Xuất khẩu hàng hoá là cụm từ được nhắc đến nhiều trong tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào quỹ đạo của kinh tế thế giới. Xuất khẩu đạt được sự vượt trội cả về tốc độ tăng (trên 19%), cả về tỷ lệ so với GDP (52,6%), cả về cơ cấu mặt hàng, về thị trường, về giá Nhất là đối với mặt hàng dệt may, việc mở rộng thị trường mới và ổn định thị trường truyền thống đã tạo đà phát triển cho hàng dệt may tăng trưởng về số lượng, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đưa kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may tăng trưởng không ngừng trong những năm qua và tạo đà cho sự phát triển vượt bậc trong những năm tới Nhưng làm sao cho ngành dệt may phát triển bền vững, cạnh tranh được với những mặt hàng cùng loại ở trong nước và quốc tế cả về giá, chất lượng, mẫu mã ? Làm sao giữ cho được vị trí mũi nhọn trong cơ cấu xuất khẩu của nước nhà?. Điều đó đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải có những bước đi phù hợp, những chiến lược, những giải pháp cụ thể. Một trong những giải pháp đó là “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” sẽ được đề cập trong Đề án thương mại quốc tế này.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
1- Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu hàng hoá là cụm từ được nhắc đến nhiều trong tiến trình hội nhập kinh tế Việt Nam vào quỹ đạo của kinh tế thế giới. Xuất khẩu đạt được sự vượt trội cả về tốc độ tăng (trên 19%), cả về tỷ lệ so với GDP (52,6%), cả về cơ cấu mặt hàng, về thị trường, về giá… Nhất là đối với mặt hàng dệt may, việc mở rộng thị trường mới và ổn định thị trường truyền thống đã tạo đà phát triển cho hàng dệt may tăng trưởng về số lượng, đa dạng mẫu mã, kiểu dáng, giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Đưa kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may tăng trưởng không ngừng trong những năm qua và tạo đà cho sự phát triển vượt bậc trong những năm tới Nhưng làm sao cho ngành dệt may phát triển bền vững, cạnh tranh được với những mặt hàng cùng loại ở trong nước và quốc tế cả về giá, chất lượng, mẫu mã…? Làm sao giữ cho được vị trí mũi nhọn trong cơ cấu xuất khẩu của nước nhà?. Điều đó đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam phải có những bước đi phù hợp, những chiến lược, những giải pháp cụ thể. Một trong những giải pháp đó là “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” sẽ được đề cập trong Đề án thương mại quốc tế này.
2- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề án có đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng hoá, mà cụ thể là đi sâu phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ đó có những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
3- Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để nghiên cứu.
4- Kết cấu nội dung
Đề án gồm 3 phần chính được thể hiện thành 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm gần đây.
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Chương I: lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá trong hội nhập kinh tế quốc tế.
I. Sự cần thiết và vai trò của việc xuất khẩu hàng hoá trong xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
1. Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Hoạt động xuất khẩu là một trong hai nội dung cốt lõi và hết sức quan trọng của thương mại quốc tế. Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thể hiện ở những điểm sau:
*Xuất khẩu thúc đẩy phân công lao động và hợp tác quốc tế, tạo điều kiện mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng.
Việt Nam được xem là một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, nguồn lao động dồi dào. Song đó mới chỉ là khả năng. Tính hiện thực của nó lại được quyết định ở việc khai thác và tận dụng các nguồn lực đó một cách hợp lý. Xuất khẩu là một giải pháp tạo điều kiện khai thác triệt để lợi thế so sánh và các tiềm năng kinh tế, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá ở nước ngoài để thu ngoại tệ. Từ đó mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất và tăng nhanh khả năng tiêu dùng của một quốc gia, tạo điều kiện để nền kinh tế quốc dân có thể sản xuất với quy mô lớn trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác quốc tế. Nhờ sản xuất với quy mô lớn nên có thể tạo thuận lợi cho đầu tư, cho việc hiện đại hoá kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, qua đó tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
Trong quá trình xúc tiến hoạt động xuất khẩu, việc lựa chọn bạn hàng, lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp sẽ đem lại hiệu suất sinh lợi cao, đem lại khả năng thành công lớn. Chính vì vậy, việc gìn giữ các khách hàng truyền thống kết hợp với việc tăng cường mở rộng thị trường mới là yếu tố quan trọng để tăng nguồn thu, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và hiệu suất tích luỹ nội lực.
* Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nguồn vốn để nhập khẩu được hình thành từ các nguồn: Đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động xuất khẩu lao động, dịch vụ ngoại tệ… Các nguồn vốn này rất quan trọng nhưng bằng cách này hay cách khác cũng phải thanh toán. Do đó, nguồn ngoại tệ thu về từ việc xuất khẩu hàng hoá là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tích luỹ vốn cho nền kinh tế quốc dân.
* Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành khác phát triển theo. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, nâng cao chất lượng và làm tăng giá trị hàng hoá. Muốn có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải có sự đầu tư về khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để có những sản phẩm độc đáo, đa dạng, chất lượng tốt, không những cạnh tranh về giá mà còn về chất của sản phẩm. Những sản phẩm thô dần được cải thiện và thay thế. Những sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn luôn được các doanh nghiệp xuất khẩu quan tâm. Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống vẫn được giữ vững như gạo, điều, cà phê… nhưng cũng dần được chế biến, từ đó làm cho ngành công nghiệp chế biến phát triển. Bên cạnh việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản thì thời gian gần đây nhiều doanh nghiệp đã đi tiên phong trong việc tìm thị trường mới cho những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao có khả năng thu ngoại tệ lớn. Từ đó đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề.
* Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm.
Những tác động tích cực của hoạt động xuất khẩu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề đã có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người lao động do giá trị sức lao động được tăng lên. Việc ra đời nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động đến làm việc và có thu nhập cao hơn. Việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao vừa tạo ra lượng hàng hoá tinh chế và tái chế làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa tạo cho người lao động làm quen với tác phong công nghiệp và giải quyết việc làm thường xuyên cho người lao động. Đặc biệt là việc xuất khẩu lao động đã và đang mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp phần tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động.
*Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và khả năng hội nhập của quốc gia vào thị trường quốc tế. Xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế…, tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tác động trở lại, làm cho hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ, góp phần tăng trưởng GDP.
2. Vai trò của hàng dệt may trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá.
Trong những năm qua, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam được đánh giá là sôi động và mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như lợi ích cho xã hội. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động thì ngành dệt may còn thu về cho đất nước nguồn ngoại tệ không nhỏ, đưa hàng dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, chiến lược phát triển cho ngành dệt may cũng phải dựa trên tiềm năng, thế mạnh cũng như lợi thế khác biệt của ngành để làm sao giá trị xuất khẩu của mặt hàng này không ngừng tăng cao, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, khẳng định thương hiệu dệt may của Việt Nam.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu.
1. Các yếu tố pháp lý
Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu. Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất đối với hoạt động xuất nhập khẩu thông qua các vụ chuyên môn. Bộ Thương mại có trách nhiệm nghiên cứu chiến lược Thương mại quốc tế, nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, đề xuất chính sách với từng thị trường nước ngoài, cùng các bộ, ngành hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng mặt hàng xuất khẩu, ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản nhằm hoàn chỉnh hệ thống chính sách luật pháp thương mại quốc tế. Đồng thời Bộ có trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chính sách luật pháp trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đối với một số mặt hàng quan trọng hoặc có kim ngạch lớn, Bộ Thương mại quy định mức giá hoặc phương pháp định giá tối thiểu đối với hàng xuất khẩu, giá tối đa đối với hàng nhập khẩu sau khi đã thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các bộ, ngành có liên quan. Việc quản lý xuất nhập khẩu được thựch iện bằng cơ chế giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu và bằng các quy chế quản lý ngoại tệ.
2. Các yếu tố kinh tế
Trong một nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn là phổ biến, để tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu, chúng ta không thể trông chờ vào việckhai thác tài nguyên thiên nhiên, cũng không chỉ dựa và việc thu mua những sản phẩm thừa nhưng rất bấp bênh của nền sản xuất nhỏ, phân tán mà phải xây dựng nhiều các cơ sở sản xuất mới để tạo ra nguồn hàng xuất khẩu dồi dào, tập trung, có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó, đầu tư vốn là biện pháp cần được ưu tiên để gia tăng xuất khẩu. Nhưng đầu tư phải đi liền với coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay gồm: Vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nguồn vốn đầu tư nước ngoài quan trọng nhưng để phát triển bền vững cần coi nguồn vốn đầu tư trong nước là chủ yếu. Để khuyến khích bỏ vốn đầu tư làm ra hàng xuất khẩu, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho lĩnh vực này như: Cho phép vay vốn với lãi suất ưu đãi, giảm hoặc miễn nộp thuế lợi tức một số năm đối với những sản phẩm làm ra trong những năm đầu chưa có lãi hoặc lãi suất thấp, áp dụng chính sách trọ cấp có điều kiện…
3. Các yếu tố văn hoá - xã hội
Yếu tố văn hoá - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến việc định hướng hoạt động xuất nhập khẩu. Yếu tố văn hoá kết tinh vào trong từng sản phẩm, tạo ra giá trị cao cho hàng hoá và đó cũng chính là lợi thế cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sự ổn định về chính trị, xã hội sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư lớn và kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Tăng hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ, tạo ra nhiều chỗ làm cho người lao động, tăng tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân.
IIi. Một số kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá
* Kinh nghiệm của Singapore:
Singapore là một nước trong khối ASEAN đi đầu trong việc áp dụng chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn, chuyển từ nền kinh tế hướng nội sang nền kinh tế hướng ngoại. Chính phủ sớm phát triển thương mại mà mục tiêu là nhằm vào thị trường trong nước với mô hình công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu.
Để xây dựng được mô hình này, Singapore đã có những chính sách phát triển một số ngành công nghiệp chủ chốt nhằm thay thế dần các sản phẩm hàng hoá nhập khẩu. Nhà nước có chế độ bảo hộ như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp tín dụng. Những chế độ này được thực hiện nhằm bảo vệ những ngành công nghiệp non trẻ trước sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài.
Về ngoại thương, Singapore đã chủ trương cân bằng xuất nhập khẩu, chỉ xuất khẩu những mặt hàng có khả năng sản xuất trong nước đã vượt qúa nhu cầu tiêu dùng.
Bản chất của chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu mà Chính phủ Singapore áp dụng là căn cứ vào nhu cầu thị trường thế giới và lợi thế so sánh của từng nước để điều chỉnh cơ cấu công nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả. Từ chỗ xuất khẩu các mặt hàng sơ cấp là chủ yếu, bao gồm các nguyên liệu thô, Singapore đã chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ cần nhiều lao động như hàng dệt may, giày dép, chế biến nông sản… Dần dần, Siângpore là một trong những nước trong khu vực đi đầu trong xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật cao như bán dẫn, điện tử cao cấp, công nghệ thông tin…
Để thực hiện thành công chiến lược hướng ra xuất khẩu, Chính phủ Singapore đã có chế độ trợ cấp đối với các nhà sản xuất xuất khẩu như: Nhà nước xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan, áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, giảm bớt tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước nằhm nâng cao hiệu quả và giảm bớt gánh nặng chi tiêu ngân sách. Nhờ có những chính sách linh hoạt và những ưu đãi cho xuất khẩu nên Singapore đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế như: tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định; cơ cấu kinh tế chuyển dịch linh hoạt, giá trị xuất khẩu trong GDP không ngừng tăng lên và đưa Singapore là một trong những nước xuất khẩu lớn trên thế giới.
* Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc được biết đến là một đất nước đông dân, đất đai rộng lớn và là một thị trường lớn của thế giới. Trước những năm 60, hàng hoá của Trung Quốc cũng chỉ được sản xuất để phục vụ cho tiêu dùng trong nước là chính, nên ngoại thương hầu như không được chú trọng và phát triển đúng mức. Sau khi có chính sách cải cách mở cửa, Trung Quốc đã dành cho hoạt động xuất khẩu những chính sách ưu đãi hợp lý, quy hoạch các vùng sản xuất tập trung và giao quyền tự chủ cao cho các địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng sản xuất hàng xuất khẩu nhất là các vùng giáp biên để hàng hoá của Trung Quốc dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài. Nhà nước khuyến khích việc đầu tư và cải tiến công nghệ mới, khen thưởng thích đáng cho những phát minh khoa học mới làm lợi cho đất nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc đã biết tận dụng lực lượng đông đảo Hoa kiều làm ăn trên khắp thế giới, coi họ là bộ phận không thể tách rời của đất nước Trung Hoa. Lực lượng Hoa kiều này sẽ là đầu mối quan trọng để hàng hoá Trung Quốc phát triển ở thị trường nước ngoài. Trung Quốc kêu gọi sự đầu tư và cống hiến chất xám của người Hoa cho đất nước.
Chính sự linh hoạt trong chính sách kinh tế, sự ổn định về chính trị đã đưa đất nước Trung Quốc đang ngày càng phát triển trên thế giới.
Chương II. thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của việt nam.
Khái quát hoạt động xuất khẩu hiện nay.
1.1/ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Các mặt hàng hiện đang dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu là dệt may, giày - dép, thuỷ - hải sản, thủ công mỹ nghệ, điện - điện tử. Và gần đây là mặt hàng đồ gỗ đã được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu với số lượng lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, có những lúc cao hơn các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Đại đa số các mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu được thiết kế theo phong cách giả cổ và được khách hàng rất ưa chuộng. Từ năm 1998, một số mặt hàng mới trong lĩnh vực cơ - kim khí và công nghệ phần mềm cũng đang dần hình thành và phát triển, xu hướng trong một vài năm tới có thể xuất khẩu với quy mô nhất định loại hàng hoá có hàm lượng công nghệ và chất xám cao này.
Bên cạnh các mặt hàng chủ yếu được gia công cho các bạn hàng truyền thống từ trước đến nay thì cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cũng được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, nhất là trong lĩnh vực thuỷ sản xuất khẩu. Tỷ trọng kim ngạch hàng nông – lâm – thuỷ hải sản giảm từ 23,6% năm 1995 xuống còn 14% năm 2002, nhóm hàng công nghệ phẩm tăng tương ứng từ 47,4% lên 70%.
1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.
Đến nay, hàng Việt Nam đã vượt qua được sự khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 do Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, về cơ bản thực hiện được chủ trương đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới. Tính đến năm 2002, thị trường xuất khẩu đã được mở rộng tới gần 100 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể kể một số thị trường tiêu biểu như:
* Thị trường Trung Đông: Irắc là thị trường chính trong khu vực này, chiếm 95,2% kim ngạch xuất khẩu. Sự tăng trưởng xuất khẩu vượt bậc vào Irắc năm 2002 chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng khu vực thị trường Trung Đông vượt EU và ASEAN. Tuy vậy, tính chất thị trường không ổn định, kim ngạch xuất khẩu tăng giảm thất thường. Đặc biệt chiến tranh Irắc trong thời gian qua đã làm giảm đáng kể thị phần của hàng hoá Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là nông sản, đồ điện…
* Thị trường ASEAN: Đây là thị trường có quan hệ gần gũi và lâu năm, có vị trí địa lý gần với Việt nam, do đó hàng hoá xuất khẩu sang thị trường này có nhiều thuận lợi như chi phí vận chuyển thấp, ít bị rủi ro... Việt Nam đã chính thức gia nhập khối Asean vào ngày 24/07/1995 và tham gia hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT), mặt khác, đây là một thị trường phi thuế quan rộng lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội cạnh tranh cho hàng hoá của Việt Nam. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giảm sút, ASEAN đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn và đầy tiềm năng. Năm 2002, thị trường này đứng ở vị trí thứ hai, chiếm 11,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, với các mặt hàng nông sản, điện - điện tử, khoáng sản, dệt may, dược liệu…
* Thị trường EU: Thị trường các nước thuộc liên minh Châu Âu vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2001 trở về trước, EU là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Tuy nhiên, với sự gia tăng tỷ trọng nhanh chóng của thị trường Trung Đông, năm 2002, EU rơi xuống vị trí thứ ba, chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dệt may, giày dép, điện - điện tử, nông - lâm - thuỷ sản…
* Thị trường Hoa Kỳ: Chính Phủ ta đã ký kết hiệp định Thương mại song phương để qua đó được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và quy chế ưu đãi chung (GSP). Điều này sẽ giúp cho hàng hoá của Việt Nam có thêm lợi thế để cạnh tranh bình đẳng hơn. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã có sự tăng trưởng vượt bậc, nhất là năm 2002- 2003, chiếm 8,9% kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường này là hàng dệt may, nông hải sản… Tuy nhiên, do năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế nên phần lớn đơn hàng xuất khẩu của chúng ta vẫn là gia công cho các tập đoàn của nước này.
* Thị trường Nhật Bản: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam sang thị trường này đã có sự suy giảm nhanh chóng trong giai đoạn 1996 – 2002. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này là dệt may, nông hải sản, điện - điện tử (trong đó dây và cáp điện chiếm tới 80%).
1.3. Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu.
Sau khi Nghị định 57/CP của Chính phủ có hiệu lực, mọi doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp chỉ cần làm thủ tục hải quan, không cần xin giấy phép, nhờ đó số doanh nghiệp đăng ký xuất nhập khẩu đã tăng nhanh chóng. Cơ cấu chủ thể tham gia hoạt động xuất khẩu cũng được thay đổi, các doanh nghiệp Nhà nước không còn nắm độc quyền mà còn có những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác tham gia xuất khẩu. Đặc biệt là sự lớn mạnh nhanh chóng và sự tăng trưởng vượt bậc tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã làm sôi động khu vực xuất nhập khẩu hơn bao giờ hết, đồng thời góp phần đẩy nhanh sự tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may hiện nay.
Cũng như nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành dệt may đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không quá lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động, có điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, dệt may hiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng cao.
2.1/ Kim ngạch xuất khẩu
Dệt may là mặt hàng đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, với tốc độ tăng nhanh từ 850 triệu USD (năm 1995) lên hơn 3,5 tỷ USD (năm 2003). Có sự tăng trưởng nhanh qua các năm là nhờ chính sách ngoại giao năng động của Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam ký Hiệp định thương mại với EU năm 1992 và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ năm 2000.
Theo số liệu thống kê từ Bộ Thương mại cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2003 có sự khởi sắc và vượt so với năm 2002. Năm 2003 đạt 3.543 triệu USD, vượt 843,5 triệu USD so với năm 2002. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong các tháng cuối năm, đặc biệt là trong tháng 10/2003 cả nước chỉ đạt khoảng 230 triệu USD, giảm 12,21% so với tháng trước và giảm 15,13% so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh với mức giảm lần lượt 28,06 và 34,07% so với cùng kỳ năm 2002. Ngoài ra, xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Canada cũng có xu hướng giảm.
Về mặt hàng xuất khẩu: Từ tháng 10 đến hết năm 2003, hầu hết các mặt hàng chủ lực của ngành dệt may đều giảm khá mạnh so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó, xuất khẩu áo jacket đạt kim ngạch cao nhất, trên 37 triệu USD, giảm gần 29% so với tháng trước và giảm 4,24% so với cùng kỳ 2002; tiếp đến là áo thun, đạt gần 24 triệu USD, giảm lần lượt là 28,3% và 31%; quần đạt trên 21 triệu USD, giảm trên 27,2% và 37%. Duy chỉ có xuất khẩu áo sơ mi, đồ lót, áo kimônô, áo đầm, khăn bông, Caravat, quần áo tắm, quần áo bơi… đều tăng cả so tháng trước và so cùng kỳ 2002. Một số mặt hàng như sợi, vải mặc dù có giảm so với tháng trước nhưng vẫn tăng so với cùng kỳ 2002.
Nhìn chung các tháng cuối năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ 2002, điểm đánh dấu sự suy giảm đó là tháng 10/2003. Xét về thành tích của từng đơn vị xuất khẩu trong tháng 10 này thì có 46 đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD, đứng đầu là Công ty May Việt Tiến (6.632.283 USD), Công ty TNHH sợi Tainan (5.780.604 USD)…; 70 đơn vị đạt kim ngạch xuất khẩu từ 500 ngàn đến 1 triệu USD.
2.2/ Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam là EU, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và mới đây là thị trường Mỹ, cụ thể như sau:
* Thị trường Mỹ:
Từ năm 2000 trở về trước, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này rất thấp, chỉ chiếm 0,2% kim ngạch xuất khẩu dệt may. Sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực, hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường này tăng vượt bậc. Hiện nay thị trường Mỹ đang là thị trường hấp dẫn đi với các nhà sản xuất hàng dệt may của nước ta. Năm 2003, Mỹ đã điều chỉnh tăng hạn ngạch cho hàng dệt may Việt Nam đối với Cat.338/339 thêm 103.083 tá. Tuy nhiên vào các tháng cuối năm từ tháng 10/2003 hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 68,8 triệu USD, giảm 20% so với tháng trước.
Nhìn chung cho thấy thị trường Mỹ tuy là thị trường “nóng” đối với các hàng hoá của Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng nhưng đây cũng là một thị trường tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, nhất là sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ được thể hiện qua hàng rào thuế quan, phi thuế quan… Theo dự báo từ Bộ Thương mại, đơn giá hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2004 sẽ được cải thiện hơn so với năm 2003 do xuất khẩu sang Mỹ sẽ không còn tình trạng xuất tràn lan để lấy thành tích. Các doanh nghiệp sẽ lựa chọ những đơn hàng đem lại giá trị gia tăng cao hơn.
* Thị trường EU:
Trong thời kỳ 1996 - 2001, EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam, thường chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 495,32 triệu USD, giảm 27,91 triệu USD. Đặc biệt là tháng 10/2003, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 38,3 triệu USD, chỉ hơn một nửa so với thị trường Mỹ, giảm 14,89% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 40,81% so với cùng kỳ 2002. Đáng chú ý, xuất khẩu khá nhiều Cat. đạt cao hơn so với lượng xuất khẩu trung bình 9 tháng đầu năm 2003. Điều này là nhờ Bộ Thương mại đã quyết định cho phép cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) tự động sang EU trong những tháng còn lại của năm 2003. Tính chung cho 10 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của ta sang EU đạt gần 433 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ 2003. Mặc dù xuất khẩu trong tháng 10/2003 có tăng so với cùng kỳ 2002, nhưng việc thực hiện hầu hết các Cat. vốn được coi là “nóng” vẫn thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ 2002 và đặc biệt so với tổng hạn ngạch của cả năm.
* Thị trường Nhật Bản
Đây cũng là thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, 2 - 3 năm trở lại đây, sự giảm sút kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản rất đáng lo ngại, và cạnh tranh trên thị trường này ngày càng khốc liệt. Hiện xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này đang vẫn còn khó khăn do hàng dệt may của ta tại thị trường này tiếp tục bị hàng Trung Quốc cạnh tranh gay gắt mặc dù kinh tế Nhật Bản gần đây đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét.
* Thị trường SNG và Đông Âu và các thị trường khác:
Trong những năm gần đây, các nước SNG và Đông Âu bắt đầu lấy lại vị thế của thị trường truyền thống đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nga, Cộng ho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 115.doc