Lợi nhuận là một phạm trù kinh tế lớn, nó tồn tại song song với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Là mục tiêu cho chiến lược phát triển doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Vì vậy, lợi nhuận có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế mới – Cơ chế thị trường, chúng ta cần phải xem xét vấn đề này một cách đúng đắn để từ đó thấy được xu hướng vận động của nền kinh tế và tìm ra các chính sách phù hợp để phát triển kinh tế nước nhà.
Xuất phát từ tầm quan trọng của lợi nhuận như đã trình bày trên. Đề án kinh tế chính trị của em sẽ tập trung đi vào nghiên cứu một só vấn đề sau đây:
1. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.
2. Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
3. Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
31 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời mở đầu
Lợi nhuận là một phạm trù kinh tế lớn, nó tồn tại song song với sự hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Là mục tiêu cho chiến lược phát triển doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Vì vậy, lợi nhuận có một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế mới – Cơ chế thị trường, chúng ta cần phải xem xét vấn đề này một cách đúng đắn để từ đó thấy được xu hướng vận động của nền kinh tế và tìm ra các chính sách phù hợp để phát triển kinh tế nước nhà.
Xuất phát từ tầm quan trọng của lợi nhuận như đã trình bày trên. Đề án kinh tế chính trị của em sẽ tập trung đi vào nghiên cứu một só vấn đề sau đây:
Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.
Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Nội dung
Chương I: Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.
Quan điểm của các trường phái kinh tế học về lợi nhuận:
Quan điểm của các nhà kinh tế học trước Mac:
Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương về lợi nhuận:
Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản. Ra đời vào khoảng những năm 1450_1650, phát triển mạnh nhất ở Anh sau đó là ở Pháp và ý. Về mặt lịch sử, chủ nghĩa trọng thương ra đời khi phương thức sản xuất phong kiến suy tàn và những mầm mống đầu tiên của phương thức sản xuất TBCN hình thành và phát triển, trong thời kỳ chuyển từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn sang nền kinh tế thị trường. Đây là thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản, chính vì vậy ngành thương mại_đặc biệt là ngoại thương được tôn vinh lên vị trí thống trị, nó như một phương thuốc hữu hiệu cho sự giàu có của các quốc gia Tư Bản.
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương từ lĩnh vực lưu thông và trao đổi hàng hoá, mà họ cho rằng:" lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. Trích Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,Trường ĐHKTQD(1999), trang 46 ChươngIII.
Do hạn chế của lịch sử nên họ mới chỉ thấy được lợi nhuận từ lĩnh vực lưu thông hàng hoá mà chưa thấy được nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận là trong sản xuất. Chính vì vậy mà họ đã làm cho các doanh nghiệp xác định sai mục tiêu phấn đấu và hậu quả là thất bại thị trường TBCN như: tình trạng sản xuất dư thừa, lừa đảo, gian lận thương mại, không tập chung sản xuất để hoàn thiện sản phẩm, không lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu phát triển bền vững...Tư tưởng này đã nhanh chóng đưa nền kinh tế lâm vào chỗ suy thoái, khủng hoảng và việc tháo gỡ chúng càng trở nên bế tắc.
Mặc dù sai lầm nhưng quan điểm về "lợi nhuận" của trường phái trọng tiền cổ điển lại có một giá trị lịch sử hết sức to lớn. Đó là những viên gạch đầu tiên để xây dựng nên khái niệm khoa học, đầy đủ và chính xác về lợi nhuận và đồng thời cũng là những viên gạch đầu tiên để xây dựng lên hệ thống các quan điểm, các quy luật và các học thuyết kinh tế sau này.
b. Quan điểm về lợi nhuận của trường phái kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Anh.
Trong thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, sự hoạt động của tư bản chủ yếu là trong lĩnh vực lưu thông. Do quá trình phát triển của công trường thủ công,CNTB chuyển sang quá trình sản xuất, lúc này các vấn đề kinh tế của sản xuất đã vượt quá khả năng giải thích của lý thuyết chủ nghĩa trọng thương và học thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện. Các nhà kinh tế học của trường phái này lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất. Lần đầu tiên họ xây dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế thị trường: như phạm trù lợi nhuận, lợi tức, địa tô...Trong đó có một số quan điểm về lợi nhuận nổi bật là quan điểm của william Petty, Adam Smith,David Ricardo.
+ W_Petty: Dựa theo Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,Trường ĐHKTQD(1999), trang 54-55 ChươngIII.
Trong lý thuyết về thu nhập của mình, W_Petty không trực tiếp trình bày lợi nhuận của doanh nghiệp mà ông trình bày hai hình thái giá trị thặng dư là lợi tức và địa tô. Theo ông địa tô là số chênh lệch giữa thu nhập bán hàng và chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất bao gồm tiền lương và giống má. Trong khái niệm này, ông đã đồng nhất giữa địa tô và lợi nhuận, từ đó ta có thể suy ra rằng: số chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất là giá trị thặng dư. Từ luận điểm này, theo Mac, công lao của W_Petty là đã chỉ ra nguồn gốc giá trị thặng dư, mầm mống lý luận về bóc lột theo lối TBCN. Về lợi tức, W_Petty cho rằng đó là phần thu nhập phát sinh của địa tô, lợi tức là tô của tiền, lợi tức phụ thuộc vào địa tô, như vậy ông cho rằng : phần lợi nhuận dôi ra phụ thuộc vào nhà tư bản là hợp lý, nó như phần thưởng xứng đáng cho những mạo hiểm, rủi ro của nhà tư bản khi bỏ tiền ra để sản xuất kinh doanh.
+ A_Smith: Dưa theo Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,Trường ĐHKTQD(1999), trang 65-67 ChươngIII.
Ông cho rằng lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ hai vào sảm phẩm của người lao động, chùng đều có nguồn gốc là lao động không được trả công của công nhân. Ông chỉ ra lợi tức là một bộ phận của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động bằng tiền đi vay phải trả cho chủ của nó để được quyền sử dụng tư bản. Ông nhìn thấy xu hướng bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận và xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm dần do khối lượng tư bản đầu tư tăng lên. Xuất phát từ sự phân tích giá trị hàng hoá do người công nhân tạo ra A_Smith thấy một thực tế là công nhân chỉ nhận được một phần tiền lương, phần còn lại là lợi nhuận địa tô thì của nhà tư bản.
+ D_Ricardo: Dưa theo Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,Trường ĐHKTQD(1999), trang 71-72 ChươngIII.
Nếu như A_Smith sống trong thời kỳ công trường thủ công phát triển mạnh thì D_Ricardo lại sống trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, đó là điều kiện khách quan để ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A_Smith dừng lại.
Trên cơ sở kế thừa học thuyết kinh tế của A_Smith,về lợi nhuận, D_Ricardo cho rằng:" lợi nhuận là số còn laị ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân". Bằng quan điểm này ông đã thấy lợi nhuận là một sản phẩm của lao động,và ông nhìn thấy quan hệ bóc lột giữa chủ tư bản và người công nhân. Đồng thời ông chỉ ra xu hướng giảm sút của tỷ suất lợi nhuận và giải thích nguyên nhân do sự vận động, biến đổi giữa ba giai cấp: Địa chủ , công nhân và tư bản.
Quan điểm về lợi nhuận của John Keyes:
Keyes được Mác đánh giá là cha đẻ của kinh tế cổ điển và ông có công lao to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Khi phân tích phần thưởng cho sự gánh chịu rủi ro nói chung chúng ta không tính đến cái rủi ro do vỡ nợ hay cái rủi ro có bảo hiểm. Có một dạng rủi ro đặc biệt phải lưu ý là rủi ro đầu tư không được bảo hiểm, nó phải được tính vào trong quá trình tính lợi nhuận doanh thu của công ty phụ thuộc rất lớn vào thăng trầm trong chu kỳ kinh doanh. Do các nhà đầu tư không thích các trường hợp rủi ro nên họ đòi hỏi phải có mức phí dự phòng rủi ro cho những đầu tư không chắc chắn nhằm bù đắp cho những rủi ro của họ. Keyes cho rằng lợi nhuận bằng doanh thu trừ đi chi phí, lợi nhuận kinh doanh được báo cáo chủ yếu là thu nhập công ty.
Học thuyết về lợi nhuận của Mac:
a. Sự hình thành giá trị thặng dư : Dưa theo Giáo trình Kinh tế chính trị, Trường ĐHKTQD(1998),ChươngIV &Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế,Trường ĐHKTQD(1999), trang 107-123 ChươngV.
Kế thừa có phê phán những quan điểm của A.Smith và D.Ricendo, Mac đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư học thuyết chỉ rõ nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận.
Khi xem xét quá trình lưu thông trong CNTB, Mac đã thấy tiền với tư cách là tư bản đã vận hành theo công thức T-H-T'. ở đây cho ta thấy rằng nếu số tiền thu về T' bằng số tiền bỏ raT thì quá trình vận động này trở nên vô nghĩa. Mục đích của lưu thông tiên tệ ở đây không phải là giá trị sự dụng màlà giá trị tăng thêm bởi vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Vậy T'= T+D T hay T'=T+m . Trong số DT(m), được Mac gọi là giá trị thặng dư.
Vậy từ công thức vận hành trên , phải chăng m sinh ra từ lưu thông? để trả lời câu hỏi này, Mac đã tiếp cận và giải quyết 3 trường hợp .
+ Nếu hàng hoá được trao đổi ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái giá trị chứ tổng giá trị của mỗi bên là không thay đổi vậy trường hợp này m được loại bỏ.
+ Nếu người bán mua với giá thấp và bán với giá cao, thì chỉ làm giầu cho một hay một số người nào đó chứ không thể giải thích được sự giầu có cho một quôc gia tư bản, có nghĩa là đây chỉ là hình thức phân phối lại giá trị cho toàn bộ xã hội. Do đó không tạo được m.
+ Nếu người mua mua với giá cao và cũng bán được với giá cao thì xét trong toàn bộ xã hội tư bản gía trị không tăng lên, m phải được loại bỏ.
Như vậy dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá thì lưu thông cũng không thể tạo ra m. Còn nếu là một sản phẩm thuần tuý chỉ cho sản xuất không được đem ra lưu thông trao đổi thì nó chỉ là một vật phẩm không hơn không kém, sẽ không tạo ra giá trị và như vậy sẽ không tạo ra giá trị thặng dư.
Vì vậy để tìm hiểu nguồn gốc của m thì Mac phải đi sâu để giải thích đầy đủ công thức vì sự xuất hiện của giá trị thặng dư.
T-H
TLSX
SLĐ
SX-H'-T'
Nhìn vào công thức này bản chất của vấn đề đều được bộc lộ. Đi sâu nghiên cứu qúa trình sản xuất TBCN là sản xuất ra giá trị tín dụng . Để tiến hành sản xuất nhà tư bản phải bỏ ra mua tư liệu sản xuất và thuê công nhân (đi mua hàng hoá sức lao động). Sức lao động là một loại hàng hoá đặc biệt mà nhà tư bản đã tìm thấy trên thị trường. Ngoài hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng như các hàng hoá thông thường khác, việc tiêu dùng hàng hoá sức lao động còn tạo ra cho nhà tư bản một giá trị lớn hơn chi phí mà nhà tư bản bỏ ra.
Như vậy giá trị sử dụng của sức lao động chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư, nhưng để thực hiện giá trị thặng dư thì nó phải thông qua lưu thông trao đổi quá trình lao động với tư cách là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động có hai đặc trưng.
- Người lao động chịu sự kiểm soát của chủ tư bản.
- Sản phẩm cho họ làm ra hoàn toàn phụ thuộc vào tay nhà tư bản.
Chính hai đặc chưng trên đã dẫn đến giá trị sức lao động mà nhà tư bản phaỉ trả khi mua (giá cả sức lao động) luôn luôn nhỏ hơn giá trị mà sức lao động đó có thể tạo ra. Điều này có thể giải thích được như sau: ngày lao động của công nhân được chia thành 2 phần: phần lao động mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang bằng với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động cần thiết phần còn lại của ngày lao động là thời gian lao động mà nhà tư bản được hưởng mà không phải trả tiền. Trên thực tế, trong quá trình lao động người công nhân sáng tạo ra một giá trị mới: (v+m) trong đó:
+ v là giá trị sức lao động (tư bản khả tiến)
+ m là giá trị thặng dư.
Tuy nhiên, người công nhân chỉ nhận đượctiền công bằng giá trị (giá cả sức lao động), phần còn lại là giá trị thặng dư thuộc về nhà tư bản. Từ những lập luận trên , ta thấy giá trị thặng dư là giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động cho người công nhân sáng tạo ra bị nhà tư bản chiếm không ".
TRong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau của tư bản có tác dụng khác nhau. Có bộ phận tư bản được sử dụng trang nhiều quá trình sản xuất. Có bộ phận được sử dụng vào sản xuất lại tiêu hao toàn bộ và chuyển biến giá trị của nó vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất. Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển từng phần vào sản phẩm, tức là giá trị không biến đổi vì lượng trong quá trình sản xuất được Mac gọi là tư bản bất biến (ký hiệu c). Bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng được Mác gọi là tư bản khả biến (Ký hiệu Q). Vậy tư bản khả biến là điều kiện cần để tiến hành sản xuất giá trị thặng dư nhưng quyết định cho giá trị thặng dư lại là tư bản khả biến, vì nó là bộ phận tư bản không ngừng tăng lên từ đó Mác cho rằng giá trị hàng hoá = c+v+m.
b. Quá trình chuyển hoá giá trị thặng dư lợi nhuận: Dựa theo Giáo trình Kinh tế chính trị, Trường ĐHKTQD(1998), ChươngVI & Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia(1999), ChươngVI , trang 162-185.
Như chúng ta đã biết muốn tạo ra giá trị hàng hoá tất yếu phải chi phí một số lao động nhất định bao gồm: lao động sống và lao động quá khứ.
+ Lao động quá khứ: là giá trị của tư liệu sản xuất(c).
+ Lao động sống(lao động hiện tại) là lao động tạo ra giá trị mới (v+m).
Đứng trên quan điểm xã hội mà xét thì đó là chi phí thực tế để tạo thành giá trị của hàng hoá (c+v+m). Tuy nhiên nhà tư bản chỉ ứng tư bản để sản xuất hàng hoá tức là họ chỉ ứng ra một số tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Chi phí đó, Mác gọi là chi phí sản xuất TBCN (ký hiệu K) K=c+v. Chúng ta có thể thấy ngay một điều là chi phí sản xuất TBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế (giá trị hàng hoá). Rõ ràng rằng K=c+v < giá trị hàng hoá (GTHH) =c+v+m.
Như vậy giữ giá trị hàng hoá và K luôn có một khoảng chênh lệch cho nên sau khi bán hàng hoá, nhà tư bản không nhưng bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra mà còn thu được một số tiền lời bằng m, số tiền này được gọi là lợi nhuận (p).
Vậy GTHH = c+v+m = K+m hay GTHH = K+p
Liệu p và m có gì khác nhau?
Chỉ khi nào hàng hoá bán đúng giá trị thì p=m. Sự khác nhau giữ p và m được thể hiện ở chỗ nếu hàng hoá bán với giá cả > GTHH thì p>m, còn nếu hàng hoá bán với giá cả < GTHH thì p<m như vậy nhà tư bản có thể bán giá trị hàng hoá dưới giá trị của nó mà vẫn có lợi nhuận chừng nào giá bán của hàng hoá còn cao hơn chi phí sản xuất của nó.
Nếu xét dưới toàn bộ tư bản xã hội, thì tổng gía trị thặng dư bằng tổng mức lợi nhuận .Do vậy về mặt xã hội mà xét thì giá trị thặng dư chính là lợi nhuận. Còn nếu xét với từng nhà tư bản riêng lẻ thì lợi nhuận lại có xu hướng lên xuống xung quanh gia trị thặng dư, điều này được giải thích do giá cả lên xuống xung quanh giá trị hàng hoá. Chính vì vậy có thể nói, lợi nhuận không phải là giá trị thặng dư mà nó chỉ là hình thức biểu hiện khác đi của giá trị thặng dư mà thôi. Tuy nhiên, sự tồn tại của lợi nhuaqạnlại che dấu đi bản chất bóc lột của CNTB, bởi nó được sinh ra từ k. Vàcũng chính vì thế, W_petty cũng như A_smith mới nhầm tưởng rằng lợi nhuận là phần thưởng xứng đáng cho những rủi ro trong kinh doanh mà nhà tư bản phải gánh chịu .
Trên thực tế các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận(p'): p'=100%, "tỷ suất lợi nhuận đó là tỷ số tính theo % giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước". Nếu tỷ suất giá trị thặng dư(m'=100%) phản ánh trình độ bóc lột của giai cấp tư bản thì tỷ suất lợi nhuận p' chỉ phản ánh mức đầu tư có hiệu quả như thế nào?
Do đó việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuậ là động lực thúc đẩy của nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản.
Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Dựa theo Giáo trình Kinh tế chính trị, Trường ĐHKTQD(1998), ChươngVI & Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác-Lênin, Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia(1999), từ ChươngVII đến ChươngXIII , trang 192-385 &Tư Bản Luận QuyểnI tập 1 trang 162-167.
Lợi nhuận công nghiệp:
Trong công nghiệp để cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho thị trường, các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trínhản xuất và kinh doanh. Họ muốn chi phí cho các đầu vào ít nhất và bán hàng hoá với với gía cao nhất để khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi ra. Số dư hay số chênh lệch giữa giá đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất gọi là lợi nhuận công nghiệp. Phần lợi nhuận này giúp nhà tư bản không những nuôi được bản thân và gia đình mình mà một phần trong đó còn được dùng để tích luỹ và tái sản xuất mở rộng, củng cố, phát triển và tăng cường vị trí của mình trên thị trường. Từ đó ta có thể hiểu một cách rõ ràng, lợi nhuận công nghiệp chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu bán hàng và tổng mức chi phí bỏ ra của những đơn vị sản xuất kinh doanh mang tính công nghiệp. Kinh tế hoc David Begg.
Lợi nhuận thương nghiệp:
Theo quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, họ cho rằng lợi nhuận là kết quả của sự trao đổi không ngang giá hoạt động thương mại như một trò lừa đảo"bịt bợm":"không một người nào thu lợi nhuận mà không làm là khác". Đây là quan điểm sai lầm và nguyên nhân là do chủ nghĩa trọng thương đã tách hai quá trình sản xuất và lưu thông thành hai lĩnh vực khác biệt.
Khác với những quan điểm trước, tư bản thương nghiệp dưới CNTB (tu bản thương nghiệp hiện đại) là một bộ phận của tư bản công nghiêph tách rời ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng hoá của tư bản công nghiệp. Vai trò của tư bản công nghiệp chỉ hạn chế ở mức năng mua và bán, hay nói cách khác nó không sáng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nó chỉ thực hiện giá trị và giá trị thặng dư mà thôi. Nhìn bề ngoài thì lợi nhuận thương nghiệp là chênh lệch giữa việc mua và bán hàng hoá. Nhưng thực chất:"lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. " nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp" là vì:
+ Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản xuất:
+ Tư bản thương nghiệp góp phần mở rộng thị trường.
+ Tư bản thương nghiệp có tính chuyên môn hoá cao trong lưu thông tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp rảnh tay tập chung vào sản xuất.
+ Tư bản thương nghiệp làm tăng tốc độ chu chuyển hàng hoá và chu chuyển tư bản làm tăng lợi nhuận do đó làm tăng tích luỹ cho tư bản công nghiệp.
Tóm lại : lợi nhuận thương nghiệp (hay phần nhường giữa hai nhà tư bản này) chính là số chênh lệch giữa giá bán và giá mua hàng hoá).
Lợi tức:
Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản công nghiệp luôn có sóp tư bản tiền tệ ứng trước tạm thời nhàn rỗi , Ví dụ như: tiền lương nhưng chưa đến kỳ trả, tiền dùng để mua nguyên nhiên vật liệu nhưng chưa đến kỳ mua, bộ phận giá trị thặng dư tích luỹ mà chưa sử dụng để thực hiện tái sản xuất mở rộng...Tất cả số tư bản nhàn rỗi đó không đem lại một thu nhập nào cho nhà tư bản. Nhưng đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền. Chính vì vậy mà nhà tư bản sử dụng số tư ản nhàn rỗi đó cho vay lấy lãi, và phần lãi ấy gọi là lợi tức. Vậy lợi tức là gì? "lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay".
Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Phạn trù lợi tức tồn tại đã che dấu đi bản chất bóc lột của CNTB. Nhưng quá trình vận động của tư bản cho vay đã vạch trần được điều đó.
Lợi nhuận ngân hàng:
Ngân hàng TBCN là tổ chức kinh doanh tiền tệ, làm môi giới giữa người đi vay và người cho vay. Ngân hàng có hai nhiệm vụ chính: nhận gửi và cho vay, còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng thu lợi tức của người đi vay. Lợi tức nhận gửi nhỏ hơn lợi tức cho vay.
"Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và nhận gửi trừ đi những khoản chi phí cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành nên lợi nhuận ngân hàng".
Lợi nhuận độc quyền.
Độc quyền ra đời từ tự do cạnh tranh, nó loại bỏ sự thống trị về tự do cạnh tranh nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh dẫn đến độc quyền, độc quyền cũng để cạnh tranh tốt hơn
Bản chất kinh tế của CNTB là dụa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Việc phân phối lợi nhuận dựa trên sở hữu tư bản. Tuy nhiên đến giai đoạn của CNTB độc quyền thì việc phân phối lợi nhuận không chỉ dựa trên sở hưũ tư bản nói chung mà trước hết dựa trên cơ sở quyền lực chi phối tư bản của người khác, dựa trên sở hữu tư bản về tài chính.
Do tư bản độc quyền, nhất là tư bản tài chính,giữ vị trí thống trị trong sản xuất và lưu thông, nên nó có thể không chỉ sử dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, cạnh tranh, lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân...là những phạn trù kinh tế quen thuộc trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, mà nó sử dụng phương pháp cưỡng bức siêu kinh tế để thu lợi nhuận cao_lợi nhuận độc quyền.
Vậy lợi nhuận độc quyền là gì ? " lợi nhuận độc quyền là hình thức biểu hiện mới của giá trị thặng dư, hình thành trong giai đoạn CNTB độc quyền".
Lợi nhuận độc quyền = lợi nhuận bình quân( ) + lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền mà có:
pĐQ= +pSNĐQ
Trong đó pSNĐQ gồm : m của công nhân trong nội bộ độc quyền
: m của công nhân ngoài tổ chức độc quyền
: m do sản xuất hàng hoá nhỏ trong nước.
: m do xuất khẩu tư bản và sản xuất hàng hoá bán
ra nước ngoài
: m do quân sự hoá kinh tế.
ChươngII: Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường : Dựa theo A.Paul Samuellson Kinh tế học tập 1,2.
Lợi nhuận thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển:
Lợi nhuận đó là nguồn giầu có của giai cấp tư bản. Chính vì vậy các nhà tư bản sản xuất kinh doanh với mục đích thu được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Trước đây họ có thể tạo ra lợi nhuận bằng cách kéo dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân.(phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối). Tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả lúc ban đầu của CNTB thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản- khi mà trình độ người lao động con thấp kém. Đến khi lực lượng sản xuất phát triển, phương pháp này tỏ ra không hữu hiệu và gặp phải sự chống đối mãnh liệt của công nhân. Chính vì lẽ đó các chủ tư bản chuyển sang bóc lột một cách tinh vi hơn. Đó là biện pháp tăng năng suất lao động của người công nhân thông qua việc đầu tư khoa học kỹ thuật mới. Nhưng chính mục đích áp dụng kỹ thuật mới đã làm cho CNTB ngày càng chú trọng vào khoa học công nghệ đặc biệt cho vấn đề nghiên cứu và triển khai công nghệ...đã khuyến khích các tài năng, những nhà khoa học phát huy sức mạnh của mình. Mà đỉnh cao là những phát minh sáng chế lần lượt ra đời, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX . Chính vì điều đó đã làm cho lực sản xuất xã hội phát triển hết sức mạnh mẽ. Người lao động có trình độ tay nghề cao có tính chuyên môn hoá trong ngành nghề lao động đã đem lại cho các chủ tư bản không chỉ thu được lợi nhuận đơn thuần mà còn thu được cả lợi nhuận siêu ngạch.
Đối với người công nhân, họ là người trực tiếp sử dụng,vận hành công nghệ mới vì vậy đẻ quá trình sử dụng được tiếp diễn với hiệu quả kinh tế cao thì người công nhân bắt buộc phải nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề nếu không họ sẽ bị đào thải bởi quy luật phát triển.
Còn về mặt nhà tư bản họ cũng hiểu rằng để đạt được hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được hết các chức năng của công nghệ tiên tiến thì họ phải có đội công nhân lành nghề với trình độ kỹ thuật cao. Vì vậy quá trình đầu tư cho chiến lược nâng cao trình độ lao động của nhà tư bản và yêu cầu cấp thiết người lao động phải không ngừng nâng cao khả năng của mình.
Để đạt được lợi nhuận siêu ngạch,nhà tư bản cần nâng cao năng suất lao động cá biệt của người công nhân. Từ đó nâng cao năng suất lao động xã hội,có nghĩa là thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển.
Ta đã biết lực lượng sản xuất và quan hệ sản suất có mối quan hệ biện chứng với nhau. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, chính vì lẽ đó lợi nhuận thúc đẩy quan hệ sản xuất phát triển thì ắt phải khiến cho quan hệ sản xuất phát triển theo.
Do tác động của lợi nhuận, do sự phân chia lợi nhuận dưới nhiều hình thức khác nhau mà chủ yếu là dựa trên chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất, đã làm cho quan hệ sản xuất giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ngày càng thắt chặt hơn.
Bên cạnh đó mục đích doanh nghiệp luôn đặt các doanh nghiệp trước yêu cầu "hiệu quả".Làm thế nào để chi phí là ít nhất mà lợi nhuận thu về là lớn nhất. Điều đó đòi hỏi tính chuyên môn hoá cao và sự sắp xếp lại các tổ chức quản lý. Có thể giảm biên chế một số bộ phận không cần thiết, hoạt động kém hiệu quả. Tổ chức lại các bộ phận quản lý và thiết lập mối quan hệ giữa chúng để quá trình hoạt động được nhịp nhàng, thông suốt tránh sự trì trệ không cần thiết trong một số khâu nào đó làm ảnh hưởng đển cả hệ thống quản lý. Hạn chế bớt một số bộ phận quản lý cồng kềnh còn giúp cho nhà kinh tế giảm bớt một phần chi phí đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận.
Xuất phát từ mục tiêu ổn định và phát triển kế hoạch phân bố lực lượng lao động hợp lý, trong nền kinh tế phải cân đối tốt nguồn tài nguyên ,kết hợp chặt chẽ và thích đáng lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân người lao động,giáo dục quan điển và kỹ thuật cho người lao động. Tất cả những vấn đề đặt ra ở trên đều xuất phát từ"lợi nhuận" chính nó thúc đẩy quá trình phân phối theo lao động diễn ra mạnh mẽ theo nguyên tắc làm nhiều thì hưởng nhiều,làm ít thì hưởng ít. Nhưng cùng với sự phát triển về kinh tế thì ngoài phân phối theo lao động còn có sự phân phối ngoài thù lao lao động thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xã hội...Trong thời kỳ quá độ hiện nay ở nước ta còn xuất hiện hình thái phân phối theo vốn và tài sản dưới hình thái côn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50161.doc