trái còn lành lặn cầm bút chì viết nguệch ngoạch mấy chữ “NAPALM” và giải thích đấy là loại bom xăng đặc, tên là Napan rất lợi hại, phát minh mới của Mỹ.Sự việc được báo cáo về Nà Lạn. Đồng chí Cao Pha, Trưởng ban quân báo cho biết Bộ chỉ huy chiến dịch gửi lời khen Trạm đã khai thác, báo cáo tình hình kịp thời giúp tìm ra biện pháp đối phó với bom Napan mới sau này.
Sau này Vô-le đã viết trong hồi ký của mình: “Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc của Cụ đã xem chúng tôi chỉ là những công cụ mù quáng, những quân nhân bị lừa phỉnh bởi những luận điệu tuyên truyền dối trá. Sự giam giữ này không phải là sự trừng phạt mà là cơ hội cho những tù binh biến cải trở thành những chiến sỹ hòa bình…” (Theo tác giả Hữu Ngọc đăng trên báo Le Courrier du Viet Nam số 1857 ngày 27/2/2000).
III. Tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin
Mục đích của cuộc hành trình vượt qua 3 đại dương, 4 châu lục với khoảng 30 nước của Bác là được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776, tư tưởng nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789. Tháng 7-1920, Người đọc sơ thảo luận cương Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây được coi là nguồn gốc bản chất trực tiếp của tư tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã nắm vững lập trường, quan điểm, phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mac để giải quyêts vấn đề thực tiễn của Việt Nam. Tìm đến Mac, Người đã chuyển từ lập trường yêu nước sang lập trường quốc tế vô sản. Giai đoạn 1921-1930 Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mac. 6-1929, Người thành lập hội Việt Nam CMTN. 3-2-1930, NAQ họp hội nghị thống nhất các tổ chức và cho ra đời ĐCSVN với bản cương lĩnh sách lược được coi là bản cương lĩnh đầu tiên cửa Đảng.
Người trở về Việt Nam vào ngày 28 tháng 1 năm 1941, ở tại hang Cốc Bó, bản Pác Bó, tỉnh Cao Bằng với bí danh Già Thu. Tại đây, ông mở các lớp huấn luyện cán bộ, cho in báo, tham gia các hoạt động thường ngày.... người cho lập nhiều hội đoàn nhân dân như hội phụ nữ cứu quốc, hội phụ lão cứu quốc, hội nông dân cứu quốc,...Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Người lấy tên Hồ Chí Minh, sang Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội quốc tế phản xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân quốc. Và đã bị bắt giam hơn 1 năm.Sau khi được trả tự do ngày 10 tháng 9 năm 1943, Hồ Chí Minh tham gia Ban Chấp hành Trung ương Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Từ trước đó, Việt Minh cũng đã ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội.Cuối tháng 9 năm 1944, ông trở về Việt Nam. Khi này các đồng chí của ông ở Liên tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng như Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... đã quyết định tiến hành phát động chiến tranh du kích trong phạm vi liên tỉnh. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Tổng bộ Việt Minh triệu tập Đại hội quốc dân tại Tân Trào (Tuyên Quang), cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lâm thời, do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Ngày 2-9-1945 Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khia sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Không dừng ở đó Người tiếp tục tham gia kháng chiến chống Pháp và ngày 30-4-1954 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thu về 1 mối.
Chính những đặc điểm trong nhân cách của Người vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự gắn bó máu thịt giữa lãnh tụ và quần chúng, niềm tin yêu của nhân dân dành cho lãnh tụ của mình và là “ham muốn, ham muốn đến tột bậc” của Hồ Chí Minh về cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân mình.
Cho dù với sự khiêm tốn tuyệt đối cần thiết, cũng phải nói rằng, so với những lãnh tụ cách mạng khác, Hồ Chí Minh có sự kết đọng đậm đặc hơn, quán triệt hơn, sâu xa và thấm thía hơn trong sự gắn bó tin yêu với nhân dân của mình và đồng thời hình ảnh Hồ Chí Minh sống trọn vẹn trong trái tim của họ. Hồ Chí Minh ở trong họ, gần gũi thân thiết với họ, nâng họ lên để cùng đứng với mình chứ không bao giờ đứng trên họ. Hồ Chí Minh với nhân dân mình là một.
Nói như nhà báo Úc Burchett “Nói tới một người mà cả cuộc đời mình để lại ân tình sâu nặng trong nhân dân thì không có ai ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh”, và như đòi hỏi của Charles Fourniau, nhà sử học Pháp “cần làm nổi bật một cách hiển nhiên và trên mọi tầm vóc, hình ảnh một con người đã là một trong ba hoặc bốn nhân vật vĩ đại nhất của phong trào công nhân và cách mạng thế giới, một trong những vĩ nhân của thế kỷ chúng ta”.
Hồ Chí Minh không phải không có những tác phẩm, những công trình, những bài viết, những diễn văn, những lời kêu gọi. Nhưng, tác phẩm lớn hơn cả, bài học sâu sắc nhất chính là cả cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh.
Từ quan điểm, đường lối cho đến cách sống, cách nói, cách viết, Hồ Chí Minh quyết liệt chống sự sáo mòn, hướng tới cái thiết thực, đạt tới hiệu quả cao nhất. Trong con người ấy có sự hòa quyện nhuần nhị lý trí với tình cảm và tâm linh, sự gắn kết rất tự nhiên giữa tâm hồn nhạy cảm của một nhà thơ, với bản lĩnh tinh nhạy của một chính khách, và sự khoan hòa nhân ái của một lãnh tụ nhân dân.
Đặc điểm nổi bật ấy tạo ra phong thái rất độc đáo của Hồ Chí Minh không trộn lẫn vào đâu được. Nhờ vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi tầng lớp nhân dân một cách dễ dàng vì nó gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của họ, vừa rất truyền thống, vừa rất hiện đại. Biết cách làm cho dễ hiểu để đến được với người có trình độ học vấn thấp, song lại biết cách nâng cao lên để diễn đạt được chân lý của cuộc sống, thể hiện được khát vọng thầm kín và sâu xa của con người, nhất là những con người cùng khổ, con người bị áp bức.
Cách tư duy cũng như cách ứng xử của Hồ Chí Minh, như có người nhận xét, “vừa rất ta, vừa rất tây”, đây cũng là một nét độc đáo rất Hồ Chí Minh. Đã có người quan sát và kể lại cách Hồ Chí Minh chọn và ngắt một bông hoa hồng trong vườn Phủ Chủ tịch để tặng một người phụ nữ Pháp là 100% châu Âu . Nhưng cách Bác Hồ bưng bát nước chè xanh của một cụ già nông dân mời, vừa thổi, vừa uống thì 100% là Việt Nam.
Việt Nam, Phương Đông , Phương Tây, thế giới, thời đại đều có trong cốt cách ứng xử của Hồ Chí Minh. Không quá cường điệu khi Helene Tourmaire, một nhà văn và cũng là nhà báo viết: “Hồ Chí Minh là hình ảnh sư khôn ngâan của Đức Phật, lòng nhân từ của Chúa, tinh thần nhiệt tình cách mạng của Lênin, sự ung dung của một người chủ dân tộc...Tất cả đã kết hợp hài hòa trong một dáng dấp tự nhiên.”
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110981.doc