Xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đường lối kinh tế của Đảng được xác định: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn trở thành một nước công nghiệp, chúng ta cần có những chiến lược kinh tế đúng đắn dự báo được mức tăng trưởng của nước ta mười, hai mươi năm sau. Và theo đúng yêu cầu của thời kỳ đổi mới là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta cần có những chiến lược phát triển lâu dài, chú trọng vào những ngành công nghiệp trọng yếu của nước ta như chế biến, điện, than Vì vậy em đã chọn đề tài “Chiến lược phát triển ngành than 10 năm đầu thế kỷ XXI ” nhằm để hiểu xâu thêm về ngành than, một ngành công nghiệp quan trọng trong nền công nghiệp của nước ta. Than là nguồn tài nguyên không tái tạo được, vì vậy cần có những chính sách, chiến lược đúng đắn để quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này,để góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Trong đề án này em trình bày 4 phần chính:
I. Lý luận trung.
II. Tình hình xây dựng và phát triển ngành than ở nước ta trong những năm qua (đến hết 2000 năm ).
III. Chiến lược phát triển ngành than những năm đầu thế kỷ XXI.
IV. Kết luận và kiến nghị.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Chiến lược phát triển ngành than 10 năm đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Xuất phát từ tình hình kinh tế xã hội hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Đường lối kinh tế của Đảng được xác định: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn trở thành một nước công nghiệp, chúng ta cần có những chiến lược kinh tế đúng đắn dự báo được mức tăng trưởng của nước ta mười, hai mươi năm sau. Và theo đúng yêu cầu của thời kỳ đổi mới là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta cần có những chiến lược phát triển lâu dài, chú trọng vào những ngành công nghiệp trọng yếu của nước ta như chế biến, điện, than…Vì vậy em đã chọn đề tài “Chiến lược phát triển ngành than 10 năm đầu thế kỷ XXI ” nhằm để hiểu xâu thêm về ngành than, một ngành công nghiệp quan trọng trong nền công nghiệp của nước ta. Than là nguồn tài nguyên không tái tạo được, vì vậy cần có những chính sách, chiến lược đúng đắn để quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này,để góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Trong đề án này em trình bày 4 phần chính:
I. Lý luận trung.
II. Tình hình xây dựng và phát triển ngành than ở nước ta trong những năm qua (đến hết 2000 năm ).
III. Chiến lược phát triển ngành than những năm đầu thế kỷ XXI.
IV. Kết luận và kiến nghị.
I. Lý luận chung.
1. Lý luận về chiến lược phát triển công nghiệp.
1.1. Nội dung của chiến lược phát triển công nghiệp.
Chiến lược thường được quan niệm như là nghệ thuật phối hợp các hành động, các quá trình nhằm đạt được những mục tiêu dài hạn. Chiến lược phát triển công nghiệp là một bộ phận trọng yếu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển công nghiệp phải xác định được mục tiêu dài hạn(10 năm,20năm) của hệ thống công nghiệp và phương thức,biện pháp cơ bản để đạt được mục tiêu dài hạn ấy.Nói cách khác,chiến lược phát triển phải xác định được trạng thái tương lai của công nghiệp và cách thức đưa công nghiệp đến trạng thái ấy.Xét về nội dung,chiến lược phát triển hệ thống công nghiệp của đất nước được cấu thành từ các bộ phận chủ yếu sau đây:
Hệ thống các quan điểm cơ bản về định hướng phát triển công nghiệp. Hệ thống các quan điểm định hướng này được xác định trên cơ sở các quan điểm định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đây là nội dung trọng yếu của chiến lược phát triển công nghiệp. Bởi lẽ, nếu xác định sai các quan điểm phát triển sẽ không thể xác định đúng được các nội dung khác của chiến lược phát triển công nghiệp.
Hệ thống các mục tiêu chiến lược phát triển công nghiệp.Sự phát triển công nghiệp không phải vì mục đích tự thân. Là bộ phận đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống kinh tế quốc dân, sự phát triển công nghiệp phải nhằm thực hiện phát triển các mục tiêu kinh tế-xã hội nhất định như : góp phần tích cực vào phát triển tiềm lực kinh tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của đất nước, phát huy vai trò động lực phát triển đất nước, giải quyết các vấn đề xã hội,bảo vệ môi trường sinh thái...Những mục tiêu đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu định lượng về tốc độ phát triển chung của công nghiệp, sản lượng một số sản phẩm chủ yếu, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân,...
Các giải pháp chiến lược. Đó là những giải pháp cơ bản cần thực hiện để đạt được các mục tiêu chiến lược đã xác định. Tính hiệu lực của các mục tiêu ,nghĩa là tính khả thi của chiến lược, tuỳ thuộc vào các giải pháp chiến lược ấy. Mặt khác, các giải pháp chiến lược này cũng chỉ định hình các nội dung tổng quát, chúng sẽ đựơc cụ thể hoá bằng các chính sách trong từng thời kỳ. Các giải pháp chiến lược cơ bản nhất là:
Xác định sơ đồ phân bố lực lương công nghiệp theo các vùng lãnh thổ.
Giải pháp về phát triển các thành phần kinh tế và phương hướng liên kết các thành phần kinh tế.
Phương hướng phát triển khoa học- công nghệ.
Các giải pháp về bảo đảm các điều kiện cho phát triển công nghiệp (phương hướng đầu tư và giải pháp về vốn; lao động; hợp tác quốc tế; tổ chức quản lý...)
Các căn cứ về mặt chiến lược. Đó chính là việc nghiên cứu và cụ thể hoá đường lối phát triển kinh tế của Đảng; phân tích thực trạng của công nghiệp, mối quan hệ giữa công nghiệp và các ngành kinh tế khác; bối cảnh trong nước và quốc tế; những thách thức và cơ hội; dự báo sự biến động của môi trường kinh tế, xã hội; những tài liệu điều tra cơ bản khác. Chính những căn cứ này sẽ là cơ sở để định ra các quan điểm, mục tiêu và giải pháp chiến lượcvề phát triển công nghiệp.
Nếu xét theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống công nghiệp bao gồm:
Chiến lược phát triển chung của toàn bộ hệ thống công nghiệp. Nội dung này thường được thể hiện trong phần định hướng phát triển công nghiệp trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng, của địa phương.Trong những nội dung đó, người ta xác định định hướng chung về phát triển công nghiệp và một số ngành trọng yếu, về phát triển các khu công nghiệp tập trung, tốc độ phát triển công nghiệp và tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
Chiến lược phát triển từng ngành công nghiệp chuyên môn hoá (ngành kinh tế-kỹ thuật) . Trong bộ phận này, người ta phải xác định rõ vị trí của mỗi ngành, định hướng phát triển những sản phẩm chủ yếu của mỗi ngành và những giải pháp cơ bản bảo đảm phát triển ngành(đầu tư,thị trường, công nghệ, lao động, hợp tác quốc tế...).
Chiến lược phát triển doanh nghiệp. Chiến lược này bao gồm: chiến lược sản xuất kinh doanh (xác định những mục tiêu sản xuất kinh doanh , phương hướng phát triển sản phẩm-thị trường...); chiến lược tài chính (các phương hướng về bảo đảm tài chính cho dầu tư và phát triển).
Chiến lược về con người xác định phương hướng bảo đảm nhân lực và phát triển toàn diện con nguời trong doanh nghiệp.
Quan hệ giữa chiến lược phát triển của doanh nghiệp, chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển chung của hệ thống công nghiệp. Cũng có quan niệm cho rằng chiến lược phát triển doanh nghiệp thể hiện tập trung ở chiến lược phát triển sản phẩm-thị trường của doanh nghiệp. Chiến lược này là cơ sở để xác định phương hướng thực hiện một loạt hoạt động khác, như tạo vốn, bảo đảm nguyên liệu, phát triển công nghệ và lao động.
1.2.Vị trí chiến lược pháp triển công nghiệp.
Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chiến lược pháp triển công nghiệp có nhiệm vụ thể hiện giõ vai trò ấy. Nghĩa là phải thể hiện giõ vai trò định hướng phát triển không phải chỉ của bản thân công nghiệp, mà còn định hướng sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân theo mô hình, phong cách của công nghiệp, bảo đảm cho các ngành những điều kiện vật chất để thực hiện định hướng ấy. Do vậy chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Một mặt, nó là một nội dung cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ; mặt khác nó chi phối nhiều nội dung khác của chiến lược này. Chẳng hạn, phương hướng và biện pháp phát triển nông lâm ngư nghiệp không phải chỉ được xác định trên cơ sở tiêm năng sinh học đa dạng của đất nước, mà còn phải theo hướng gắn bó với việc phát triển công nghiệp chế biến, cũng như phụ thuộc vào những điêug kiện vật chất mà các ngành công nghiệp nặng có khả năng bảo đảm ( điện lực, phân hoá học, thuốc trừ sâu...).
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phải định giõ phương hướng chuyển cơ cấu dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. thực chất đó là việc xác định sự chuyển vị trí của các ngành kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn đầu của quá trìng công nghiệp hoá, nông nghiệp được coi là "mặt trận hàng đầu". Song, sang giai đoạn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, công nghiệp dần chuyển lên vị trí hàng đầu. Nghĩa là cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch từ co cấu nông - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ. Chiến lược phát triển công nghiệp phải được định ra trên cơ sơ phương hướng chung này và phải thể hiện rõ phương hướng này khi xác định quy mô, tốc độ phát triển các ngành công nghiệp chuyên môn hoá và các giải pháp cơ bản để thực hiện.
Chiến lược chung về phát triển công nghiệp là cơ sở để xác định chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chuyên môn hoá và quy hoạch các khu công nghiệp tập trung. Do các ngành công nghiệp chuyên môn hoá có vị trí khác nhau trong hệ thống công nghiệp, bởi vậy phương hướng, quy mô, tốc độ phát triển và bước đi của chúng cũng khác nhau. Điều này thể trong chiến lược chung về phát triển công nghiệp và được cụ thể hoá trong quy hoạch phát triển từng ngành công nghiệp chuyên môn hoá. Những ngành then chốt, trọng yếu, những ngành mũi nhọn sẽ được ưu tiên hơn về đầu tư , trang bị công nghệ. Mặt khác, việc hìng thành các loại hình khác nhau của khu công nghiệp ( khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất..) cũng được thực hiện trên cơ sở định hướng chung đã xác định trong chiến lược phát triển công nghiệp.
Cuối cùng chiến lược phát triển công nghiệp là cơ sở để xác định chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp dù thuộc thành phần kinh tế nào cũng là đơn vị linh tế cơ sở của hệ thống kinh tế quốc dân. Chúng có quyền chủ động sản xuất kinh doanh, nhưng phải vận động theo quỹ đạo chung và góp phần tích cực thực hiện mục tiêu chung.
Chiến lược phát triển của chúng phải được hoạch định trên cơ sở những định hướng được xác định trong chiến lược phát triển chung của công nghiệp. Cũng cần chú ý rằng, chiến lược phát triển công nghiêp có thể thể hiện dưới hình thức một văn bản,hoặc chỉ là hìng thức ý đồ kinh doanh được người chủ doanh nghiệp giữ bí mật tuyệt đối. Dù dưới hình thức nào, chiền lược ấy cũng phải tuân thủ nguyên tắc đã nêu.
Tóm lại chiến lược phát triển công nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng với sự phát triển dài hạn của bản thân công nghiệp, của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các doanh nghiệp. Nó phải được xây dựng trên cơ sở các luận cứ khoa học; đến lược mình, nó lại tạo thành luận cứ khoa học không thể thiếu để thực hiện các nội dung quản lý chiến lược, cũng như quản lý tác chiến, như xác định phương hướng giải pháp huy động vá phân bố các nguồn lực, tạo thế chủ động trong việc ứng phó các tình huống bất thường.
2. Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam.
Định hướng chung của phát triển công nghiệp được xác định căn cứ vào định hướng của phát triển kinh tế – xã hội và vị trí của công nghiệp trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Xét về lâu dài, mục tiêu phát triển công nghiệp gắn liền với mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII(6/1996) đã xác định : “Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất , đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phong an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để góp phần tích cực vào việc đạt được những mục tiêu ấy, Đại hội cũng vạch giõ phương hướng phát triển công nghiệp : “ Ưu tiên các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Phát triển có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng(năng lượng – nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, luyện kim, hoá chất), tăng thêm năng lực sản xuất tương ứng với yêu cầu tăng trưởng kinh tế, nâng cao khả năng độc lập tự chủ về kinh tế và quốc phòng.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu cần thiết trong từng thời kỳ.
Cải tạo các khu công nghiệp hiện có về kết cấu hạ tầng và công nghệ sản xuất. Xây dựng mới một số khu công nghiệp , phân bố rộng trên các vùng.
Theo tinh thần ấy, chương trình phát triển công nghiệp đã được xây dựng. Chương trình này đã xác định rõ mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp .
II. Tình hình xây dựng và phát triển ngành than ở nước ta trong những năm qua (đến hết 2000)
1.Đánh giá kết quả đạt được và những hạn chế của ngành than những năm qua (trước khi thành lập Tổng công ty Than Việt Nam).
1.1/ Những kết quả đạt được.
Ngành than là một ngành kinh tế-kỹ thuật thuộc công nghiệp mỏ có những đặc điểm riêng đó là: sản xuất than luôn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, tài nguyên không được tái tạo, việc khai thác ngày càng khó khăn vì phải đi sâu vào lòng đất, lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và khó cơ khí hoá, công nghệ khai thác phức tạp, chênh lệch địa tô lớn, phải sử dụng nhiều thiết bị phụ tùng vật tư nhập ngoại, đầu tư XDCB ban đầu lớn và kéo dài nhiều năm, đồng thời lại phải đầu tư không nhỏ cho duy trì sản xuất để giữ mức sản xuất đã đạt được, các mỏ lại thường ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh, cơ sở hạ tầng kém phát triển, đời sống rất khó khăn.
Ngành than Việt Nam đã có lịch sử tồn tại trên 100 năm với đội ngũ công nhân có truyền thống cách mạng kiên cường lại được Đảng và Nhà nước quan tâm giúp đỡ, được Liên Xô (cũ) trước đây trang bị trong nhiều năm.
Trong 40 năm qua, ngành than Việt Nam đã sản xuất và cung ứng 150 triệu tấn than sạch, đáp ứng nhu cầu cơ bản của ngành điện, xi măng, vật liệu xây dựng, chất đốt sinh hoạt. Than chiếm khoảng 50% trong cán cân năng lượng – nhiên liệu quốc gia trong thời gian dài. Nếu phải nhập khẩu than với giá nhập khẩu bình quân 40 USD/tấn thì ngành than đã đóng góp cho đất nước 6 tỷ đôla Mỹ, doanh số thực hiện theo thời giá quốc tế.
Một Số Số Liệu Lịch Sử Ngành Than 1985-1994
Năm
Chỉ tiêu
1985
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1. Than nguyên khai
6295
6855
7690
7605
4221
5198
4895
5226
5835
7575
Đơn vị : 1000 T
Trong đó hầm lò, 1000 T
1443
1422
1284
1606
1124
1029
999
873
1175
1592
%
22,9
20,7
16,7
21,1
26,6
19,8
20,4
16,7
20,1
21,6
2. Than sạch: 1000 T
5327
5953
6428
6332
3311
4218
4206
4499
5029
6135
3.Tiêu thụ: 1000T
5689
6120
6340
5657
3873
4091
4128
4852
5351
6009
Trong đó:
- Xuất khẩu
604
620
201
314
528
676
920
1324
1825
2150
-Vào điện
1960
2230
2488
2857
1969
1586
961,8
667
518
810
4. Bốc đất – triệu M3
15,9
19,8
25,1
29,2
20,9
13,1
15,3
12,9
11,1
17,3
Hệ số bốc đất M3/T
3,35
3,79
4,3
5,26
7,59
3,60
4,67
3,21
2,34
2,90
5. Đào lò CBSX – 1000M
23,8
28,0
29,9
29,9
21,8
20,2
20,2
17,2
16,2
6. Giá bán: 1000/ tấn
- Xuất khẩu:
165,85
151,36
233,83
388,96
359,58
299,42
343,69
- Nội địa:
15,16
33,82
43,80
79,81
93,71
116,14
127,95
7. LĐ (người)
85441
86299
90912
92764
87398
77807
74135
71825
69867
74929
Ghi chú:
- Nguồn thông tin: Số liệu từ 1985-1993 lấy trong tập “ Số liệu lịch sử ngành than” của Bộ Năng Lượng, trong này chưa có của địa phương Quảng Ninh và quân đội; Số liệu năm 1994 do Tổng công ty Than Việt Nam tổng hợp, bao gồm cả địa phương Quảng Ninh và quân đội.
1.2/ Những hạn chế.
Trước đây, ngành than đã được Nhà nước đầu tư cải tạo mở rộng các mỏ cũ và xây dựng các mỏ mới, các nhà máy sàng tuyển, các công trình hạ tầng nhằm đạt sản lượng 10 triệu tấn than sạch vào năm 1980. Tuy nhiên do nhiều lý do chủ quan và khách quan sản lượng than nhiều năm chỉ dao động ở mức 4 đến 6 triệu tấn/năm. Từ năm 1989, khi nền kinh tế chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, ngành than được thí điểm áp dụng cơ chế mới, Chính phủ đã giảm cấp vốn từ ngân sách, Viện trợ từ Liên Xô giảm mạnh và chấm dứt vào năm 1990. Đặc biệt nhiệt điện là thị trường quan trong nhất của ngành than đã đưa thêm các tổ máy của thuỷ điện Hoà Bình vào vận hành dẫn đến tỷ trọng than cấp cho điện trong tổng số than tiêu thụ đã giảm từ 35,6% xuống còn 14%, năm thấp nhất (1993) chỉ đạt có 9%.
Mặc dù đã có tăng xuất khẩu ( từ 0,745 triệu tấn năm 1990 lên 2,088 triệu tấn năm 1994 ) nhưng liên tục trong các năm từ 1990-1994 lượng than tiêu thụ cho điện giảm mạnh. Do phải tự cân đối về tài chính nên các mỏ than đã thu hẹp sản xuất, giảm mạnh khối lượng bốc đất và đào lò để lại những hậu quả khó khắc phục cho các năm sau.
Cũng những năm 1989-1994 các cơ quan nhà nước đã cấp phép khai thác cho quá nhiều đơn vị, đã cho phép tự do hoá xuất khẩu than, cho phép nhiều đơn vị ngoài ngnàh than tham gia xuất khẩu than để hưởng chênh lệch giá. Cơ chế này đã tạo ra tình trạng khai thác kinh doanh than thiếu tổ chức trong các công ty, xí nghiệp nhà nước: tranh giành tài nguyên, mua đi bán lại sản phẩm, tranh nhau xuất khẩu làm cho giá than trong nước cũng như xuất khẩu tụt xuống một cách giả tạo không tương xứng với giá trị và giá trị sử dụng của than và đặc biệt đã thúc đẩy nạn khai thác than trái phép phát triển đến mức nguy hiểm, xáo trộn đời sống việc làm của công nhân mỏ, huỷ hoại môi trường cảnh quan và môi trường xã hội ở Quảng Ninh.
2. Những kết quả đạt được sau khi Tổng công ty Than Việt Nam được thành lập theo Quyết định của Chính phủ (1995-2000).
2.1. Hoàn cảnh ra đời của Tổng Công Ty Than Việt Nam.
Như đã trình bày ở trên do nhu cầu sử dụng than giảm sút, kéo theo sự giảm sút mạnh sản xuất than ở các mỏ lớn. Vào các năm 1991-1994 thị trường than trong nước đã bị rối loạn. Có thể nói rằng ngành than đã rơi vào khủng hoảng khá nặng nề.
Trong bối cảnh trên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lãnh đạo Bộ Năng Lượng và lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp kiểm tra tình hình khai thác kinh doanh than, họp với cán bộ ngành than và đã ban hành Quyết định 381TTg ngày 27/7/1994 và Chỉ thị 382TTg ngày 28/7/1994 về việc lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than, sắp xếp lại tổ chức sản xuất và thành lập Tổng Công Ty Than Việt Nam. Tiếp theo đó ngày 10-10-1994 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số563/TTg thành lập Tổng công ty than Việt Nam và cho phép hoạt động từ 01/01/1995. Sau đó ngày 27-1-1995 Chính phủ ra Nghị định số 13/CP ban hành Điều lệ Tổng công ty than Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Viết Hoè làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng chí Đoàn Văn Kiển làm Tổng giám đốc.
Các thành viên của Tổng công ty Than Việt Nam gồm có 23 đơn vị thành viên trong đó có 15 doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập; 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 7 đơn vị sự nghiệp. Ngày 6/5/1996 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 27/CP phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Than Việt Nam(sửa đổi, bổ sung). Có 34 doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, 3 doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và 10 đơn vị sự nghiệp.
Tổng công ty Than Việt Nam thực hiện chế độ hạch toán kinh tế tổng hợp, được lập các quỹ tập trung theo quy định của nhà nước. Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc hay đơn vị sự nghiệp đều có tư cách pháp nhân, hoạt động theo luật pháp Việt Nam và theo điều lệ của Tổng công ty Than Việt Nam.
Nhiệm vụ của Tổng Công ty Than Việt Nam là thiết lập lại trật tự trong khai thác và kinh doanh than, đảm bảo các cân đối về than cho nền KTQD đồng thời phát triển các ngành nghề khác một cách hiệu quả. Chiến lược phát triển TVN và xây dựng TVN thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than.
2.2.Đánh giá kết quả việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh than 1995-2000.
2.2.1. Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý.
Nhìn tổng quát sau hơn 5 năm hoạt động trong mô hình Tổng Công ty, diện mạo ngành than đã có sự thay đổi sâu sắc cùng với sự phát triển kinh tế Quảng Ninh và các địa phương khác: đường xá, bến cảng, cơ sở kỹ thuật hạ tầng được nâng cấp khang trang hơn: thu nhập và đời sống công nhân viên chức khá hơn trước… Nhận thức của công nhân viên chức về cơ chế thị trường, bảo vệ môi trường và pháp luật đã được nâng cao; người lao động ngày càng quan tâm hơn, tham gia nhiều hơn vào công tác quản lý doanh nghiệp và hoạt động xã hội.
Ngành Than đã phối hợp với địa phương kiểm soát được tình trạng khai thác kinh doanh than trái phép, môi trường vùng mỏ bắt đầu có sự cải thiện: an ninh, chính trị trên địa bàn được giữ vững và ổn định.
Năng lực sản xuất than đã tăng đáng kể và có thể đạt 12->13 triệu tấn than thương phẩm/năm trong khi tổng mức đầu tư được quyết toán hàng năm bình quân 500 tỷ đồng, thấp hơn mức Chính phủ cho phép(600 tỷ đồng/năm).
Các ngành hoá chất mỏ, vật liệu xây dựng, cơ khi sản xuất hàng tiêu dùng; thương mại và dịch vụ đều tăng trưởng. Tỷ lệ doanh thu giữa các ngành nghề khác và than đạt 31/69%, thấp hơn mức Tổng Công ty đã đề ra là35/65%.
Ngành Than đã bước đầu thành công trong việc kiểm soát và mở rộng htị trường trong nước và xuất khẩu, nhờ vậy từ năm 1997 đã đạt mức tiêu thụ trên 10 triệu tấn than thương phẩm.
2.2.2.Xây dựng và phát triển công nghệ kỹ thuật trang thiết bị sản xuất than.
Mục tiêu đầu tư đổi mới công nghệ đã được xác định là: nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giảm tổn thất than trong quá trình khai thác, nâng cao chất lượng than nguyên khai, than sạch và tỷ lệ thu hồi than. Đa dạng hoá các sản phẩm than theo yêu cầu của thị trường. Tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất.
Các mục tiêu nói trên đã và đang đạt được ở những mức độ khác nhau nhờ vào việc đưa vào áp dụng các giải pháp công nghệ trong các khâu khai thác và sang tuyển than.
Tại các mỏ lộ thiên công nghệ xuống sâu đã ngày càng hoàn thiện, ít lệ thuộc vào thời tiết, vào lưới điện nhờ việc sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược và các xe tải có khả năng leo dốc cao. Hệ số bóc đất được điều chỉnh giảm nhờ vào việc sử dụng công nghệ xúc chọn lọc(ở tất cả các mỏ )và sử dụng xe tải lúc lắc có bán kính quay hẹp. Công tác nổ mìn có chiều hướng được cải thiện nhờ vào việc sử dụng các máy khoan đập có đường kính lỗ khoan nhỏ hơn, tốc độ khoan nhanh ít sinh bụi, nạp mìn bằng xe tự hành hiện đại và sử dụng thuốc nổ nhũ tương hoặc ANFO chịu nước ít độc hại. Đường mỏ được cải thiện nhờ vào việc thay đổi nhận thức và cách thức thi công, đã sử dụng máy làm đường của hãng CAT khá hiệu quả.
Tại các mỏ hầm lò, cột chống thuỷ lực đơn đã được đưa vào sử dụng thành công từ năm 1997 tai các mỏ Vàng Danh, Khe Chàm. Giá thuỷ lực di động đã được đưa vào sử dụng lần đầu tiên ở mỏ Hà Lầm và mỏ Thống Nhất năm 1999 đã mở ra triển vọng cải thiện các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế trong việc khai thác các vỉa than dày đến 10m và dốc đến 450 giảm tổn thất than từ 40% đến 50% xuống còn 30% và thậm chí còn 15% đến 20%, giảm tiêu hao gỗ chống lò, giăm gỗ lẫn trong than. Đặc biệt đã làm cho thợ lò thông thoáng hơn, lao động của thợ lò ít nặng nhọc hơn. Công nghệ sử dụng vì neo trong đào chống lò đã được áp dụng góp phần giảm chi phí đào lò.
Tại các nhà máy sàng tuyển than đã chủ động phối hợp với các cơ quan nghiên cứu và các nhà máy cơ khí chế tạo lưới sàng hợp lý để sàng tuyển các loại than phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông đã thay đổi công nghệ thải bùn, thu lại than bùn trong các hồ chứa thay cho việc thải thẳng ra biển trước đây. Việc này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ thu hồi than và đặc biệt giảm mạnh sự ô nhiễm nước biển. Xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai đã tách riêng một lộ tiếp nhận than hầm lò vào sàng và cải tiến quy trình tuyển rửa để tách tối đa dăm gỗ ra khỏi than thành phẩm.
Tại các kho cảng, hầu hết các đơn vị đã sử dụng máy xúc lật bánh lốp để đánh đống, xúc than lên xe thay cho máy xúc bánh xích cà xúc bốc thủ công. Tại Cảng Cửa Ông, Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông đã đầu tư cải tạo hai máy rót than Hitachi đảm bảo rót than xuống tàu 40 đến 60 ngàn tấn được an toàn.
2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ bản.
Nhằm chuẩn bị đáp ứng nhu cầu về than của nền kinh tế, đặc biệt là ngành Điện, Xi măng, Phân bố theo tổng sơ đồ, quy hoạch và dự án đã được nhà nước phê duyệt cho giai đoạn đến năm 2000 và dự báo đến 2010 ngay từ năm 1995 Tổng công ty than đã định hướng đầu tư theo thứ tự ưu tiên: Thự hiện các dự án chuyển tiếp (tức là các dự án đã được quyết định và triển khai xây dựng trước khi thành lập Tổng công ty) cố gắng hoàn thành công tác xây lắp, và đưa vào sử dụng đúng tiến độ; đó là các dự án mỏ than Khe Tam bao gồm cả tuy nen tây Khe Sim và hệ thống vận tải ngoài. Nhà máy tuyển than Hòn Gai mới, mỏ than Yên Tử và mỏ than Thùng, Tràng Bạch, Bảo Đài, Suối Bàng.
Đầu tư cải tạo, mở rộng một số công trường lộ vỉa thuộc các mỏ than hầm lò Mông Dương, Khe Chàm, Thống Nhất, Tân Lập, Vàng Danh, Mạo Khê và mỏ lộ thiên Hà Tu. Đầu tư nâng cấp một số công trường lộ thiên thuộc các công ty than Hòn Gai, Đông Bắc, Quảng Ninh, Đông Cao Sơn và phát triển mỏ Núi Béo.
Ngoài các dự án đầu tư vào khai thác than, các doanh nghiệp thành viên đã chú ý đầu tư hoàn thiện các cụm sàng than tại mỏ, đầu tư vào các kho, bến rót than. Đầu tư đào sâu luồng vào Cảng Cửa Ông đảm bảo cho tàu 6 vạn tấn vào được bờ cảng và đầu tư xây dựng các xưởng chế biến than phụp vụ sinh hoạt, các cơ sở bán than tại các tỉnh và thành phố trong cả nước.
Bảng Báo Cáo Một Số Chỉ Tiêu Đầu Tư Chủ Yếu Năm 1995-2000.
Chỉ tiêu
Đ/v
1995
1996
1997
1998
1999
2000
1.Thực hiện đầu tư XDCB
Tr đ
Đã đầu tư hàng năm
“
409814
364399
53
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 166.DOC