Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Xoá đói giảm nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển xã hội của thế giới hiện đại.
Bước vào thiên niên kỷ mới, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại hướng tới tương lai, tại khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triển xã hội, tháng 6-2000 ở Giơ-ne-vơ (Thụy sĩ), cộng đồng quốc tế tiếp tục cam kết thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến 2015 giảm 1/2 số người nghèo trên thế giới. Hội nghị cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch ''tấn công vào đói nghèo” và khuyến nghị các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt, Hội nghị thiên niên kỷ đầu tháng 9-2000 của Liên hợp quốc tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), một lần nữa khẳng định chống đói nghèo là một trong những mục tiêu ưu tiên của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ XXI. Tại hội nghị này, chủ tịch nước Trần Đức Lương, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã đề nghị lấy thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI làm thập niên giành ưu tiên cho xoá đói giảm nghèo trên phạm vi toàn thế giới, và đã được hội nghị đồng tình cao.
Đối với Việt Nam, vấn đề xoá đói giảm nghèo càng trở nên quan trọng, là nhiệm vụ cách mạng cao quý của toàn Đảng, toàn dân, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đại hội IX của Đảng đã xác địng đường lối phát triển kinh tế của nước ta là '' Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ”
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề xoá đói giảm nghèo, mà nước ta đã thành lâp riêng một chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Vấn đề xoá đói giảm nghèo từ trước tới giờ đã được rất nhiều các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu. Song để góp phần vào thực hiện thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo. Em xin đưa ra ''Một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo ở nước ta trong thời kỳ 2001-2005 ”. Đề án được hình thành từ việc tập hợp các tài liệu khác nhau.
35 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo ở nước ta trong thời kỳ 2001-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời nói đầu
Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Xoá đói giảm nghèo được coi là một trong những nội dung quan trọng ưu tiên hàng đầu trong các mục tiêu phát triển xã hội của thế giới hiện đại.
Bước vào thiên niên kỷ mới, đói nghèo vẫn là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại hướng tới tương lai, tại khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triển xã hội, tháng 6-2000 ở Giơ-ne-vơ (Thụy sĩ), cộng đồng quốc tế tiếp tục cam kết thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phấn đấu đến 2015 giảm 1/2 số người nghèo trên thế giới. Hội nghị cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế đẩy mạnh chiến dịch ''tấn công vào đói nghèo” và khuyến nghị các quốc gia cần có chiến lược toàn diện về xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt, Hội nghị thiên niên kỷ đầu tháng 9-2000 của Liên hợp quốc tại Oa-sinh-tơn (Mỹ), một lần nữa khẳng định chống đói nghèo là một trong những mục tiêu ưu tiên của cộng đồng quốc tế trong thế kỷ XXI. Tại hội nghị này, chủ tịch nước Trần Đức Lương, trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đã đề nghị lấy thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI làm thập niên giành ưu tiên cho xoá đói giảm nghèo trên phạm vi toàn thế giới, và đã được hội nghị đồng tình cao.
Đối với Việt Nam, vấn đề xoá đói giảm nghèo càng trở nên quan trọng, là nhiệm vụ cách mạng cao quý của toàn Đảng, toàn dân, nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đại hội IX của Đảng đã xác địng đường lối phát triển kinh tế của nước ta là '' Tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội…”
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề xoá đói giảm nghèo, mà nước ta đã thành lâp riêng một chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Vấn đề xoá đói giảm nghèo từ trước tới giờ đã được rất nhiều các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu. Song để góp phần vào thực hiện thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo. Em xin đưa ra ''Một số biện pháp cơ bản nhằm thực hiện xoá đói giảm nghèo ở nước ta trong thời kỳ 2001-2005 ”. Đề án được hình thành từ việc tập hợp các tài liệu khác nhau.
phần một
lý luận chung
I. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và vấn đề đói nghèo
1.Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần thiết để giảm sự nghèo đói
Sau chiến tranh thế giới 2 vào những năm 60 các quốc gia đều nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Lúc này người ta đồng nhất
tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế và họ cho rằng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu kinh tế cơ bản của mọi xã hội, kết quả của nhận thức đó là nhiều nước đã đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao, nhưng nó cũng bọc lộ những mặt hạn chế său đây:
-Sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng lại mang lại rất ít lợi ích cho người nghèo: Thể hiện mức sống của hàng 100 triệu người ở Châu á, Trung đông ... thậm chí không tăng mà còn giảm đi.
-Tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp gia tăng.
-Xu hướng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng lên, dẫn đến những người nghèo tuyệt đối tăng lên hay những người nghèo tuyệt đối là phổ biến.
Nguyên nhân lớn nhất đó là sử dụng thu nhập hay nói cách khác là phân phối thu nhập không hướng vào mục tiêu là cải thiện đời sống cho phần lớn dân cư.
Đến cuối những năm 60 số liệu thống kê về phân phối thu nhập của ấn Độ và các nước đang phát triển khác được sưu tập đầy đủ. Qua những số liệu này, cho thấy thực tế là không chỉ có vấn đề về sự bất bình đẳng của các nước nghèo khổ cao hơn các nước giàu có như đã được dự đoán, mà còn nảy sinh các vấn đề khác, như sự bất bình đẳng tiếp tục tăng lên rõ rệt ở các nước đang phát triển. Số đông người dân ở một số nước hầu như không có lợi ích gì do tăng trưởng đem lại. Như vậy, có thể nói rằng tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần nhưng chưa đủ để cải thiện đời sống vật chất cho nhân dân. Có thể thấy, nếu không có sự tăng trưởng thì một số người vẫn có thể giàu lên do chiếm đoạt thu nhập và tài sản của người khác. Ngược lại sự tăng trưởng có khi tạo điều kiện cho một số ít người giàu lên, trong khi đó đa số nhân dân vẫn sống trong nghèo khổ.
2.Vì sao thu nhập bình quân tăng lên mà đời sống nhân dân
không được cải thiện
Tăng trưởng để cải thiện đời sống nhân dân là mục đích mà Chính phủ một số nước theo đuổi, song không phải tất cả các nước, Chính phủ đều theo đuổi mục tiêu này. Những mục tiêu ưu tiên khác nhau trong phát triển chính là các nguyên nhân làm cho tăng trưởng kinh tế không có nghĩa là nâng cao thu nhập của mọi gia đình, mọi người dân...những nguyên nhân đó là:
Thứ nhất, tăng trưởng cao dựa trên cơ sở đầu tư vào những dự án quân sự, những dự án xây dựng các thành phố hiện đại.
Thứ hai, thể hiện thông qua giải quyết mối quan hệ tiêu dùnzg và đầu tư, các quốc gia quá nhấn mạnh vào các dư án đầu tư, hạn chế tiêu dùng dẫn đến không cải thiện đời sống.
Thứ ba, thể hiện ở bất bình đẳng trong phân phối, thu nhập người giàu tăng lên, thu nhập người nghèo giảm đi, vì thế chi tiêu của người giàu tăng và sẽ có ảnh hưởng lớn đến cầu dẫn đến cung chủ yếu phục vụ cho người giàu và những người giàu sẽ quyết định hàm cung.
Như vậy có thể giải thích vì sao trong khi quá trình công nghiệp hoá đang tiến triển và tổng thu nhập quốc dân của đất nước liên tục tăng lên thì số đông dân chúng còn sống trong nghèo khổ.
II. Thước đo đánh giá sự nghèo đói.
1. Nghèo đói tuyệt đối
*Khái niệm: là những người mà có mức thu nhập dưới mức thu nhập mà có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu.
*Ranh giới nghèo đói:
+Theo ngân hành thế giới (WB):
-Trước năm 1975 xét theo thu nhập thì dưới 200$/người/năm, hoặc theo tiêu dùng calo là 200 calo/người/ngày
-Hiện nay: thu nhập dưới 370$/người/năm hay 1$ người ngày hoặc 2100-2200 calo/người/ngày.
Theo tiêu chuẩn này thế giới hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người nghèo đói và mỗi năm số người nay lại tăng thêm 1,8% bằng với tốc độ tăng dân số của các nước đang phát triển. Các khu vực có người nghèo nhất thế giới hiện nay là Châu Phi và Châu á... Trong đó 80% số hộ nghèo sống ở nông thôn, 20% còn lại sống ở các khu vực ổ chuột của thành phố. Nếu tính theo giới tính có 70% số người nghèo là phụ nữ, vì họ thường bị trả lương thấp hơn nam giới, là những người đầu tiên dễ bị sa thải viêc làm và ít có cơ hội học hành hơn đối với nam giới
Theo tiêu chuẩn này của ngân hàng thế giới thì Việt Nam người có thu nhập dưới 4 triệu đồng/năm thì được coi là nghèo đói. Tuy nhiên theo quy chuẩn về mức năng lượng cần đảm bảo là 220 calo/người/ngày và theo sức mua của đồng tiền Việt Nam thì WB cho rằng mức nghèo đói trung bình của Viêt Nam là 1.090.000 đồng/người/năm.Trong đó ở thành thị là 1.293.000 đồng và ở nông thôn là 1.040.000đồng, theo quy định này Việt Nam có khoảng 50% số dân nghèo đói, trong đó 1/2 số dân này là nghèo đói về lương thực thực phẩm không đáp ứng được nhu cầu calo hàng ngày
+Theo Việt Nam:
Theo tiêu chuẩn cũ của Việt Nam do Bộ lao động Thương binh và xã hội cũng như doTổng cục thống kê đưa ra thì hộ nghèo là hộ không có khả năng tái sản xuất mở rộng, bình quân ở thành thị là dưới 25Kg gạo/tháng ằ 90.000 đồng/tháng; ở nông thôn đồng bằng là dưới 20Kg gao/tháng; nông thôn miền núilà dưới 15Kg gạo/tháng. Hộ đói là những hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái không được học hành, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở rách nát, bình quân đầu người dưới 13Kg gạo/tháng. Theo cách xác định này cả nước có khoảng 20% hộ nghèo và 3,3% hộ rất nghèo.
Trong thời kỳ 1992-2000 do điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam chưa cho phép, nên chúng ta phải áp dụng chuẩn nghèo thấp, chủ yếu là giải quyết vấn đề ăn
( tương đương chuẩn nghèo về lương thực của quốc tế).Trong 5-10 năm tới phấn đấu nâng chuẩn nghèo lên khoảng 1,5 đến 3 lần so với chuẩn cũ. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế và sau khi thảo luận thống nhất của các bộ, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh thành phố, ngày 1-11-2000, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộiđã ban hành quyết định số 1143/2000/QĐ-LBTBXH điều chỉnh chuẩn hộ nghèo từ đầu năm 2001 là: vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đồng/tháng, 960.000đồng/năm; vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/tháng, 1.200.000đồng/năm; vùng thành thị: 150.000 dồng/tháng, 1.800.000 đồng/năm. Những hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới mức quy định này được xác định là hộ nghèo.
Chuẩn mới như trên vẫn còn quá thấp so với cuộc sống và chuẩn quốc tế. Song nếu chúng ta nâng cao nữa thì điều kiên, khả năng nguồn lực không cho phép và khi đó tỷ lệ đói nghèo lên đến 50-60% ở nước ta thị giúp đỡ san sẻ cũng khó thực hiện (mọi người đều thuộc diện nghèo đói cả). Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội và kết quả thực hiện Chương trình xoá đói giảm nghèo, các tỉnh, thành phố có thể nâng chuẩn hộ nghèo lên cao hơn so với quy định trên với ba điều kiệ: thu nhập bình quân đầu người của tỉnh, thành phố cao hơn thu nhập bình quân đầu người của cả nước; tỷ lệ hộ đói nghèo của tỉnh thành phố thấp hơn tỷ lệ nghèo chung cả nước; có đủ nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo.Theo chuẩn mới này, tỷ lệ hộ đói nghèo của nước ta năm 2001 vào khoảng 17,2%
2. Nghèo đói tương đối.
Bên cạnh nghèo đói tuyệt đối ở nhiều nước còn xét đến sự nghèo đói tương đối. Nghèo đói tương đối được xét trong tương quan xã hội, phụ thuộc vào địa điểm dân cư sinh sống và phương thức tiêu thụ phổ biến nơi đó.
+Khái niệm: Sự nghèo đói tương đốiđược hiểu là những người sống dưới mức tiêu chuẩn mà có thể chấp nhận được trong những địa điểm nhất định và thời gian xác định. Đây là những người cảm thấy bị tước đoạt những cái mà đại bộ phận những người khác trong xã hội được hưởng. Do đó, chuẩn mực để xem xét nghèo đói tương đối thường khác nhau từ nơi này sang nơi khác hoặc từ vùng này sang vùng khác. Nghèo đói tương đối cũng là một hình thức biểu hiện sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
+Ranh giới:
-ở các nước đang phát triển là 1$/người
-ởcác nước phát triển là 14,2$/người
Phần hai
Thực trạng nghèo đói ở việt nam
I. Thực trạng
1. Nghèo đói của việt Nam theo đánh giá của WB
Ngân hàng thế giới tiến hành điều tra xác định mức độ nghèo đói của Việt Nam dựa theo các tiêu chuẩn đã được xác định ở trên và bằng các phương pháp đã được sử dụng rộng rãi tại các nước đang phát triển khác. Các nước tính này dựa trên mức nhu cầu calo theo đầu người là 2100 calo/người/ngày. Đồng thời cũng tính đến việc thay đổi giá cả theo từng vùng của một số nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.Theo tiêu chuẩn này thì Việt Nam có khoảng 50% dân số bị coi là nghèo đói, trong đó 1/2 số nghèo đói này tức là 25% dân số thuộc diện nghèo đói về lương thực, thực phẩm với nghĩa là họ không thể đáp ứng được các nhu cầu calo cơ bản hàng ngày, thậm chí ngay cả khi họ dùng toàn bộ thu nhập của mình phục vụ cho nhu cầu lương thực và thực phẩm cơ bản.
Về mặt cơ cấu, mức độ nghèo đói ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị. Cũng theo tiêu chuẩn đánh giá trên của WB, số dân nghèo khổ ở nông thôn chiếm 57% cao gấp đôi so với các vùng đô thị. Như vậy, khoảng 90% tổng số người nghèo đói tập trung ở các vùng nông thôn.
Về mức độ nghèo đói cũng không đồng đều giữa các khu vực. Đối với các vùng xa xôi hẻo lánh tại Bắc trung bộ, số người nghèo đói chiếm 71%dân số.Tại các vùng Trung du phía bắc, tỷ lệ này là 59%. Đây là hai vùng có mức độ nghèo đói cao hơn mức trung bình của cả nước, hai vùng này chiếm khoảng 40% tổng số người ngheò của Việt Nam, mặc dù dân số ở hai vùng này chỉ chiếm 29% tổng dân số cả nước .Tại vùng Đông Nam Bộ, nơi có trung tâm kinh tế của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ người nghèo so vơí tổng số dân của vùng là thấp nhất cả nước, chỉ có 33%. Bốn vùng khác là cao nguyên Trung bộ, Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, và Đồng bằng sông Cửu Long là các vùng có tỷ lệ nghèo đói thấp hơn mức trung bình cả nước một chút ít, chiếm khoảng 48-50%
2. Nghèo đói của Việt Nam theo đánh giá của Bộ lao động thương binh và xã hội thời kỳ 1997-1998.
Để đánh giá tình trạng nghèo đói ở Việt Nam phù hợp với điều kiện mới, qua các số liệu nghiên cứu thực tế, Bộ lap động thương binh và xã hội đã đưa ra tiêu chuẩn đánh giá nghèo đói thời kỳ 1997-1998:
+Hộ đói:
-Hộ thiếu ăn từ 3-6 tháng
-Dụng cụ sinh hoạt gia đình không đáng kể.
- Con cái thất học
- Nhà ở dột nát
- Bình quân đầu người trong hộ 13Kg gạo/tháng tương đương với 45000đồng/tháng
+Hộ nghèo: - ở miền núi, hải đảo: bình quân đầu người 15Kg gạo/tháng tương đương với 55000đồng/tháng
- ở nông thôn (vùng đồng bằng trung du): bình quân 20Kg gạo/người/tháng tương đương với 70000đồng/tháng
-ở thành thị : bình quân 25Kg gao/người/tháng tương đương với 90000đồng/tháng
Theo tiêu chuẩn này, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam biến động như sau
Tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam thời kỳ 1997-1998(%)
1993
1997
1998
20,3
17,7
15,8
Biểu trên cho thấy, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong nỗ lực xoá đói giảm nghèo. Đó chính là kết quả của việc thực hiện đồng bộ các chính sách đối với người nghèo: chính sách đất đai, vốn, đào tạo nghề, chính sách miến gỉảm thuế và đóng góp xã hội. Đồng thời là kết quả của chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; và các giải pháp về nâng cao trình độ văn hoá, giáo dục... Tuy vậy, cũng cần nhận thấy một vấn đề đang đặt ra là tuy mức sống của người nghèo đã được cải thiện một phần nhưng khoảng cách giàu nghèo vẫn đang gia tăng đáng kể. Theo công bố chính thức của ban chỉ đạo điều tra mức sống dân cư Trung ương về mức sống hộ gia đình Việt Nam thời kỳ 1997-1998 khoảng cách chênh lệch giàu nghèo thời kỳ này đã lên tới 11,3 lần
khoảng cách giàu nghèo nàyngày càng tăng do các hộ thuộc nhóm nghèo tuy thu nhập có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với các hộ thuộc nhóm giàu. Do vậy, đây là vấn đề đặt ra khi giải quyết xoá đói giảm nghèo của nước ta.
3. Đánh giá chung
Dựa theo các tiêu chuẩn của Việt Nam, theo tính toán đến cuối năm 1997 cả nước có khoảng 2,7 triệu hộ đói nghèo chiếm 17,4% tổng số hộ của cả nước. Điều đặc biệt, trong số đó có 0,9 triệu hộ đói kinh niên, chiếm 30%. tỷ lệ xã nghèo chiếm 12% tổng số xã, còn khoảng 1200 xã thiếu cả 6 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường ô tô đến trung tâm xã, điện thắp sáng đến trung tâm xã, trường tiểu học, trạm xá, nước xạch sinh hoạt, chợ của xã hoặc liên xã ). Hiện nay vẫn còn hơn một triệu người đang sống du canh du cư, còn 20 dân tộc thiểu số (có số dân dưới 10 ngàn người ) đang sống cuộc sống đặc biệt khó khăn.
Trong hơn một thập niên vừa qua, thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đạt được những thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế xã hội. Để giảm bớt tình trạng nghèo đói, chúng ta đã có chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Đến nay, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng kể như: tỷ lệ số hộ diện nghèo giảm tình trạng đòi cũng bớt gay gắt. Trong báo cáo: ''Việt Nam tấn công đói nghèo” của ngân hàng thế giới (WB), được công bố tại hội nghị nhóm các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức trong ngày 14 và 15-12-1999 tại Hà Nội, đã khẳng định: Viêt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trong giảm đói nghèo. Tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% của năm 1993, xuống còn 37% vào năm 1998.
Nhờ trú trọng thực hiện xoá đói giảm nghèo mà nước ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tỷ lệ hộ đói nghèo trên tổng số hộ trong cả nước đã từ 30% năm 1992 giảm xuống còn 20% năm 1995 và 11% năm 2000 (theo tiêu chuẩn của Việt Nam). Đạt được mục tiêu đề ra và nước ta được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ đói nghèo tốt nhất.
Công cuộc xoá đói giảm nghèo, ngày càng được nhân rộng và đi vào chiều sâu từ khi chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo. với sự có gắng của Đảng và Nhà nước, của nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của quốc tế trong 10 năm qua đã giảm hơn hai triệu hộ đói nghèo tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh mỗi năm bình quân giảm được 250.000 hộ, riêng giai đoạn 1996-2000, mỗi năm giảm được 300.000 hộ(2%), đạt được mục tiêu do nghị quyết của đại hội VIII của Đảng đề ra.
Tuy nhiên, tình trạng khó khăn về kinh tế xã hội, sự chênh lệch về phát triển kinh tế là một thực tế đối với miền núi, miền xuôi. hàng năm Trung Ương phải cấp cho các tỉnh miền núi tới 50% ngân sách tỉnh, nhiều tỉnh phải cấp đến 80% như Lai châu, Sơn la. Trong lúc đó mức tăng trưởng GDP của các tỉnh miền núi phía Bắc chỉ đạt khoảng 5-6%, cũng có một số tỉnh là vùng núi có chỉ số GDP tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước song giá trị tuyệt đối tăng rất ít.
Tình trạng du canh du cư vẫn còn tồn tại hoặc tái hồi ở một số vùng dân tộc ít người ở các tỉnh phía Bắc, Tây nguyên... Có nơi việc làm lương rãy vẫn tồn tại ở mức thô sơ: phương thức chọc lỗ, tra hạt, việc săn bắn hái lượm, trông chờ chủ yếu vào nguồn của cải tự nhiên, vẫn còn tồn tại như một phương thức ở các dân tộc vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa nơi mà các điều kiện xản xuất nông nghiệp, xản suất lương thực còn khó khăn.
II. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói.
Đói nghèo là một hiện tượng lịch sử-xã hội, một hiện tượng kinh tế xã hội thường có trong quá trình phát triển và do đó dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm người trong xã hội. Đói nghèo ở nước ta hình thành và diến biến với những nét riêng biệt, tạo bởi tổng hợp rất nhiều nguyên nhân. Song có thể chia thành các nhóm nguyên nhân sau đây.
1. Nhóm nguyên nhân do điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử của đất nước
Điều kiện kinh tế xã hội.
1.1.1.Nuớc ta vẫn là một nước nông nghiệp nghèo mà nông thôn chỉ xản xuất thuần nông,độc canh cây lúa, tự cung, tự cấp và dân số tăng nhanh.
Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta rất thấp (dưới 350$/người/năm)
Theo ngân hàng thế giới chuẩn mực của đói nghèo là thu nhập dưới 370$/người/năm. ở Việt Nam, các hộ nghèo chủ yếu là hộ thuần nông.Theo chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèocho biết thì có tới 61,49%hộ nghèo thuần nông, không có nghề phụ khác, trong đó Đồng Nai có 80%,
Tiền Giang có 69%, Bình Định 67%, Hoà Bình 67%... Hầu hết những người nghèo không có nghề mà chủ yếu là lao động thủ công, họ khó tiếp cận được với thị trường vì học vấn thấp, không có nghề và chất lượng sản phẩm của họ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Mặc dù nước ta là một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng hiện tượng đói nghèo trong nông thôn vẫn khá phổ biến và vẫn là vấn đề xã hội gay gắt hiện nay và trong nhiều năm tới. Trên tổng thể do nước ta có tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên vẫn ở mức cao, dân số thuộc loại trẻ, số người phải nuôi dưỡng trên một lao động còn lớn, nên mặc dù sản lượng lương thực tăng (sau 10 năm tăng gấp 2 lần), song bình quân lương thực đầu người vẫn ở mức trên 300Kg là mức rất thấp (chưa vượt được ngưỡng nghèo khổ theo tiêu chuẩn của thế giới).
Đồng bào các dân tộc ít người, các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa còn quá nghèo, chưa biết tổ chức sắp xếp sản xuất, phương thức sản xuất lạc hậu, thô sơ, chưa có điều kiện tiếp cận với các phương thức sản xuất mới, đặc biệt là các dân tộc ít người thuộc các tỉnh miền núi cao phía Bắc và Tây nguyên.Tình trạng di dân tự do, sống du canh du cư còn nhiều, diện vận động định canh, định cư trong cả nước khoảng 3,1 triệu người ở rải rác 1913 xã, 206 huyện ,36 tỉnh trung du miền núi . Từ năm 1968 đến nay đã tuyên truyền vận động được 2 triệu người định canh định cư vững chắc (0,6 triệu người ở 3378 thôn, Bản; 1,4 triệu người đang được đầu tư theo dự án). Như vậy, còn trên một triệu người chưa được đầu tư theo dự án định canh định cư và đang gặp không ít khó khăn.
Cả nước hiện nay có khoảng 1300 xã (chiếm 15% trong tổng số 8730 xã của khu vực nông thôn), rất yếu kém về các công trình kết cấu hạ tầng, không có hoặc có nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng về đường ô tô tới trung tâm xã, nước sạch, điện, trường học, trạm xá, chợ và các công trình văn hoá khác.
các yếu tố này chính là những nguyên nhân làm cho sự nghèo đói vẫn đang tồn tại ở cộng đồng dân cư miền núi phía bắc, Tây nguyên và các vùng nông thôn khác.
1.1.2. Chính sách của nhà nước còn những điểm chưa phù hợp.
Thể chế chính sách còn những mặt bất cập như: chinh sách đầu tư cơ sở hạ tầng (đường sá, điện, nước), chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo (chính sách thuế, tín dụng ưu đãi), chính sách trợ giúp đối với gia đình thuộc diện chính sách xã hội còn thiếu, chưa hoàn thiện chính sách hạn chế tệ nạn xã hội. Một số chính sách lại bị áp dụng cứng nhắc, không phù hợp.
Nhiều vùng ở nước ta hiện nay còn quá khó khăn nhưng trên thực tế chưa có nhiều chính sách hỗ trợ ngân sách kịp thời cho các vùng này. Mặt khác, việc hướng dẫn cách làm ăn cho thích ứng với cơ chế mới chưa được triển khai rộng khắp, việc chuyển giao công nghệ cho người nghèo còn gặp nhiều trở ngại lớn. cả nước có 1445 xã có tỷ lệ nghèo đói > 40%, trên 2,6 triệu nghèo trong đó 90% số hộ thiếu kiến thức làm ăn, thiếu kỹ thuật cơ bản, chưa biết cách tổ chức buôn bán, hoạt động dịch vụ. Đặc biệt nhiều hộ còn không biết chi tiêu, tổ chức lao động trong gia đìng mình. Do vậy, nhiều hộ dược vay tín dụng song cũng không biết sử dụng số vốn vay đó như thế nào. Điều quan trọng ở đây là người nghèo chưa được thường xuyên hỗ trợ trong suốt quá trình sản xuất. Chưa biết gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm, không có điều kiện học hỏi king nghiệm phát triển vốn, chính sách giải quyết ruộng đất và hỗ trợ công cụ sản xuất cho người nghèo còn chưa được trú trọng đúng mức. Hiện nay nước ta có khoảng 370.000 hộ nghèo đói không có hoặc thiếu ruộng đất và công cụ sản xuất chiếm 2% tổng số hộ trong cả nước và chiếm 10% số hộ nghèo đói tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống tín dụng cho người nghèo chưa phát triẻn và hoàn thiện. Hiện nay có khoảng 2,6 triệu hộ nghèo muốn vay vốn để sản xuất king doanh. Tỷ lệ số hộ nghèo được vay vốn rất thấp, mức vay cũng ít, cơ chế thế chấp và lãi suất còn lớn, nên vẫn gây khó khăn đối với người nghèo.
Chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo cũng còn những mặt hạn chế, nhiều xã nghèo tuy được miến giảm học phí nhưng học sinh vẫn không có tiền mua vở, sách giáo khoa. Như vậy, chính sách đầu tư trong thời gian qua chưa đủ mạnh để làm bật lên một vùng tiềm năng. Đồng thời các chính sách khác như: dân số việc làm, giáo dục, y tế cũng chưa đồng bộ, chưa tác động cùng chiều hoặc còn chồng chất với chính sách xoá đói giảm nghèo.
1.1.3.Trình độ dân trí nhìn chung thấp
Trình độ dân trí còn hạn chế: phong tục tập quán nhiều nơi khá lạc hậu, tình trạng dân cư mù chữ khá nhiều (nhất là vùng dân tộc và mù cả chữ dân tộc chứ không riêng gì chữ phổ thông…)
Trình độ hoc vấn không những là chỉ số quan trọng về chất lượng cuộc sống mà còn là nhân tố quyết định đối với khả năng đạt tới cơ hội có thể tạo nên thu nhập khá lớn của những người nghèo. Thực tế cho thấy những hộ gia đình mà chủ hộ thất học có tỷ lệ nghèo đói cao hơn so với các hộ khác. Nếu tính theo tiêu chuẩn của ngân hành thế giới đối với Việt Nam nghĩa là chấp nhận tỷ lệ nghèo đói là 50% thì (WB) cũng đưa ra tỷ lệ nghèo khổ của hộ gia đình phân theo trình độ học vấn chủ hộ như sau:
+Những gia đình mà chủ hộ có trình độ tiểu học (cấp I) thì tỷ lệ nghèo khổ là 54%
+Những gia đình mà chủ hộ có trình độ phổ thông cơ sở (cấp II) thì tỷ lệ nghèo khổ là 52%
+Những gia đình mà chủ hộ có trình độ phổ thông trung học thì tỷ lệ nghèo khổ là 41%
+Những gia đình mà chủ hộ có trình độ qua đào tạo dạy nghề thì tỷ lệ nghèo khổ là 33%
+Những gia đình mà chủ hộ có trình độ đại hoc thì tỷ lệ nghèo khổ là 11%
1.2. Điều kiện tự nhiên
Nước ta có địa hình phức tạp, diện tích đất tự nhiên đã ít lại không màu mỡ, khô cằn, núi đá nhiều, dẫn đến diện tích canh tác nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp. Các vùng hẻo lánh, chưa được đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, trạm y tế… Do đó, những vùng này thường có tỷ lệ đói nghèo cao hơn nhiều nơi khác. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết, khí hậu lại thường xuyên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: năng, mưa, nóng, lạnh thất thường; hạn hán, bão, lụt và đó là nguyên nhân cơ bản làm cho khoảng 2 triệu người thiếu đói hàng năm. Có thể kết luận rằng nguyên nhân chính gây nên đói nghèo cấp tính là do hậu quả thiên tai.
1.3.Điều kiện lịch sử
Đói nghèo nước ta đã có trong xã hội phong kiến, xã hội thực dân phong kiến. Tình trạng đói nghèo ở nông thôn là một đặc trưng của đói nghèo ở Việt Nam trước đây. Hiện nay nét đặc trưng này vẫn còn tiếp tục hiện hữu, nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế thực tế ở nước ta – một nước vẫn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp và nông dân là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu dân cư
2. Nghèo đói có xu hướng tăng do sự chuyển đổi cơ chế kinh tế.
Việc xoá bỏ cơ chế kế hạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường ở nươc ta là đúng đắn và cần thiết, nhưng cơ chế, chính sách mới chưa được ban hành đầy đủ và kịp thời trong hoàn cảnh mới nên nhiều nơi đầu tư phúc lợi xã hội bị giảm, các vướng mắc về y tế, giáo dục… Đến nay tuy đã giải quyết nhưng chưa cơ bản. Đặc biệt đốivới người nghèo, mọi biện pháp cứu trợ đều chỉ có giá trị nhất thời không thể làm thay đổi hoàn cảnh nghèo đói kinh niên của họ. Điều quan trọng là phải tạo điều kiện cho họ để họ tự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 206.DOC