Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có một mạng lưới sông ngòi dày đặc và một bờ biển dài với những loài thuỷ sản phong phú và có giá trị cao. Chính vì vậy mà ngành thuỷ sản xuất khẩu của nước ta rất phát triển, mỗi năm đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Do đó, thị trường xuất khẩu là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong các thị trường xuất khẩu, EU là một thị trường rất tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hằng năm chỉ đứng thứ hai sau thị trường Nhật Bản. Nhưng hiện nay, xuất khẩu sang thị trường EU đang gặp rất nhiều khó khăn do EU là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, mà vấn đề này đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU” làm đề tài cho đề án của mình.

Đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU

Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU.

 

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có một mạng lưới sông ngòi dày đặc và một bờ biển dài với những loài thuỷ sản phong phú và có giá trị cao. Chính vì vậy mà ngành thuỷ sản xuất khẩu của nước ta rất phát triển, mỗi năm đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Do đó, thị trường xuất khẩu là một vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới kim ngạch xuất khẩu của ngành. Trong các thị trường xuất khẩu, EU là một thị trường rất tiềm năng với kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hằng năm chỉ đứng thứ hai sau thị trường Nhật Bản. Nhưng hiện nay, xuất khẩu sang thị trường EU đang gặp rất nhiều khó khăn do EU là một thị trường khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng, mà vấn đề này đang là một thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Do vậy em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường EU” làm đề tài cho đề án của mình. Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU Chương III: Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU. Chương I: TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM Đặc điểm hàng thuỷ sản và xu hướng tiêu dùng của thế giới Đặc điểm hàng thuỷ sản Thuỷ sản là nguồn thực phẩm quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta bởi hàng thuỷ sản có những đặc điểm sau: Hàng thuỷ sản được ưa chuộng: Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng thực phẩm được ưa thích tiêu dùng. Ngành thuỷ sản cung cấp những sản phẩm quý cho tiêu dùng dân cư, là nguyên liệu để phát triển các ngành khác như công nghiệp chế biến,… Mặt khác, theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đã khẳng định: hầu hết các loại sản phẩm thuỷ sản đều là các loại thực phẩm dễ tiêu hoá, giàu chất đạm, phù hợp với mọi lứa tuổi, ít gây bệnh về tim mạch, béo phì và ung thư. Về thành phần dinh dưỡng, so với các loại sản phẩm hàng thuỷ sản có ít chất mỡ, nhiều chất khoáng và chất đạm cũng cao. thịt bò Cá thu Cá mối Cá Hồng đạm 16,2– 19,2% 18,6% 16,4% 11,8% mỡ 11 – 28% 0,4% 1,6 – 2,3% 5,9% chất khoáng 0,8 – 1,0% 1,2% 1,2% 1,4% Hàng thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao: các mặt hàng thuỷ sản, đặc biệt là sản phẩm đã được chế biến có giá bán cao hơn hàng tươi sống và sơ chế, đem lại giá trị gia tăng cho các nhà xuất khẩu nhờ vào chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng trong nước cũng như thế giới, có ưu thế là giải quyết được nhiều vấn đề về việc làm, đồng thời thu được nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước, đặc biệt đối với các nước có khí hậu nhiệt đới ẩm với mạng lưới sông ngòi dày đặc như Việt Nam. Như vậy, thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản sẽ có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của toàn ngành nông, ngư nhiệp. Quá trình sản xuất hàng thuỷ sản phải gắn liền với khâu chế biến và hàng tiêu thụ: thuỷ sản là hàng tươi sống, trong thời gian ngắn nhanh hư hỏng, như vậy cần bảo quản tốt việc sơ chế và chế biến. Như vậy, các thuyền đánh bắt xa bờ phải trang bị công nghệ hiện đại phù hợp với hàng thuỷ sản để đảm bảo độ tươi của hàng thuỷ sản thực sự là vấn đề cấp bách để hàng thuỷ sản có đủ điều kiện xuất khẩu, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng xuất khẩu. Việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản phân tán: việc điều kiện địa lý, khí hậu phù hợp, tiềm năng về biển. Biển Đông của Việt Nam có diện tích 344.7000 km2, độ sâu trung bình 1.140 m, và bờ biển dài trên 3.260 km. Mặt khác ở nước ta có nhiều sông hồ rải rác, vì vậy, nhà nước cần quan tâm đến việc xây dựng và thực hiện việc quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản từ khâu khai thác, nuôi trồng, khai thác đến việc chế biến và tiêu thụ, kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm thuỷ sản có tính thời vụ: tính thời vụ là đặc trưng của việc nuôi trồng thuỷ sản, bởi nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á, nên về mùa đông, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất ở Bắc Bộ từ 13 – 17oC, ở Nam Bộ nhiệt độ từ 25 – 27oC. Ngược lại trong thời kỳ gió mùa xích đạo, nhiệt độ cao và phân bổ đồng đều trong cả nước. Biên độ nhiệt trong năm chênh lệch nhiều giữa hai miền Nam - Bắc, ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi trồng thuỷ sản và đánh bắt thuỷ hải sản. Vì thế mùa đông lạnh của miền Bắc không thể nuôi trồng thuỷ sản nên hàng trái vụ thì giá cao còn hàng chính vụ không tiêu thụ được do đặc điểm của khâu chế biến thuỷ sản đánh bắt được phải chế biến nhanh. Xu hướng tiêu dùng của thế giới Thuỷ sản được đánh giá là nguồn thực phẩm quan trọng đối với con người. Xu hướng tiêu thụ hiện nay là loại thực phẩm không tốn nhiều thời gian chế biến. Do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá con người luôn tất bật với công việc nên thời gian vào bếp rất ít, cộng với việc thuỷ sản dẽ bị hư hỏng. Vì vậy xu hướng tiêu dùng hàng thuỷ sản đã chế biến tăng lên, do vậy ngành công nghiệp chế biến lại có cơ hội phát triển, giải quyết được nhiều vấn đề về lao động, tận dụng được hết giá trị sử dụng của mặt hàng, lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đối với hàng thuỷ sản sơ chế lại bất lợi ở nhiều khâu. Xuất khẩu thuỷ sản và cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam Hoạt động xuất khẩu thuỷ sản Đặc điểm của thị trường sản phẩm thuỷ sản Là một thị trường đa dạng và đa cấp thị trường Thuỷ sản là một ngành sản xuất nông nghiệp chuyên môn hoá hẹp, sản xuất nhiều loại thuỷ sản như: các loại cá, tôm các loại, nhuyễn thể các loại và các loại thuỷ hải sản. Mặt khác, nhờ môi trường điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển ngành thuỷ sản với nhiều loại phong phú trên các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn bao gồm cả việc nuôi trồng, khai thác và đánh bắt. Cũng giống như các thị trường hàng hoá khác, thị trường thuỷ sản bao gồm nhiều cấp: cấp cơ sở, cấp địa phương, cấp trong nước và cấp nước ngoài. Thị trường sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu nước ta những năm gần đây rất phát triển và sôi động. Nhiều sản phẩm thuỷ sản chiếm được vị thế trên thị trường thế giới, nhất là EU, Mỹ, Nhật… và kim ngạch tăng liên tục. Như vậy thuỷ sản của Việt Nam có vị thế khá cao trong thương mại thuỷ sản thế giới nhưng còn nhiều khó khăn và rào cản. Thị trường sản phẩm thuỷ sản nước ta vừa mang tính phân tán rộng lại vừa có tính tập trung quy mô lớn. Thị trường sản phẩm thuỷ sản phát triển không đồng đều giữa các vùng và giữa các khu vực trong cả nước. Quan hệ cung - cầu sản phẩm thuỷ sản trên thị trường từng bước ổn định hơn. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu Cơ cấu mặt hàng chế biến thuỷ sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: Cá tươi và đông lạnh: được xuất khẩu sang thị trường chính như: Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản… nhưng khối lượng xuất khẩu không lớn. Cá và tôm là hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất bao gồm cá tra, cá ba sa, cá thu có thị trường chính là Mỹ. cá ngừ chiếm 5% tổng giá trị xuất khẩu. Tôm đông lạnh: tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam lớn nên nhà nước cần có biện pháp và phương hướng đối với việc nuôi trồng tôm và các thuỷ hải sản khác để giảm bớt rủi ro. Chương II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU Thị trường thuỷ sản EU Xu hướng tiêu dùng ở EU Hiện nay EU là thị trường rộng lớn, gồm 27 quốc gia. Thị trường EU tổng hợp nhiều đặc điểm tiêu dùng của mỗi quốc gia làm cho nhu cầu tiêu dùng hết sức phong phú mang đặc điểm của từng vùng lãnh thổ. Về mặt hàng tiêu thụ Các sản phẩm chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng hộp hay hun khói. Thị trường EU chia thành hai khu vực chính: Các nước Tây Bắc Âu và các nước Địa Trung Hải. Các nước Tây Bắc Âu ưa chuộng các loài nước lạnh (cá trích, cá thu, cá minh thái, cá bơn, cá hồi). Khu vực Địa Trung Hải ưa chuộng nhuyễn thể chân đầu, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá tuyết. Cá ngừ, cá hồi, cá bơn và tôm là loài thủy sản được ưa chuộng ở khắp châu Âu. Về xu hướng tiêu thụ EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người ở EU rất cao, đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Tổng mức tiêu thụ ở thị trường EU mỗi năm vào khoảng 10 triệu tấn, bằng 12% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Tây Ban Nha, Pháp, Italia là những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất ở châu Âu. Nếu như ở Pháp loại cá tươi và cá phi lê được bán nhiều hơn cá nguyên con thì ở Ba Lan lại chuộng loại mặt hàng này hơn. Đặc biệt người Pháp còn ưa chuộng các loại động vật thân mềm, đặc biệt là hến. Ở thị trường Đức, đến 90% các sản phẩm thủy hải sản tiêu thụ lại là cá. Những động vật có vỏ (trai, sò, tôm, cua…) lại không được tiêu thụ mạnh. Không giống như các nước ở khu vực Địa Trung Hải, hầu hết người tiêu dùng ở Đức quan tâm đến những sản phẩm thủy hải sản được bảo quản và chế biến sẵn. Ở Tây Ban Nha, cá tươi là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên động vật thân mềm, loài giáp xác (tôm, cua) và đặc biệt là mực ống cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Italia, phần lớn hải sản được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh, động vật thân mềm đặc biệt phổ biến. Italia cũng là một thị trường quan trọng đối với mực phủ, hiện nay sức tiêu thụ tôm càng và hến có mức tăng trưởng đáng kể. Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá đang được tiêu thụ rất mạnh ở châu Âu như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối lượng tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi vị trung tính và giá thấp. Hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ: Người tiêu dùng ngày càng thích ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản có hàm lượng prôtêin, các vitamin và chất khoáng cao thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, các sản phẩm thuỷ sản có chất lượng thường đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khoẻ. Một trong những trường hợp rõ nét nhất là dầu cá, được biết đến như axít béo Ômega - 3 có tác dụng tích cực trong việc phòng tránh các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thuỷ sản không chỉ hoàn toàn có lợi cho sức khoẻ. Chẳng hạn, một số cảnh báo chính thức đã được đưa ra cho người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần phải hạn chế một số loài thuỷ sản như cá ngừ và cá kiếm vì hàm lượng thuỷ ngân quá cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất kháng sinh trong nuôi tôm và cá đã dẫn đến hàm lượng các chất này trong các sản phẩm cao, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của thuỷ sản. Hướng tới sự thuận tiện: Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình bận rộn với công việc. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. Với xu hướng này thì các sản phẩm thuỷ sản dường như phù hợp hơn cả vì chúng được chế biến dễ dàng và nhanh chóng. Một số dạng sản phẩm thích nghi với xu hướng này như : Phi lê cá: nhiều người tiêu dùng muốn mua sản phẩm làm sẵn. Ðóng gói theo khẩu phần ăn: tiện lợi hơn khi chia khẩu phần. Ðã qua sơ chế: để giảm thời gian nấu. Dễ dàng chế biến và nấu: giảm thời gian nấu. Mùi vị trung tính: dễ dàng kết hợp với các món khác. Về mức tiêu thụ. Tiêu thụ thuỷ sản theo đầu người của EU-15 rất cao với 26,3 kg/người năm 2002, cao hơn 10 kg so với mức trung bình của thế giới (16,3 kg/người) và cao hơn mức tiêu thụ thuỷ sản bình quân ở Mỹ (21,3 kg /người), Song tiêu thụ thuỷ sản của các nước trong khối EU rất khác nhau. Các nước vùng Ðịa Trung Hải và Xcăngđinavơ là những nước tiêu thụ thuỷ sản chính. Tây Ban Nha và đặc biệt là Bồ Ðào Nha có mức tiêu thụ theo đầu người cao nhất. Tây Ban Nha là nước đông dân cư và cũng là một thị trường quan trọng đối với các sản phẩm thuỷ sản. Tiêu thụ thuỷ sản ở Pháp đạt trên mức trung bình của EU, đứng sau Tây Ban Nha. Ðức và Áo là hai nước xếp sau cùng về mức tiêu thụ thuỷ sản với 14,9 kg và 14,7 kg. Các nước khu vực trung tâm châu Âu có truyền thống tiêu thụ ít thuỷ sản hơn. Đối với yếu tố giá: khoảng 2 năm trở lại đây, một số nước (Hà Lan, Anh và Pháp) đã trải qua thời kỳ gọi là chiến tranh về giá giữa các nhà bán lẻ. Ðức luôn được xem là thị trường quan tâm tới giá cả. Giá cả tăng khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có giá thấp hơn. Trong môi trường cạnh tranh, nhu cầu cho các sản phẩm đơn giản và giá rẻ được thể hiện rõ nét và thành công của các sản phẩm cá vược sông Nile, cá rô phi và cá tra, ba sa của Việt Nam. Những loài này thường có giá rất hấp dẫn Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU có xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm với xã hội: Với tư cách là những công dân, người tiêu dùng ở những nước châu Âu thể hiện mối quan tâm của mình về các hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội của các công ty sản xuất thực phẩm. Những người này thường thúc ép chính phủ và các công ty quan tâm đến các vấn đề này. Một số vấn đề họ quan tâm đến nhiều nhất là: Sự khai thác quá mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thuỷ sản và sự cạnh tranh giữa các hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên. Các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi nuôi như sử dụng kháng sinh, ô nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm thức ăn động vật. Các khía cạnh xã hội trong nuôi trồng và khai thác như vấn đề về giới, vị thế của các nhà sản xuất thủ công. Trên thị trường EU hình thành 3 nhóm tiêu dùng chính. Nhóm có khả năng thanh toán cao chiếm 20% dân số nên xu hướng tiêu dùng của nhóm này là thích những hàng hoá có chất lượng tốt, hiếm. nhóm có khả năng thanh toán trung bình chiếm 68% dân số nên xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Nhóm còn lại có khả năng thanh toán thấp nên xu hướng tiêu thụ những mặt hàng có chất lượng thấp nhất. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường EU Từ năm 1996 – 1999, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU tăng rất nhanh  với tốc độ trung bình hàng năm 54,92%. Theo số liệu thống kê của EU, năm 1996 kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản từ Việt Nam đạt 26,9 triệu USD, năm 1997 - 65,0 triệu USD, năm 1998 tăng lên 92,5 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Tin học Bộ Thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU năm 1999 đạt 89,1 triệu. Trong những năm 2000 – 2002, hoạt động xuất khẩu bị chững lại và có xu hướng giảm sút, sau khi EU tăng cường kiểm tra dư lượng các chất kháng sinh và hạ thấp ngưỡng phát hiện dư lượng các chất này trong sản phẩm. Nhờ những nỗ lực khắc phục của các cơ quan quản lý, nhờ sự nỗ lực cải tiến và quản lý chất lượng, quy trình và điều kiện sản xuất thuỷ sản của các doanh nghiệp và nông ngư dân Việt Nam, từ năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trở lại. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU đạt 116, 7 triệu đôla, năm 2004 - 231,5 triệu đôla, năm 2005 - 367,3 triệu đôla. Hàng thủy sản hiện là mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong số các mặt hàng Việt Nam  xuất khẩu vào thị trường EU. Tuy nhiên, cho đến nay, tỷ trọng  nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam hàng năm chỉ bằng 0,3-0,4% trị giá nhập khẩu thủy sản của toàn EU. Khối lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2005 mới đạt gần 120 nghìn tấn, trị giá 367,3 triệu USD, chiếm 7% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Năm 2006 thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm 2,05% nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của EU. Thêm vào đó các doanh nghiệp của Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu EU đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. 10 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tới EU đạt 226,8 nghìn tấn với kim ngạch đạt 761 triệu USD, tăng 25,63% về lượng và 27% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 30,20% về lượng và 23,69% về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam. Trong đó, những nhóm hàng sau là có lượng và kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2006: Cá đông lạnh tăng 41,38% về lượng và 41,92% về kim ngạch. Mực đông lạnh tăng 43,49% về lượng và 70,65% về kim ngạch. Chả cá tăng 81,33% về lượng và 83,32% về kim ngạch. Cá khô tăng 164,65% về lượng và 102,19% về kim ngạch. Các mặt hàng có lượng và kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm 2006 là: Nghêu đông lạnh giảm 21,80% về lượng và 28,28% về kim ngạch. Sò đông lạnh giảm 26,66% về lượng và 29,15% về kim ngạch. Cồi điệp giảm 79,72% về lượng và 77,36% về kim ngạch. Như vậy, cá đông lạnh vẫn là mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam được EU nhập khẩu lớn nhất. Lượng nhập khẩu đạt 166 nghìn tấn với kim ngạch đạt 477,5 triệu USD, tăng 41,4% về lượng và 41,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 73,17% về lượng và 63,49% về kim ngạch  xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU. Tiếp theo là tôm đông lạnh với lượng xuất khẩu đạt 17,6 nghìn tấn với trị giá đạt 133 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và 1,24% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 7,8% về lượng và 17,68% về kim ngạch. Mực đông lạnh chiếm 6,93% về lượng và 7,36% về kim ngạch, nghêu đông lạnh chiếm 3,04% về lượng và 2,03% về kim ngạch. Sau đó là bạch tuộc đông lạnh, chả cá, cá đóng hộp… là những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tới EU 10 tháng qua. Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU trong năm 2007 đạt 274,7 nghìn tấn với kim ngạch đạt 912,24 triệu USD, tăng 26,53% về lượng và 27,88% về kim ngạch so với năm 2006. EU đang là khu vực nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của thế giới, năm 2006 EU (25 quốc gia) nhập khẩu khoảng 38,9 tỉ USD, tăng 10,7% so với năm 2005. Ba nhà cung cấp thuỷ sản lớn nhất của thị trường EU hiện nay là Nauy chiếm 9,57%, Trung Quốc chiếm 3,9%, Aixơlen chiếm gần 3,9%…, Việt Nam chiếm 2,05%. Ngoài Mỹ, Marốc, Achentina là những đối thủ cạnh tranh khá lớn của Việt Nam tại thị trường này hiện nay. Thời gian qua, đồng USD liên tục giảm mạnh tới mức kỷ lục so với những đồng tiền mạnh như Euro, bảng Anh, đô la Canada, Frăng Thuỵ Sĩ, Yên Nhật và Nhân dân tệ. Trong khi tỉ giá của VND so với USD lại không đổi. Do đó, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới khu vực thị trường không dùng đồng USD sẽ có lợi cho doanh nghiệp về quy đổi tỉ giá. Đặc biệt là EU, khu vực có nhiều đồng tiền mạnh (Bảng Anh, Frăng Thuỵ Sĩ, Euro) và không dùng đồng USD. Nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản của khu vực EU vẫn đang trong xu hướng tăng trong thời gian tới. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU năm 2008 sẽ đạt trên 1 tỉ USD và tiếp tục là khu vực xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam. Kết quả xuất khẩu thuỷ sản Kể từ năm 2000 trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU có xu hướng tăng rất mạnh, gấp 6,5 lần về khối lượng từ mức 20.290 tấn năm 2000 lên 130.277 tấn năm 2005, tương tự tăng gấp 6 lần về giá trị xuất khẩu. Từ tháng 9/2001, VN cùng một số nhà sản xuất tôm châu Á (Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan) bắt đầu phải đối phó với việc EU áp dụng các chính sách nghiêm ngặt về kiểm soát dư lượng kháng sinh, nhất là chloramphenicol trong sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ các nước này vào EU. Ðó là nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của VN vào khối thị trường này đã giảm sút trong năm 2002. Từ năm 2003, nhờ sự nỗ lực cải tiến và quản lý chất lượng, quy trình và điều kiện sản xuất thuỷ sản của các doanh nghiệp, xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU đã phục hồi và tăng trở lại, đặc biệt là thời gian gần đây. Bằng nhiều nỗ lực, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được kết quả mong đợi. Ðến nay, số doanh nghiệp Việt Nam được công nhận đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này đã đạt tới 209 doanh nghiệp. Từ năm 2003 đến năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm của xuất khẩu thuỷ sản VN sang thị trường này là 61% về khối lượng và 73% về giá trị. Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tới EU trong năm 2007 đạt 274,7 nghìn tấn với kim ngạch đạt 912,24 triệu USD, tăng 26,53% về lượng và 27,88% về kim ngạch so với năm 2006. Giá trị XK thủy sản của VN sang thị trường EU đã tăng rất mạnh trong năm qua, chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, qua cả thị trường Hoa Kỳ (20%) để trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của VN, chỉ sau Nhật Bản (25%). Đánh giá chung Trong thời gian qua nói chung xuất khẩu sản lượng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU đã không ngừng gia tăng với tốc độ nhanh, cả về chất và lượng. Năm 2005 đạt 433,085 triệu USD Năm 2006 đạt 723,504 triệu USD Năm 2007 đạt 912,240 triệu USD ( nguồn: trung tâm tin học thuỷ sản) Tuy kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU tăng trưởng cao trong những năm vừa qua, nhưng hàng thủy sản của ta chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường này, còn cách xa tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản hàng năm của EU rất lớn, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng này lại rất cao. Một vài lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU vẫn chưa an toàn (nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn, bị phát hiện có dư lượng hoá chất, kháng sinh,...) và chất lượng chưa được ổn định. Đã xảy ra một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam làm giả chất lượng hàng thủy sản. Do vậy, EU chỉ nhập khẩu những sản phẩm từ những doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đã được cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản khác của Việt Nam chưa tiếp cận được thị trường này. Đặc biệt tại châu Âu đã đã đưa vào vận hành hệ thống cảnh báo nhanh. Hệ thống này do EFA (Cơ quan quản lý thực phẩm châu Âu) chịu trách nhiệm quản lý. Mục đích là cảnh báo nhanh bao quát toàn bộ dây chuyền cung cấp thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật, đồng thời hỗ trợ tư vấn khoa học và kỹ thuật cho Ủy ban châu Âu. Bất kỳ thông tin về mối nguy nghiêm trọng nào trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe con người phát sinh từ thực phẩm hoặc thức ăn cho động vật sẽ được thông báo đến cho các cơ quan quản lý thực phẩm của các nước thành viên thông qua hệ thống này. Biện pháp tương tự sẽ được áp dụng để hạn chế đưa ra thị trường các sản phẩm sản xuất tại EU hay nhập khẩu nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Chính sách môi trường của EU dựa trên các Hiệp định quốc, đặc biệt dựa trên Chương trình nghị sự 21 của Hiệp định Rio de Janeiro (Hiệp định Rio), Hội nghị Liên hiệp Quốc về môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992. EU và các nước thành viên đã cam kết thực hiện các hành động trong khuôn khổ Hiệp định Rio. Chương trình môi trường của EU hiện nay nhấn mạnh việc xử lý nguyên nhân gốc rễ của vấn đề về môi trường chứ không phải đối phó với rắc rối khi chúng xảy ra. Các quy định về môi trường của EU đối với sản phẩm thủy sản chính là các quy định về hàng hoá môi trường nằm trong hệ thống “Luật sản phẩm môi trường của Liên minh châu Âu”. EU ban hành Hệ thống Luật sản phẩm môi trường nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái. Quy định về môi trường của EU rất nghiêm ngặt, bao gồm các quy định liên quan trực tiếp đến môi trường và các quy định liên quan gián tiếp đến môi trường và liên quan trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi xuất khẩu hàng thủy sản sang EU, ngoài việc xuất trình các chứng chỉ về vệ sinh dịch tễ, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc, doanh nghiệp Việt Nam còn phải tuân thủ các quy định về môi trường của EU. Có thể nói rằng, Hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng hoá là hoàn chỉnh hơn cả, rất chặt chẽ, và không dễ thoả mãn. Người tiêu dùng EU có nhu cầu ngày càng cao đối với các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường. Tập quán ứng xử Thực tế, EU không phải là một thực thể văn hoá, không đồng nhất về tập quán sinh hoạt, ẩm thực, thị hiếu tiêu dùng cách ứng xử. Thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trên thực tế bao gồm nhiều thị trường quốc gia và khu vực có những đặc điểm rất khác nhau. Mỗi nước có bản sắc văn hoá riêng nên yêu cầu của họ cũng khác nhau. EU là thành viên của WTO nên có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch không nhiều nhưng biện pháp thuế quan lại được sử dụng khá nhiều. Mặc dù thuế quan của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn và có xu hướng giảm nhưng EU vẫn là một thị trường được bảo trợ chặt chẽ với hàng rào phi thuế quan (rào cản kỹ thuật) nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn của sản phâm, đó là: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Khách hàng EU rất khó tính về mẫu mã và thị hiếu. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, các trình bày sản phẩm và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu. Việc tự do hoá về thương mại và đầu tư trên thế giới cũng như cải cách về chính sách và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của EU ngày càng được nới lỏng nên cạnh tranh ứng xử khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ những đặc điểm của kênh phân phối đó và các đầu mối nhập khẩu để có những biện pháp xâm nhập cụ thể. Với sản lượng xuất nhập khẩu hàng năm lớn, là một bản hàng ổn định, các doanh nghiệp thủy sản đang dần c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10050.doc
Tài liệu liên quan