Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước tiến quan trọng của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này tạo cơ hội to lớn cho Việt Nam trong tiến trình cải cách trong nước,phát triển kinh tế xã hội cùng với những thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đối đầu với thách thức không nhỏ.Trong điều kiện đó quan điểm phát triển thương mại của nước ta là:phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hoá dịch vụ,mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước,lấy thị trường trong nước làm cơ sở.Vì vậy “thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển” là vấn đề hiện nay đáng dược quan tâm hơn cả, chúng ta cần có định hướng chính sách đúng đắn để phát triển thương mại nội địa trên cơ sở đó nâng cao vai trò của thương mại nội địa trong việc định hướng và phát triển sản xuất phát triển,phụa vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân ,tạo cơ sở để phát triển xuất khẩu,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP,tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế – thương mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công. Vì điều kiện có hạn nên đề án này chỉ đề cập tới thương mại hàng hoá,dịch vụ bán lẻ mong thầy cô và các bạn thông cảm.
59 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu.
Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đánh dấu bước tiến quan trọng của thời kì mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này tạo cơ hội to lớn cho Việt Nam trong tiến trình cải cách trong nước,phát triển kinh tế xã hội cùng với những thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.Tuy nhiên điều đó cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đối đầu với thách thức không nhỏ.Trong điều kiện đó quan điểm phát triển thương mại của nước ta là:phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hoá dịch vụ,mở rộng thị trường ngoài nước phải gắn với việc phát triển ổn định thị trường trong nước,lấy thị trường trong nước làm cơ sở.Vì vậy “thương mại nội địa –thực trạng và biện pháp phát triển” là vấn đề hiện nay đáng dược quan tâm hơn cả, chúng ta cần có định hướng chính sách đúng đắn để phát triển thương mại nội địa trên cơ sở đó nâng cao vai trò của thương mại nội địa trong việc định hướng và phát triển sản xuất phát triển,phụa vụ nhu cầu nâng cao đời sống của nhân dân ,tạo cơ sở để phát triển xuất khẩu,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP,tạo tiền đề để chủ động hội nhập kinh tế – thương mại quốc tế một cách sâu rộng và thành công. Vì điều kiện có hạn nên đề án này chỉ đề cập tới thương mại hàng hoá,dịch vụ bán lẻ mong thầy cô và các bạn thông cảm.
MỤC lụC
Chương i: những vấn đề chung về thương mại nội địa.
i. bản chất của thương mại nội địa.
1.Khái niệm thương mại nội địa.
1.1.Điều kiện lịch sử.
1.2 Khái niệm.
2.Đặc trưng của thương mại nội địa .
3.Chức năng,nhiệm vụ của thương mại nội địa.
4.Vai trò của thương mại nội địa.
II. nội dung của thương mại nội địa và hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
1.Nội dung của thương mại nội địa.
2.Đặc điểm kinh tế xã hội của thương mại nội địa.
2.1 Cơ cấu thị trường .
2.2 Các nhân tố tác động tới thương mại nội địa.
2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
3.Quá trình phát triển thương mại nội địa.
Chương 2:thực trạng TMNĐ-kháI quát tổ chức và hoạt động.
I. Đánh giá khái quát tổ chức và hoạt động TMNĐ.
1.Những thành tựu.
2.Những tồn tại.
3.Nguyên nhân.
II. Thực trạng TMNĐ.
1.Hệ thống phân phối hàng hoá.
2.Cơ cấu kinh tế.
3.Chỉ số giá tiêu dùng.
Chương3:những định hướng và biện pháp phát triển TMNĐ.
I. Bối cảnh.
1.Tình hình quốc tế.
2.Tình hình trong nước.
3.Xu thế phát triển TMNĐ hậu gia nhập ƯTO.
4.Một số dự báo.
II. Mục tiêu và quan điểm phát triển TMNĐ.
1.Mục tiêu tổng quát và cụ thể.
2.Quan điểm phát triển TMNĐ.
III. Định hướng tổ chức và giải pháp phát triển.
1.Định hướng tổ chức.
2.Giải pháp,chính sách phát triển TMNĐ.
Chương I. Những vấn đề chung về TMNĐ.
I.bản chất của TMNĐ.
1.Khái niệm .
1.1. Điều kiện lịch sử của TMNĐ.
Các ngành ra đời và phát triển trong nền kinh tế quốc dân là do sự phân công lao động xã hội ,tức là phân chia những người khác nhau vào những vị trí công việc khác nhau phù hợp với khả năng của họ . Chuyên môn hoá sản xuất đã làm tăng thêm lực lượng sản xuất xã hội và là một trong những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ khoa học kỹ thuật . Trong đời sống con người có nhiều nhu cầu cần nhiều loại sản phẩm khác nhau . Chính yếu tố chuyên môn hoá sản xuất đã đặt ra sự cần thiết phải trao đổi trong xã hội các sản phẩm giữa người sản xuất và người tiêu dùng . Ban đầu là trao đổi hiện vật ( hàng lấy hàng ) dần dần trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ đã xuất hiện tiền tệ làm chức năng phương tiên lưu thông thì trao đổi hàng hoá gọi là lưu thông hàng hoá .
Quá trình lưu thông hàng hoá tất yếu đòi hỏi một sự hao phí nhất định trong quan hệ trao đổi . Việc phân công lao động xã hội không cụ thể chi tiêt ngay từ đầu giữ các tập đoàn sản xuất dẫn tới hậu quả và năng xuất lao động rât thấp , hiệu quả không cao . Sự xuất hiện mối quan hệ tổng hợp đó trong các doanh nghiệp , các hộ tiêu dùng dẫn tới sự ra đời của các ngành lưu thông hàng hoá : các ngành thương mại – dịch vụ . Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và tiến bộ KHKT các ngành thương mại dịch vụ phát triển hết sức đa dạng và phong phú .
1.2 Khái niệm thương mại nội địa .
Theo nghĩa rộng , thương mại nội địa là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị trường . Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh được hiểu như là các hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lợi . Theo luật thương mại 2005 thì thương mại là hoạt đông đầu tư nhằm thu mục đích thu lợi nhuận bao gồm mua bán hàng hoá , cung ứng dịch vụ , đầu tư xúc tiến thương mại .
Theo nghĩa hẹp , thương mại nội địa và quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường , là lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá .
2. Đặc trưng cơ bản của thương mại nội địa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Kinh tế thị trường là cách thức tổ chức nền kinh tế xã hội trong đó các quan hệ kinh tế của các cá nhân , các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá và thái độ cư sử của mọi thành viên , chủ thể kinh tế là hướng vào việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường . Kinh tế thị trường có những đặc trưng sau : có một khối lượng hàng hoá , dịch vụ dồi dào phong phú mà nền kinh tế tự nhiên , kinh tế chỉ huy chưa bao giờ đạt được ; mọi hoạt động mua bán đều theo giá cả thị trường ; tiền tệ hoá các mối quan hệ kinh tế ; sản xuất và bán hàng hoá theo nhu cầu thị trường ; kinh tế thị trường là nền kinh tế mở ; cạnh tranh là môi trường của kinh tế thị trường ; quyền tự chủ tự do của doanh nghiệp cao
Do tính tự phát vốn có , kinh tế thị trường có thể dẫn đến không chỉ tiến bộ mà cả suy thoái , khủng hoảng , xung đột xã hội nên cần có sự can thiệp của nhà nước. Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường , vừa có cơ chế quản lý điều tiết của nhà nước . Trong điều kiện như vậy thương mại nội điạ ở nước ta có những đặc trưng cơ bản sau :
Một là , thương mại nội địa hàng hoá dịch vụ phát triển dựa trên cơ sở nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần . Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất . Các thành phần kinh tế bao gồm : kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư nhân , kinh tế tư bản nhà nước , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .
Hai là , thương mại nội địa phát triển theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước . Sự quản lý này được thực hiện bằng luật pháp , chính sách , chiến lược , quy hoạch , kế hoạch phát triển thương mại nội địa .
Ba là , thương mại nội địa tự do hay tự do lưu thông hàng hoá dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo pháp lụât . Thương mại nội địa làm cho sản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường trong nước và thế giới , đồng thời thông qua việc phục vụ tiêu dùng làm nảy sinh nhưng nhu cầu mới mà kích thích sản xuất . Thương mại tự do làm cho lưu thông hàng hóa nhanh chóng thông suốt là điều kiện nhất thiết phải có để phảt triển thương mại nội địa và kinh tế hàng hoá
Bốn là , thương mại nội địa theo giá cả thị trường . Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở giá trị thị trường . Mua bán hàng hoá theo giá cả thị trường tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển , tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên làm giầu .
Năm là , tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ đều được tiền tệ hoá và được thiết lập một cách hợp lý theo định hướng kế hoạch của nhà nước , tuân theo các quy luật của lưu thông hàng hoá và của kinh tế thị trường .
3.Chức năng, nhiệm vụ của thương mại nội địa.
3.1.Chức năng của thương mại nội địa.
Thứ nhất,tổ chức quá trinh lưu thông hàng hoá,dịch vụ trong nước với nước ngoài.Đây là chức năng xã hội của thương mại,với chức năng này ngành thương mậiphỉ nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường hàng hoá dịch vụ;huy động và sử dụng hợp lý các nguồn hàng nhằm thoả mãn tốt mọi nhu cầu của xã hội.
Thứ hai,thông qua quá trình lưu thông hàng hoá,thương mại thực hiện chức năng tiếp tục sản xuất trongkhâu lưu thông.
Thứ ba,thông qua hoạt động trao đổi ,mua bán hàng hoá trong và ngoài nướccũng như thực hiện các dịch vụ,thương mại làm chức năng gắn sản xuất với thị trường va gắn nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới,thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế.
Thứ tư,chức năng thực hiệngiá trị hàng hoá,dịch vụ qua đóthương mại nội địa đáp ứng tốt mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống ,nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng.Thực hiệnchức năng này ,thương mại nội địa tích cực phục vụvà thúc đẩy sản xuất phát triển,đảm bảo lưu thông thông sốutlà thực hiện mục tiêu của quá trình kinh doanh thương mại dịch vụ.
3.2.Nhiệm vụ của thương mại nội địa.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta là một nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.Thực tếnước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới,trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp,chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh cọn kém.căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ phát triển –kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2006-2010và căn cứ vào bối cảnh quốc tế ,thương mại nội địa có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là,nâng cao hiệu quả của kinh doanh thương mại, dịch vụ,thúa đẩy quá trình công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước.
Hai là,phát triển thương mại dịch vụ ,đảm bảo lưu thông hang f hoá thông suốt,dễ dàng trong cả nước,đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của đời sống.
Ba là,góp phần giảI quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọngcủa đất nước:vốn ,việc làm ,công nghệ…
Bốn là,không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lývà mạng lưới kinh doanh,chống trốn thuế ,lậu thuế,lưu thông hàng giả ,hàng kém phẩm chất,thực hiệ đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước,xã hội và người lao động.
Năm là,đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động thương mại-dịch vụ.
4.Vai trò của thương mại nội địa.
Thứ nhất , thương mại nội địa là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển.Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường ,các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hoá ,dịch vụ .Điều đó đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường ,lưu thông hàng hoá dịch vụ thông suốt.
Thứ hai , việc mua bán hàng hoá ,dịch vụ trên thị trường thương mại nội địa có vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiêu dùng nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp ,thúc đẩy sản xuất và mở rộng phân phối lao động xã hội.
Thứ ba , thương mại nội địa là điều kiện , là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới , thực hiện chính sách mở cửa.
Thứ tư , hoạt động thương mại đòi hỏi các doanh nghiệp tính năng động , sáng tạo trong sản xuất ,kinh doanh thúc đẩy cải tiến ,phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá ,dịch vụ trên thị trường.
II . Nội dung của thương mại và hệ thống chỉ tiêu đánh giá.
1.Nội dung cơ bản của thương mại nội địa.
Thứ nhất là quá trình điều tra ,nghiên cứu và xác định nhu cầu thị trường về các loại hàng hoá ,dịch vụ.Đây là khâu đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh thương mại.Có thể là nhu cầu cho tiêu dùng sản xuất trong đó có phần cá nhân nó hình thành trực tiếp từ sản xuất và do sản xuất quyết định cỏ cấu, có thể là nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp.
Thứ hai là quá trình huy động sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để thoả mãn các nhu cầu của xã hội.Các nguồn lực : vốn , nhân lực , lao động , tài nguyên là những nguồn lực có hạn mà các doanh nghiệp cần phải sử dụng một cách hiệu quả nhưng cần phải biết kết hợp hiệu quả kinh doanh với hiệu quả kinh tế xã hội.
Thứ ba là quá trình tổ chức các mối quan hệ kinh tế thương mại. Mối quan hệ này có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp để giải quyết các vấn đề kinh tế ,tổ chức và pháp luật phát sinh giữa các doanh nghiệp trong quá trình mua bán hàng hoá.Mối quan hệ doanh nghiệp thể hịên thông qua quan hệ đầu vào ,đầu ra tuỳ thuộc vào loại hình của doanh nghiệp.
Thứ tư là quá trình tổ chức hợp lý các kênh phân phối và tổ chức chuyển giao hàng hóa ,dịch vụ.Đây là quá trình vận chuyển hàng hoá ,dịch vụ từ sản xuất đến người sử dụng với những điều kiện hiệu quả tối đa.Quá trình này giải quyết các vấn đề : thay đổi quyền sở hữu tài sản , di chuyển hàng hoá qua các khâu vận chuyển ,dự trữ ,bảo quản , đóng gói…
Thứ năm là quá trình quản lý hàng hoá ở doanh nghiệp và xúc tiến mua bán hàng hóa.Nội dung này đề cập tới vấn đề tổ chức quản lý thương mại đầu vào và thương mại đầu ra của các doanh nghiệp ,thiết lập bộ máy quản lý trong mua bán hàng hoá ,thiết lập mối quan hệ lâu dài tạo quan hệ gắn bó giữa khách hàng với doanh nghiệp.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội của thương mại nội địa.
2.1.Cơ cấu thị trường.
a.Theo thành phần kinh tế:
Theo quy định của Luật Thương Mại 2005 thì nền kinh tế nước ta bao gồm 5 thành phần kinh tế cơ bản đó là kinh tế nhà nước , kinh tế tập thể , kinh tế tư bản nhà nước ,kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Trong đó có các loại hình doanh nghiệp sau :
Doanh nghiệp tư nhân : là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này phải tự bỏ vốn , bảo toàn vốn ,tổ chức sản xuất và tự tìm kiếm thị trường.
Doanh nghiệp nhà nước:là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn ,thành lập và tổ chức quản lý ,hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân , có quyền và nghĩa vụ dân sự , tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần và Công ty hợp doanh: đây là hình thức biểu hiện sự kết hợp và giao lưu các thành phần kinh tế .Các doanh nghiệp này có đặc điểm là chế độ sở hữu vốn , tài sản không thuần nhất .Các thành viên , các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài :xí nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa một bên là xí nghiệp có tư cách pháp nhân của Việt Nam với một bên hoặc các bên nước ngoài nhằm kinh doanh trong các lĩnh vực của nền kinh tế .Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức và cá nhân nước ngoài ,do tổ chức hoặc cá nhân nứơc ngoài thành lập ,tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh .Nó là một pháp nhân hoạt động theo sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam.
Doanh nghiệp tập thể: vốn do một tập thể người lao động góp tạo nên trên nguyên tắc tự nguyện hoặc một phần vốn tập thể ,một phần vốn do nhà nước đảm bảo .Hình thức tổ chức kinh doanh là các Hợp Tác Xã hoặc Tổ hợp tác , các cửa hàng hợp tác mua bán.
b. Theo ngành kinh tế:
Theo hệ thống phân ngành SNA thì nền kinh tế bao gồm :
Ngành Nông nghiệp : bao gồm có nông nghiệp ,lâm nghiệp ,chăn nuôi ,thuỷ sản . Sản phẩm của nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân.Sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ ,tính phân tán ,tính khu vực ,tính tươi sống và tính không ổn định.
Ngành công nghiệp : bao gồm công nghiệp và xây dựng cơ bản .Sản phẩm của ngành công nghịêp có người mua chủ yếu là các đơn vị công nghiệp ,xây dựng , giao thông vận tải ….số lượng mua mỗi lần khá nhiều ,sản xuất đồng bộ đầy đủ.
Ngành dịch vụ : bao gồm thương mại , giao thông vận tải ,bảo hiểm y tế.
2.2 .Các nhân tố tác động tới thương mại nội địa.
a.Yếu tố chính trị và pháp luật ,môi trường pháp lý :
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa.Trong thực tế không có nền kinh tế thị trường tự do với nghĩa là không có sự can thiệp của Nhà Nước. Để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần ,hoạt động cạnh tranh quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Chính Phủ để điều tiết thị trường.Trên thực tế các yếu tố chính trị và pháp luật gồm sự ổn định về chính trị , đường lối ngoại giao , chính sách ngoại thương , hệ thống pháp luật ,các chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển thương mại nội địa của Nhà Nước ,của các địa phương , các quy định của chính phủ về cạnh tranh , chống độc quyền….Sự thay đổi hay biến động của các yếu tố này có thể tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ ,thách thức cho thương mại nội địa ,đặc biệt là những thay đổi liên tục ,nhanh chóng ,không thể dự báo trước.
b.Chính sách về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu :
Hoạt động thương mại bao gồm thương mại nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu .Vì vậy các chính sách về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu có tác động đến sự phát triển của thương mại nội địa.Các biện pháp hạn chế nhập khẩu , công cụ thuế quan và phi thuế quan có tác dụng hạn chế sự xâm nhập của hàng hoá nước ngoài ,bảo hộ hàng trong nước tạo điều kiện cho thương mại nội địa phát triển.
c.Chính sách phát triển thương mại nội địa :
Bao gồm chính sách đối với Doanh nghiệp nhà nước , Hợp tác xã và các hình thức hợp tác khác tạo nền tảng của nền kinh tế ; chính sách thương mại đối với nông thôn đảm bảo cung ứng những hàng hoá cần thiết cho nông dân sản xuất và tiêu dùng.Đồng thời , đảm bảo tiêu thụ hàng hoá do nông nghiệp và nông thôn sản xuất ra .Chính sách đối với miền núi ,những chính sách khuyến khích phát triển thương mại miền núi , chính sách ưu đãi về thuế ,trợ giá trợ cước cho một số mặt hàng….Chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại khuyến khích , tạo điều kiện mở rộng lưu thông hàng hoá ,phát triển dịch vụ thương mại mà pháp luật không hạn chế hoặc không cấm.
d.Yếu tố Khoa Học Công Nghệ:
Là yếu tố mang đầy kịch tính nhất ,có ảnh hưởng quan trọng ,trực tiếp đến hoạt động thương mại nội địa.Trong thời đại Khoa Học Công Nghệ mới phát triển như vũ bão ,mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ huỷ diệt các công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Nhất là trong đỉều kiện hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới tjì yếu tố Khoa Học Công Nghệ cần được quan tâm tránh tình trạng tụt hậu ,trở thành bãi rác của thế giới về Khoa học Công Nghệ.
e.Yếu tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên:
Yếu tố cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động kinh doanh .Cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải ,hệ thống thông tin , hệ thống bến cảng , nhà kho…
Điều kiện tự nhiên là yếu tố cần được quan tâm vì sự biến động của tự nhiên như nắng , mưa , bão lụt…có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động thương mại nội địa.
2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thương mại nội địa.
a.Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là toàn bộ doanh thu hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đã bán ra thị trường của các cơ sở kinh doanh bao gồm : doanh thu bán lẻ hàng hoá của các cơ sở kinh doanh thương nghiệp , doanh thu bán lẻ sản phẩm của các cơ sở sản xuất và nông dân trực tiếp bán ra thị trường ,doanh thu khách sạn nhà hàng ,doanh thu du lịch lữ hành ,doanh thu dịch vụ cá nhân ,cộng đồng và các dịch vụ khác do các tổ chức và cá nhân kinh doanh , phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng.
b. Giá tiêu dùng : là số tiền do người tiêu dùng phải chi trả khi mua một đơn vị hàng hoá hoặc dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày.Giá tiêu dùng được biểu hiện bằng giá bán lẻ hàng hoá trên thị trường hoặc giá dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt .Trong trường hợp hàng hoá không niêm yết gía ,ngươì mua có thể mặc cả giá thì giá tiêu dùng là giá mà người mua phải trả thực sau khi thoả thuận với người bán.
Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng (công thức Laspeyres):
IP = = .
Trong đó :IP :chỉ số giá tiêu dùng.
Po: giá kì gốc .
Pt : giá kì báo cáo.
qo :lượng kì gốc.
Do : quyền số cố định gốc.
t: kì báo cáo.
o : năm gốc.
Do = .
Rổ hàng hoá ,dịch vụ để tính chỉ số giá tiêu dùng gồm các loại hàng hoá và dịch vụ phổ biến ,đại diện cho tiêu dùng của dân cư , thường được xem xét cập nhật 5 năm một lần cho phù hợp với tiêu dùng của dân cư trong mỗi thời kì.
Quyền số để tính chỉ số giá tiêu dùng là cơ cấu chi tiêu các nhóm mặt hàng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình được tổng hợp từ kết quả điều tra mức sống hộ gia đình và dùng cố định khoảng 5 năm.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính theo tháng cho ba gốc : tháng trước ,cùng tháng năm trước và tháng 12 năm trước cho từng tỉnh ,thành phố vad cả nước( bao gồm chỉ số của khu vực thành thị ,nông thôn ,chỉ số chung cuả từng tỉnh ,thành
phố ,các vùng kinh tế và cả nước).
3. Quá trình phát triển thương mại nội địa.
Lịch sử hình thành và phát triển thương mại nội địa Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh oanh liệt giành độc lập tự do,thống nhất tổ quốcvà xây dung chủ nghĩa xã hội.Qúa trình này cũng gắn lion với những biến đổi to lớn trong công cuộc xây dung và phát triển kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế kém phát triển ,hiệu quả và sức cạnh tranh thấp.
3.1.Thương mại nội địa Việt Nam thời kì 1975-1986.
Trong bối cảnh đất nước thống nhất,mọi hoạt động thương mại nội địa có những thuận lợi mới đồng thời có những khó khăn mới.Chúng ta có điệu kiện và khả năng khai tháccó hiệu quả tiềm năng của đất nước,phát huy lợi thế so sánh của ba miền để đẩy mạnh phát triển thương mại –dịch vụ,thu hút vốn và kĩ thuật nước ngoàinhưng trình độ phát triển của nước ta còn thấp,cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém,kinh tế hàng hoá chưa phát triểnvà còn lệ thuộc vào nước ngoài,hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại…
Thời kì này ,quá trình về tư liệu sản xuất dược thực hiện trong nền kinh tế quốc đânưới hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá có xu hướng là xoá bỏ thương mại tư bản tư doanh ,thương mại cá thể ,hình thành chủ yếu các doanh nghiệp thương mại quốc doanh và tập thể.Hoạt động thương mại được thực hiện theo giá cả,chỉ tiêu kế hoạch và theo địa chỉ cụ thể. Sự tách dần hoạt động kinh doanh các loại hàng hoá theo tính chất sử dụng như tư liệu sản xuất ,tư liệu tiêu dùng , lưu thông trong nước ,lưu thông ngoài nước thành các doanh nghiệp riêng.
Quản lý nhà nước với hoạt động thương mại – dịch vụ chưa thốngnhất, còn phân tán ở các bộ như Bộ Ngoại thương,Bộ Vật tư,Bộ Nội thương.Chế độ hạch toán kinh doanh trong thương mại nội địa còn mang nặng tính hình thức.
Trong quá trình thực hiện những biện pháp cải cách chúng ta đã phạm một số sai lầm ,nên khủng hoảng kinh tế xã hội tiếp tục diễn ra gay gắt, lạm phát lên đến 774.7 % vào năm 1986.
3.2. Thương mại nội địa Việt Nam từ năm 1986 đến nay:
Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta mở đầu từ Đại Hội VI đến nay đã trải qua 20 năm .Từ đó đến nay , nước ta đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc ,đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới cơ chế , chính sách và quản lý kinh tế nói chung , thị trường và thương mại – dịch vụ nói riêng. Đảng và Nhà Nước đã ra sức khắc phục khó khăn , giữ vững ổn định chính trị , thực hiện đổi mới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn ( lương thực – thực phẩm ,hàng tiêu dùng , hàng xuất khẩu ) đạt những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nứơc bước đầu dần được hình thành chuyển việc mua bán hàng hoá từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường ,giá cả được hình thành trên cơ sở giá trị của hàng hóa và quan hệ cung cầu ,các loại hình dịch vụ gắn với lưu thông hàng hoá phát triển mạnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh ,góp phần phục vụ đời sống và giải quyết việc làm cho người lao động .Thương nghịêp Nhà Nước đã có sự chuyển đổi từ trước về phương thức kinh doanh ,từng bước thích ứng với cơ chế mới ,quản lý nhà nước về thị trường và hoạt động thương mại nội địa có sự tiến bộ và tổ chức hệ thống hoạch định chính sách vĩ mô ,tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển . Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và năng lực sản xuất tăng lên đáng kể. Đời sống các tầng lớp dân cư được cải thiện.
Thời kỳ này tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trong những năm qua liên tục tăng : năm 2001 là 11.1% , năm 2002 là 11.3% ,năm 2004 là 13% ,năm 2005 lên 26.1% ,đến 2006 là 20.9% . Năm 2005 đạt 475.380 tỷ đồng ,2006 đạt 580.7tỷ đồng ,sau 5 năm 2001-2005 tăng trên 230 nghìn tỷ đồng ,bình quân mỗi năm tăng 46 500 tỷ đồng (16.7%) .Xét một cách tương ứng ,mức bán lẻ hàng hoá tính theo đầu người cũng tăng theo động thái như vậy : năm 2005 đạt 5 719 201 đồng /người tăng 24.5% so với 2004 .Sau 5 năm (2001-2005) tăng trên 2.6 triệu đồng ,gần 84%. Đồng thời cùng với sự tăng lên cúa tỷ trọng GDP thương mại nội địa trong GDP của toàn nền kinh tế (13 -14 %, đứng thứ 3 sau nền kinh tế ) sự tăng lên nhanh chóng về số lượng thương nhân ,số lượng lao động .Tính chất và trình độ thương mại nội địa cũng chuyển dịch theo hướng tích cực.
Chương 2:thực trạng của thương mại nội địa .
đánh giá khái quát tổ chức và hoạt động của thương mại nội địa.
I.Đánh giá khái quát tổ chức ,hoạt động của thương mại nội địa.
Mặc dù bị tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực trong các năm 1997-1999,thiên tai nghiêm trọng liên tiếp xảy ra nhưng nhịp độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1996-2000 vẫn đạt 7% /năm,công cuộc phát triển kinh tế xã hội được quản lý và điều hành tích c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 401.doc