Đề án Công nghệ phần mềm

Khoa Tin học kinh tế đang quản lý 10 lớp sinh viên với gần 700 người, các thao tác quản lý thông dụng bao gồm:

1. Nạp hồ sơ gốc của sinh viên khi nhập khoa( với các thông tin: họ tên sinh viên, quê quán, ngày tháng năm sinh )

2. Nạp điểm cho sinh viên sau mỗi kỳ thi.

3. Tính điểm trung bình sau mỗi học kỳ.

4. In ra danh sách những sinh viên được nhận học bổng, danh sách những sinh viên bị lưu ban, danh sách những sinh viên phải ngừng , thôi học.

5. In ra bảng điểm tổng hợp cả 4 năm học cho sinh viên.

6. In ra các giấy chứng nhận để sinh viên đăng ký hộ khẩu, xe máy, làm thẻ thư viện.

 

doc16 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề án Công nghệ phần mềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án: Công nghệ phần mềm Khoa Tin học kinh tế đang quản lý 10 lớp sinh viên với gần 700 người, các thao tác quản lý thông dụng bao gồm: 1. Nạp hồ sơ gốc của sinh viên khi nhập khoa( với các thông tin: họ tên sinh viên, quê quán, ngày tháng năm sinh…) 2. Nạp điểm cho sinh viên sau mỗi kỳ thi. 3. Tính điểm trung bình sau mỗi học kỳ. 4. In ra danh sách những sinh viên được nhận học bổng, danh sách những sinh viên bị lưu ban, danh sách những sinh viên phải ngừng , thôi học. 5. In ra bảng điểm tổng hợp cả 4 năm học cho sinh viên. 6. In ra các giấy chứng nhận để sinh viên đăng ký hộ khẩu, xe máy, làm thẻ thư viện. Hãy xây dựng hồ sơ mô tả 2 quá trình: 1.Quản lý cấu hình 2.Lập trình trong quá trình thiết kế phần mềm, quản lý sinh viên của khoa tin học kinh tế trên cơ sở tài liệu định hướng đã nghiên cứu trong bài giảng, trong hồ sơ người thiêt kế phải xác định rõ những chi tiết từng bước của công việc. I.Mở đầu. Phần mềm đã trở thành phần tử chủ chốt của các hệ thống và sản phẩm dựa trên máy tính. Bản thân phần mềm đã tiến hoá từ một công cụ phân tích thông tin và giải quyết các vấn đề trở thành một ngành công nghiệp. Công nghệ phần mềm bao gồm một tập hợp 3 yếu tố chủ chốt là phương pháp, công cụ và thủ tục nhằm giúp cho người quản lý dự án có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho kỹ sư phần mềm một nền tảng để xây dựng phần mềm chất lượng cao. Mỗi phần mềm ra đời đều có những công đoạn khác nhau và được xây dựng một cách phức tạp. Trong đó những công đoạn này trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu một cách kỹ lưỡng và trong thời gian lâu dài. Do đó nó có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Mỗi công đoạn có một chức năng, một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta không thể bỏ qua bất cứ công đoạn nào dù là công đoạn nhỏ nhất, chúng tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Trong đề án này chúng ta chỉ đề cập đến 2 quá trình đó là: *Quản lý cấu hình. *Mô tả quá trình lập trình. Trong mỗi quá trình sẽ có những đoạn nhỏ được phân chia để dễ tìm hiểu và nghiên cứu hơn. Về nội dung sẽ gồm 2 phần: Phần I: Quản lý cấu hình. Phần II: Mô tả quá trình lập trình. II. Nội dung. Phần I: Mô tả cấu hình. Quá trình quản lý cấu hình trong thiết kế phần mềm được áp dụng cho dãy các công việc sau đây: Xác định danh mục và mã hoá của cấu hình, quản lý quá trình thay đổi chương trinh, kiểm soát phiên bản cấu hình, viết báo cáo trạng thái của cấu hình. Mã hiệu: 01/TH/THKT Lần ban hành: 30/10/2002 (1) Ngày hiệu lực: 30/10/2002 Lưu đồ: Mở đầu Lập kế hoạch quản lý cấu hình Danh mục quản lý cấu hình Kiểm soát các thay đổi Báo cáo các phiên bản cấu hình Lưu trữ cấu hình Đánh giá trạng thái cấu hình Kết thúc Phân đoạn và hoạt động. STT Bước hoạt động Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1 Lập kế hoạch QL HĐ CTy phê duyệt 2 Kiểm soát Sau bước 1 HĐ Cty phê duyệt 3 Lưu trữ cấu hình Sau bước 2 HĐ Cty phê duyệt 4 Đánh giá tình trạng cấu hình Sau bước 3 HĐ Cty phê duyệt Cán bộ QLCH 5 B/Cáo tổng hợp QLCN Sau bước 4 I. Lập kế hoạch. Ta lên kế hoạch từ thực tiễn của quy mô mà khoa Tin học đang quản lý có 10 lớp sinh viên gồm gần 700 người. Nội dung quản lý là các thao tác thông dụng bao gồm: -Nạp hồ sơ gốc của sinh viên. -Nạp điểm cho sinh viên sau mỗi kỳ thi. -Tính điểm trung bình sau mỗi học kỳ. -In ra danh sách những sinh viên được học bổng, danh sách những sinh viên bị lưu ban, những sinh viên phải ngừng, thôi học. -In ra bảng điểm tổng hợp cả 4 năm học cho sinh viên. -In ra giấy chứng nhận để sinh viên đăng ký hộ khẩu, xe máy, làm thẻ thư viện. Với những thông tin trên ta có thể tổ chức và sắp xếp như sau: +Nạp hồ sơ gốc của sinh viên: Cần phải có 2 máy tính và 2 nhân viên nạp dữ liệu trong vòng 1 ngày. +Nạp điểm cho sinh viên sau mỗi học kỳ: Cần 1 máy tính và 1 nhân viên trong khoảng thời gian 1 ngày. +Tính điểm trung bình sau mỗi học kỳ: Cần 2 máy tính và 2 nhân viên làm trong 1 ngày. +In ra danh sách những sinh viên được học bổng, lưu ban, ngừng, hợp cả thôi học. Lúc này, sau khi việc tính điểm trung bình đã hoàn tất, nhân viên sẽ lọc ra những sinh viên nào đủ điều kiện để được học bổng, những sinh viên nào bị lưu ban, những sinh viên nào phải ngừng, thôi học. +In bảng điểm tổng 4 năm học cho sinh viên: Cần 2 nhân viên và 2 máy tính làm việc trong vòng 2 ngày, vì mỗi sinh viên 1 học kỳ học rất nhiều môn, trong 4 năm thì sẽ có rất nhiều môn. +In giấy xác nhận để sinh viên đăng ký hỗ khẩu, xe máy, làm thẻ thư viện. Công việc này đòi hỏi phải thường xuyên cho nên cần có 1 nhân viên thường trực vì công việc này sinh viên thường đến làm rải rác, không thể dồn vào 1 ngày cố định Trong mỗi giai đoạn trên đều có những dữ liệu đầu vào và những thông tin đầu ra. Đầu vào của giai đoạn này gồm: Hồ sơ sinh viên: Gồm có họ tên sinh viên, quê quán, ngày tháng năm sinh… Bảng điểm: Nạp điểm cho sinh viên sau mỗi học kỳ. Nó bao gồm họ tên sinh viên, lớp, môn học, đơn vị học trình. Yêu cầu xin giấy chứng nhận của sinh viên: Giấy chứng nhận để sinh viên đăng ký hộ khẩu, xe máy, làm thẻ thư viện bao gồm thông tin đầu vào là: Họ tên sinh viên, lớp, khoa… Với những dữ liệu đầu vào này ta sẽ có những thông tin đầu ra sau: Bảng điểm của sinh viên: Nó bao gồm điểm sau mỗi học kỳ mà sinh viên đã thi, bảng điểm tổng hợp sau 4 năm mà sinh viên của sinh viên. Có họ tên sinh viên, lớp, khoa, môn học, đơn vị học trình, điểm trung bình. Danh sách những sinh viên được học bổng, những sinh viên lưu ban, ngừng học, thôi học: Dựa trên căn cứ từ bảng điểm trung bình sau mỗi học kỳ. Bao gồm họ tên sinh viên, lớp, khoa. Các giấy chứng nhận: Bao gồm các giấy chứng nhận đăng ký hộ khẩu, xe máy, làm thẻ thư viện. Từ những dữ liệu đầu vào qua xử lý sẽ cho ta nhưng thông tin đầu ra. Nó có thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau: Xử lý Hồ sơ sinh viên Bảng điểm Bảng điểm mỗi kỳ Danh sách Các yêu cầu Giấy chứng nhận II. Kiểm soát. Kiểm soát được thực hiện sau khi lập kế hoạch quản lý cấu hình đã xong và đã được phê duyệt. Nó do hội đồng công ty phê duyệt. Kiểm soát là quá trình tìm kiếm, xem xét giữa phần cứng và phần mềm đã tương thích với nhau chưa, xem cài đặt có sai sót gì không để đảm bảo rằng kế hoạch quản lý cấu hình được triển khai và hoàn thành. Kiểm soát là rất quan trọng vì trong bước này chúng ta có thể sửa chữa những sai sót cơ bản nhất bắt nguồn từ những cái rất nhỏ. III. Lưu trữ cấu hình. Qúa trình lưu trữ cấu hình được thực hiện sau khi bước kiểm soát kết thúc. Bước này được hội đồng công ty phê duyệt. Lưu trữ cấu hình do cán bộ quản lý cấu hình tiến hành. Cán bộ quản lý cấu hình sẽ làm những công việc cần thiết để đáp ứng những nhu cầu của khách hàng dù là nhu cầu tế nhị nhất. IV. Đánh giá trạng thái cấu hình. Đánh giá trạng thái cấu hình được thực hiện sau khi bước lưu trữ cấu hình kết thúc và được hội đồng công ty, cán bộ quản lý cấu hình phê duyệt. Bước này cán bộ quản lý cấu hình sẽ xem xét trạng thái của cấu hình có tốt hay không, đã tận dụng hết lợi thế của mình hay chưa. Nếu thấy trạng thái của cấu hình đã tốt rồi thì sẽ tiếp tục phát huy, còn chưa tốt thì sẽ rút kinh nghiệm để khắc phục. Đánh giá trạng thái của cấu hình cán bộ quản lý cấu hình phải liệt kê đầy đủ những gì mà cấu hình có, không bỏ bất cứ thuộc tình nào. Về chất lượng, đánh giá trạng thái cấu hình liệt kê đầy đủ các cấu hình phải đạt yêu cầu 10%. V. Báo cáo tổng hợp quản lý cấu hình. Được thực hiện sau khi kết thúc bước đánh giá trạng thái cấu hình. Nó do cán bộ quản lý cấu hình lập và được người phụ trách công ty, quản lý dự án phê duyệt. Bước này là tổng hợp tất cả những việc đã làm, đã đạt được. Mỗi bước trên đều do cán bộ quản lý cấu hình lập ra và được quản lý dự án phê duyệt nhưng mỗi bước lại có mức độ quan trọng khác nhau. Mức độ đó được thể hiện bằng bảng sau: STT Tên hồ sơ Người lập Người duyệt Mức Qtrọng 1 Kế hoạch QLCH CBQLCH QLDA Rất qtrọng 2 Danh mục CH CBQLCH QLDA Quan trọng 3 Phiếu Y/C thay đổi CBQLCH QLDA Trung bình 4 B/C trạng thái CH CBQLCH QLDA Quan trọng 5 B/C tổng hợp QLCH CBQLCH QLDA,PTCT Rất Qtrọng Người duyệt Người kiểm tra Người lập GĐ công ty Phần II. Mô tả quá trình lập trình. Quá trình lập trình được áp dụng cho các công việc như xác định thiết kế chi tiết, lập trình, tích hợp hệ thống, thực hiện test sơ bộ chương trình, xây dựng tài liệu mô tả cơ chế hoạt động của phần mềm. Mã hiệu:01/TH/THKT Lần ban hành:30/10/2002 Ngày có hiệu lực:30/10/2002 Nó bao gồm các dấu hiệu: *Thiết kế kỹ thuật chi tiết. *Lập trình. *Test các modul. *Tích hợp các modul( liên kết logic). *Biên soạn tài liệu. Lưu đồ: Mở đầu Xác định công cụ lập trình Lập kế hoạch Lập trình các thư viện chung Lập trình các modul chức năng Tích hợp các modul Viết tài liệu mô tả Tổng hợp & bàn giao KQ Kiểm tra Kết thúc Có lỗi khi tích hợp Không có lỗi Phân đoạn và hoạt động. STT Bước thực hiện Điều kiện bắt đầu Điều kiện kết thúc 1 Lập kế hoạch Bắt đầu quá trình Được phê duyệt 2 Ktra công cụ LT Kết thúc bước 1 Được phê duyệt 3 Ltrình thư viện Kết thúc bước 2 CB test phê duyệt 4 Ltrình các modul Kết thúc bước 3 CB test phê duyệt 5 Tích hợp PM Kết thúc bước 4 CB test phê duyệt 6 Viết TL mô tả CNPM Kết thúc bước 5 QTDA phê duyệt 7 T/Hợp &bàn giao KQ Kết thúc bước 6 QTDA phê duyệt Trên cơ sở phân loại hoạt động ở mỗi bước người ta lại lập ra các kế hoạch chi tiết I.Lập kế hoạch. Đây là bước đầu tiên trong quá trình lập trình. Nó sẽ giúp cho người lập trình có một kế hoạch cụ thể cho chương trình mà mình thiết kế, cụ thể: Chương trình quản lý 10 lớp SV gồm gần 700 người là một chương trình không quá lớn, không quá phức tạp cho nên chỉ cần 2 lập trình viên để lập trình quản lý và chỉ cần làm trong 20 ngày. II. Công cụ lập trình. Nó được thực hiện sau khi bước lập kế hoạch kết thúc và được phê duyệt. Hiện nay tồn tại rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Mỗi ngôn ngữ lập trình có những ưu và nhược điểm khác nhau. Mỗi ngôn ngữ được thiết kế nhằm mục đích và nhu cầu riêng. Cái thì nhanh về năng lực xử lý, cái dễ sử dụng, cái thì tính toán nhanh vv… Đối với những ứng dụng trong thương mại và quản lý thì ngôn ngữ bậc cao từ thế hệ 3 trở lên là phù hợp hơn cả như Pascal, Cobol, Fortran, Basic vv… Việc chọn ngôn ngữ lập trình phụ thuộc vào tình hình của thực tế. Nếu dùng chương trình nhỏ thì dùng Excel, những ứng dụng lớn thì dùng nhiều ngôn ngữ kết hợp. Trong bài toán quản lý sinh viên này ta có thể dùng ngôn ngữ lập trình là Pascal. Phần kiểm tra công cụ lập trình người ta trình bày kế hoạch chi tiết trong bảng sau: STT Hoạt động Sản phẩm Người thực hiện T/L hướng dẫn 1 Lập danh mục Các tools Lập trình viên Hướng dẫn sử dụng 2 Ktra các công cụ theo Dmục Biên bản Lập trình viên, QLDA 3 Đánh giá công cụ LT Biên bản đánh giá Lập trình viên, QLDA Báo cáo tổng quát III.Lập trình các thư viện chung. Các thư viện trong quản lý SV có thể bao gồm: -Thư viện Hồ sơ SV: Thư viện này bao gồm các trường: Mã SV, họ tên SV, quê quán, ngày tháng năm sinh … -Thư viện SV: Trong thư viện này nó có thể gồm các trường là: Mã SV, họ tên SV, lớp, khoa… -Thư viện Điểm môn học: Thư viện này bao gồm các trường: Mã SV, mã môn học, họ tên SV, tên môn học, điểm, đơn vị học trình. -Thư viện Môn học: Thư viện này bao gồm: Mã môn học, tên môn học, đơn vị học trình ... Ngoài ra còn có các thư viện về danh sách SV được học bổng, danh sách SV bị lưu ban, ngừng học, thôi học. vv… Các thư viện đó được liên kết với nhau theo bảng sau: IV.Lập trình các modul chức năng. Được thực hiện sau khi lập trình các thư viện chung kết thúc và được cán bộ test phê duyệt. Nó bao gồm có bước hoạt động, sản phẩm ,người thực hiện, tài liệu được thể hiện trong bảng dưới đây: STT Hoạt động Sản phẩm Người t/hiện Tài liệu 1 Lập thiết kế modul chi tiết Modul chi tiết Lập trình viên 2 Lập trình các modul & unit Các modul & unit Lập trình viên 3 Hoàn thiện kêt quả thiết kế Trạng thái các M&U Lập trình viên Quá trình này do lập trình viên thực hiện. Với yêu cầu nạp hồ sơ gốc của SV khi nhập khoa ta phải lập trình để thiết kế màn hình giao diện nhập liệu hệ thống với các công cụ để nạp họ tên SV, quê quán, ngày tháng năm sinh…Người lập trình phải thiết kế để có thể nhập được nhiều SV. Với thao tác nhập điểm cho SV sau mỗi học kỳ thì lập trình viên phải thiết kế form nhập điểm với các thông tin: Họ tên SV, lớp, khoa, môn học, điểm đơn vị học trình. Điểm trung bình sau mỗi kỳ học, lập trình viên phải thiết kế sao cho trên cơ sở những điểm của SV vừa nạp vào để tính trung bình chung. Trong đó: Điểm TB=( Điểm từng môn* đơn vị học trình từng môn) Đơn vị học trình Dựa trên điểm trung bình sau mỗi học kỳ, lập trình viên sẽ lập trình theo chỉ tiêu của khoa về điểm của SV để có thể được học bổng, bị lưu ban nếu bị dưới bao nhiêu phảy, bị ngừng học hay SV thôi học. Tổng hợp lại điểm tất cả các kỳ của SV sẽ là điểm sau 4 năm học sau đó sẽ in ra kết quả. Với các giấy chứng nhận cũng phải lập trình theo mẫu đã định sẵn để tiện cho việc đăng ký của SV. Phải thiết kế các báo cáo về điểm của từng SV, của từng lớp sau mỗi kỳ học và sau 4 năm học. Mẫu sẽ như sau: họ tên SV, môn học, điểm vv… V.Tích hợp. Đây là quá trình tổng hợp những modul riêng lẻ thành một modul lớn, chúng thống nhất về mọi phương diện. Có thể biểu diễn chúng theo sơ đồ sau: Sinh viên Nạp hồ sơ gốc SV Nạp điểm của SV Tính điểm TB mỗi HK Danh sách sv được học bổng, lưu ban ngừng học thôi học. In tổng điểm sau 4 năm In các giấy chứng nhận Người lập trình phải thiết kế làm sao để khi một người muốn biết điểm của từng SV họ chỉ cần vào họ tên SV, lớp là họ có thể xem được điểm tất cả các môn của sinh viên đó, điểm trung bình từng học kỳ, điểm trung bình sau 4 năm học. Họ muốn xem những SVnào được học bổng, bị lưu ban, ngừng học, thôi học thì chỉ cần vào từng mục để xem.Bảng mẫu cấp các giấy chứng nhận. Nhìn chung đây là quá trình tổng hợp lại những cái đã làm từ khâu bắt đầu thiết kế để cho mọi người hiểu đến khâu kết thúc khi hoàn thành công việc. VI. Tài liệu mô tả. Được thực hiện sau khi bước tích hợp modul kết thúc. Nó do quản trị dự án phê duyệt. Tài liệu mô tả công nghệ hệ thống bao gồm có tài liệu thiết kế chương trình, hướng dẫn cách cài đặt chương trình và mô tả chức năng của từng phần. Yêu cầu ở đây là quản lý SV cho nên phần mềm tuỳ thuộc vào những lập trình viên, thông thường người ta có thể dùng phần mềm quản trị nhân sự vì nó đơn giản, dễ sử dụng. Trong phần thiết kế nạp hồ sơ gốc của SV nó giúp cho việc tìm kiếm và nạp dữ liệu một cách nhanh chóng, người quản lý có thể nắm bắt được những thông tin của SV trong khoa một cách đầy đủ để dễ liên lạc khi cần thiết. Quá trình nạp và tính điểm cho SV: Nhờ có quá trình này mà khi một ai đó muốn biết điểm của một SV nào có thể vào chương trình đấy để xem. Còn người quản lý thì khi nhìn vào đó có thể biết được SV của mình đạt điểm thế nào, đã tốt hay chưa, những ai điểm cao và được học bổng. Những ai điểm quá thấp bị lưu ban, những ai phải tạm ngừng học, những ai đã thôi học. Sau 4 năm học kết quả được thể hiện trong bảng điểm tổng kết 4 năm học trên khoa gửi xuống, để cho SV biết được điểm của mình thế nào để SV cố gắng trong kỳ cuối. Từ đây cũng cho nhà quản lý biết được chất lượng của SV ta như thế nào qua đó có biện pháp để khắc phục về cách giảng giạy cũng như về phương pháp tiếp thu của SV đến đâu để có chính sách đào tạo lâu dài, có hiệu quả. Để đáp ứng phương tiện đi lại của SV cũng như cập nhật thông tin, về tình hình thay đổi hộ khẩu. Khoa cần có biện pháp để đáp ứng nhu cầu của SV. Các giấy chứng nhận để SV có thể đăng ký hộ khẩu, thẻ thư viện, xe máy. Nó là việc làm rất hữu ích của khoa tạo điều kiện cho SV của mình điều kiện tốt nhất. VII. Bàn giao kết quả. Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình lập trình. Nó được thực hiện sau khi quá trình viết tài liệu mô tả kết thúc. Khi các lập trình viên tích hợp các modul nếu thấy có lỗi thì phải quay lại quá trình lập trình các thư viện chung để kiểm tra và sửa lỗi . Còn nếu khi kiểm tra thấy không có lỗi thì các lập trình sẽ tổng hợp và bàn giao kết quả cho nhà quản lý. Lập trình viên sẽ tổng hợp lại những phần đã làm, những công đoạn đã trải qua, những tài liệu liên quan, những tiện ích và cách khắc phục khi bị lỗi.Sau khi lập trình viên đã làm xong các yêu cầu thiết kế về nạp hồ sơ gốc của SV, nạp điểm sau mỗi kỳ, tính điểm từng kỳ và in ra điểm trung bình sau mỗi kỳ, sau 4 năm, in các giấy chứng nhận, lập trình viên sẽ tổng hợp lại các thbàn giao cho quản trị dự án và quy trình lập trình sẽ kết thúc để chuyển sang quá trình tiếp theo. Quá trình test phần mềm. III.Kết luận. Quản lý cấu hình và mô tả quá trình lập trình là những phần nhỏ trong quy trình thiết kế phần mềm. Nó là 2 vấn đề rất quan trọng, là nền tảng để thiết kế một phần mềm hoàn hảo và thương mại hoá trên thị trường. Một chương trình mà khách hàng thoả mãn không phải là chúng ta làm cho họ biết là chúng ta làm bằng cách nào, cái mà họ quan tâm là sử dụng nó như thế nào. Nó có thuận tiện cho họ khi họ dùng hay không. Do vậy chúng ta cần thiết kế càn g nhanh càng tốt mà vẫn đảm bảo được chất lượng. Để hỗ trợ cho quá trình đó chúng ta cần phải vạch ra quản lý cấu hình ra sao. Nếu quản lý tốt thì làm những bước tiếp theo sẽ tốt và mới có hiệu quả. Lập trình là hết sức quan trọng , nếu không có lập trình thì mọi chương trình đều không thể thực hiện được và sẽ không có phần mềm bán ra thị trường. Chúng ta cần phải biết kết hợp tất cả các bước trong quá trình thiết kế phần mềm để đạt được hiệu quả cao, không nên xem nhẹ vấn đề nào cũng không nên quá coi trọng vấn đề nào, cái cốt yếu là phần nào quan trọng hơn chúng ta sẽ lưu ý nhiều hơn. Có như vậy chúng ta sẽ thành công khi cạnh tranh với những đối thủ ngang tầm và mạnh hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc77996.DOC
Tài liệu liên quan