Đề án Xây dựng xã văn hóa xã Tân Thuận Tây năm 2010

Căn cứ Nghị quyết và chương trình hành động của Thị ủy (Khóa VI) về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII).

Căn cứ vào kế hoạch số: 01/KH.BCĐ ngày 08/3/2005 của Ban vận động thị xã Cao lãnh thực hiện về định hướng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa.

Căn cứ vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2005 - 2010.

Trên cơ sở những phong trào hiện nay đã thực hiện được và đang phát huy hiệu quả trên địa bàn như:

+ Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển.

+ Hệ thống đường giao thông nội bộ được nâng cấp tương đối hoàn chỉnh.

+ Các chương trình y tế quốc gia, nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng ngừa các loại dịch bệnh được thực hiện tốt.

+ Công tác giảm nghèo - giải quyết việc làm, xây dựng nhà tình thương và công tác Đền ơn đáp nghĩa.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Đề án Xây dựng xã văn hóa xã Tân Thuận Tây năm 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BCĐ XDĐSVH THÀNH PHỐ CAO LÃNH BCĐ XDĐSVH XÃ TÂN THUẬN TÂY Số : /ĐA.BCĐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Thuận Tây, ngày 6 tháng 4 năm 2010 ĐỀ ÁN Xây dựng xã văn hóa xã Tân Thuận Tây năm 2010 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN: 1. Những cơ sở để xây dựng đề án: Căn cứ Nghị quyết và chương trình hành động của Thị ủy (Khóa VI) về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII). Căn cứ vào kế hoạch số: 01/KH.BCĐ ngày 08/3/2005 của Ban vận động thị xã Cao lãnh thực hiện về định hướng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa. Căn cứ vào nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã, nhiệm kỳ 2005 - 2010. Trên cơ sở những phong trào hiện nay đã thực hiện được và đang phát huy hiệu quả trên địa bàn như: + Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hộ sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. + Hệ thống đường giao thông nội bộ được nâng cấp tương đối hoàn chỉnh. + Các chương trình y tế quốc gia, nước sạch và vệ sinh môi trường, phòng ngừa các loại dịch bệnh được thực hiện tốt. + Công tác giảm nghèo - giải quyết việc làm, xây dựng nhà tình thương và công tác Đền ơn đáp nghĩa. 2. Sự cần thiết xây dựng mô hình văn hóa xã: Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ” là phong trào quần chúng mang tính toàn diện, chiến lược lâu dài, là sự kết hợp công tác giữa các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó MTTQ xã có vai trò nòng cốt để tạo sự chuyển biến mọi mặt trong đời sống của nhân dân. Là xã vùng ven của thành phố, trong quá trình tiến lên thành phố Cao Lãnh theo mục tiêu chung của Thành phố và của Tỉnh đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân xã phải phấn đấu tổ chức chỉ đạo xây dựng nền kinh tế ổn định, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội; có môi trường văn hóa xã hội lành mạnh, xây dựng nếp sống văn minh nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người ngang tầm phát triển của thời đại. Trên cơ sở nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nghị quyết đại hội Đảng bộ Thành phố Cao Lãnh và nghị quyết đại hội Đảng bộ xã đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Từ năm 2000 đến nay xã luôn phấn đấu nâng dần chất lượng phong trào này, trong đó chú trọng việc quán triệt sâu sắc vai trò, mục đích của việc xây dựng gia đình văn hoá, ấp văn hoá trong từng cán bộ, đảng viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Hàng năm, có hơn 95% số hộ gia đình đã tham gia đăng ký xây dựng gia đình văn hoá. Theo kế hoạch đến cuối năm 2008 xã có 2 ấp đạt chuẩn văn hoá. Mặt khác, xã có những thuận lợi cơ bản khác như: đã quy hoạch phát triển kinh tế toàn xã, tốc độ kinh tế hàng năm tăng trưởng đều, các chỉ tiêu về văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Từ đó làm tiền đề cho việc xây dựng đời sống văn hoá ở xã đây cũng là ý chí, nguyện vọng tha thiết của nhân dân. 3. Mục đích yêu cầu: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người phù hợp với xã hội hiện nay theo nguyên tắc dân chủ và bình đẳng. Tạo mối quan hệ đoàn kết trong nhân dân, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nét đẹp gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư. Gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá - đạo đức ứng xử, góp phần điều chỉnh nhận thức và hành vi của mọi người phù hợp với pháp luật, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng môi trường văn hoá, xã hội lành mạnh, tích cực tạo nhiều sản phẩm chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, từng bước đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ các loại tệ nạn xã hội như: cờ bạc, số đề, đá gà, rượu chè, mê tín dị đoan, tổ chức lễ cưới, lễ tang lãng phí... Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia đóng góp xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “Của dân, do dân và vì dân”. Tiếp tục khẳng định vai trò của văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội để có những định hướng đúng và phù hợp với mục tiêu chung của toàn thành phố, vừa gắn với tình hình thực tế ở địa phương. Tăng cường công tác xã hội hoá các hoạt động văn hoá theo tinh thần nghị quyết 90 và nghị định 73/CP của Chính phủ, nhằm làm cho cộng đồng thấy được trách nhiệm và tạo nguồn lực phát triển văn hoá, tạo sự tự giác tham gia sáng tạo, bảo vệ và hưởng thụ văn hoá trong nhân dân và các ngành đoàn thể. Xem trọng việc kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, văn hoá gia đình, dòng họ, những đặc trưng văn hoá địa phương như: phong tục, tập quán, tín ngưỡng... để có bước đi phù hợp nhằm xây dựng tư tưởng đạo đức, lối sống lành mạnh. Trong quá trình chỉ đạo việc phát triển kinh tế phải đồng bộ với việc phát triển văn hoá – xã hội, tôn trọng mọi quy luật khách quan, môi trường, nhằm mục tiêu phát triển bền vững, đầu tư có cơ sở khoa học và hợp lòng dân. Quá trình xây dựng xã văn hoá là quá trình phối kết hợp đồng bộ nhịp nhàng của các ngành, đoàn thể chính trị-xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu và sự hỗ trợ đầu tư có hiệu quả các ngành cấp trên. 4. Ý nghĩa: Tạo niềm tin trong nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đảm bảo để xã hội phát triển ổn định, bền vững. Là cơ sở nền tảng vững chắc thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. II/. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI: 1. Đặc trưng chung của xã: Là vùng ven của thành phố Cao Lãnh và của Tỉnh Đồng Tháp, với diện tích tự nhiên là hơn 978,32 ha, phía Đông và Nam giáp xã Hòa an, Tây giáp Sông Tiền, Bắc giáp Phường 11, với đặc thù là xã nông nghiệp nên nhân dân chủ yếu sống bằng ruộng vườn và làm thuê, một số hộ đánh bắt cá; kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển. Với tổng số hộ dân là 2.648 hộ với 10.557 nhân khẩu (nam là : 5.235 người; nữ là : 5.322 người) được chia làm 4 ấp với 51 tổ nhân dân tự quản. Về tôn giáo chủ yếu là : Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cao Đài, Tin lành, Phật giáo Hoà Hảo... xã có 5 cơ sở thờ tự. * Truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá: Trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, với truyền thống yêu nước của nhân dân, nhân dân xã Tân Thuận Tây đoàn kết một lòng đi theo cách mạng đã lập nên những chiến công hiển hách, góp phần giải phóng quê hương. Hiện toàn xã có 132 Liệt sĩ và 82 đối tượng chính sách khác đang hưởng trợ cấp. Trên địa bàn xã có khu Mộ Cụ Nguyễn Quang Diêu một sĩ phu nhà nho yêu nước. Đây là vốn quý, nét đẹp đáng tự hào mà chúng ta cần trân trọng, tôn vinh và phát huy hơn nữa trong giai đoạn xây dựng xã hội chủ nghĩa, để mãi mãi không phụ lòng những người đã góp công sức và hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. 2. Thực trạng đời sống kinh tế - văn hoá: Là xã nông nghiệp, nhưng diện tích đất sản xuất hẹp dân số lại đông; một số hộ không đất sản xuất phải bỏ địa phương đi làm công nhân hoặc làm thê mướn ở xứ khác. Số hộ nghèo 61 hộ, cận nghèo 375 hộ, một số trẻ em không đi học hoặc bỏ học để phụ giúp gia đình. Cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng đồng bộ nên còn một số lộ liên ấp đi lại khó khăn vào mùa mưa đường sá lầy lội, về nhà ở còn một số nhà lá, nhà tol chật hẹp thiếu tiện nghi, nhà thuộc diện sạc lở, dễ bị ảnh hưởng lớn khi mùa mưa bão xảy ra như: tốc mái, sạc lở không nơi ở ổn định, đây là trở ngại lớn trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng GĐVH. Đối với khu vực 02 chợ nhìn chung đa số các hộ dân kinh doanh mua bán, dịch vụ hàng hóa, đời sống kinh tế ổn định, Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển về diện tích nên hoạt động của 2 chợ chủ yếu phục vụ nhân dân địa phương. Nhìn chung, từ khi đường giao thông liên xã được xây dựng đến nay đời sống kinh tế - văn hoá – xã hội có bước phát triển một cách ổn định, nhất là thời kỳ đổi mới từ năm 2000 cho đến nay. * Hoạt động văn hoá thông tin: Phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và nâng cao mức hưởng thụ đời sống tinh thần cho nhân dân, có 83,88% hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá, có 1 ấp đạt văn hoá 3 năm liền. Các phong trào văn hóa văn nghệ được duy trì thường xuyên, hiện đã xây dựng được 04 CLB Đờn ca tài tử, 01 CLB Hát với nhau, có 01 sân cầu lông, 03 sân bóng chuyền, 01 sân bóng đá, các hoạt động này luôn được thực hiện đều đặng. Hệ thống loa truyền thanh đã phủ khắp trên địa bàn đáp ứng được nhu cầu nắm bắt thông tin thời sự trong và ngoài nước. * Về chính trị, an ninh quốc phòng: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong toàn xã để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh rộng khắp, phòng chống âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các loại tội phạm bị ngăn chặn và đẩy lùi. Tổ chức xây dựng lực lượng dự bị động viên và dân quân tự vệ đạt về số lượng lẫn chất lượng. Đảng bộ, chính quyền và các ngành đoàn thể xã từng bước được củng cố nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư tưởng lối sống lành mạnh, tạo sự nhận thức đúng đắn về đường lối đổi mới của Đảng và quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, tích cực đấu tranh chống tiêu cực, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực cao, nội bộ cơ quan đơn vị ngày càng trong sạch, vững mạnh, luôn tôn trọng và phát huy tốt quyền dân chủ cơ sở, dân chủ ở cơ quan. III/. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN: 1/. Mục tiêu tổng quát: Tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tôn vinh những giá trị đạo đức cao đẹp, xây dựng con người Việt Nam mới “ Đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương giàu đẹp”, có ý chí và bản lĩnh cao. Xây dựng các phong trào văn hóa ở địa phương ngày càng hiệu quả, thực sự văn hóa vừa là nền tảng vừa là động lực để phát triển địa phương, đất nước. 2/. Mục tiêu cụ thể: Đến cuối năm 2010 phấn đấu đạt: + Gia đình: trên 85% số hộ đạt chuẩn văn hoá (theo quyết định số 29 của UBND tỉnh Đồng Tháp) + Công sở văn hoá: hàng năm đều đạt chuẩn văn hoá (Theo quyết định số 30 của UBND tỉnh Đồng Tháp). + Ấp: có 4/4 ấp đạt chuẩn văn hoá (theo quyết định số 88 của UBND tỉnh Đồng Tháp). + Xã căn bản đạt được những tiêu chí như sau: Tình hình chính trị an ninh quốc phòng ổn định, xây dựng Đảng bộ và Chính quyền đoàn thể ngày càng trong sạch và vững mạnh, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy. Cán bộ, đảng viên, hội viên phải gương mẩu đi đầu trong các phong trào, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, kiên quyết bài trừ tệ nạn xã hội. Xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước của ấp. Kinh tế phát triển đồng bộ, vững chắc: Từng bước triển khai có hiệu quả các đề án phát triển kinh tế thành phố đã được phê duyệt. Hệ thống đường giao thông trên địa bàn được bêtông, nhựa hoá hoặc trãi đá chống lầy 100%; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới và nước sạch, không còn nhà tạm bợ, xiêu vẹo. Có đời sống văn hoá tinh thần đa dạng, phong phú: giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá gia đình và địa phương. Các ấp đạt chuẩn văn hoá đều có trụ sở sinh hoạt, tủ sách pháp luật, CLB đờn ca tài tử và CLB thể dục thể thao... Gia đình chính sách neo đơn được quan tâm chăm sóc. Hệ thống trạm y tế, trường học được nâng cấp đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt việc khám chữa bệnh và giáo dục đào tạo cho nhân dân, từng bước phấn đấu đạt chuẩn phổ cập THPT, tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi tăng hàng năm. Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, từng bước hoàn chỉnh hệ thống xử lý nước thải, các ao tù nước đọng. Các đơn vị tập thể, trường học, trạm y tế đều phải có cây xanh. Vận động nhân dân phát hoang cây xanh che chắn tầm nhìn, sắp xếp nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, sân nền khô ráo, hàng rào cây xanh, bảo vệ môi trường nước, không khí. * Về lĩnh vực văn hoá - xã hội: Thực hiện tốt các chương trình ytế quốc gia, đạt các chỉ tiêu sức khoẻ, không có người sinh con thứ 3 trở lên trong năm, thực hiện tốt công tác chống mù chữ, huy động học sinh ra lớp mẫu giáo và ra lớp 1 đạt chỉ tiêu quy định. Đồng thời hoàn thành phổ cập THCS, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở các cấp học hàng năm thấp hơn quy định của ngành giáo dục. Trung tâm HTCĐ hoạt động có hiệu quả. Chăm lo tốt đời sống cho đối tượng gia đình chính sách, người khuyết tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già yếu bệnh tật, cô đơn, người bị ảnh hưởng chất độc hoá học, tạo điều kiện hoà nhập cộng đồng. * Về an ninh chính trị: Vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào quần chúng bảo vệ ANTQ, phòng và tố giác tội phạm, cảm hoá đối tượng và đạt tiêu chuẩn xã lành mạnh, không có TNXH. Kiện toàn tổ nhân dân tự quản và phát huy hoạt động của tổ dân phòng. IV/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Các điều kiện để thực hiện đề án: Cấp ủy Đảng đưa nội dung đề án này vào nghị quyết của Đảng ủy xã qua từng nhiệm kỳ hàng tháng, quý, năm. Ban chỉ đạo xã và BVĐ các ấp cụ thể hóa bằng kế hoạch, chương trình để thực hiện các nghị quyết. Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã luôn củng cố, các ấp được tập huấn triển khai một cách sâu rộng, chặt chẽ nội dung, đề án này; phân công cán bộ cơ quan, đoàn thể phụ trách từng địa bàn cụ thể. Chủ động cân đối ngân sách và sự hỗ trợ của cấp trên để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc hoàn thành đề án. Các nguồn tài chính phục vụ cho chỉ đạo triển khai đề án cần được bố trí hàng năm trên cơ sở nhu cầu thực tế, theo từng chỉ tiêu. Vận động các thành phần kinh tế, các ngành và nhân dân trong ngoài xã tham gia thực hiện các chương trình kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng an ninh thuộc phạm vi đề án. 2. Các giải pháp cụ thể: Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ Đảng, cán bộ nhà nước, các đoàn thể và nhân dân về đề án này, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong xây dựng xã văn hoá. Tổ chức thành lập BCĐ xã, ấp, trong đó mỗi đoàn thể phân công người phụ trách và cụ thể hoá đề án thành kế hoạch hàng tháng, quý, năm cho đơn vị mình tổ chức thực hiện. Gắn cuộc vận động thực hiện đề án với các phong trào khác trên tinh thần phát huy dân chủ cơ sở: tuyên truyền để mọi người trong tổ Nhân dân tự quản biết được nội dung những công việc mình phải làm, để trên cơ sở đó tự giác thực hiện, có sự giám sát động viên của nhân dân trong tổ. Phải thực hiện theo các trình tự: Tuyên truyền, khảo sát thực tế, đánh giá, phân tích, lập kế hoạch, triển khai, kiểm tra thường xuyên định kỳ hàng tháng, quý, năm. Ban vận động mỗi ấp đều có kế hoạch cụ thể và tổ chức sơ tổng kết hàng năm. Đa dạng hoá các mô hình hoạt động văn hoá, tăng cường công tác phối hợp liên ngành, đặc biệt là văn hoá thông tin - thể thao; Ủy ban MTTQ, các ngành đoàn thể... Mở rộng loại hình hoạt động CLB khuyến học, Khuyến tài, CLB Gia đình hạnh phúc, CLB Ông bà cháu, Đờn ca tài tử Nam bộ, cây cảnh... Tổ chức các đội nhóm văn nghệ, quản lý di tích lịch sử, công trình tôn giáo tín ngưỡng, tủ sách cơ quan, gia đình thể thao. Phát huy tối đa phương châm xã hội hoá hoạt động văn hoá trên cơ sở ban hành những quy định, vận động những cơ chế, chính sách thích hợp để bảo đảm lợi ích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn hoá; tăng cường liên doanh, liên kết, tạo các điều kiện thuận lợi về thuế, thuế đất, giao đất, khoán hoạt động... để thu hút đầu tư của xã hội. Hàng quý, hàng năm có tổ chức sơ, tổng kết và kịp thời biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể tiêu biểu, điển hình trong việc thực hiện đề án. Tập thể, cá nhân, các ngành đoàn thể thực hiện không tốt tinh thần nội dung của đề án sẽ bị phê bình, kiểm điểm, kỷ luật theo quy định. Nơi nhận: TRƯỞNG BAN - BCĐ thành phố; - Đảng ủy xã; - Thành viên BCĐ xã; - Lưu VT. Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Hữu Hưng PHÊ DUYỆT CỦA BCĐ THÀNH PHỐ CAO LÃNH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_an_xd_xa_vh_2010_2012.doc
Tài liệu liên quan