Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới, nó được xem như là “ngành công nghiệp không khói” hay còn gọi “con gà đẻ trứng vàng” Bởi đó là một trong những ngành kinh doanh có hiệu quả cao và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc dân, tạo việc làm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Là sinh viên của ngành du lịch, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà, trường ĐHDL Phương Đông, Khoa QTKD đã tổ chức một chuyến đi khảo sát thực tế cho sinh viên ngành du lịch của trường mục đích để sinh viên có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm và cũng để thông qua thực tiễn nắm được thực trạng của du lịch hiện nay từ đó vận dụng tốt những lý luận đã được học. Với tuyến điểm đang có chiều hướng thu hút khách.
Đó là: Hà Nội – Phong Nha – Huế – Làng Sen Quê Bác – Hà Nội.
Được sự giúp đỡ tận tình của khoa, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô trong ngành du lịch, sinh viên lớp 744 đã đạt được nhiều thành công trong chuyến đi thực tế tổ chức ngày 12-04-2003 đến ngày 16-04-2003 (lịch trình 5 ngày 4 đêm ).
Đây là điều kiện tốt cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào chuyên ngành của mình, và còn bổ xung thêm những kinh nghiệm quý báu thông qua những tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tế.
Từ những lý luận và thực tiễn nói trên, kết hợp với chuyến đi thực tế. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Mai Chánh Cường em chọn đề tài nghiên cứu của môn học chuyên ngành là: “Tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm du lịch cố đô Huế ”
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm du lịch cố đô Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới, nó được xem như là “ngành công nghiệp không khói” hay còn gọi “con gà đẻ trứng vàng” Bởi đó là một trong những ngành kinh doanh có hiệu quả cao và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc dân, tạo việc làm góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Là sinh viên của ngành du lịch, được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà, trường ĐHDL Phương Đông, Khoa QTKD đã tổ chức một chuyến đi khảo sát thực tế cho sinh viên ngành du lịch của trường mục đích để sinh viên có thêm cơ hội học hỏi kinh nghiệm và cũng để thông qua thực tiễn nắm được thực trạng của du lịch hiện nay từ đó vận dụng tốt những lý luận đã được học. Với tuyến điểm đang có chiều hướng thu hút khách.
Đó là: Hà Nội – Phong Nha – Huế – Làng Sen Quê Bác – Hà Nội.
Được sự giúp đỡ tận tình của khoa, cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô trong ngành du lịch, sinh viên lớp 744 đã đạt được nhiều thành công trong chuyến đi thực tế tổ chức ngày 12-04-2003 đến ngày 16-04-2003 (lịch trình 5 ngày 4 đêm ).
Đây là điều kiện tốt cho sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào chuyên ngành của mình, và còn bổ xung thêm những kinh nghiệm quý báu thông qua những tiếp xúc trực tiếp với môi trường thực tế.
Từ những lý luận và thực tiễn nói trên, kết hợp với chuyến đi thực tế. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn Mai Chánh Cường em chọn đề tài nghiên cứu của môn học chuyên ngành là: “Tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm du lịch cố đô Huế ”
Kết cấu của đề án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề án gồm ba chương:
Chương 1: Một số khái niệm và vấn đề liên quan đến đề tài.
Chương 2: Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển nâng cao việc tổ chức xây dựng chương trình du lịch ở Huế.
Chương 1
Một số khái niệm và vấn đề liên quan đến đề tài
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp lữ hành.
Có nhiều khái niệm về doanh nghiệp lữ hành, xuất phát từ các góc độ khác nhau trong việc nghiên cứu cũng như sự biến đổi theo thời gian của hoạt động du lịch nói chung và lữ hành nói riêng. ở đây chúng ta có thể xem xét khái niệm về công ty lữ hành như sau: “Công ty lữ hành là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục vụ các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.”
Theo phân loại của Tổng cục du lịch Việt Nam thì doanh nghiệp lữ hành gồm hai loại:
+ Công ty lữ hành quốc tế.
+ Công ty lữ hành nội địa.
Doanh nghiệp lữ hành có vai trò là tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch . Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói nhằm liên kết các sản phẩm du lịch riêng lẻ của các nhà cung ứng thành một sản phẩm thống nhất hoàn hảo, đáp ứng đượcnhu cầu của khách.
Sơ đồ 1: Vai trò của các công ty lữ hành trong mối quan hệ cung- cầu du lịch.
Kinh doanh lưu trú, ăn uống
( khách sạn, cửa hàng…)
Kinh doanh vận chuyển
( hàng không, ô tô…)
Các công ty
Lữ hành
Du lịch
Khách
Du lịch
Tài nguyên du lịch
( thiên nhiên, nhân tạo…)
Cơ quan du lịch vùng, quốc gia.
1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm của công ty lữ hành
1.2.1. Định nghĩa sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách hàng một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Như vậy:
Sản phẩm = Tài nguyên du lịch + Những dịch vụ + Hàng hoá du lịch
Cho nên sản phẩm du lịch có thể là món hàng cụ thể (thức ăn phục vụ của nhà hàng, tiện nghi của khách sạn ) hoặc là một món hàng không cụ thể( chất lượng phục vụ khách, bầu không khí tại nơi nghỉ mát…).Trong đa số trường hợp sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa những món hàng cụ thể và không cụ thể. Nói một cách khác sản phẩm du lịch là sự tổng hợp các thành tố khác nhau nhằm cung cấp cho du khách sự thoả mãn, hài lòng và kinh nghiệm du lịch trọn vẹn.
1.2.2. Hệ thống sản phẩm của công ty du lịch lữ hành
Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. Căn cứ vào tính chất và nội dung có thể chia các sản phẩm của công ty lữ hành thành ba nhóm cơ bản.
1.2.2.1. Các dịch vụ trung gian.
Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. Trong hoạt động này, các đại lý du lịch thực hiện các hoạt động bán sản phẩm của các nhà sản xuất tới khách du lịch. Các đại lý du lịch không tổ chức sản xuất các sản phẩm của bản thân đại lý, mà chỉ hoạt động như một đại lý bán hoặc một điểm bán sản phẩm của các nhà sản xuất du lịch. Đây là hoạt động đầu tiên lâu đời và truyền thống của ngành du lịch lữ hành và là nền tảng cho các hoạt động hiện đại. Các dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm :
Đăng ký đặt chỗ và bán vé máy bay
Đăng ký dặt chỗ và bán vé trên các loại phương tiện khác: tàu thuỷ, đường sắt,ô tô…
Môi giới cho thuê xe ô tô
môi giới và bán bảo hiểm
Đăng ký đặt chỗ và bán các chương trình du lịch
Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn
Các dịch vụ môi giới trung gian khác
Dịch vụ trung gian sẽ tạo ra một loại sản phẩm trung gian của các nhà đại lý du lịch (Doanh nghiệp lữ hành )
1.2.2.2. Các chương trình du lịch trọn gói.
Nói đến sản phẩm đặc trưng của du lịch nói chung và lữ hành nói riêng, người ta sẽ nghĩ đến các chương trình du lịch trọn gói. Các doanh nghiệp lữ hành liên kết các sản phẩm của các nhà cung cấp riêng lẻ thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch.
Theo quy chế của Tổng cục du lịch thì chuyến du lịch (Tour)là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, đưa đón khách tham quan vui chơi giải trí.
Tất cả các chuyến du lịch đều do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, đều phải có chương trình du lịch cụ thể.Nên ta hiểu chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch, bao gồm lịch trình từng buổi, từng ngày, hạng khách sạn lưu trú, loại phương tiện vận chuyển, giá bán chương trình, các dịch vụ miễn phí…và các dịch vụ khác kèm theo.
Như vậy một tour du lịch trọn gói là những nguyên mẫu để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với các mức giá và nội dung đã định trước.Về nội dung của chương trình thể hiện lịch trình thực hiện chi tiết các hoạt động vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí, tham quan…Mức giá của chương trình bao gồm giá của hầu hết các dịch vụ và hàng hoá phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch.
Khi tổ chức các chương trình du lịch trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như các nhà sản xuất ở một mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian.
1.2.2.3. Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp
Trong quá trình phát triển các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình trở thành những người sản xuất trực tiếp ra các sản phẩm du lịch. Vì lẽ đó các công ty lữ hành trên thế giới hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến du lịch
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng
Kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí
Kinh doanh vận chuyển du lịch : hàng không, đường thuỷ.v.v….
Các dịch vụ ngân hàng phục vụ khách du lịch (điển hình là American Express)
Các dịch vụ này thường là kết quả của sự hợp tác, liên kết trong du lịch. Trong tương lai, hoạt động lữ hành du lịch càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành sẽ càng phong phú.
1.3. Phân loại các chương trình du lịch
Người ta có thể phân loại các chương trình du lịch theo một số các tiêu thức chủ yếu sau đây:
1.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có 3 loại:
+Các chương trình du lịch chủ động: công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường xây dựng các chương trình du lịch , ấn định các ngày thực hiện sau đó mới tổ chức bán và thực hiện các chương trình. Chỉ có các công ty lữ hành lớn, có thị trường ổn định mới tổ chức các chương trình du lịch chủ động do tính mạo hiểm của chúng.
+ Các chương trình du lịch bị động: khách tự tìm đến với công ty lữ hành đề ra các yêu cầu và nguyện vọng của họ. Trên cơ sở đó,công ty lữ hành xây dựng chương trình. Hai bên tiến hành thỏa thuận và thực hiện sau khi đã đạt được sự nhất trí. Các chương trình du lịch theo loại này thường ít tính mạo hiểm song số lượng khách rất nhỏ, công ty bị động trong tổ chức.
+ Các chương trình du lịch kết hợp: Là sự hòa nhập của cả hai loại trên đây. Các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình du lịch nhưng không ấn định ngày thực hiện. Thông qua các hoạt động tuyên truyền quảng cáo, khách du lịch (hoặc các công ty gửi khách) sẽ tìm đến với công ty.
Trên cơ sở các chương trình đã sẵn có, hai bên tiến hành thỏa thuận và sau đó thực hiện chương trình. Thể loại này tương đối phù hợp với điều kiện thị trường không ổn định và có dung lượng không lớn. Đa số các công ty lữ hành ở Việt Nam áp dụng các chương trình du lịch hỗn hợp.
1.3.2. Căn cứ vào mức giá có 3 loại:
+ Chương trình du lịch theo mức giá trọn gói bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện và giá của chương trình là giá trọn gói. Đây là hình thức chủ yếu của các chương trình du lịch do các công ty lữ hành tổ chức.
+Chương trình du lịch theo mức giá cơ bản: chỉ bao gồm một số dịch vụ chủ yếu của chương trình du lịch với nội dung đơn giản. Hình thức này thường do các hãng hàng không bán cho các khách du lịch công vụ. Giá chỉ bao gồm vé máy bay, một vài tối ngủ tại khách sạn và tiền taxi từ sân bay tới khách sạn.
+ Chương trình du lịch theo mức giá tự chọn. Với hình thức này khách du lịch có thể tùy ý lựa chọn các cấp độ chất lượng phục vụ khác nhau với các mức giá khác nhau. Cấp độ chất lượng được xây dựng trên cơ sở thứ hạng khách sạn, mức tiêu chuẩn ăn uống hoặc phương tiện vận chuyển. Khách có thể được lựa chọn từng thành phần riêng rẽ của chương trình hoặc công ty lữ hành chỉ đề nghị lựa chọn các mức khác nhau của cả một chương trình tổng thể.
Chương trình này thường ít gặp phải những khó khăn trong công việc thực hiện.
1.3.3. Căn cứ vào mục đích của chuyến du lịch chia thành:
+ Chương trình du lịch nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh
+ Chương trình du lịch theo chuyên đề: văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán…
+ Chương trình du lịch tôn giáo tín ngưỡng
+ Chương trình du lịch thể thao, khám phá và mạo hiểm : leo núi, lặn biển, đến các bản dân tộc…
+ Chương trình du lịch đặc biệt như tham quan chiến trường xưa cho các cựu chiến binh
+ Các chương trình du lịch tổng hợp các thể loại ở trên.
1.3.4. Ngoài những tiêu thức trên, còn có thể xây dựng các chương trình du lịch theo những tiêu thức và thể loại sau:
+ Các chương trình du lịch cá nhân và du lịch theo đoàn
+ Các chương trình du lịch dài ngày và ngắn ngày
+ Các chương trình tham quan thành phố( City tour) với các chương trình du lịch xuyên quốc gia
+ Các chương trình du lịch quá cảnh
+ Các chương trình du lịch trên các phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, xe máy. xe ngựa, xe đạp…. ) đường thủy( tàu thủy, thuyền buồm…) Hàng không, đường sắt.
Sự phân loại nói trên mang tính chất tương đối và thường có sự kết hợp giữa các thể loại của chương trình du lịch.
1.4. Quy trình xây dựng chương trình du lịch trọn gói.
Tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói gói là các hoạt động đặc trưng và cơ bản của các công ty lữ hành. Các chương trình có nội dung độc đáo,hấp dẫn, có mức giá lôi cuốn và tính khả thi cao đem lại lợi nhuận và uy tín cho các công ty lữ hành, hấp dẫn thu hút, thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Chính vì lẽ đó thị trường kinh doanh du lịch trọn gói bao giờ cũng sôi động và khốc liệt. Để đạt được những yêu cầu đó, khi xây dựng các chương trình du lịch phải tuân thủ theo các bước sau đây:
1.4.1. Nghiên cứu thị trường khách
Để nắm được nhu cầu của khách du lịch người ta thường phải tiến hành các hoạt động điều tra, khảo sát và nghiên cứu thị trường, hoạt động này thường diễn ra bằng các con đường khác nhau như nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu về thị trường thông qua các công trình nghiên cứu, ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, v v…Thông qua các công ty du lịch gửi khách và các chuyến du lịch làm quen. Các hình thức khác như điều tra trực tiếp, thuê các công ty Marketing v v…Có thể đạt hiệu quả cao song chi phí thường khá lớn.
1.4.2. Nghiên cứu thị trường cung
Khi đã nắm bắt được nhu cầu đi du lịch của khách các doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu đến khả năng cung ứng của các nhà cung cấp, thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là: Tài nguyên du lịch và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch. Sự phù hợp của tài nguyên du lịch đối với mục đích của chương trình du lịch. Những giá trị mà tài nguyên du lịch đem lại có đáp ứng những trông đợi của du khách hay không ? Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch.
1.4.2.Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình
Mục đích của chương trình xây dựng mới thường được thể hiện thông qua tên gọi của chương trình, ý tưởng của chương trình là sự kết hợp cao nhất và sáng tạo nhất giữ nhu cầu của khách và tài nguyên du lịch. Một ý tưởng hấp dẫn không chỉ tạo ra một cái tên gọi lôi cuốn cho chương trình mà còn là phương hướng để có những hình thức du lịch mới lạ. Tuy nhiên trong thực tế rất khó tạo ra một tên gọi hay cũng như một hình thức du lịch mới. Một phần chủ yếu là hầu hết các ý tưởng đều đa được khai thác một cách triệt để.
1.4.3. Lập hành trình ( chi tiết hóa chương trình )
Sau khi đã hoàn tất các bước cơ bản của việc xây dựng một chương trình du lịch ta phải lập ra được những nội dung chủ yếu của việc tiến hành chương trình du lịch đã được xây dựng và chương trình phải có tốc độ thực hiện hợp lý.
Một người xây dựng chương trình giàu kinh nghiệm phải có đầy đủ những kiến thức về cung, cầu du lịch, am hiểu tường tận nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch , có khả năng phát kiến ra những hình thức du lịch mới. Nội dung độc đáo trên cơ sở hiểu biết về tài nguyên và các cơ sở kinh doanh du lịch.
1.4.4. Một số điểm cần chú ý khi xây dựng chương trình du lịch.
Khi xây dựng chương trình du lịch phải chú ý tới các nguyên tắc sau đây:
+ Chương trình phải có tốc độ thực hiện hợp lý. Các hoạt động không nên quá nhiều gây mệt mỏi.
Trừ những trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm lý, sinh lý của du khách. Cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp.
+ Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán cho du khách.
+ Chú ý tới các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động đưa tiễn cuối cùng
+ Các hoạt động vào các buổi tối trong chương trình
+ Trong những điều kiện cho phép, có thể đưa ra các chương trình tự chọn cho du khách. Có khá nhiều phương pháp để xây dựng và “cài đặt” các chương trình tự chọn(optional tour). Trong một khoảng thời gian ( một ngày, một buổi ) nào đó của chương trình, khách có thể tự chọn một trong các chương trình được tổ chức.
Ví dụ: Tham quan chùa, đi chợ hoặc xem biểu diễn nghệ thuật v.v…
Nói chung thì chương trình tự chọn thường được tính vào trong mức giá trọn gói của cả chương trình. Tuy nhiên cũng có những chương trình tự chọn (thường kéo dài trong một ngày) tách rời khỏi chương trình này, khách du lịch khi mua các chương trình tự chọn này mặc nhiên là họ đã kéo dài thời gian đi du lịch.
+ Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời hạn, tài chính v v…của khách với nội dung và chất lượng của chương trình. Đảm bảo sự hài lòng giữa mục đích kinh doanh của công ty với yêu vầu du lịch của khách.
Một tuyến hành trình hoàn chỉnh là khi đọc lên du khách đã có thể cảm nhận được sự lôi cuốn, hấp dẫn và yên tâm khi mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đã được cân nhắc.
Như vậy những vấn đề và nội dung cơ bản về việc tổ chức xây dựng chương trình du lịch của các doanh nghiệp lữ hành ở trên chỉ là mang tính chất lý luận nên tiếp theo em muốn đề cập tới việc khảo sát thực tế thực trạng tình hình tổ chức xây dựng các chương trình du lịch đến Huế của các doanh nghiệp lữ hành hiện nay đóng trên địa bàn Hà Nội ở chương 2.
Chương 2
Thực trạng việc tổ chức xây dựng chương trình du lịch trên tuyến điểm : Hà Nội – Huế – Hà Nội
2.1. Điều kiện tổ chức xây dựng chương trình du lịch tại điểm đến Thừa Thiên Huế.
Nằm trong hệ thống cụm điểm du lịch có tài nguyên thiên nhiên tự nhiên và nhân tạo đã được thế giới công nhận và xếp hạng là di sản văn hóa thế giới Huế được xem là một trung tâm du lịch có nhiều triển vọng và nơi đây cứ hai năm một lần lại được tổ chức lễ hội Festival- là cơ hội thuận lợi để thu hút khách du lịch trên mọi miền của tổ quốc cũng như trên toàn thế giới.
2.1.1. Điều kiện về tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên thiên nhiên:
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ở miền trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, giáp thành phố Đà Nẵng, tây nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ đồng thời là biên giới việt – Lào, phía Đông trông ra biển, các Hà Nội 660 km, cách thành phố HCM 1080 km.
Địa hình Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ. Địa hình núi chiếm khoảng 1/4 diện tích, nằm ở biên giới Việt – Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích, độ cao phần lớn dưới 500m có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải phần lớn là đồi bát úp với chiều rộng vài trăm mét.
Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá đổ ra biển như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Cầu Hai… Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực 300 km vuông.
Bờ biển của tỉnh dài 120 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây với độ sâu 18-20 m, có khả năng xây dựng cảng nước sâu. Sân bay Phú Bài nằm trên đường quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc tỉnh. Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy đều rất thuận lợi.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ bốn mùa. Mùa Xuân mát mẻ, ấm áp ; mùa Hè nóng bức ; mùa Thu dịu dàng và mùa Đông giá rét. Nhiệt độ trung bình cả năm là 25 độ C, số giờ nắng cả năm là 2000 giờ.
Mùa du lịch đẹp nhất từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Thừa Thiên Huế là tỉnh có đặc thù ưu việt với sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên. Sông Hương chảy giữa lòng thành phố êm đềm tạo nên một bức tranh “sơn thủy hữu tình” đó là sự hòa quyện của sông Hương núi Ngự, những khu vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh, những đồi thông soi bóng xuống những hồ nước trong xanh trải rộng, những bãi tắm :Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô nước trong, cát mịn. Tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, Huế tự hào có khu nghỉ mát lý tưởng Bạch Mã đã từng được so sánh với các khu nghỉ mát độc đáo của Đông Dương.
Thiên nhiên không chỉ ưu ái ban tặng cho Huế những cảnh đẹp tuyệt vời, nên thơ đến vậy mà nơi đây còn là nơi để lại nhiều dấu ấn lịch sử với kiến trúc cổ của xã hội phong kiến xưa.
+ Tài nguyên nhân văn:
Huế là một vùng đất cổ, vào cuối thế kỷ 13 vùng đất thơ mộng này đã hòa nhập vào Đại Việt bởi là quà tặng của vua Chiêm Thành khi cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần. Phong cảnh tươi đẹp, địa hình hiểm trở đã tạo cho Huế một vị trí quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nơi đây đã được chúa Nguyễn Hoàng chọn làm kinh đô của xứ Đàng Trong(1558),được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của triều đại Tây Sơn(1788-1802), vua Gia Long chọn làm kinh đô của triều Nguyễn(1802-1945).
Trong hơn 400 năm, Thừa Thiên Huế nói chung và Huế nói riêng đã là trung tâm chính trị, văn hóa của nhà nước phong kiến Việt Nam.
Chính vì vậy nơi đây còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa mà nổi bật nhất là các cung điện, lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Với các di tích đó Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới(ngày 11 tháng 12 năm 1993 )
Thừa Thiên Huế còn là một tỉnh có truyền thống cách mạng oanh liệt, đến nay còn lưu giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối khác, cũng như nhiều di tích liên quan đến hai cuộc chiến tranh giữ nước giành độc lập dân tộc.
Tiềm năng du lịch nổi bật của Thừa Thiên Huế là quần thể các di tích văn hóa với trên 300 công trình kiến trúc bao gồm hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm của các vua triều Nguyễn, các kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian, các chùa chiền, miếu mạo, phủ đệ, hệ thống nhà vườn…
Tất cả các yếu tố trên là những diều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều loại hình du lịch, phục vụ cho nhiều đối tượng du khách khác nhau. Là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển du lịch . Vì vậy, du lịch Huế có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước nói chung và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Song sẽ thật là thiếu sót nếu như chúng ta bỏ quên mất vai trò cũng vô cùng quan trọng của các yếu tố đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy du lịch Huế ngày càng phát triển. Đó là vấn đề về khả năng cung ứng cuả các nhà cung cấp tại diểm du lịch(hay điểm có tài nguyên du lịch).
2.1.2. Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp
+Nhân tố nhà cung cấp: Nhà cung cấp được xác định là những cá nhân hay công ty cung cấp một phần hay toàn bộ sản phẩm du lịch, dịch vụ, hàng hoá … mà các doanh nghiệp cần để tạo ra những chương trình du lịch và hoàn chỉnh chúng. Nhà cung cấp có vai trò hết sức quan trọng đối với những chương trình du lịch. Doanh nghiệp có một chương trình du lịch tốt hay không một phần lớn tùy thuộc vào hoạt động của các nhà cung cấp.
Họ là những người đảm bảo “đầu vào” để doanh nghiệp có cơ sở tạo ra các loại chương trình du lịch cung ứng cho thị trường. Đó là vấn đề về con người, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Khi tổ chức xây dựng một chương trình du lịch thì ngoài những đặc điểm về sự phong phú của sản phẩm du lịch mà vùng đó được thiên nhiên ban tặng thì những yếu tố này giữ một vị trí khá quan trọng. Đó là các yếu tố:
Hệ thống khách sạn
Huế đã sớm nhận biết ưu thế tiềm năng du lịch của tỉnh mình trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội chung của cả nước. Để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu phục vụ lợi ích của khách du lịch nói chung mà cũng một phần để thúc đẩy nền kinh tế của mình, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của Huế ngày càng được nâng cấp và không ngừng phát triển phong phú, đa dạng. Đặc biệt là hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Huế rất có quy mô. Huế có những khách sạn tiện nghi đầy đủ và sang trọng được xếp vào hạng thứ bậc khách sạn hạng sang loại 3 sao như : Khách sạn Century, Hương Giang, Sài Gòn Morin. Những khách sạn này đều nằm trên đường Lê Lợi, trung tâm của thành phố, chất lượng phục vụ cao đáp ứng được với du khách trong và ngoài nước.
Loại 2 sao như Khách sạn Đống Đa, Hoa Hồng, Hùng Vương….loại một sao: Cố Đô, Đông Dương, Lê Lợi, Phượng Hoàng và còn vô số những nhà nghỉ có tiện nghi tốt, thái độ phục vụ làm cho quý khách có thể hài lòng bởi tính cách của người dân xứ này cũng hài hòa, lịch sự nhã nhặn rất gây cảm tình đối với khách du lịch.
Em lấy một ví dụ như ở công ty khách sạn Công Đoàn Sông Hương, đó là một khách sạn nằm kề ngay cạnh khách sạn Hương Giang và nằm ở bờ Bắc của con Sông Hương thơ mộng, tiện nghi phòng ở của khách sạn cũng như chất lượng phục vụ khách của nhân viên khá chu đáo. Trong một phòng có giường đơn, đôi, chăn màn, ti vi, điện thoại, đồng hồ, phục vụ vấn đề ăn uống cũng khá tận tình và các dịch vụ khác như phương tiện vận chuyển đi lại bằng ô tô, bằng thuyền liên hệ với ban lễ tân, trong khách sạn còn có quầy hàng bán các loại đặc sản của Huế để bạn có thể mua chúng làm quà cho bạn bè, người thân của mình. Điều chú ý ở đây là giá của một tối trọ tại khách sạn này cũng không quá cao so với mức thu nhập của du khách. Bạn có thể ở phòng từ hạng sang đến loại bình dân đều có.
Nhìn chung hệ thống khách sạn của Huế khá tốt và đa dạng, đáp ứng được nhu cầu về ăn uống, lưu trú, nghỉ ngơi của du khách. Bên cạnh đó các hệ thống dịch vụ khác cũng phát triển tương đối đồng đều
- Hệ thống dịch vụ vận chuyển
Ngày nay khi sự phát triển nền kinh tế xã hội ngày càng tăng thì cũng đồng nghĩa với sự phát triển của tất cả các ngành khác, trong đó sự phát triển về giao thông đường bộ là một bước tiến nhảy vọt và là một điều đáng được kể đến. Không chỉ là phương tiện giúp con người di chuyển nhanh từ nơi này đến nơi khác mà nó như một chiếc cầu kết nối cần thiết và hữu ích trong các chuyến hành trình du lịch, một trong các yếu tố hàng đầu để lôi cuốn du khách tham quan.Huế nằm trên cụm điểm du lịch Bắc Trung Bộ với tuyến đường xuyên suốt quốc lộ 1A và đường tàu Bắc- Nam nên đây là một điểm thuận lợi cho việc đi du lịch Huế được dễ dàng. Ngưòi ta có thể đến Huế bằng các phương tiện giao thông đường bộ, đườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67361.doc