- Việc làm : Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Chúng ta có thể thể xem xét khái niệm này trên hai khía cạnh cơ bản:
Thứ nhất : Việc làm phải tạo ra thu nhập. Nếu một công việc không tạo ra thu nhập thì không gọi là việc làm. Thu nhập ở đây có thể không phải của người trực tiếp làm công việc đó.
Thứ hai : Đó phải là công việc không bị pháp luật cấm. Như vậy, các công việc như mua bán hàng cấm, thực hiện các giao dịch trái pháp luật thì không được thừa nhận là việc làm mặc dù tạo ra thu nhập.
- Thất nghiệp : Trong kinh tế học thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm.Có 2 loại thất nghiệp chính là thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình:
+ Thất nghiệp hữu hình: là tình trạng thất nghiệp chủ yếu ở khu vực thành thị. Người thất nghiệp là thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân một phần do kinh tế chưa phát triển chưa tạo được việc làm.
+ Thất nghiệp trá hình: còn gọi là thiếu việc làm là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển.Ở thành thị dạng thất nghiệp này tồn tại dưới những dạng khác nhau như : làm việc năng suất thấp, không góp phần tạo thu nhập cho xã hội mà chủ yếu tạo ra thu nhập đủ sống.Còn ở khu vực nông thôn lại tồn tại dưới dạng thiếu việc làm.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Giải quyết vấn đề thất nghiệp sau khủng hoảng kinh tế tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án:
Giải quyết vấn đề thất nghiệp sau khủng hoảng kinh tế tại tỉnh Nghệ An.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về việc làm và thất nghiệp:
I. Những khái niệm cơ bản:
1. Khái niệm về việc làm và thất nghiệp:
- Việc làm : Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.Chúng ta có thể thể xem xét khái niệm này trên hai khía cạnh cơ bản:
Thứ nhất : Việc làm phải tạo ra thu nhập. Nếu một công việc không tạo ra thu nhập thì không gọi là việc làm. Thu nhập ở đây có thể không phải của người trực tiếp làm công việc đó.
Thứ hai : Đó phải là công việc không bị pháp luật cấm. Như vậy, các công việc như mua bán hàng cấm, thực hiện các giao dịch trái pháp luật thì không được thừa nhận là việc làm mặc dù tạo ra thu nhập.
- Thất nghiệp : Trong kinh tế học thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm.Có 2 loại thất nghiệp chính là thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình:
+ Thất nghiệp hữu hình: là tình trạng thất nghiệp chủ yếu ở khu vực thành thị. Người thất nghiệp là thanh niên chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân một phần do kinh tế chưa phát triển chưa tạo được việc làm.
+ Thất nghiệp trá hình: còn gọi là thiếu việc làm là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp, chậm phát triển.Ở thành thị dạng thất nghiệp này tồn tại dưới những dạng khác nhau như : làm việc năng suất thấp, không góp phần tạo thu nhập cho xã hội mà chủ yếu tạo ra thu nhập đủ sống.Còn ở khu vực nông thôn lại tồn tại dưới dạng thiếu việc làm.
2.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm và thất nghiệp:
2.1. Các yếu tố tác động đến việc làm:
- Cầu lao động : về lý thuyết thì cầu lao động cho thấy số lượng lao động mà các tổ chức (đơn vị) kinh tế sẵn sang thuê (sử dụng) để tiến hành hoạt động kinh tế với mức tiền lương nhất định.
- Quy mô sản xuất: Lao động là yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất một lượng hàng hoá, dịch vụ nhất định. Điều này có nghĩa là quy mô sản xuất hàng hoá, dịch vụ sẽ quyết định lượng đầu vào được sử dụng
- Quan hệ giữa sự thay đổi đầu ra (tăng hay giảm) và thay đổi việc làm (cầu lao động) được xem xét qua hai khái niệm “hệ số co giãn” việc làm. Hệ số co giãn việc làm thể hiện tỷ lệ % thay đổi khi đầu ra thay đổi 1%.
Ngoài ra nó còn chịu tác động của vốn đầu tư và công nghệ sản xuất.
2.2. Các yếu tố tác động đến thất nghiệp:
- Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hàng năm và số người được giải quyết việc làm hàng năm.trong 10 năm qua số người ở độ tuổi thanh niên tăng nhanh (10,5%) trong khi tốc độ việc làm cho thanh niên lại tăng chậm (0,2%).
- Năng xuất lao động và hiệu quả làm việc thấp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến và nghiêm trọng.
- Ngoài ra các chính sách của nhà nước cũng tác động lớn tới tình trạng thất nghiệp.
3.Vai trò của lao động trong phát triển kinh tế:
Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."
4. Tỷ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.Nhưng nhìn chung tỷ lệ thất nghiệp thường được tính theo công thức:
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
II. Vài nét chung về việc làm và thất nghiệp tại các nước đang phát triển:
1. Tình trạng chung
Giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang hình thành một vấn đề chung đó là khủng hoảng việc làm.
Tình trạng công nhân mất việc diễn ra trên khắp mọi lĩnh vực của nền kinh tế từ sản xuất, bán hàng, gia công, cho tới các ngành dịch vụ, trong đó ngành bị tác động mạnh nhất là tài chính - ngân hàng, tiếp đó là ngành công nghiệp ô tô. Ngay cả ngành công nghệ cao, một trong những lĩnh vực phát triển nhanh, cũng trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng.
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong một báo cáo gần đây cho biết đã có 32 triệu công nhân ở các nước đang phát triển bị mất việc và Ngân hàng Thế giới dự báo năm nay sẽ có thêm 53 triệu người rơi xuống dưới ngưỡng đói nghèo.
Do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tỷ lệ người thiếu việc làm và người thất nghiệp tại các nước đang phát triển có xu hướng tăng lên.Hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay là 5,1%, tăng 0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn lên tới 6,1%, trong khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%.Một trong những nước cũng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp là Trung Quốc,tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tính đến đầu năm 2009 là 4,2% tăng 0,2 % so với năm 2007.
2. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp:
Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng việc làm tại các nước đang phát triển là do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ tám mươi năm qua.
Ðặc điểm của cuộc khủng hoảng lần này có những nét chung với các cuộc suy thoái trước đây và cũng có những nét mới. Về đặc điểm chung, nó cũng bùng nổ từ chính trung tâm của chủ nghĩa tư bản, do sản xuất thừa và là kết quả của quá trình tập trung hóa tư bản, tài chính hóa và đầu cơ,... Các đặc điểm riêng là cuộc khủng hoảng lần này diễn ra trong bối cảnh phát triển nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa với thương mại và đầu tư tài chính là trụ cột, sự xuất hiện của các nền kinh tế mới nổi và đồng thời với khủng hoảng về năng lượng, lương thực, sinh thái và biến đổi khí hậu. So với Ðại suy thoái 1929 - 1933, cuộc khủng hoảng lần này diễn ra trong bối cảnh không còn Liên Xô và phong trào cánh tả tại hầu hết các nước phương Tây đang bị suy yếu; mức độ ảnh hưởng chi phối của Mỹ về tài chính, quân sự, thương mại đối với thế giới là rất lớn bởi trật tự chính trị, kinh tế được hình thành sau Chiến tranh lạnh và thông qua quá trình toàn cầu hóa.
Các nước đang phát triển tuy không hứng chịu trực tiếp cơn khủng hoảng nhưng cũng chịu những tác động nhất định.Do đang là thời kỳ khủng hoảng nên mọi hoạt động kinh tế trên toàn cầu đều bị ngưng trễ,các hoạt động xuất nhập khẩu,hay đầu tư kinh doanh hầu như đều bị cắt giảm.Vì vậy việc cắt giảm nhân công là một điều không khó để biết được.
Ngoài ra còn có một số những nguyên nhân khác như trình độ của lao động không đủ để đảm nhận công việc,
3. Phương hướng giải quyết:
Trước tình hình kinh tế thế giới suy sụp trầm trọng như thế, từ 18-20/2, các Bộ Lao động và Tài chính, các quan chức cao cấp của LHQ, Ngân Hàng Thế giới và các chính phủ, đại diện giới lao động và giới sử dụng lao động của hơn 10 nước thuộc khu vực Châu Á-TBD cùng gặp nhau tại Manila, Philippines để thảo luận các biện pháp hiệu quả nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
- Kủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho chính phủ các nước phải điều chỉnh lại chính sách, cung cấp các gói kích cầu để vực dậy nền kinh tế, kêu gọi người dân ưu tiên sử dụng hàng nội địa.
- Riêng tại Việt Nam đầu tháng 8-2008, Việt Nam cũng bắt đầu một cuộc vận động tương tự thông qua chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Cuộc vận động hứa hẹn sẽ kích cầu tiêu dùng mạnh mẽ đối với hàng hóa nội địa, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động Việt Nam.
Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia đang phát triển khác, kể cả Trung Quốc, Ấn Độ, đều phụ thuộc nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế của mình. Vì vậy, ảnh hưởng của các công ty nước ngoài tại thị trường các quốc gia đang phát triển là rất lớn bởi vì ngoài các chiến dịch quảng bá tiếp thị hình ảnh và sản phẩm ấn tượng, bài bản họ còn đầu tư vào các công cụ nghiên cứu, thu thập dữ liệu để thích nghi với sự thay đổi của thị trường. Ngoài ra, còn phải kể đến thói quen tiêu dùng của người dân. Trong lịch sử các quốc gia đang phát triển thường có một thời kỳ là thuộc địa, bị đô hộ hoặc phụ thuộc vào một quốc gia khác. Sự xuất hiện của một số hàng hóa và nhãn hiệu trong giai đoạn này đã hình thành nên các mối quan hệ gắn bó vô hình giữa người tiêu dùng và thương hiệu.
Một vấn đề nữa mà các nước đang phát triển phải chú ý đó là nguy cơ tái lạm phát sau khủng hoảng.Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, trong bối cảnh thực hiện các mục tiêu 6 tháng còn lại của năm, thâm hụt ngân sách sẽ tăng cao, nhập siêu bùng phát, giá cả thế giới biến động... tạo ra nguy cơ tái lạm phát.Vì vậy phải có những biện pháp đề phòng và ngăn ngừa nạn lạm phát quay trở lại.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM VÀ THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Thực trạng về việc làm và thất nghiệp trên địa bàn Nghệ An những năm gần đây:
Sau 4 năm thực hiện NQ Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, nền kinh tế- xã hội tỉnh ta tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, kết cấu hạ tầng được cải thiện, có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu với quy mô lớn đã tác động đến nền kinh tế cả nước và của tỉnh.Điều đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng thay đổi.Tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành thị đến tháng 6/2009 là 3,18%; Cơ cấu lao động trong CN, xây dựng 15,3%; nông lâm, ngư nghiệp 64%; dịch vụ 20,7%.
2. Những bất cập về số lượng và chất lượng lao động:
2.1. Những bất cập :
Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh xấp xỉ 3 vạn người. Xét về cơ cấu, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sung sức, độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 22,45%, từ 25 - 34 chiếm 14,16%; từ 35 - 44 chiếm 13% và từ 45 - 54 chiếm 8,71%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 35,7%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử,...còn một số nghề lại quá ít lao động đã qua đào tạo như chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị trường lao động.
2.2. Nguyên nhân:
- Cơ cấu dân số không đồng đều,tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn còn khá cao so với thành thị.
- Việc phân phối và đào tạo lao động chưa được quan tâm đúng mức:Tỉnh và địa phương chưa có sự phối hợp để phân phối và đào tạo lao động 1 cách hợp lý dẫn đến sự thừa lao động ở 1 số nghề và thiếu hụt ở những nghề khác.
3. Nguyên nhân của nạn thất nghiệp trên địa bàn thời gian gần đây.
3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Do nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên các vùng trên đất nước cũng phải chịu sự tác động đó.Việc buôn bán cũng như xuất nhập khẩu khó khăn khiến lượng công nhân bị sa thải là điều dễ hiểu.
- Cũng do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nên các nguồn đầu tư vào tỉnh trong năm qua cũng bị giảm đi.Do đó cơ hội tìm việc làm của người lao động cũng bị thu hẹp.Ngoài ra các ngành dịch vụ và du lịch cũng không phát triển được nhiều lượng khác du lịch tăng không đáng kể thậm chí còn giảm đi.
3.2. Nguyên nhân chủ quan:
Do còn gặp khó khăn và nhiều mặt tỉnh còn chưa có các chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển thị trường lao động, chưa đảm bảo cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho công tác chỉ đạo, điều hành, hoạch định các chính sách và giải pháp liên quan đến lao động- việc làm trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do xuất phát điểm của nền kinh tế tỉnh còn thấp, khả năng đầu tư và thu hút đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động có việc làm còn hạn chế. Quy mô dân số và nguồn lao động lớn cũng là áp lực đối với vấn đề giải quyết việc làm.
Mặt khác nhận thức của người lao động chưa được nâng cao.Không nhiều người biết được họ nên làm gì và nên làm như thế nào.Do vậy nhiều người cứ đi theo xu thế chung của xã hội mà không tìm cho mình một cách thức phù hợp hơn.Dẫn đến việc thừa ở ngành này thiếu ở ngành khác.
Thêm vào đó, địa bàn rộng lớn, cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở vùng nông thôn, miền núi còn thấp kém, việc lãnh đạo, chỉ đạo chương trình việc làm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức, việc xây dựng, phát triển các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề còn nhỏ lẻ, manh mún, nguồn lực đầu tư cho chương trình việc làm chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới, dân số và lao động Nghệ An tiếp tục tăng ổn định, hằng năm có hơn 30 nghìn người được bổ sung vào lực lượng lao động. Dự báo mỗi năm số lao động cần giải quyết việc làm lên tới 3,4 vạn người và một bộ phận lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị có nhu cầu về việc làm đã tạo sức ép lớn cho công tác giải quyết việc làm.
4.Những biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Nghệ An là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 4 trong cả nước với hơn 3 triệu người, trong đó có gần 1,8 triệu lao động. Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh xấp xỉ 3 vạn người.Xác định rõ giải quyết việc làm cho lao động là vấn đề bức xúc.Tỉnh đã đề ra những biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động,trong đó có những biện pháp tức thời để giải quyết công ăn việc làm tức thời cho người lao động và những biện pháp lâu dài để tạo sự ổn định cho nền kinh tế,bên cạnh đó là những chính sách hỗ trợ của nhà nước nhằm giải quyết nạn thất nghiệp:
4.1. Biện pháp tức thời:
- Dựa vào những điều kiện sẵn có của tỉnh nhà,của từng vùng và thông qua đó khuyến khích người dân phát triển trên chính những cơ sở mà mình đã có.Ví dụ các mô hình trang trại,các xưởng xây lắp đồ thủ công mỹ nghệ...
- Tập trung giải quyết khâu việc làm tại những vùng nghèo đói có nhiều lao động thất nghiệp bằng cách xây dựng một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ tạo điều kiện cho 1 lượng lao động nhất định.Hay thực hiện chính sách cho người dân vay vốn làm ăn...
- Phân loại lao động để có phương hướng nâng cao trình độ cho những người lao động.
- Đẩy mạnh công tác dạy nghề nhằm giải quyết nạn thất nghiệp trước mắt:
Tiếp tục chỉ đạo phát triển mạng lưới dạy nghề, nhất là khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 60 cơ sở dạy nghề (có 25 cơ sở dạy nghề ngoài công lập), trong đó có 05 Trường Cao đẳng nghề và có dạy nghề; 09 Trường Trung cấp nghề và có dạy nghề từng bước đáp ứng mục tiêu đào tạo nghề theo Nghị quyết 04/NQ-TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI về phát triển nguồn nhân lực.
- Các cơ sở dạy nghề Trung tâm Dạy nghề thuộc huyện miền núi tiếp tục được ưu tiên đầu tư, nâng cấp nhằm tăng quy mô, từng bước đáp ứng mục tiêu mỗi năm đào tạo cho 13.000 – 15.000 lao động, nâng cao chất lượng đào tạo nghề (nhất là các nghề mây tre đan, chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi thú y...), tạo nguồn nhân lực, góp phần làm chuyển đổi cơ cấu lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền Tây của tỉnh theo tinh thần quyết định 147/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
- Đội ngũ giáo viên tiếp tục được nâng lên cả về số lượng và chất lượng; cơ cấu ngành nghề đào tạo đ¬ược quy hoạch phát triển theo yêu cầu thị trường lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Hệ thống chương trình, giáo trình từng bước được biên soạn, bổ sung và quán triệt áp dụng thống nhất. Phương thức đào tạo nghề được đa dạng hoá phù hợp với yêu cầu phát triển sản xuất trong từng khu vực kinh tế. Ngân sách và cơ sở vật chất cho đào tạo nghề được tăng nhanh qua các năm. Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề (thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo) được triển khai sử dụng đúng mục đích, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch.
4.2. Biện pháp lâu dài:
- Cần xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề :
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã họp bàn về việc sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý và hiệu quả. Nghệ An là tỉnh được quan tâm bởi lực lượng lao động rất dồi dào, nhưng lợi ích kinh tế từ lực lượng này mang lại chưa tương xứng với tiềm năng.
Đánh giá đó là hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay, toàn tỉnh có 1,8 triệu lao động (chiếm tới hơn 1/2 dân số). Mặc dù bình quân hàng năm đã có hơn 30.000 người được tạo việc làm, nhưng có tới 1/3 hoặc chưa có việc làm, hoặc lao động thời vụ (vào khoảng trên dưới 50 vạn người). Điều đáng nói là khu vực nông thôn có nguồn nhân lực dồi dào nhất, thì cũng mới chỉ sử dụng được 76%.Theo thống kê chưa đầy đủ, ngành chế biến nông sản thực phẩm thu hút khoảng hơn 20.000 lao động, ngành chế biến gỗ, mây tre đan thu hút khoảng 15.000 người, ngành cơ khí sửa chữa trên dưới 6.000 người, ngành sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng trên dưới 10.000 người, ngành xây dựng cơ bản, vận tải và ngành nghề dịch vụ thu hút một lực lượng lao động tương đối lớn với khoảng 60.000 người, ngành thương mại và dịch vụ trên 30.000 người.
Các ngành khác thu hút khoảng trên 40.000 lao động. Số còn lại là lao động nông nghiệp thuần tuý. Người trong độ tuổi lao động chưa bố trí được việc làm đã đáng lo, nhưng ngay trong đội ngũ lao động thường xuyên có việc làm cũng bộc lộ một nhược điểm hết sức đáng ngại, đó là có tới trên 70% lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu là lao động phổ thông. Đây là thực tế khó khăn, không phải lãnh đạo tỉnh và ngành Lao động TB&XH không biết nhưng nhiều khi "lực bất tòng tâm". Một vị lãnh đạo của ngành cho hay: việc dạy nghề, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động chẳng thấm vào đâu khi mỗi năm ngân sách chỉ cấp cho công tác này khoảng 2 tỷ đồng. Đúng là quá ít cho một công việc lẽ ra phải được nhìn nhận một cách đúng đắn từ phía Nhà nước, vì muốn cân bằng cung, cầu thì trước hết công tác dạy nghề phải được đưa lên hàng đầu. Đã vậy, công tác dạy nghề còn hạn chế từ khâu tuyển sinh, đào tạo cho tới tìm việc làm phù hợp khả năng của người lao động.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy đến nay vẫn chưa có sự gặp nhau giữa nhà quản lý, cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sử dụng lao động và chính bản thân người lao động. Nhà quản lý chưa xây dựng được hệ thống thông tin thị trường mang tính vĩ mô để định hướng công tác dạy nghề và bố trí việc làm sau đào tạo cho người lao động. Các cơ sở đào tạo nghề lại đào tạo mang tính đại trà, thiếu tính thực tiễn do không được cung cấp thông tin thị trường lao động. Do vậy, nhiều khi nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp một đằng thì trường lại đào tạo một nẻo. Cung và cầu không gặp gỡ nhau đã dẫn đến tình trạng đào tạo thì nhiều, nhưng sử dụng lại ít, gây lãng phí rất lớn về tiền bạc, công sức và thời gian.
Cũng do thiếu thông tin và chưa có thói quen "bắt tay" với các nhà quản lý và các trường đào tạo nghề, đặc biệt là không có chiến lược về nguồn nhân lực nên chính các nhà doanh nghiệp cũng chịu những thiệt thòi do chính họ gây nên trong quá trình tuyển dụng lao động chưa được đào tạo, hoặc đào tạo không đúng với ngành nghề được tuyển dụng. Điều đó dẫn đến một hệ quả xấu, đó là một số doanh nghiệp buộc phải sa thải lao động hoặc phải bỏ tiền để đào tạo nghiệp vụ cho người lao động. Người lao động cũng phải chịu sự thiệt thòi không nhỏ. Ngoại trừ một số được đào tạo cơ bản (chiếm khoảng 16,55%, trong đó chỉ có 4,5% được đào tạo dài hạn) là kiếm được việc làm phù hợp với năng lực và kiến thức đào tạo. Số còn lại do không được đào tạo, hoặc đào tạo chưa đến nơi đến chốn, hoặc không được bố trí đúng với kiến thức được đào tạo nên đã phải lao động đơn thuần và nhận tiền thù lao một cách rẻ mạt.
Phần đông số này lao động ở nhóm các ngành nghề xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm... Nhưng vấn đề chưa dừng lại ở đây, theo cảnh báo của Bộ Lao động TB&XH, do nước ta đã gia nhập WTO, trong thời gian tới, người lao động ở các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ vào Việt Nam để tìm kiếm việc làm. Nguy cơ hàng loạt lao động Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng sẽ thất nghiệp, vì lao động ở các nước phần lớn được qua đào tạo phù hợp với thị trường lao động ở Việt Nam đang cần. Như vậy, rõ ràng việc đào tạo và tìm kiếm việc làm cho người lao động ở tỉnh ta phải đặt ra một cách nghiêm túc và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, đòi hỏi sự quan tâm của tỉnh và của ngành LĐTB&XH trong việc chú ý phát triển nhanh hệ thống đào tạo nghề. Ngoài hệ thống đào tạo công lập, cần khuyến khích phát triển hệ thống ngoài công lập theo hướng xã hội hoá đào tạo nghề. Phải xây dựng được mối liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở dạy nghề. Điều quan trọng là phần lớn người lao động ở tỉnh ta còn nghèo, không có điều kiện kinh phí để theo học các lớp đào tạo. Nên chăng cần hỗ trợ cho người học nghề bằng cách hoặc là đóng tiền trước cho người lao động họ sẽ trả dần sau khi ra trường và có công ăn việc làm, hoặc Nhà nước cho họ vay vốn để học nghề và họ sẽ trả dần theo từng giai đoạn.
- Về xuất khẩu lao động: mặc dù nền kinh tế suy thoái ảnh hưởng toàn cầu về vấn đề nay, nhưng các ngành, các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhất là: đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, thông tin sâu rộng làm ổn định, tạo lòng tin cho người lao động về tình hình thị trường, về chính sách, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong xuất khẩu lao động; tiếp tục mời gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có uy tín, có tư cách pháp nhân về tỉnh tuyển lao động xuất khẩu và duy trì có hiệu quả mô hình liên kết giữa chính quyền xã, phường với đơn vị xuất khẩu lao động để tổ chức tuyển chọn, giáo dục định hướng tạo nguồn cho xuất khẩu lao động theo yêu cầu của thị trường… Nhờ vậy, toàn tỉnh đã đưa được hơn 4500 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài các thị trường chủ yếu là Đài Loan, Trung Đông, ước cuối năm toàn tỉnh xuất khẩu lao động cho trên 9000 người.
- Trích lập Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm địa phương từ ngân sách tỉnh với mức 2,5-3 tỷ đồng/năm; thành lập mới và đầu tư nâng cấp hệ thống trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp tại các vùng và các huyện, thành thị, nâng cao năng lực các cơ sở giới thiệu việc làm; ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động, hỗ trợ học nghề, chính sách khuyến khích thu hút và đào tạo nghề cho lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh; liên kết các chương trình đầu tư phát triển kinh tế với giải quyết việc làm, thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng đến các biện pháp, chính sách nhằm duy trì và mở rộng các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, các tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế và các trang trại nông- lâm- ngư trên địa bàn để tạo nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động... Với những nỗ lực đó, từ năm 2006 – 2008, toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho hơn 97 nghìn lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,55%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 82%.
- Chính sách đối với người lao động được chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc theo quy định. Sở đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người lao động, nhất là việc điều chỉnh, nâng lương; hợp đồng lao động; cấp sổ lao động; đăng ký thang, bảng lương, thực hiện BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4.3.Biện pháp về chính sách của nhà nước:
- Tập trung các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thông qua các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, làng nghề, trang trại, các Tổng đội thanh niên xung phong xây dựng kinh tế, vốn vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, khuyến khích lao động đi làm việc tại các khu công nghiệp trong nước và chương trình 135/CP hỗ trợ xây dựng cơ ở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn... 6 tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 16.400 người, trong đó tạo việc làm mới tập trung 4500 người; tỷ lệ thất nghiệp lao động khu vực thành thị đến tháng 6/2009 là 3,18%; Cơ cấu lao động trong CN, xây dựng 15,3%; nông lâm, ngư nghiệp 64%; dịch vụ 20,7%.
- Nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cho vay năm 2009 là 25,6 tỷ đồng, trong đó: vốn bổ sung mới là 9 tỷ đồng và chỉ tiêu giao n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110969.doc