Đề án Phân tích và dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang theo xu hướng hoà nhập vào với nền kinh tế thế giới, đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển, là điều kiện tiền quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong nhiều thập kỉ qua, thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mạnh mẽ qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả về quy mô và chất lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( ĐTTTNN ) cùng thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay, đưa nền kinh tế vào vòng xoáy hội nhập và toàn cầu hoá. Trong vòng xoáy đó, hoạt động ĐTTTNN đã xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây như tất yếu của sự phát triển, ĐTTTNN đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7%-10% hằng năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ, nâng cao trình độ cán bộ quản lí cũng như chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật.v.v.

Trong mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm 2001-2010 của Đảng ta nhấn mạnh: “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại “ . Để có thể thực hiện mục tiêu trên, vốn FDI rõ ràng không thể thiếu được, và để có thể xác định được FDI có vai trò quan trọng đóng góp như thế nào vào nền kinh tế chung thì thực hiện công việc phân tích và dự báo nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2001-2010 là điều cần thiết để xem xét việc thực hiện có đạt hiệu quả hay không. Xuất phát từ sự cần thiết đó tôi đã chọn đề án nghiên cứu “ Phân tích và dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010 “ để xem xét khả năng thu hút của nguồn vốn này trong nền kinh tế đến năm 2010.

 

Nội dung của đề án gồm 3 phần:

Phần 1: Nghiên cứu phương pháp luận về FDI

Phần 2: Phân tích và dự báo FDI

Phần 3: Kiến nghị và giải pháp tăng cường FDI

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Phân tích và dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang theo xu hướng hoà nhập vào với nền kinh tế thế giới, đây là xu hướng hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển, là điều kiện tiền quyết để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong nhiều thập kỉ qua, thế giới đang diễn ra sự bùng nổ mạnh mẽ qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cả về quy mô và chất lượng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( ĐTTTNN ) cùng thương mại quốc tế là hai xu hướng nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện nay, đưa nền kinh tế vào vòng xoáy hội nhập và toàn cầu hoá. Trong vòng xoáy đó, hoạt động ĐTTTNN đã xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng 15 năm trở lại đây như tất yếu của sự phát triển, ĐTTTNN đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế từ 7%-10% hằng năm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nâng cao trình độ, nâng cao trình độ cán bộ quản lí cũng như chất lượng đội ngũ lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật.v...v... Trong mục tiêu tổng quát chiến lược 10 năm 2001-2010 của Đảng ta nhấn mạnh: “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại “ . Để có thể thực hiện mục tiêu trên, vốn FDI rõ ràng không thể thiếu được, và để có thể xác định được FDI có vai trò quan trọng đóng góp như thế nào vào nền kinh tế chung thì thực hiện công việc phân tích và dự báo nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2001-2010 là điều cần thiết để xem xét việc thực hiện có đạt hiệu quả hay không. Xuất phát từ sự cần thiết đó tôi đã chọn đề án nghiên cứu “ Phân tích và dự báo nguồn vốn FDI có thể thu hút vào Việt Nam đến năm 2010 “ để xem xét khả năng thu hút của nguồn vốn này trong nền kinh tế đến năm 2010. Nội dung của đề án gồm 3 phần: Phần 1: Nghiên cứu phương pháp luận về FDI Phần 2: Phân tích và dự báo FDI Phần 3: Kiến nghị và giải pháp tăng cường FDI B. Nội dung chính Phần I: Phương pháp luận Chương I: Lí luận chung về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Quan niệm về vốn đầu tư Khái niệm về vốn đầu tư Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, là tiền tiết kiệm của nhân dân và vốn huy động từ nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sản xuất hiện có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, hoặc cải thiện diều kiện sinh hoạt của xã hội và gia đình. Phân loại vốn đầu tư Vốn đầu tư được phân loại theo nhiều giác độ khác nhau: Theo công dụng của kết quả đầu tư có thể chia vốn đầu tư thành vốn đầu tư cho sản xuất và phi sản xuất. Vốn đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn hay mở rộng tài sản cố định và vốn đầu tư vận hành nhằm tăng thêm tài sản lưu động. Theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế có thể xét vốn đầu tư theo tiêu thức cơ cấu và có cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế, theo vùng lãnh thổ, theo các thành phần kinh tế... Cơ cấu vốn đầu tư theo giác độ phân loại này có tác động trực tiếp đến việc hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế. Vốn đầu tư cũng được phân loại theo nguồn hình thành bao gồm: Vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài, vốn đầu tư của Nhà nước và vốn của tư nhân.... Như vậy vốn đầu tư có thể phân theo nhiều cách khác nhau, dù theo giác độ nào đi nữa , vốn đầu tư cũng có nguồn gốc từ tiết kiệm. Nghiên cứu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 1.Khái niệm FDI Đầu tư trực tiếp là một loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để là chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lí điều hành hoặc tham gia quản lí điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án. 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những yếu tố tác động đến hoạt động ĐTTTNN có thể là những yếu tố nằm ngay bên trong nước sở tại (yếu tố chủ quan), cũng có thể là những yếu tố từ bên ngoài (yếu tố khách quan) a. Yếu tố chủ quan: Thực chất những yếu tố chủ quan chính là những yếu tố thuộc về môi trường đầu tư ở nước sở tại, dưới cách này hay cách khác, chúng tác động một cách mạnh mẽ lên dòng vốn ĐTTTNN. Nó thể hiện ở những điểm sau: - Thứ nhất là những yếu tố thuộc môi trường kinh tế. Trong đó bao gồm: chiến lựợc phát triển kinh tế của nước sở tại; cơ cấu kinh tế; thể chế kinh tế của nền kinh tế (thể chế kinh tế thị trường, cơ chế tập trung hay nền kinh tế hỗn hợp); trình độ phát triển kinh tế; quy mô của nền kinh tế (thu nhập bình quân, GDP)v.v. Những yếu tố trên có thể tạo thuận lợi, hoặc gây rủi ro cho nhà đầu tư nước ngoài. Những trường hợp xảy ra rủi ro là do suy thoái kinh tế, lạm phát, cán cân thanh toán thâm hụt. Vì vậy một môi trường kinh tế phát triển và ổn định là động lực lớn thu hút vốn ĐTTTNN. - Thứ hai là những yếu tố thuộc về môi trường chính trị, như thể chế chính trị (thể chế quân chủ, cộng hoà, hay xã hội chủ nghĩa); những chính sách phát triển kinh tế (chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách điều chỉnh tỷ giá hối đoái, chính sách dự trữ ngoại tệ chính sách tài khoá). Hoạt động ĐTTTNN phải đối mặt với 3 loại rủi ro về chính trị, đó là: việc tịch thu hành chính, các quy định không mong đợi, những quy định ngoài ý muốn. Người ta cũng đã đưa ra được 8 tiêu thức đánh giá rủi ro chính trị, đó là: sự ổn định của hệ thống chính trị; sự xung đột nội bộ sắp xảy ra; sự đe doạ từ bên ngoài; mức độ kiểm soát hệ thống kinh tế; sự tin cậy của quốc gia như một đối tác kinh doanh; sự bảo đảm hiến pháp; hiệu quả của quản lý hành chính; những mối quan hệ về lao động. - Thứ ba là những yếu tố thuộc môi trường luật pháp. Những yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức thâm nhập thị trường của nhà đầu tư (xuất khẩu hay ĐTTTNN); ảnh hưởng đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư; ảnh hưởng đến sự hoạt động an toàn của nhà đầu tư ở nước sở tại. Nguồn luật quan trọng nhất tác động lên hoạt động ĐTTTNN là luật đầu tư nước ngoài, vì vậy, các quốc gia không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, đặc biệt là luật đầu tư nước ngoài theo hướng có lợi cho nhà đầu tư để tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư. - Thứ tư là những yếu tố thuộc môi trường văn hoá. Những yếu tố này bao gồm các phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, thị hiếu, thẩm mỹ, nghệ thuật, tôn giáo, ngôn ngữ, lối sống, Chúng tác động gián tiếp lên hoạt động ĐTTTNN thông qua thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng, phong cách làm việc của con người. - Thứ năm là các thủ tục hành chính nhà đầu tư sẽ phải trải qua khi thực hiện hoạt động ĐTTTNN ở nước sở tại. Đó là những thủ tục về cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thẩm định dự án đầu tư, thủ tục cho thuê đất, nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký tư cách pháp nhân, chế độ kế toán, đăng ký dịch vụ Bưu chính viễn thông, đăng ký tài khoản ở ngân hàng, thủ tục đăng ký sử dụng lao động nước ngoài,... Nói chung mong muốn của nhà đầu tư nước ngoài là các thủ tục hành chính phải hết sức đơn giản, để có thể nhanh chóng đưa một dự án ĐTTTNN đi vào triển khai, vận hành. Vì vậy, nếu thủ tục hành chính quá rườm rà, phức tạp, nhiều cửa sẽ là một yếu tố cản trở dòng vốn ĐTTTNN. - Thứ sáu là cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật ở nước sở tại. Yếu tố này tạo ra khả năng thực hiện các giao dịch và đưa sản phẩm, dịch vụ tới thị trường, giúp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá được thực hiện một cách nhanh chóng. Nó bao gồm hệ thống giao thông (đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng), hệ thống điện, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới Bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, dịch vụ ngân hàng tài chính và các nhân tố cơ bản khác. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng giải thích tại sao dòng vốn ĐTTTNN lại đổ dồn vào các nước công nghiệp phát triển, như Mỹ và Tây Âu, nơi có điều kiện về cơ sở hạ tầng rất phát triển. - Thứ bảy là yếu tốt con người. Đây là nhân tố tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một bộ phận nằm trong đội ngũ cán bộ quản lý, một bộ phận nằm trong đội ngũ lao động. Nếu như nguồn nhân lực ở nước sở tại có chất lượng thấp thì sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc đào tạo cán bộ quản lý cũng như công nhân. Vì vậy, một quốc gia có được đội ngũ lao động chất lượng và trình độ cao sẽ trở thành nơi hấp dẫn đối với các hoạt động ĐTTTNN. - Thứ tám là yếu tố thuộc về thị trường. Quy mô và khả năng tăng trưởng về thị trường có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của nhà ĐTTTNN. Thông thường, một thị trường lớn với sức mua cao, tăng trưởng nhanh sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do đó nó sẽ tạo ra sức hút lớn đối với vốn ĐTTTNN. Một số nước lớn như nước Mỹ, Trung Quốc đã chứng tỏ được lợi thế về thị trường, và do đó trở thành những trung tâm hút vốn lớn trên thế giới. - Thứ chín là độ mở của nền kinh tế so với khu vực và thế giới. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước sở tại không chỉ với mục đích chiếm lĩnh thị trường này, mà còn dựa vào nước sở tại như là một điểm tựa để xâm nhập các thị trường. Vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm kiếm những nước có cơ chế thông thoáng, tự do hoá về mậu dịch và đầu tư. Do đó, các quốc gia hiện nay luôn hướng đến chính sách tự do hoá một cách toàn diện, hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách sâu, rộng như là một chiến lược tăng sức hút với vốn ĐTTTNN. - Thứ mười là sức mạnh và sự ổn định của đồng nội tệ. Nếu nhà đầu tư đi đầu tư bằng Đô la Mỹ sau đó định giá bằng đồng nội tệ bị mất giá trị thì sẽ dẫn đến giảm giá trị vốn đầu tư cũng như lợi nhuận khi chuyển về nước. Vì vậy, nếu đồng tiền của nước sở tại bất ổn định và dao động nhiều thì sẽ gây rủi ro lớn cho nhà đầu tư và hạn chế dòng vốn ĐTTTNN. Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á năm 1997 đã làm cho đồng tiền của các nước Châu á bị mất giá so với đồng Đô la Mỹ, và lập tức các nhà đầu tư liên tiếp rút vốn khỏi các thị trường này, khiến cho vốn ĐTTTNN ở Châu á giảm liên tục trong những năm 1996, 1997, 1998. - Cuối cùng là các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước. Yếu tố này thường ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động ĐTTTNN. Ví dụ như sự can thiệp quá sâu của Nhà nước luôn tạo ra cảm giác không an toàn cho nhà đầu tư và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường. Chủ đầu tư nước ngoài luôn muốn duy trì sự điều tiết tối thiểu của Chính phủ nước sở tại đối với các công ty tư nhân. Đồng thời, niềm tin của họ sẽ tăng lên khi chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước ổn định và có thể dự báo được, vì “luật chơi không thay đổi giữa cuộc chơi”. Bên cạnh đó, một Chính phủ trung thực và có hiệu quả, có khả năng duy trì trật tự luật pháp của nước sở tại cũng là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhà đầu tư. Vì vậy, các chính sách quản lý vĩ mô khi đưa ra cần phải hợp lý và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, bảo vệ môi trường cạnh tranh và giảm thiểu tiêu cực trong thi hành luật pháp. Bên cạnh những yếu tố chủ quan trên là những yếu tố thuộc môi trường bên ngoài nước sở tại hay là những yếu tố khách quan. b. Yếu tố khách quan: Những yếu tố khách quan tác động lên hoạt động ĐTTTNN được xem xét dưới góc độ của nước sở tại, và bao gồm những điểm sau: - Một là khả năng của nhà đầu tư. Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế thế giới, dòng vốn ĐTTTNN đều giảm sút, do hầu hết các nước chủ nhà thay nhau rút vốn đầu tư về nước vì lý do yếu kém về mặt tài chính. Ngược lại, khi có nền tài chính vững mạnh thì các chủ đầu tư lại chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư thu lợi nhuận. - Hai là sự biến động của tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Chẳng hạn như những cuộc khủng hoảng kinh tế tầm khu vực và thế giới luôn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động ĐTTTNN. Điều này là rất rõ ràng, vì khi xảy ra khủng hoảng thì tiềm lực của các chủ đầu tư cũng như nước sở tại đều suy yếu. Sức mua của thị trường giảm sút, do đó tỷ suất lợi nhuận cũng suy giảm. Khi đó, hiệu quả tất yếu này là sự giảm sút của hoạt động ĐTTTNN trên phạm vi khu vực và Thế giới. -Ba là sự cạnh tranh từ các quốc gia khác trong việc thu hút vốn ĐTTTNN. Xác định được vai trò của ĐTTTNN đối với nền kinh tế nên hầu hết các quốc gia đều chú tâm đến việc thu hút nguồn vốn này. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia thu hút vốn. Sự cạnh tranh này sẽ dẫn đến sự giảm sút trong ĐTTTNN ở những nước có môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên một hiện tượng hút vốn ĐTTTNN mạnh trên thế giới, và điều đó có ảnh hưởng đến các quốc gia khác. 3.Xu hướng biến động của dòng vốn đầu tư trực tiếp FDI Xu hướng biến động của thế giới nói chung Xu hướng tự do hoá trong đầu tư trực tiếp nước ngoài: Xu hướng tự do hoá ĐTTTNN được thể hiện ở 3 bình diện: quốc gia, khu vực và quốc tế. Trên bình diện quốc gia là việc giảm dần những hạn chế về hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư , về những quy định trong việc góp vốn, về quyền thuê mướn nhân công, quy định về chuyển giao công nghệ, tỷ hàng hoá xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá,... Bên cạnh đó, các quốc gia cũng đưa ra các khuyến khích khác như tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, các ưu đãi tài chính và thuế,... để kích thích các nhà đầu tư nước ngoài. Trên bình diện khu vực và bình diện quốc tế, tự do hoá đầu tư là việc hình thành lên những khu vực đầu tư tự do, ký kết các hiệp định thương mại - đầu tư song phương, và đa phương trong từng khu vực cũng như trong tổ chức quốc tế nhằm tạo thuận lợi hơn cho hoạt động ĐTTTNN phát triển. Vai trò ngày càng quan trọng của các tập đoàn xuyên quốc gia trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các tập đoàn xuyên quốc gia là nguồn cung cấp vốn, công nghệ và Xí nghiệp quản lý chính trong ĐTQT. Nếu như năm 1990 có khoảng 37.000 tập đoàn loại này với khoảng 170.000 chi nhánh và cơ sở ở nước ngoài thì đến năm 1995 đã có khảng 39.000 tập đoàn với khoảng 270.000 chi nhánh là cơ sở ở nước ngoài, nắm giữ 2700 tỷ USD, tương ứng với 10% GDP trên Thế giới (Nguồn: Giáo trình sau đại học Môn: Kinh tế quốc tế). Sự thống trị của các tập đoàn này đã đưa vai trò của chúng lên cao trong nền kinh tế của các nước tiếp nhận vốn đầu tư. Có sự thay đổi đáng kể về địa bàn đầu tư theo hướng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu chảy vào các nước công nghiệp phát triển: Nếu như ở những năm đầu của thế kỷ XX khoảng 70% nguồn vốn ĐTTTNN chảy vào các nước đang phát triển thì từ thập kỷ 60 trở lại đây lại có tới 70 - 80% vốn ĐTTTNN chảy vào công nghiệp các nước phát triển. Năm 1950, vốn ĐTTTNN vào các nước này chiếm 40% vốn ĐTTTNN trên Thế giới, năm 1960 tỷ lệ này là 69%, năm 1970 là 67,6%, năm 1980 là 73,65, năm 1986 chiếm 83,2%. Chỉ tính riêng năm 1999, các nước công nghiệp phát triển đã thu hút được 657,9 tỷ USD trong tổng số 865,5 tỷ USD vốn ĐTTTNN, chiếm tỷ trọng 76% (Nguồn: Giáo trình sau đại học Môn Kinh tế quốc tế Dòng vốn còn lại bên cạnh dòng vốn chảy vào các nước tư bản chủ yếu đổ xô vào các nước đang phát triển ở Châu á, ở đây xuất hiện những quốc gia dư thừa vốn và bắt đầu thực hiện đầu tư ra nước ngoài, đây là một xu hướng mới trong ĐTTTNN hiện nay. Có sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa các chủ ĐTTTNN, trong đó các nước NICs Châu á và các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trở thành những chủ đầu tư quan trọng: Đầu những năm 80, các nước NICs Châu á xuất hiện với tư cách là những thành viên mới tham gia vào xuất khẩu vốn. Trong cùng một thời gian các nước này một mặt tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nước tư bản, một mặt lại khuyến khích các công ty nước mình đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Địa bàn đầu tư chủ yếu của các nước này là ASEAN và Trung Quốc. Cũng trưởng thành một cách nhanh chóng như các nước NICs, các nước OPEC đã nhờ vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ mà thu được một nguồn ngoại tệ lớn và xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Trong vòng 7 năm (1974-1981), tổng vốn đầu tư của OPEC vào các nước đang phát triển là 804 tỷ. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư là các khoản cho vay, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Có sự thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực đầu tư theo hướng giảm tương đối đầu tư vào kết cấu hạ tầng và kinh tế trang trại ở các nước đang phát triển, tăng đầu tư vào khai thác dầu khí và khoáng sản, đặc biệt là tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế tạo ngày càng lớn: Đầu thế kỷ 20, các nước thường đầu tư ra nước ngoài hướng vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất và chế biến nông sản. Ngày nay, các lĩnh vực này đã giảm đi đáng kể trong ĐTTTNN, mặc dù có một số nước tư bản phát triển còn có đầu tư của tư nhân vào một số cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, như: cầu, đường sắt, hàng không, nhà máy điện, theo hình thức xây dựng khai thác chuyển giao (BOT). Đặc biệt sự giảm sút trong nông nghiệp là rất đáng kể. Ngược lại với xu hướng trên, ĐTTTNN vào khai thác dầu khí và khoáng sản lại tăng lên đáng kể. Thực tế cho thấy ở bất kỳ nước nào, khi có khả năng phát hiện ra các mỏ dầu khí, đều có sự thu hút rất mạnh tư bản nước ngoài, từ những khâu mạo hiểm nhất trong kinh doanh là thăm dò. Nhu cầu lớn và đa dạng về loại tài nguyên nhiên liệu này của thế giới cho phép nước sở tại thayđổi điều khoản về đầu tư ngày càng có lợi cho mình mà các công ty tư bản vẫn tiếp tục chấp nhận. Một thí dụ rõ nét nhất về sức hút mạnh mẽ của dầu mỏ là, một loạt các công ty của các nước Anh, Pháp, Hà Lan, úc đã bỏ qua lệnh cấm vận của Mỹ để liên doanh với Việt Nam trong những năm trước khi lệnh cấm vận chưa được bãi bỏ. Xu hướng ngày càng đề cao vấn đề hiệu quả xã hội trong ĐTTTNN: Vấn đề ĐTTTNN hiện nay được xem xét dưới góc độ hiệu quả kinh tế-xã hội. Khi xem xét hiệu quả ĐTTTNN, các nước tiếp nhận đầu tư thường gắn với việc xem xét các chỉ tiêu như tạo vốn, tạo việc làm, thu hút công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an ninh và trật tư xã hội, tác động đối với môi trường tự nhiên. Xu hướng biến động của Việt Nam nói riêng Số dự án có vốn FDI đăng kí mới tăng nhanh, đặc biệt là 2 năm gần đây chứng tỏ môi trường đã có sự hấp dẫn. Quy mô trung bình mỗi dự án có xu hướng giảm mạnh, chỉ thu hút được những dự án vừa và nhỏ, điều này khó mang lại công nghệ cao để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tổng vốn đăng kí có dấu hiệu phục hồi khi xuống thấp nhất vào năm 1999 do khủng hoảng tài chính. Dự án tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng( 60% dự án và trên 50% vốn đăng kí ) nông lâm nghiệp chiếm 12% số dự án và 4% vốn đăng kí, còn lại vào dịch vụ, điều này phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nước đầu tư lớn vào Việt Nam là Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, chủ trương hiện nay là thu hút từ Tây Âu và Bắc Mỹ. Chương II: Phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Tính đến tháng 8/2003 quy mô FDI tăng trưởng khá là nhờ mức vốn đầu tư đăng kí bình quân 1 dự án đã cao hơn cùng kì năm 2002 ( 2.751 nghìn USD so với 1.876 nghìn USD ). Đó là chưa kể cũng trong 8 tháng đầu năm nay đã có 243 lượt dự án được điều chỉnh tăng vốn với số vốn 554 triệu USD ( tăng 8%) đưa tổng số vốn đăng kí mới và tăng vốn lên 1.613,1 triệu USD, tăng 25.6% so với 8 tháng đầu năm 2002. Đó là tốc độ tăng khá cao, góp phần quan trọng để có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra cho năm 2003 là tỉ lệ vốn đầu tư phát triển so với GDP đạt 35%, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 14-14,5%, tăng trưởng GDP đạt 7-7,5%.... Luồng vốn vào theo đối tác (Đơn vị: triệu USD) Đối tác trên 1 tỷ USD Singapore 6.232,2 Đài loan 5.812,1 Hồng Kông 3.938,5 Nhật Bản 3.762,5 Hàn quốc 3.740,4 Pháp 2.588,3 QĐ Virgin thuộc Anh 2.141,2 Anh 1.81,8 Mỹ 1.627,1 Nga 1.625,8 Australia 1.307,6 Malayxia 1.255,4 Thái Lan 1.198,4 Hà Lan 1.179,1 (nguồn: thời báo Kinh tế 2003) Trong 8 tháng đầu năm đã có 31 nước và vùng lãnh thổ đăng kí đầu tư vào Việt Nam. Có 13 nước và vùng lãnh thổ đạt trên 10 triệu USD, trong đó có 4 đối tác đạt trên 100 triệu USD là: Đài Loan có 99 dự án với 213,2 triệu USD, bình quân 1 dự án là 2,153 triệu USD, Quần đảo Virgin thuộc Anh có 16 dự án với 172,7 triệu USD, bình quân 1 dự án 10,756 triệu USD, Hàn Quốc có 97 dự án với 153,8 triệu USD, bình quân 1 dự án 1,585 triệu USD, australia có 6 dự án với 107,7 triệu USD bình quân 1 dự án là 17,952 triệu USD. II.Luồng vốn thu hút theo ngành kinh tế Đơn vị ( triệu USD) Chia theo ngành Nông lâm nghiệp 1.484,4 Thuỷ sản 414,2 Công nghiệp 19.863,6 Trong đó: Dầu khí 4.245,3 Xây dựng 4.777,5 Khách sạn, du lịch 5.044,8 GTVT, Bưu điện 3.686,3 Tài chính, ngân hàng 243,1 Văn hoá, y tế, giáo dục 758,7 Các ngành DV khác 7.723,4 ( Nguồn: Thời báo kinh tế 2003 ) Theo ngành kinh tế, vốn FDI đăng kí như sau: khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản có 42 dự án với 90,8 triệu USD, trong đó nông lâm nghiệp 30 dự án, 56,6 triệu USD, thuỷ sản có 12 dự án 34,3 triệu USD. Khu vực công nghiệp, xây dựng có 277 dự án với 697,7 triệu USD, bình quân 2,519 triệu USD/dự án, trong đó công nghiệp 256 dự án, 634,3 triệu USD, 2,478 triệu USD/dự án xây dựng 21 dự án, 63,4 triệu USD, 3,020 triệu USD/dự án. Khu vực dịch vụ có 66 dự án, 270,5 triệu USD, 4,099 triệu USD/dự án, trong đó riêng văn hoá, y tế, giáo dục 13 dự án, 155,3 triệu USD, 3,020 triệu USD/dự án. Như vậy, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu đầu tư vào công nghiệp xây dựng( chiếm 65,9%), tiếp đến là dịch vụ ( 25,5% ), còn khu vực nông lâm thuỷ sản vẫn thấp ( 8,6% ). III.Luồng vốn thu hút theo địa bàn ( Đơn vị: triệu USD) Địa bàn trên 1 tỷ USD Tp.HCM 11.171,4 Hà Nội 8.153,2 Đồng Nai 4.347,4 Bà Rịa – Vũng Tầu 3.587,4 Bình Phước 2.023,2 Hải Phòng 1.651,6 Quảng Ngãi 1.338,2 Đà Nẵng 1.083,9 ( Nguồn: thời báo kinh tế 2003) Theo địa bàn, trong 8 tháng đầu năm, đã có 37 tỉnh thành phố có dự an FDI được cấp phép, trong đó có 13 địa bàn đạt trên 10 triệu USD, đứng đầu là Tp.HCM với 206,1 triệu USD, tiếp đến là Bà Rịa – Vũng Tỗu 147,1 triệu USD, Bình Dương 146,6 triệu USD, Đồng Nai 105 triệu USD. Chỉ 4 địa bàn này đã đạt 604,7 triệu USD, chiếm 57,1% tổng số. Đứng thứ 5 là Hải Phòng, 91,6 triệu USD, tiếp theo là Hà Nội 63,9 triệu USD.....Như vậy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung vào các tỉnh thuộc vùng động lực phía Nam, và tiếp đến là vùng động lực phía Bắc. Kết quả chung từ năm 1988 đến hết tháng 8/2003 đã có 75 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp và 60 tỉnh , thành phố của nước ta với 44.252 triệu USD. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với lợi thế về vốn, thiết bị , kĩ thuật, công nghệ, trình độ quản lí, tiêu thụ đã trở thành bộ phận quan trọng và đóng góp tich cực vào tăng trưởng kinh tế nước ta. Tỉ trọng GDP của khu vực này đã tăng gấp 2 lần, từ 6,3% năm 1995 lên 13,91% năm 2002 và có khả năng vượt 14% năm 2003 này, khu vực này cùng với khu vực ngoài quốc doanh ở trong nước đã chiếm gần 62% GDP. Trong quá trình sản xuất toàn ngành công nghiệp tính theo giá so sánh khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đã tăng nhanh từ 25% trong năm 1995 lên 37% trong 8 tháng đầu năm 2003, vượt lên đứng thứ nhất, cao hơn tỷ trọng 36,6% cảu khu vực quốc doanh ở một số địa bàn, một số sản phẩm chủ yếu có chiếm tỷ trọng cao hơn như: Vĩnh Phúc 87,5%, Đồng Nai 66,8%, Hải Phòng 42,6%, Hà Nội 38,3%....dầu thô 100%, bột ngọt 100%, ôtô lắp ráp 85,4%, xà phòng 51,6%..... Trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện đã chiếm 50%, bằng tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước. Đáng lưu ý là trong 8 tháng đầu năm 2003, trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu lớn đến 3.882 triệu USD, bằng 58,3% kim ngach xuất nhập khẩu thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 967 triệu USD, bằng 17% kim ngạch xuất nhập khẩu. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong 8 tháng đầu năm đã thu hút thêm được khoảng 40.000 lao động, đưa tổng số lao động đang trực tiếp làm việc trong khu vực này lên 640.000 người. Thu ngân sách trong 8 tháng đầu năm từ dầu thô đã đạt 85,5% dự toán cả năm và tăng 20,7% so với cùng kì 2002, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đạt 69,7% và tăng 13,1%, thuộc loại tương đối cao so với tổng thu ngân sách và một số khoản thu khác. Theo đánh giá chung của các chuyên gia, việc đạt được kết quả trên là do trong năm nay đã liên tiếp tổ chức các cuộc hội thảo bàn luận về cải thiện môi trường đầu tư, nhiều vướng mắc, cản trở đối với nhà đầu tư nước ngoài đã và đang được dỡ bỏ. Một số luật pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Phần II: Phân tích và dự báo FDI Căn cứ để dự báo vốn FDI Căn cứ vào mục tiêu thu hút vốn FDI của Viêt Nam giai đoạn 2001-2010. Giai đoạn tới Việt Nam đứng trước thách thức phát triển sao cho đất nước tăng trưởng ở mức 7,2% năm, mức độ gay gắt của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100066.doc
Tài liệu liên quan