Đề án Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước

Trong nền kinh tế nước ta, vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước mà lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước được coi là chủ đạo. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: " . thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, kinh tế Nhà nước phải phát huy vai trò chủ đạo, nắm vững những vị trí then chốt trong nền kinh tế, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế".

Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão, khoa học, công nghệ đã trở thàh lực lượng sản xuất trực tiếp, để tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò đầu tàu của mình, các doanh nghiệp Nhà nước cần phải có năng lực thiết bị, công nghệ tương xứng. Nhưng có một thực tế không mấy khả quan hiện nay là trình độ công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Nhà nước còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta từng bước hội nhập kinh tế thông qua việc gia nhập các tổ chức thương mại của khu vực và thế giới, kí kết hiệp định thương mại với Mỹ. hàng hoá của ta phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thực tế đó cho thấy việc đầu tư đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là rất cấp bách.

Trên cơ sở những tìm tòi và nghiên cứu về vấn đế này em đã thực hiện đề tài:" Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước" với mục đích tìm hiểu thực trạng công nghệ và tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua , từ đó đề xuất một và ý kiến về vấn đề này.

Nội dung cơ bản của đề án này gồm 3 chương :

Chương I. Lí luận chung về đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước và vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ.

Chương II.Tình hình công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước.

Chương III.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước.

 

doc38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu Trong nền kinh tế nước ta, vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước mà lực lượng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước được coi là chủ đạo. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: " ... thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần trở thành nền tảng của nền kinh tế, kinh tế Nhà nước phải phát huy vai trò chủ đạo, nắm vững những vị trí then chốt trong nền kinh tế, là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là một công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế". Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão, khoa học, công nghệ đã trở thàh lực lượng sản xuất trực tiếp, để tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò đầu tàu của mình, các doanh nghiệp Nhà nước cần phải có năng lực thiết bị, công nghệ tương xứng. Nhưng có một thực tế không mấy khả quan hiện nay là trình độ công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Nhà nước còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta từng bước hội nhập kinh tế thông qua việc gia nhập các tổ chức thương mại của khu vực và thế giới, kí kết hiệp định thương mại với Mỹ... hàng hoá của ta phải đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế... Thực tế đó cho thấy việc đầu tư đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là rất cấp bách. Trên cơ sở những tìm tòi và nghiên cứu về vấn đế này em đã thực hiện đề tài:" Đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước" với mục đích tìm hiểu thực trạng công nghệ và tình hình đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua , từ đó đề xuất một và ý kiến về vấn đề này. Nội dung cơ bản của đề án này gồm 3 chương : Chương I. Lí luận chung về đầu tư, doanh nghiệp Nhà nước và vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ. Chương II.Tình hình công nghệ và đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Chương III.Một số giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp Nhà nước. Chương I: Lí luận chung về đầu tư phát triển, doanh nghiệp nhà nước và vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ I. Khái niệm đầu tư phát triển. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, chúng ta có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Theo nghĩa rộng, đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để thu được những kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được những kết quả đó. Như vậy, mục đích của việc đầu tư là thu được kết quả lớn hơn những gì đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ nền kinh tế, người ta không xem những hoạt động như gửi tiền tiết kiệm là hoạt động đầu tư vì nó không làm tăng của cải cho nền kinh tế mặc dù người gửi vẫn có khoản thu lớn hơn so với số tiền gửi. Ta có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: “Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội". Trên giác độ nền kinh tế, đầu tư tác động đến tổng cung và tổng cầu, sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường khả năng khoa học, công nghệ của nền kinh tế. Xét trên giác độ doanh nghiệp, đầu tư quyết định sự ra đời, hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư phát triển tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện giảm giá thành, tăng lợi nhuận, đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp tập chủ yếu vào 4 nội dung sau: Đầu tư vào máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ. Đầu tư vào hàng tồn trữ. Đầu tư vào nguồn nhân lực. Đầu tư vào tài sản vô hình. II. Khái niệm về doanh nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước. 1. Doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh, thực hiện các chức năng sản xuất, mua bán hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người và xã hội, tìm kiếm lợi nhuận thông qua các hoạt động hữu ích đó. Theo điều 3, Luật Doanh nghiệp do Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Theo khái niệm này, trừ loại hình kinh doanh cá thể, các tổ chức kinh tế đảm bảo các điều kiện về tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch và có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh đều được gọi là doanh nghiệp. 2. Phân loại doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại doanh nghiệp, nhưng cách phân loại thường được sử dụng nhiều nhất và có vai trò quan trọng nhất trong việc nghiên cứu cũng như quản lí hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế là cách phân loại dựa trên hình thức sở hữu. Theo đó, doanh nghiệp được phân thành các nhóm sau -Doanh nghiệp Nhà nước. - Doanh nghiệp tư nhân. - Doanh nghiệp công ty. - Doanh nghiệp hợp tác xã. - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 3. Doanh nghiệp Nhà nước(DNNN). Thông thường, doanh nhân là những người sở hữu doanh nghiệp đồng thời là người trực tiếp quản lí, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ bỏ tiền ra kinh doanh, thu lợi nhuận và chịu trách nhiệm về các hoạt động đó, trách nhiệm và quyền lợi của họ thống nhất với nhau. Tuy nhiên, DNNN là một loại hình đặc biệt, nơi có sự tách biệt giữa chủ sở hữu và chủ thể quản lí. Điều này qui định những tính chất khác biệt trong hoạt động của DNNN so với các loại hình doanh nghiệp khác. Điều 1, Luật Doanh nghiệp Nhà nước qui định: “Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lí, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao cho”. Nhà nước đầu tư vốn để thành lập DNNN nên tài sản trong DNNN thuộc sở hữu của Nhà nước, doanh nghiệp quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước theo qui định của chủ sở hữu là Nhà nước. Để đảm bảo cho DNNN hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách cho hoạt động của DNNN và cử người quản lí, điều hành doanh nghiệp. 4. Tính chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước ttong nền kinh tế nước ta. Doanh nghiệp Nhà nước là sản phẩm của sự phát triển và xã hội hoá nền sản xuất. Tại hầu hết các nước trên thế giới đều tồn tại loại hình DNNN nhưng vai trò, vị trí, tỷ trọng đóng góp của nó trong nền kinh tế tuỳ thuộc vào quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia ở từng giai đoạn phát triển. Tại các nước tư bản phát triển, vai trò cũng như tỷ trọng đóng góp của các DNNN trong GDP thường không cao, thậm chí là rất thấp. Ví dụ: đóng góp của DNNN vào GDP ở Mĩ là 2%, ở Đức khoảng 10%, ở Malaisia là 24%, còn ở Việt Nam, tỉ lệ này vào khoảng trên 40%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do quan điểm về vai trò, vị trí cũng như mục tiêu hoạt động của các doanh nghiêp Nhà nước ở nước ta so với các nước tư bản chủ nghĩa là không giống nhau. Tại các nước tư bản chủ nghĩa, DNNN có thể là một doanh nghiệp không thuộc sở hữu của Nhà nước mà chỉ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ kinh tế, xã hội do Nhà nước giao cho, các công ty này còn được gọi là các công ty công cộng(public company), phần lớn các công ty này là hoạt động công ích. Còn ở Việt Nam, ngoài nhiệm vụ hoạt động công ích, các DNNN còn thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, được Nhà nước tài trợ vốn, thành lập và tổ chức quản lí hoạt động. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, thành phần kinh tế Nhà nước mà lực lượng nòng cốt là các DNNN phải giữ vai trò chủ đạo. Tính chủ đạo của các DNNN không nhất thiết chỉ thể hiện ở số lượng và tỷ trọng của nó trong nền kinh tế mà còn thể hiện ở chức năng, vị trí cũng như hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này. Doanh nghiệp nhà nước có chức năng điều tiết và định hướng, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Trong những trường hợp bất ổn xảy ra, DNNN dùng lực lượng vật chất của mình để kìm giá, chống đầu cơ, tăng giá. Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm cung cấp những hàng hoá thiết yếu phục vụ nền kinh tế, những mặt hàng mà các doanh nghiệp tư nhân vì lợi nhuận thấp mà không sản xuất. Chức năng định hướng của DNNN thể hiện ở chỗ DNNN phải đi tiên phong trong các lĩnh vực chiến lược theo đường lối phát triển chung, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển. Ngoài chức năng định hướng và điều tiết, DNNN còn có chức năng hỗ trợ và phục vụ. Sự khác biệt của DNNN là sự phát triển của DNNN không chỉ đơn thuần vì bản thân nó mà quan trọng hơn là tạo điều kiện cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, các DNNN đóng một vai trò hết sức quan trọng vì đây là lực lượng vật chất cơ bản giúp Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đối với nước ta, vai trò của hệ thống DNNN được đặc biệt coi trọng bởi lẽ thành phần kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện được vai trò kinh tế, chính trị của mình, DNNN ttước hết phải là lực lượng vật chất đủ mạnh. Vì vậy, mục tiêu cơ bản nhất của phần lớn các DNNN hiện nay vẫn là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh cũng như vươn lên đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các DNNN phải được tổ chức và cơ cấu hợp lí, đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ cao... và một điều quan trọng là phải có hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại. Tình hình thực tế cho thấy, hiện nay, năng lực thiết bị công nghệ của nền kinh tế nước ta nói chung và của các DNNN còn rất hạn chế. Do đó, vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ ở các DNNN hiện nay là rất cấp thiết. III. Công nghệ và vấn đề đầu tư đổi mới công nghệ. 1. Khái niệm về công nghệ. Đứng trên các góc độ khác nhau, người ta có thể định nghĩa công nghệ theo nhiều cách khác nhau. Uỷ ban kinh tế xã hội châu á- Thái bình dương(ESCAP) đưa ra định nghĩa: “Công nghệ là việc áp dụng khoa học vào thực tiễn bằng cách sử dụng những những nghiên cứu và xử lí nó một cách có hệ thống và có phương pháp. Công nghệ là hệ thống kiến thức về qui trình và kĩ thuật chế biến vật chất và thông tin”. Mở rộng nội dung của định nghĩa này, có thể quan niệm công nghệ bao gồm tất cả các kĩ năng, kiến thức, thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo hoặc dịch vụ công nghiệp, dịch vụ quản lí. Định nghĩa này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trong quan niệm về công nghệ. Ngày nay, vượt khỏi khuôn khổ chật hẹp trước kia, khi mà người ta coi công nghệ luôn phải gắn với quá trình sản xuất trực tiếp. Bằng cách nhìn tổng quan và khái quát, ESCAPE đã mở rộng khái niệm và những ứng dụng công nghệ ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lí. 2. Các bộ phận cấu thành của công nghệ. Theo quan niệm hiện đại, công nghệ bao gồm 2 phần: phần cứng và phần mềm. Phần cứng: Bao gồm : máy móc, thiết bị, dụng cụ, kết cấu xây dựng, nhà xưởng... Phần cứng giúp tăng năng lực cơ bắp(máy móc, thiết bị), tăng trí lực của con người(máy tính). Thiếu máy móc, thiết bị thì không thể có công nghệ, nhưng công nghệ không chỉ bao gồm máy móc thiết bị . Phần mềm: bao gồm - Phần con người: là đội ngũ nhân lực có sức khoẻ, có kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm sản xuất, làm việc có trách nhiệm và năng suất cao. Một trang thiết bị hoàn hảo nhưng nếu thiếu con người có trình độ chuyên môn tốt và có kỉ luật lao động cao thì cũng không có hiệu quả. - Phần thông tin: bao gồm các dữ liệu, thuyết minh, dự án, mô tả sáng chế, chỉ dẫn kĩ thuật, các thông tin điều hành kĩ thuật, điều hành sản xuất... Phần thông tin rất quan trọng, nó được tiến hành tìm hiểu trong một thời gian dài và hoàn thiện trước khi kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. - Phần tổ chức: bao gồm những liên hệ, bố trí, sắp xếp, đào tạo đội ngũ... cho các hoạt động như phân chia nguồn lực, tạo mạng lưới, lập kế hoạch, kiểm tra, điều hành. Mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành công nghệ được biểu diễn qua sơ đồ sau: Tổ chức Con người Thông tin Trang thiết bị 3. Đầu tư đổi mới công nghệ. Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể(cốt lõi, cơ bản ) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác. Đổi mới công nghệ là nhân tố đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ là một hình thức của đầu tư phát triển nhưng có nội dung đi sâu vào mặt “chất” của đầu tư. Mục tiêu của đầu tư đổi mới công nghệ cũng như của đầu tư phát triển đều là tăng năng lực sản xuất kinh doanh, tạo thêm những tài sản mới và công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, mục tiêu cụ thể của đầu tư đổi mới công nghệ chính là tập trung vào việc tạo ra các yêú tố mới của công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Đầu tư phát triển bao gồm cả việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, còn đầu tư đổi mới công nghệ chủ yếu nhằm tăng năng suất lao động, cải tiến, thay đổi và phát triển các loại hàng hoá, dịch vụ mới có chất lượng cao hơn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường được tốt hơn. Đầu tư đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp được thực hiện nhờ các nguồn sau đây: - Cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống hiện có. - Tự nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới. - Nhập công nghệ tiên tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị và chuyển giao công nghệ. Như vậy, đổi mới công nghệ chính là một hình thức của đầu tư phát triển nhằm hiện đại hoá dây chuyền công nghệ và trang thiết bị cũng như trình độ nguồn nhân lực, tăng năng lực sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh thông qua cải tiến, đổi mới sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Tuỳ theo trình độ phát triển của mỗi doanh nghiệp, đổi mới công nghệ được thực hiện từng phần hoặc kết hợp theo 7 giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Nhập công nghệ để thoả mãn nhu cầu tối thiểu. Giai đoạn 2: Tổ chức cơ sở hạ tầng kinh tế ở mức tối thiểu để tiếp thu công nghệ nhập. Giai đoạn 3: Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài thông qua lắp ráp(SKD,CKD và IKD). Giai đoạn 4: Phát triển công nghệ nhờ lisence. Giai đoạn 5: Đổi mới công nghệ nhờ nghiên cứu và triển khai. Giai đoạn 6: Xây dựng tiềm lực công nghệ để xuất khẩu công nghệ dựa trên cơ sở nghiên cứu và triển khai. Giai đoạn 7: Liên tục đổi mới công nghệ dựa trên đầu tư nghiên cứu cơ bản. Một công nghệ nào cũng chỉ phát triển trong một giai đoạn nhất định theo chu kì: xuất hiện _ tăng trưởng _ trưởng thành _ bão hoà. Chu kì ấy gọi là “vòng đời công nghệ”. Đầu tư đổi mới công nghệ cũng phải căn cứ vào “vòng đời” này để quyết định thời điểm đầu tư thích hợp nhất nhằm đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư. Các giai đoạn đầu tư theo “ vòng đời công nghệ” được thể hiện ở đồ thị sau: Bão hoà Nhu cầu công nghệ mới Trưởng thành Chu kì đầu tư đổi mới công nghệ. Hoàn thiện đầu tư Tăng trưởng JPhát triển đầu tư Khởi động Lựa chọn đầu tư 4. Lựa chọn công nghệ để đổi mới. Có 4 yếu tố để lựa chọn khi tiếp nhận công nghệ mới, đó là vốn, lao động, hàm lượng nguyên liệu và hàm lượng tri thức Các nước đang phát triển, với tiềm lực kinh tế và năng lực công nghệ còn hạn chế, thường chú trọng đến yếu tố vốn và lao động khi đổi mới công nghệ. Trong hình dưới đây là hàm sản xuất với hai yếu tố vốn và lao động. Để sản xuất một lượng sản phẩm nhất định, với một lượng lao động nhất định , có nhiều công nghệ khác nhau ứng với các điểm trên đường đẳng lượng. Nhằm đạt được số lượng sản phẩm nhất định với chi phí tối ưu, người ta xác định đường đẳng phí thể hiện sự phối hợp giữa trình độ lao động và vốn. Nếu chọn công nghệ A, cần lượng vốn OV1 và số lao động là OL1 . Khi chọn công nghệ B sẽ cần lượng vốn OV2 và số lao động là OL2 . V V2 B V1 A L L1 L2 O Tất cả các nước phát triển khi lựa chọn công nghệ để đổi mới, người ta chú trọng tới yếu tố hiện đại và chất xám của công nghệ. Theo dõi lịch sử phát triển của công nghệ, người ta thấy có sự dịch chuyển các yếu tố lựa chọn trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi nước. Có thể nhận thấy điều này qua sự phát triển công nghệ ở Nhật Bản trong 25 năm qua. Vào những năm 50 của thế kỉ này, nước Nhật chú trọng đến các công nghệ cần nhiều lao động để giải quyết việc làm và phát triển các công nghệ thiết yếu. Những năm 70, họ chú trọng vào các công nghệ ít lao động nhưng có hàm lượng thiết bị cao. Và đến những năm 80, Nhật Bản đã tập trung vào những công nghệ có hàm lượng chất xám cao. 1985 1974 Thiết bị Nguyên liệu Lao động Hàm lượng tri thức 1959 5.Đổi mới công nghệ và hiệu quả Cuộc cách mạng khoa học- công nghệ phát triển như vũ bão trên toàn thế giới ngày càng khẳng định khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Hàm sản xuất Cobb- Douglas biểu diễn tác động của công nghệ đối với kết quả của hoạt động sản xuất như sau: Y=T.La .Kb .Rg Trong đó: Y là kết quả đầu ra của hoạt động kinh tế. T: Yếu tố đầu vào là công nghệ. L: lao động. K: vốn sản xuất. R: tài nguyên thiên nhiên. a, b, g : Tỉ lệ đóng góp của các yếu tố đầu vào. Hàm sản xuất này cho thấy công nghệ là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Trong đó phân biệt rõ hai loại yếu tố tác động đến khối lượng sản phẩm đầu ra của hoạt động kinh tế. Thứ nhất, những yếu tố tác động trực tiếp bao gồm: lao động, vốn và tài nguyên. Thứ hai, là yếu tố góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng của các yếu tố trên, đó là công nghệ. Mỗi công nghệ ở một thời điểm nhất định lập nên một giới hạn về bao nhiêu sản phẩm có thể sản xuất được với một lượng đầu vào đã cho. Với một trình độ công nghệ nhất định có một loạt các phương pháp( các công nghệ) có thể sử dụng để sản xuất ra một loại hàng hoá hay dịch vụ. Cho một lượng đầu vào xác định có thể biết được lượng đầu ra cực đại thông qua hàm sản xuất: Q = f(K, L, a, b...) Trong đó: Q: lượng đầu ra . K: lượng đầu vào là vốn; a: hệ số thu hồi vốn. L: lượng đầu vào là lao động; b: hiệu suất lao động. Đổi mới công nghệ là áp dụng những tiến bộ về công nghệ. Tiến bộ đó dưới dạng kĩ thuật mới về sản xuất hay phương pháp mới về quản lí, tổ chức hay marketing mà nhờ đó sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và do đó có thể hạ giá thành sản phẩm. Với một lượng đầu vào vốn và lao động(giả thiết các đầu vào giữ nguyên không đổi), đổi mới công nghệ cũ bằng một công nghệ có trình độ cao hơn sẽ làm đường đẳng lượng 1- 1’ dịch chuyển về phía gốc tọa độ, đường 2- 2’. Hiệu quả của đầu tư đổi mới công nghệ 2’ 2 1’ 1 A A’ Đổi mới công nghệ còn thể hiện ở chỗ đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã, làm cho các chủng loại sản phẩm trở nên phong phú, đa dạng hơn. Đổi mới công nghệ chính là con đường tốt nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc cải tiến sản phẩm cả về chất lượng và giá thành. Do đó, đổi mới công nghệ tác động trực tiếp đến hiệu quả của đầu tư phát triển, là một trong những tiền đề cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, hiệu quả của đầu tư phát triển cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư có hiệu quả sẽ tạo ra tiềm lực mới cho đổi mới công nghệ. Tiềm lực cho đổi mới công nghệ ở đây có thể diễn giải như sau: thứ nhất là nguồn vốn cho đầu tư đổi mới công nghệ bao gồm đầu tư mua công nghệ hoặc đầu tư phát triển công nghệ; thứ hai là năng lực công nghệ của doanh nghiệp nói riêng và năng lực công nghệ của nghành, của đất nước nói chung. Năng lực công nghệ lại phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia và trình độ phát triển khoa học , công nghệ của từng nghành, từng doanh nghiệp. Cụ thể hơn, các hoạt động nghiên cứu, triển khai, nguồn nhân lực về khoa học, công nghệ sẽ quyết định năng lực công nghệ của một nghành và rộng hơn là của một quốc gia nào đó. Đây cũng là một điểm khác biệt cơ bản giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, đầu tư và gắn liền với nó là hiệu quả đầu tư chính là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng khoa học, công nghệ. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ mới và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là phương án không khả thi. Nói một cách chính xác, đổi mới công nghệ phải đi đôi với việc nâng cao hiệu quả đầu tư nhằm mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 6.Những yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới công nghệ. 6.1. Đổi mới công nghệ phải tạo ra sự chuyển biến về chất trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Xét về quá trình sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ cần đạt được yêu cầu: tăng cường cơ khí hoá, tự động hoá, tin học hoá một phần hay toàn bộ qui trình sản xuẩt, từng bước sử dụng máy móc thay thế con người ở những công việc nặng nhọc, nguy hiểm và theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động giản đơn, tăng tỉ trọng lao động phức tạp, lao động mang nhiều yếu tố chất xám; cải tiến và tối ưu hoá hệ thống tổ chức và công nghệ trong khu vực sản xuất kinh doanh cũng như trong khu vực quản lí...nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Xét về sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ phải cho kết quả là hàm lượng công nghệ trong gía trị gia tăng của sản phẩm ngày càng chiếm tỷ trọng cao, thể hiện ở chỗ: giá trị mới của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sau đổi mới công nghệ sẽ làm cho hàm lượng các yếu tố đầu vào truyền thống (nguyên vật liệu, nhiên liệu..) giảm đi, hàm lượng công nghệ tăng lên. Đây là một yêu cầu rất quan trọng nhằm mục tiêu tăng năng lực cạnh tranh cũng như khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp. Thí dụ trong các doanh nghiệp cửa các nước phát triển, đầu tư phi vật chất (đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, đào tạo, tin học,viễn thông tiếp thị ...) tăng nhanh và là loại đầu tư cho trí tuệ, hiện đã chiếm tới khoảng 40%vốn cố định. Tại Mỹ đã tổng kết đóng góp cửa yếu tố cơ bản vào tăng thu nhập quốc dân với tỷ lệ: đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đóng góp 71,4%, trong đó áp dụng các sáng chế 37,1%, tăng chất lượng lao động 28,5%, hiệu quả của cải tiến hệ thống tổ chức quản lý 5,8%. Những năm gần đây, chính vì phát triển các nghành sử dụng ít nguyên liệu -nhiên liệu hơn, nên mặc dù giai đoạn từ tháng 2-1999 đến đầu năm 2000 giá dầu thô tăng gấp 3 lần từ trước đến nay từ mức 10USD/thùng tăng đến 30 USD /thùng, giá hàng tiêu dùng thế giới nhìn chung vẫn không tăng vọt do thị trường sản phẩm phụ thuộc vào dầu lửa đã giảm hơn 40% so với 25 năm trước đây. Xét về mặt cơ cấu nguyên liệu - năng lượng truyền thống so với nguyên liệu mới, đổi mới công nghệ phải nhằm tăng dần tỷ lệ sử dụng các công nghệ truyền thống đang dần phải thay đổi mục tiêu của mình do sự giới hạn của nguồn tài nguyên (người ta dự đoán rằng, khoảng năm 2040-2045, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt và chấm dứt nền văn minh công nghiệp dầu mỏ). Thực tể hiện nay cho thấy, cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 3 đang định hình với những đặc trưng mới về chất như: có tính tự động cao, là sự kết hợp giữa công nghệ điện tử, công nghệ tin học, công nghệ có tính tự động hoá cao, công nghệ vũ trụ và đáy đại dương cùng các công nghệ chế biến chiều sâu không có phế liệu, sử dụng nguyên liệu nguyên liệu mới có khả năng tái sinh không gây ô nhiễm môi trường... Đầu tư đổi mới thị trường công nghệ chính là nhằm đấp ứng những yêu cầu đó. Xét về tính chất đổi mới công nghệ phải nhằm mục tiêu làm cho danh mục, chủng loại chất lượng mẫu mã, công dụng và giá cả của sản phẩm đó được đổi mới hoạc cải tiến theo chiều hướng đa dạng hơn, tinh xảo hơn, tiết kiệm năng lượng và rẻ hơn, tiến tới tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới. 6.2. Đổi mới công nghệ phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế và chiến lược công nghệ quốc gia đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển công nghệ trong từng doanh nghiệp một mặt có được những ưa điểm và hỗ trợ nhất định (về vốn, về thông tin ...) của Chính phủ, mặt khắc đảm bảo cho doanh nghiệp có

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc69222.doc
Tài liệu liên quan