Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người, là hàng hóa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là vô cùng lớn.
Việt Nam là nước có dân số khá đông 86 triệu người, khí hậu nóng ẩm, dễ dẫn đến nhiều dịch bệnh - một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng ngành dược nước ta vẫn chưa khai thác được. Phần lớn dược phẩm phải nhập khẩu, Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường.
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thuế và các hàng rào bảo hộ khác giảm xuống dẫn đến sự tràn ngập của dược nước ngoài, không chỉ chiếm giữ phân khúc thuốc đặc trị mà còn “lấn sân” sang phân khúc thuốc thông thường, đẩy dược nội địa gặp rất nhiều khó khăn.
Vậy phải làm sao cho sản phẩm dược Việt Nam tồn tại và phát triển?
Qua quá trình học tâp và rèn luyện, được sự hướng dẫn của cô giáo – Th.S Nguyễn Thu Thủy em xin mạnh dạn trình bày đề án chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam”
Mục đích của đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩmViệt Nam” là sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống để phân tích thực trạng của dược phẩm Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.
Nội dung của đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm dược Việt Nam.
Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
44 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: LỜI NÓI ĐẦU
Dược phẩm là một loại hàng hóa có tính chất đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người, là hàng hóa thiết yếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc là vô cùng lớn.
Việt Nam là nước có dân số khá đông 86 triệu người, khí hậu nóng ẩm, dễ dẫn đến nhiều dịch bệnh - một thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng nhưng ngành dược nước ta vẫn chưa khai thác được. Phần lớn dược phẩm phải nhập khẩu, Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thuốc thông thường.
Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thuế và các hàng rào bảo hộ khác giảm xuống dẫn đến sự tràn ngập của dược nước ngoài, không chỉ chiếm giữ phân khúc thuốc đặc trị mà còn “lấn sân” sang phân khúc thuốc thông thường, đẩy dược nội địa gặp rất nhiều khó khăn.
Vậy phải làm sao cho sản phẩm dược Việt Nam tồn tại và phát triển?
Qua quá trình học tâp và rèn luyện, được sự hướng dẫn của cô giáo – Th.S Nguyễn Thu Thủy em xin mạnh dạn trình bày đề án chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam”
Mục đích của đề tài nghiên cứu “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩmViệt Nam” là sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống để phân tích thực trạng của dược phẩm Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dược phẩm, góp phần tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.
Nội dung của đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm dược Việt Nam.
Chương II: Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam
PHẦN HAI: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Quan niệm về dược phẩm:
Một trong các đối tượng nghiên cứu của báo cáo này là dược phẩm, vì thế cần làm rõ khái niệm về dược phẩm. Dược phẩm có thể hiểu theo hai nghĩa, thứ nhất là công dụng chữa bệnh và thứ hai là sản phẩm của quá trình sản xuất, được lưu thông, phân phối và buôn bán trên thị trường.
* Thứ nhất, đứng từ góc độ công dụng mà nhìn nhận, dược phẩm là một khái niệm khá phức tạp. Theo Bộ y tế, dược phẩm là thuốc và các hoạt động liên quan đến thuốc.
* Thứ hai, “dược phẩm” là một loại hàng hóa
Dược phẩm cũng như tất cả các loại hàng hóa khác được sản xuất và kinh doanh trên thị trường, chịu tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh…. Song dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt có những đặc điểm riêng khác với các loại hàng hóa thông thường khác.
→ Đứng từ góc độ thị trường mà xem xét thì dược phẩm:
- Độc quyền trong sản xuất và kinh doanh dược phẩm.
Bí mật công nghiệp trong chế biến và sản xuất.
Năng lực cạnh tranh của dược phẩm không chỉ phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, mà còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của đội ngũ thày thuốc của từng quốc gia.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, cần giảm độc quyền, công khai về công nghệ, đồng thời nâng cao năng lực và nhận thức của đội ngũ thày thuốc.
2. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là cái thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của các chủ thể nói chung.
Theo tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 317, tháng 10 năm 2004 của TS Nguyễn Văn Thanh: “Năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm được hiểu là khả năng sản phẩm có được nhằm duy trì được vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh”
Năng lực cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranh của sản phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể được đánh giá thông qua: giá sản phẩm, sự vượt trội về chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, thương hiệu… so với đối thủ cạnh tranh trên cùng một phân đoạn thị trường vào cùng một thời điểm.
3. Các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam
3.1. Mức doanh thu của sản phẩm qua từng năm
Doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sản lượng và giá bán sản phẩm qua các năm. Thông qua chỉ tiêu doanh thu từng năm, ta có thể biết được kết quả kinh doanh là tăng hay giảm, có chiều hướng tốt hay xấu. Nhưng để xét xem việc kinh doanh sản phẩm đó có hiệu quả hay không thì cần phải xét đến chi phí để sản xuất ra sản phẩm, từ đó biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu lại được. Doanh thu nhiều hơn và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp ra quyết định mở rộng đầu tư sản xuất sản phẩm đó. Một sản phẩm duy trì được doanh thu và lợi nhuận tăng cao thì đồng nghĩa với việc sản phẩm đó có năng lực cạnh tranh cao và ngược lại. Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm khi tham gia thị trường.
3.2. Thị phần của sản phẩm trên thị trường qua từng năm
Thị phần thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm. Một sản phẩm có thị phần lớn và tăng dần sẽ là một sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Thị phần càng lớn thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm càng cao và ngược lại. Tuy nhiên với các sản phẩm mới xâm nhập thị trường thì không thể lấy chỉ tiêu này để đánh giá được mà phải kết hợp thêm chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng của doanh thu hay thị phần.
Nếu sản phẩm có tốc độ tăng thị phần cao thì sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao và ngược lại.
3.3. Chất lượng sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh
Khi đời sống của người dân ngày càng nâng cao hay đối với những nước có thu nhập cao thì giá cả không phải mối quan tâm hàng đầu của họ nữa. Người tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là sự kết hợp hài hòa của năng suất lao động, trình độ công nghệ, mức độa an toàn của sản phẩm, các biện pháp bảo vệ thực vật… Mặt khác, khi hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra, để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thì yếu tố chất lượng sản phẩm đóng góp quan trọng cho sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Sản phẩm đó không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc gia mà phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khi đó, chất lượng sản phẩm nói lên năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
3.4. Giá cả sản phẩm
Đây là chỉ tiêu định lượng mà ta dễ dàng nhận thấy nhất.
Nếu các nhân tố khác không đổi thì sản phẩm nào có được giá bán thấp hơn sẽ có được năng lực cạnh tranh tốt hơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm là chi phí sản xuất, nhu cầu về sản phẩm…Trong đó chi phí sản xuất là yếu tố nảh hưởng lớn nhất đến giá bán sản phẩm. Chi phí sản xuất thấp hơn sẽ làm giá bán sản phẩm thấp hơn, nó sẽ có sức cạnh tranh tốt hơn về giá. Vì vậy, giá là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu trên thị trường.
3.5. Mức hấp dẫn của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh
Được đánh giá thông qua kiểu dáng, màu sắc, bao bì sản phẩm. Trong cuộc sống hiện đại thì tiêu chí này ngày càng có vai trò quan trọng. Một sản phẩm có mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng đẹp sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với khách hàng. Mặc dù đây chỉ là chi tiêu định tính nhưng là yếu tố không thể thiếu tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm.
3.6. Thương hiệu của sản phẩm
Thương hiệu là một khái niệm khá trừu tượng, nó “ vô hình ” nhưng là cái đích mà sản phẩm luôn muốn hướng tới.
Một sản phẩm chỉ có được thương hiệu khi có được lòng tin và ấn tượng tốt của khách hàng. Người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng và họ sẵn sàng trả giá cao hơn. Thương hiệu là một phương tiện giúp nhà sản xuất hay các nhà phân phối làm nổi bật tính riêng biệt cũng như ưu thế của sản phẩm của mình so với đối thủ cạnh tranh. Một thương hiệu thành công là một thương hiệu luôn có lượng lớn khách hàng trung thành.
Vì vậy thương hiệu có ý nghĩa to lớn đối với năng lực cạnh tranh của sản phẩm và ngày càng trở nên quan trọng trong điều kiện hội nhập.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
1. Thực trạng dược phẩm Việt Nam
Như đã nói ở trên, sản phẩm dược phẩm rất đa dạng, theo xuất sứ có thể chia dược phẩm thành hai loại: thuốc đông y và thuốc tân dược và đề tài này nghiên cứu về thuốc tân dược của Việt Nam.
1.1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc ở Việt Nam
Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế toàn cầu. “Khủng hoảng tài chính”, “giảm phát kinh tế”, “phá sản”, vv ... là những cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong gần 100 năm qua. Năm 2009 nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế được áp dụng nhưng nhìn chung nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn dần hồi phục. Việt Nam đã là thành viên của WTO, cho nên mặc dù Việt Nam mới hội nhập nhưng cũng đã chịu những ảnh hưởng sâu sắc. Cũng như nhiều ngành khác, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của thời tiết, dịch bệnh, và việc ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia dược Việt Nam được xem là đang nằm trong giai đoạn tăng trưởng.
1.2. Tình hình tiêu dùng thuốc tân dược của Việt Nam
Trong những năm gần đây, khi đời sống ngày càng được nâng cao thì người dân ngày càng gia tăng các khoản chi tiêu về dịch vụ y tế, đặc biệt là chi tiêu cho dược phẩm.
Bảng 1: Tiêu dùng thuốc trong nước giai đoạn 2001 – 2008
Năm
Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng
(1.000USD)
Bình quân tiền thuốc đầu người (USD)
2001
472.356
6,0
2002
525.807
6,7
2003
608.699
7,6
2004
707.535
8,6
2005
817.396
9,85
2006
956.353
11,23
2007
1.136.353
13,39
2008
1.425.657
16,45
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Thông qua tiêu dùng thuốc trong nước như bảng trên ta có thể thấy rằng giai đoạn từ 2001-2008, tiêu thụ thuốc tân dược của Việt Nam đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 19,9%. Nếu như năm 2002 mới chỉ tăng 11,3% so với năm trước đó, thì đến năm 2008 đã tăng 25,5% so với năm 2007. Tổng doanh thu toàn thị trường năm 2008 đạt mức 1,4 tỷ USD, chiếm 1,6% GDP của cả nước. Nếu như năm 2001 việc chi tiêu cho tiền thuốc theo đầu người mới chỉ ở mức 6,0 đô la Mỹ, thì năm 2008 con số này đã lên tới 16,45 đô la Mỹ, tăng gấp gần 3 lần năm 2001. Nếu so sánh với phần thu nhập tăng thêm, thì có thể nhận thấy rằng người dân đang có xu hướng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho dược phẩm.
1.3. Tình hình sản xuất thuốc
Trước nhu cầu sử dụng dược phẩm ngày càng gia tăng đã làm cho ngành dược phẩm đẩy mạnh sản xuất. Trong giai đoạn từ 2001 – 2008, công nghiệp dược nội địa phát triển vững chắc cả về lượng và chất, sản lượng thuốc tân dược trong nước cũng đã có tăng trưởng vượt bậc. Sản lượng thuốc nội địa đã tăng từ 170,390 triệu đô la Mỹ ( 2001 ) lên đến 715,435 triệu đô la Mỹ chiếm khoảng 50,18% thị trường dược phẩm năm 2008. Hiện nay, sản xuất dược trong nước đã đảm bảo đáp ứng được khoảng 50,2% nhu cầu trong nước
Hoạt động sản xuất thuốc trong nước đã bắt đầu có nhiều tiến triển. Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc đã có thể dần dần bắt kịp với nhu cầu tiêu dùng dược phẩm trong nước. Đồng thời tốc độ tăng trưởng sản xuất và kinh doanh cũng tăng lên từ 2001 đến 2007 (126,34%). Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra nên năm 2008 tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2007 còn 119,11%. Vượt qua khủng hoảng, chắc rằng với tốc độ tăng trưởng như vậy trong tương lai dược phẩm Việt Nam sẽ đạt được mức tăng trưởng song hành với mức tăng về nhu cầu sử dụng dược phẩm của người dân.
Bên cạnh việc tăng trưởng về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp dược cũng đẩy mạnh việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm. Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp phép đăng ký lưu hành, trong khi vào thời điểm năm 2003 mỗi năm chỉ có khoảng 700 sản phẩm mới được đăng ký mỗi năm. Hiện nay cả nước có 171 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm, trong đó 92 doanh nghiệp sản xuất tân dược, còn lại là các doanh nghiệp về đông dược. Ngoài ra còn có 6 doanh nghiệp sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế. Trong thời gian vừa qua, đa số doanh nghiệp dược đã tích lũy được nguồn vốn khá lớn từ việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, nhờ vậy mà các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực sản xuất.
1.4. Chủng loại và chất lượng sản phẩm
Thuốc sản xuất trong nước đang cố gắng thoát ra khỏi những danh mục hoạt chất generic, hướng tới những nhóm thuốc đang tăng tỷ lệ sử dụng, thuốc chuyên khoa (như : thuốc tim mạch, tiểu đường, thần kinh, nội tiết, ...). Các dạng bào chế cũng được phát triển hơn (như : thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt, ...).
Chất lượng thuốc trong nước đã được cải thiện rõ rệt. Theo thống kê của Bộ y tế, đến cuối năm 2009 số nhà máy sản xuất dược phẩm trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice – Thực hành tốt sản xuất thuốc) là 92 nhà máy. Thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ bắt đầu chú trọng đến các tiêu chuẩn này trong vài ba năm gần đây, nhưng cũng đang nỗ lực để gia tăng sức cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dược nội địa. Ngoài thực hiện theo tiêu chuẩn GMP, chất lượng dược phẩm còn được quản lý theo ISO 9001:2000 (hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về quản lý), ISO 14000:2004 (hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường),…
Mặc dù đang trong giai đoạn phát triển, nhưng dược phẩm Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Do ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn hạn chế, nên có đến 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc tân dược phải nhập khẩu. Với việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sản xuất dược nội địa có thể sẽ gặp nhiều rủi ro như rủi ro về giá cả nguyên liệu, rủi ro về chất lượng nguyên liệu…
1.5. Hệ thống phân phối sản phẩm
Dược phẩm tiếp cận người tiêu dùng qua hệ thống điều trị và hệ thống phân phối thương mại
Hệ thống điều trị bao gồm các bệnh viện, các cơ sở điều trị tại các cấp. Tổng số cơ sở khám chữa bệnh tại Việt Nam năm 2007 là 13.438 đơn vị - Đây là kênh phân phối mà hầu hết các công ty dược luôn mong muốn và quan tâm phát triển do số lượng tiêu thụ rất lớn. Các doanh nghiệp dược tiếp cận và mở rộng thị trường thông qua hình thức chi hoa hồng hoặc chiết khấu cho các bác sĩ và dược sĩ của các bệnh viện.
Bảng 2: Các cơ sở trong hệ thống điều trị
Năm
2006
2007
Bệnh viện
903
956
Phòng khám đa khoa khu vực
847
829
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
51
51
Trạm y tế xã, phường
10672
10851
Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp
710
710
Các cơ sở khác
49
41
Tổng
13232
13438
Nguồn: Bộ Y tế
Hệ thống thương mại: bao gồm các chi nhánh, đại lý, nhà phân phối và các nhà thuốc. Hiện nay các doanh nghiệp dược trong nước đang nỗ lực xây dựng kênh phân phối thương mại để giảm bớt sự phụ thuộc vào kênh phân phối điều trị vốn đang bị cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hệ thống phân phối này chủ yếu đang là sân chơi của các nhà phân phối nội địa trong khi chỉ có ba nhà phân phối nước ngoài ở thị trường là Zeullig Pharma, Diethelm, Megaproduct.
Bảng 3: Cơ cấu hệ thống phân phối thương mại.
Năm
2005
2006
2007
Công ty thương mại
680
800
800
Công ty xuất nhập khẩu
79
89
90
Công ty sản xuất
174
178
180
Nhà cung ứng nước ngoài
270
320
370
Các điểm bán lẻ
29.541
39.319
39.016
Nguồn: Bộ Y tế
Với kênh phân phối thương mại, thương hiệu sản phẩm được người tiêu dùng nhận diện tốt hơn nhất là trong điều kiện thị trường của Việt Nam khi mà sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là thuốc phổ thông (generic). Hiện nay, Việt Nam có rất ít các nhà thuốc, đại lý đạt tiêu chuẩn GPP ( Thực hành tốt phân phối thuốc ).
1.6. R&D nội địa chưa phát triển
Công nghiệp hóa dược của Việt Nam còn khá yếu với công nghệ lạc hậu do ngành công nghiệp hóa dược chưa thực sự được chú trọng đầu tư. Dược Việt Nam mới chỉ tập trung vào công nghiệp bào chế, trùng lắp trong dòng sản phẩm, chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu, ít chú ý vào các loại thuốc chuyên khoa đặc trị. Hiện tại, dược phẩm Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn bậc 2.5 trên thang đo tối đa bậc 5 về tiến bộ công nghệ. Ở giai đoạn này, hầu như thuốc sản xuất là loại generic (các thuốc đã hết bản quyền công nghệ gốc). Với việc sản xuất hàng generic, có thể cho rằng dược nước ta nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức ‘R&C’ (nghiên cứu và sao chép).
1.7. Kết quả hoạt động xuất – nhập khẩu dược phẩm Việt Nam
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế của cả nước, dược phẩm Việt nam đã không ngừng phát triển, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động và xây dựng thương hiệu trên thị trường. Lượng thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được 50.2% nhu cầu tiêu dùng (năm 2009) và dành cho xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.
*Về xuất khẩu:
Theo Cục quản lý dược Việt Nam, xuất khẩu dược phẩm trong những năm gần đây cũng có nhiều khởi sắc, tổng giá trị xuất khẩu năm 2007 đạt 22,1 triệu USD, tăng 22,1% so với năm 2006 và năm 2008 trị giá tiền thuốc xuất khẩu đạt 33,32 triệu USD thấp hơn 17,1% so với kế hoạch năm 2008 (39,0 triệu) do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, so với giá trị sản xuất thuốc trong nước, con số này còn quá khiêm tốn. Xuất khẩu dược phẩm năm 2008 chỉ mới đạt tỷ trọng 5,6% so với tổng giá trị dược phẩm sản xuất trong nước.
Công ty Dược Hậu Giang cho biết, mấy năm trở lại đây công ty này đã xuất khẩu được một số đơn hàng sang Nga, Campuchia, tuy nhiên số lượng xuất khẩu còn rất nhỏ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là Kim Tiền Thảo, thuốc kháng sinh, một số loại vitamin tổng hợp và một số mặt hàng khác theo yêu cầu của đối tác. Các đối tác của công ty chủ yếu là các Việt kiều, mua hàng của công ty rồi bán các nước sở tại.
Hình 1: Biểu đồ xu hướng về kim ngạch xuất khẩu dược phẩm Việt Nam.
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Theo biểu đồ trên có thể thấy rằng trong những năm gần đây kim ngạch dược phẩm được xuất khẩu ra nước ngoài đang có xu hướng tăng lên. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006, kim ngach xuất khẩu có tăng nhưng mức tăng không cao: năm 2005 tăng 1.227 triệu USD so với năm 2004 ( 7.47% ), và năm 2006 tăng 1.671 triệu USD so với năm 2005 ( 9.46% ). Nhưng đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh 22.1 triệu USD và tăng vọt vào năm 2008 ( tăng 12.22 triệu USD so với năm 2007 ( 57.92% ) . Nguyên nhân dẫn đến kết quả này có thể là do việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho dược phẩm Việt Nam được tiếp cận với các thị trường lớn, nhiều tiềm năng, với điều kiện cạnh tranh công bằng hơn. Việc xuất khẩu các mặt hàng dược phẩm ra thị trường thế giới cho thấy chất lượng sản phẩm dược Việt Nam ngày càng được nâng cao và bước đầu được thị trường thế giới chấp nhận.
* Về nhập khẩu:
Theo Cục quản lý dược Việt Nam, năm 2008 Việt Nam đã nhập khẩu 923,288 triệu USD trong đó nguyên liệu là 163,536 triệu USD, thành phẩm là 759,752 triệu USD tăng 13,8% so với năm 2007. Do ngành dược Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc generic nên vẫn còn nhiều loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu, đặc biệt là thuốc hiếm nhập khẩu cho nhu cầu điều trị tại bệnh viện.
Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các công ty dược nước ngoài. Những tập đoàn dược có tên tuổi lớn như Sanofi-Aventis, GSK, Servier, Pfizer, Novatis Group … đã xuất hiện tại Việt Nam và hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường trong nước cho phân khúc thuốc đặc trị cũng như đang thâm nhập sâu hơn nữa phân khúc thuốc phổ thông.
Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, từ 1/9/2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam và được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm. Việt Nam đang tiếp tục phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% và 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO.
Hình 2: 10 quốc gia xuất khẩu dược phẩm lớn nhất vào Việt Nam.
Nguồn: Tạp chí thương mại
Các tập đoàn nước ngoài gia tăng thị phần tại Việt Nam nhờ vào lợi thế về tài chính và sản phẩm: Nguồn lực tài chính mạnh đã cho phép các tập đoàn này chi hoa hồng ở mức cao cho các bệnh viện và nhà phân phối, cũng như tăng cường tài trợ cho các trường y – dược, các cuộc hội thảo khoa học; Các sản phẩm nước ngoài hầu hết có giá trị cao, hiện diện ở tất cả các phân khúc từ phổ thông đến đặc trị.
2. Phân tích năng lực cạnh tranh của dược phẩm Việt Nam
. Mức doanh thu của dược phẩm Việt Nam qua các năm
Trong những năm gần đây, công nghiệp dược nội địa phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Các sản phẩm trong nước đã được người tiêu dùng quan tâm và sử dụng với số lượng khá lớn.
Hình 3: Tăng trưởng tiêu dùng và sản xuất thuốc.
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng mạnh trong năm 2008: tổng giá trị khoảng 1.425 triệu USD tăng 25,4% so với năm 2007. Để đáp ứng nhu cầu đó, thuốc nội địa cũng ngày càng gia tăng sản xuất: thuốc sản xuất trong nước năm 2008 đạt giá trị 715.435 tăng 25,4% so với năm 2007.
Bên cạnh việc tăng trưởng về sản lượng sản xuất, các doanh nghiệp dược cũng đẩy mạnh việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm. Trong 3 năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 2.000 loại thuốc mới đăng ký và được cấp phép đăng ký lưu hành, trong khi vào thời điểm năm 2003 mỗi năm chỉ có khoảng 700 sản phẩm mới được đăng ký mỗi năm.
2.2. Thị phần dược phẩm Việt Nam
Thị trường dược Việt Nam với dân số đông và năng lực sản xuất nội địa đang còn nhiều hạn chế nên đang là một thị trường rất hấp dẫn với dược phẩm nước ngoài.
Hình 4: doanh thu của một số công ty dược ở Việt Nam
Nguồn: Tạp chí thương mại.
Theo thống kê trên, doanh thu lớn chủ yếu thuộc về các tập đoàn nước ngoài. Đây là điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác được, đồng thời dược phẩm trong nước còn chưa có khả năng cung cấp các loại thuốc đặc trị có giá trị cao.
Hình 5:Các nhóm thuốc trong và ngoài nước đăng ký trong năm 2008
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Theo thống kê của Cục quản lý dược Việt Nam, năm 2008 số lượng các nhóm thuốc đăng ký là khá lớn. Trong đó, thuốc tân dược trong nước vẫn chủ yếu tập trung vào các loại thuốc thông thường chống viêm nhiễm, giảm đau, hạ sốt, thuốc bổ chiếm đến hơn 50% số lượng đăng ký thuốc nội địa năm 2008. Đối với nước ngoài thì số lượng đăng ký cũng tập trung nhiều vào các loại chống viêm nhiễm nhưng đồng thời các loại thuốc đặc trị cũng được tiến hành đăng ký nhiều gấp hơn hai lần thuốc nội địa như thuốc an thần, tâm thần (thuốc nội địa: 16 đăng ký, thuốc ngoại: 66 đăng ký); thuốc chống động kinh (thuốc nội địa: 4 đăng ký, thuốc ngoại: 20 đăng ký)… Điều này chứng tỏ, thuốc ngoại đang có xu hướng “ lấn sân ” sang phân khúc thị trường thuốc thông thường. Đây sẽ là khó khăn lớn cho dược phẩm nội địa khi phải cạnh tranh với dược phẩm nước ngoài được đầu tư nguồn vốn lớn và khoa học kĩ thuật hiện đại.
Không chỉ trong khâu sản xuất mà ngay cả trong khâu phân phối thuốc ngoại cũng đang “ lấn át ” thuốc nội.
Hệ thống bệnh viện là một trong những đối tượng khách hàng quan trọng của dược phẩm. Theo đánh giá về thị phần các loại thuốc được sử dụng trong bệnh viện hiện nay bao gồm cả thuốc nội và thuốc ngoại được sử dụng trong hình sau:
Hình 6 : Cơ cấu phân phối thuốc trong bệnh viện 2008
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Như vậy có thể thấy rằng thuốc nội địa áp đảo thuốc ngoại về số lượng (chiếm tới 60.7%) nhưng giá trị thuốc nội chỉ chiếm 16.6% trong khi thuốc ngoại là 83.4%. Nguyên nhân là do trong bệnh viện hầu hết mục đích sử dụng các loại thuốc thường là dùng cho các bệnh đặc trị. Trong khi dược phẩm trong nước chủ yếu là các loại thuốc thông thường với giá trị thấp. Điều này gây hạn chế lớn đối với dược nội địa. Để có thể cung cấp được các loại dược phẩm cho bệnh viện, các doanh nghiệp phải cạnh tranh tương đối khó khăn do hầu hết thị phần này do các doanh nghiệp nước ngoài chiếm giữ, với các loại thuốc đặc trị. Trong những năm gần đây khi các bệnh viện tiến hành đấu thầu thuốc nên đã làm tăng sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp. Nhưng nó đồng thời cũng là cơ hội mới đối với những doanh nghiệp có khả năng cung cấp các loại dược phẩm với chất lượng cao và giá thuốc hợp lý. Tuy nhiên để có thể đáp ứng được các yêu cầu về sản phẩm cung cấp cho khối bệnh viện, dược nội địa phải có các chiến lược cạnh tranh cụ thể hơn.
Hệ thống thương mại bao gồm các doanh nghiệp phân phối, đại lý và các cơ sở bán lẻ. Nếu xét về thị phần các loại thuốc trong nước và nước ngoài tại hệ thống phân phối thương mại hiện nay có thể thấy rằng số lượng dược nội địa chiếm tỷ lệ khá lớn trong khi giá trị lại không cao so với dược nước ngoài.
Hình 7: Cơ cấu phân phối thuốc trong hệ thống thương mại 2008
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam.
Phần lớn các nhà thuốc trên thị trường chính là người tiếp xúc trực tiếp với các trình dược viên. Các nhà thuốc sẽ chịu trách nhiệm đưa thuốc tới tận tay người tiêu dùng. Như biểu đồ trên có thể thấy rằng phần lớn các nhà thuốc phân phối chủ yếu là các loại thuốc ngoại do các loại này đem lại lợi nhuận cao, dễ tiêu thụ, phần chiết khấu mà các hãng dược phẩm nước ngoài trả cho các cơ sở kinh doanh cũng khá cao. Cũng chính vì vậy đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112152.doc