Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ( XNK) vận chuyển bằng đường biển nói riêng là ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế. Có thể nói: “Không có thương mại nếu không có vận chuyển” . Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hoá XNK bằng đường biển. Có rất nhiều phương tiện vận chuyển hàng hoá XNK vận chuyển bằng đuờng biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Trong đó vận chuyển bằng đường biển chiểm khoảng 90% tổng khối lượng hàng hoá xuát nhập khẩu của thế giới. Với những ưu điểm sẵn có và xu thế phát triển toàn cầu, ngày nay, bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển không còn xa lạ nữa mà nó đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi doanh nghiệp, mọi hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế nói riêng và trong đời sống kinh tế xã hội nói chung.Và sự phát triển của bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn, càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ mới.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu tìm hiểu của bản thân nói riêng cũng như những người quan tâm đến bảo hiểm nói chung, qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về lí thuyết cũng như thực tế của Việt Nam và các nước, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo-PGS. TS Hồ Sỹ Sà, em xin đưa ra tập đề án:” Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam”.
Kết cấu đề tài gồm ba phần:
Phần I: Lời mở đầu.
Phần II: Nội dung.
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
Chương II: Tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam.
Chương III: Giải pháp cho bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam.
Phần III: Kết luận.
70 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1480 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề án Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu.
Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ( XNK) vận chuyển bằng đường biển nói riêng là ngành dịch vụ, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế. Có thể nói: “Không có thương mại nếu không có vận chuyển” . Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hoá XNK bằng đường biển. Có rất nhiều phương tiện vận chuyển hàng hoá XNK vận chuyển bằng đuờng biển, đường sắt, đường bộ, đường hàng không... Trong đó vận chuyển bằng đường biển chiểm khoảng 90% tổng khối lượng hàng hoá xuát nhập khẩu của thế giới. Với những ưu điểm sẵn có và xu thế phát triển toàn cầu, ngày nay, bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển không còn xa lạ nữa mà nó đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi doanh nghiệp, mọi hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế nói riêng và trong đời sống kinh tế xã hội nói chung.Và sự phát triển của bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Kinh tế càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn, càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ mới.
Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu tìm hiểu của bản thân nói riêng cũng như những người quan tâm đến bảo hiểm nói chung, qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu tài liệu về lí thuyết cũng như thực tế của Việt Nam và các nước, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo-PGS. TS Hồ Sỹ Sà, em xin đưa ra tập đề án:” Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam”.
Kết cấu đề tài gồm ba phần:
Phần I: Lời mở đầu.
Phần II: Nội dung.
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
Chương II: Tình hình hoạt động của thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam.
Chương III: Giải pháp cho bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ở Việt Nam.
Phần III: Kết luận.
B. Nội dung.
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển
I. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm
Trong cuộc sống của mỗi con người cũng như trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp dù đã luôn luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra mà không ai có thể lường trước được. Rủi ro mà con người thường gặp phải gồm rất nhiều loại, người ta thường chia thành 3 loại sau:
+ Rủi ro do thiên tai gây ra: bão, gió, lũ, lụt.
+ Rủi ro do tai nạn bất ngờ xảy ra.
+ Rủi ro do con ngưòi gây ra: trộm cắp, say rượu, chiến tranh.
Bất kể nguyên do gì, khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hay làm giảm thu nhập , phá hoại nhiều tài sản làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân... làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hôi nói chung
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra. Đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm biện pháp tài trợ rủi ro.
+ Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm những biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này thường được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro.
- Tránh né rủi ro là biện pháp được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Mỗi người, mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh đều lựa chon những biện pháp thích hợp để né tránh rủi ro có thể xảy ra tức loại trừ câ hội dẫn đến tổn thất. Ví dụ như để tránh tai nạn lao động người ta chọn những nghề không nguy hiểm... Tránh né rủi ro chỉ với những rủi ro có thể né tránh được. Nhưng trong cuộc sống có rất nhiều rủi ro bất ngờ không thể né tránh được.
- Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất đưa ra các hành động làm giảm tổn thất hoặc giảm mức thiệt hại do tổn thất gây ra. Ví dụ như để giảm thiểu các tai nạn lao động người ta tổ chức những khoá học nâng cao trình độ của người lao động hoặc nâng cao chất lượng các hoạt động đảm bảo an toàn lao động; để đề phòngchống hoả hoạn người ta thực hiện tốt việc phòng cháy chữa cháy...
Giảm thiểu tổn thất: người ta có thể giản thiểu tổn thất thông các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại khi tỏn thất có thể xảy ra
Mặc dù các biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn chặn hay giảm thiểu rủi ro nhưng khi rủi ro đã xảy ra, người ta không thể lường hết được hậu quả
+ Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm. Đây là nhóm các biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xảy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn do rủi ro gây ra nếu có.
- Chấp nhận rủi ro: Đây là hình thức mà người gặp phải tổn thất tự chấp nhận khoản tổn thất đó. Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự bảo hiểm. Có rất nhiều hình thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có thể phân chia làm hai nhóm: chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. Trong chấp nhận rủi ro thụ động, người gặp tổn thất không có sự chuẩn bị trước và họ có thể phải vay mượn để khắc phục hậu quả tổn thất. Đối với chấp nhận rủi ro chủ động, người ta lập ra quỹ dự trữ dự phòng và quỹ này chỉ được sử dụng để bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra. Tuy nhiên việc này dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hoặc nếu đi vay thì sẽ bị động còn gặp phải các vấn đề gia tăng về lại suất...
- Bảo hiểm: Đây là một phần quan trọng trong các chương trình quản lí rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà quản lí rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Theo quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ là sự chuyển giao rủi ro mà là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về các tổn thất khi chúng xảy ra. Bảo hiểm là công cụ đối phó với hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra có hiệu quả nhất
Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, qui mô sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, mỗi cá nhân, câ quan doanh nghiệp thường có những giá trị tài sản rất lớn. Vì vậy, khi gặp phải rủi ro các biện pháp tích luỹ, đi vay... không còn mang lại hiệu quả thiết thực như trước nữa. Hơn nữa trong điều kiện kinh tế thị trường mỗi cơ quan doanh nghiệp đều phải tự chủ về mặt tài chính, Nhà nước không còn bao cấp . Đặc biệt các doanh nghiệp muốn mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, muốn đổi mới dây chuyền công nghệ hầu hết đều phải đi vay vốn ở ngân hàng. Nếu không có tài sản thế chấp, ngân hàng sẽ không cho vay.
Từ vấn đề nêu trên, ta thấy bảo hiểm ra đời là cần thiết khách quan và không thể thiếu được trong điều kiện kinh tế thị trường.
Tác dụng của bảo hiểm được thể hiện như sau:
- Bảo hiểm ra đời góp phần ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất làm cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển bền vững bình thường
- Bảo hiểm ra đời góp phần đề phòng hạn chế tổn thất, góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội.
- Bảo hiểm ra đời góp phần làm giảm gánh nhẹ cho ngân sách Nhà nước đồng thời làm tăng thu ngân sách và ngoại tệ cho Nhà nước
Biểu hiện: ở Anh : bảo hiểm góp vào GDP: 9.6%
Hàn Quốc : :11%
Nhật Bản : : 7.4%
Việt Nam - 1998 : 0.58%
- Mỗi công ty bảo hiểm thường là những đầu tư cỡ lớn góp phần phát triển và tăng cường kinh tế cho đất nước. Bởi vì quỹ bảo hiểm thu được luôn luôn có một bộ phận quỹ dự trữ dự phòng và bộ phận quỹ nhàn dỗi chưa sử dụng đến phải được đem đầu tư nên người ta thường nói: Bảo hiểm là trung gian tài chính tích cực đầu tư trung hạn và dài hạn cho nền kinh tế.
- Góp phần tập hợp được một lượng tiền mặt nhàn dỗi nằm tản mạn ở tất cả các tầng lớp đân cư trong xã hội để hình thành quỹ bảo hiểm. Quỹ này không chỉ góp phần đầu tư mà còn góp phần thực hành tiết kiệm chống lạm phát tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
- Bảo hiểm ra đời góp phần khăc phục được tam lý sản xuất nhỏ thiểu nông tạo điều kiện cho mọi cá nhân, doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá.
Như vậy, bảo hiểm có tác dụng rất lớn về cả kinh tế lẫn xã hội. Vì vậy mà ông Wiston Churchill - một chính khách đã nói: "Nếu có thể tôi sẽ viết từ " Bảo hiểm" trong mỗi nhà và trên trán mõi người- càng ngày tôi càng tin chăc rằng, với một giá khiêm tốn, bảo hiểm có thể giải phóng các gia đình ra khỏi thảm hoạ không lường trước được".
II. Vai trò của Bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
Trong sản xuất và kinh doanh hàng ngày vẫn thường xảy ra những tai nạn, những sự cố bất ngờ gây thiệt hại cho cả chủ hàng , các chủ phương tiện vận tải... trong vận tải đường biển, còn một loại trường hợp dành cho người vận tải được miễn trách nhiệm về tổn thất của hàng hoá nếu như nguyên nhân trực tiếp không phải do người vận tải gây ra như: thiên tai dịch bệnh lây nhiễm, hành động chiến tranh, bạo loạn... Vì vậy bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển nói riêng ra đời trên cơ sở tồn tại khách quan của các loại rủi ro và tai nạn ngẫu nhiên đó. Thực chất của bảo hiểm ở đây là việc phân chia tổn thất của một hay một số chủ hàng cho tất cả các chủ hàng tham gia bảo hiểm cùng gánh chịu. Nghiệp vụ bảo hiểm này đã ra đời từ lâu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Tuy nhiên trong thời kỳ bao cấp ở nước ta, bảo hiểm cũng như bảo hiểm hàng hoá XNK vẫn chưa được quan tâm và nhận thức một cách đầy đủ. Bởi lẽ, đại đa số hàng xuất và nhập đều theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền trong lĩnh vực hoạt động ngoại thương. Do đó trong quá trình vận chuyển hàng hoá nếu không may gặp rủi ro tổn thất, Nhà nước là người duy nhất gánh chịu. Thế nhưng, từ khi bước vào cơ chế thị trường đến nay, vấn đề XNK hàng hoá ở nước ta có những thay đổi căn bản. Trên thực tế đã có nhiều cơ quan doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia. Trong số này thì đại đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và có một số không ít các doanh nghiệp Nhà nước chưa quan tâm đến bảo hiểm. Mặc dù mua bảo hiểm hay không là vấn đề tự nguyện, không ai băt buộc. Song vấn đề là họ chưa thấy rõ tác dụng của bảo hiểm mà chỉ biết rằng mua bảo hiểm là phải bỏ ra một khoản tiền nhất định để nộp phí bảo hiểm Điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận đến giá thành sản xuất . Như vậy có thể nói nhiều nhà XNK hàng hoá ở nước ta mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước măt chứ chưa nghĩ đến lợi ích lâu daì là bảo toàn đồng vốn, ổn định sản xuất kinh doanh làm cho sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển bình thường. Họ chưa thấy được hết tính chất nghiệt ngã của câ chế thị trường là phải tự chủ về mặt tài chính, Nhà nước không còn bao cấp và cũng không phải là người đứng ra gánh chịu khi hàng hoá của họ bị tổn thất...Những bài học kinh nghiệm mang tính chất quốc tế đã chỉ ra rằng: hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển cần thiết phải mua bảo hiểm. Bởi vì:
Thứ nhất, vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều loại rủi ro gây tổn thất. Đó là những hiện tượng thiên tai và tai nạn bất ngờ trên biển, đó là những nguyên nhân khách quan, bên ngoài găn liền với các đặc tính của tong loại hàng hoá. Hoặc là những hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đình công, bạo loạn cướp phá tàu...
Thứ hai, so với các phương tiện vận tải khác như: Đường sắt, đường bộ, đường hàng không thì vận tải biển có thời gian hành trình dài hơn. Do đó xác suất rủi ro đã lớn lại càng lớn hơn
Thứ ba, Mỗi con tàu có thể chuyên chở được một khối lượng rất lớn các chủng loại hàng hoá. Nếu là một công ty hay là một doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thì đó có thể là cả" Một gia tài". Nếu không mua bảo hiểm mà tổn thất toàn bộ xảy ra công ty hay doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn về mặt tài chính thâm chí còn dẫn đến tình trạng phá sản
Thứ tư, các chủ hàng muốn xuất hoặc nhập phải được thực hiện thông qua người thư ba đó là người vận chuyển. Vì vậy để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho chuyến hàng cần phải mua bảo hiểm. Trong quá trình giao lưu thương mại quốc tế đã không ít chủ tàu lấy cắp hàng đem bán, sau đó đã đổ lỗi cho những rủi ro bất khả kháng hoặc chủ tàu bán hàng lấy tiền sang một nước khác định cư...Các chủ hàng không đủ điều kiện và không đủ khả năng để kiểm soát và quản lý rủi ro. Trường hợp này nếu mua bảo hiểm thì thực chất chủ hàng đã chuyển rủi ro và chuyển quyền quản lý rủi ro cho bảo hiểm gánh chịu.
Từ những rủi ro trên cho nên bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển ra đời là một nhu cầu cần thiết khách quan trong quá trình giao lưu kinh tế và hoạt động ngoại thương trên thế giới.
III. Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển.
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển là một văn bản được kí kết giữa người bảo hiểm(ínsuer ) và người được bảo hiểm(insured) trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thườngcho người được bảo hiểm những tổn thất của hàng hoá do những rủi ro đã thoả thuận gây ra trong hành trình đường biển. Ngược lại người được bảo hiểm có trách nhiệm phải đóng cho người bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm(premium) theo những điều khoản bảo hiểm đã qui định trong hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại không vượt quá giá trị của đối tượng bảo hiểm(insured subject).
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK mang tính chất:
- Là một hợp đồng bồi thường , khi có tổn thất xảy ra cho người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm.
- Là một hợp đồng của lòng trung thực, người được bảo hiểm phải khai báo trung thực, không có ý đồ xấu làm hại người bảo hiểm và ngược lại người bảo hiểm có nhiệm vụ đảm bảo bồi thường đúng mức. Sự tín nhiệm của hợp đồng bảo hiểm thể hiện ở quyền lợi bảo hiểm, muốn được bồi thường khi có tổn thất xảy ra thì người được bảo hiểm phải có quyền lợi bảo hiểm vào thời điểm xáy ra tổn thất. Nếu khi xảy ra tổn thất mà người được bảo hiểm chưa có quyền lợi baỏ hiểm, nghĩa là chưa có quyền sở hữu về hàng hoá thì sẽ không được bồi thường cho dù tổn thất xảy ra là do một rủi ro được bảo hiểm gây ra nằm trong hiệu lực của bảo hiểm.
2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm:
Hợp đồng bảo hiểm có hai loại chủ yếu:
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến
- Hợp đồng bảo hiểm bao
* Hợp đồng bảo hiểm chuyến(voyage policy):
Là hợp đồng bảo hiểm một chuyến hàng từ một địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trên hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến. Trách nhiệm của bảo hiểm băt đầu và kết thúc theo điều kiện từ kho đến kho. Vì vậy hợp đồng này còn được gọi là hợp đồng hỗn hợp (mixed policy ): vừa là chuyến vừa là thời hạn.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được thể hiện bằng đân bảo hiểm ( policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm( certificate of insurance) do người bảo hiểm cấp, nội dung như một hợp đồng bảo hiểm, mặt sau của đân ghi các điều lệ hay qui tắc bảo hiểm hàng hoá có liên quan.
* Hợp đồng bảo hiểm bao: có hai dạng:
Hợp đồng bảo hiểm thả nổi( floating policy): theo loại hợp đồng này thì người mua bảo hiểm phải đưa ra dự kiến trước một tổng số tiền nhất định đủ để bảo hiểm cho một vài lô hàng sẽ đưa ra vận chuyển. Trước mỗi lần gửi một lô hàng cụ thể( trong tổng số hàng dự kiến), người mua bảo hiểm phải gửi cho người bảo hiểm những chi tiết về hàng hoá theo hợp đồng bảo hiểm hàng hoá theo hợp đồng bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm của tổng lô hàng sẽ được khấu trừ dần vào tổng số chung của giá trị hợp đồng baỏ hiểm và bảo hiểm phải phát hành ngay giấy chứng nhận bảo hiểm (certificate of insurance) để đưa vào bộ chứng từ gửi hàng, sau mỗi lần gửi một lô hàng cụ thể thì tiến hành quyết toán cho lô hàng đó. Floating poicy cũng xác định giới hạn bảo hiểm đối với mỗi lần gửi hàng.
Hợp đồng bảo hiểm bao (open policy ) : là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất định. Khác với hợp đồng bảo hiểm thả nổi , hợp đồng bảo hiểm bao không đưa ra dự kiến tổng số tiền mà chỉ ấn định thời hạn trong đó việc baỏ hiểm hàng hoá sẽ được thực hiện . Ưu điểm của hợp đồng này là có tính chất " tự động" và "linh hoạt " khi có chuyến hàng xuất hoặc nhập khẩu là tự động bảo hiểm mặc dù chưa kịp khai báo và nếu người được bảo hiểm vì một lí do khách quan nào đó chưa kịp gửi giáy yêu cầu bảo hiểm mà hàng hoá đã bị tổn thất rồi thì người bảo hiểm vẫn chịu trách nhiệm. Open policy được kí kết theo thương lượng thống nhất giữa hai bên trước khi thực hiện một thời hạn nhất định( thông thường là 30 ngày), nếu có thêm bảo hiểm rủi ro chiến tranh thì người bảo hiểm cũng phải tuyên bố chấp nhận bảo hiểm rủi ro đó trước 48 giờ.
3. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm:
Nội dung của một hợp đồng bảo hiểm của mỗi nước khác nhau nhưng nhìn chung , một hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bao gồm những nội dung chính sau:
- Tên người được bảo hiểm.
- Tên hàng hoá cần được bảo hiểm.
- Loại bao bì , qui cách đóng gói và mã hiệu của hàng hoá cần được bảo hiểm.
- Trọng lượng hay số lượng của hàng hoá cần được bảo hiểm
- Tên tàu biển hoặc loại phương tiện vận chuyển.
- Cách thức xếp hàng được bảo hiểm xuống tàu( xếp trên bông, dưới hầm, chở rời...)
- Nơi bắt đầu vận chuyển, nơi chuyền tải và nơi nhận hàng hoá được bảo hiểm.
- Ngày tháng phương tiện vận chuyển hàng băt đầu rời bến.
- Số vận đơn.
- Giá trị hàng hoá được bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.
- Điều kiện bảo hiểm.
- Nơi thanh toán bồi thường.
- Địa điểm và ngày tháng kí hợp đồng
- Tên công ty bảo hiểm và chữ kí.
Hợp đồng bảo hiểm coi như được kí kết khi công ty bảo hiểm có nhấp nhận văn bản như cấp nho người được bảo hiểm đân bảo hiểm ( policy ) . Sau khi kí hợp đồng, nếu một trong những chi tiết nêu trên còn thiếu ( trừ giá trị bảo hiểm, tên hàng hoá được bảo hiểm) hoặc nếu người mua bảo hiểm xét thấy cần bổ xung hay sửa đổi thì ngưoừi mua bảo hiểm phải báo ngay cho công ty bảo hiểm để công ty làm giấy sửa đổi bổ xung (endorsement) kịp thời.
Endorsemet : là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng bảo hiểm, những vấn đề nêu trong endorsement có gí trị bổ xung hoặc phủ quyết những vấn đề tưâng ứng ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên nếu người mua bảo hiểm cần bổ xung thêm các ruiro để đảm bảo an toàn cho hàng hoá thì những rủi ro bổ xung thêm đó chỉ được bổ xung trước khi có sự cố xảy ra.
Ngoài ra người có nhu cầu bảo hiểm còn phải báo cho người bảo hiểm biết những tình huống quan trọng khác mà họ biết để giúp cho người bảo hiểm phán đoán rủi ro. . Người bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phí bảo hiểm không thanh toán đúng thời hạn qui định.
IV. Các điều kiện bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển:
Điều kiện bảo hiểm là những điều qui định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hoá. Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ những rui ro tổn thất qui định trong điều kiện đó mới được bồi thường
Các điều khoản đầu tiên về hang hoá của hiệp hội bảo hiểm Luân Đôn được đưa vào thị trường bảo hiểm Luân Đon năm 1912. Các điều khoản này đã được Uỷ ban điều khoản và kỹ thuật xây dung- đại diện cho cả Loyd's laanx các công ty bảo hiểm và đưa vào các điều khoản thông dụng lúc bấy giờ. Nhu cầu phải có các điều khoản tiêu chuẩn đã trở thành hiển nhiên vì có rất nhiều các điều khoản khác nhau được ding để sửa đổi đảm bảo của mẫu đơn bảo hiểm SG ( ship goods). Mặc dù hành văn cổ nhưng đơn bảo hiểm hàng hoá SG vẫn còn sử dụng được, không sửa đổi từ khi thị trường Luân Đôn chấp nhận, chỉ là vì các thế hệ liên tiếp những người bảo hiểm đã bổ xung những điều khoản để cập nhật hoá, để tiêu chuẩn hoá 3 bộ điều khiển hàng hoá đã đưa ra vào năm 1912:
* Free Froom Particular Average ( không bảo hiểm tổn thất riêng) -FPA
* With Particular Average( bảo hiểm tổn thất riêng)-WA
* All Risks ( mọi rủi ro) - AR
Cả 3 điều kiện trên đều do viện những người bảo hiểm London đề ra vào ngày 1-1-1963. Tuy vậy, do quá trình giao lưu thương mại quốc tế có nhiều thay đổi, đòi hỏi các luật lệ và hình thức bảo hiểm cũng phải thay đổi theo. Do đó ngày 1-1-1982, viện ngững người bảo hiểm London lại sửa đổi 3 điều kiện trên cho phù hợp với tình hình mới mang tên là: ICC 1-1-1982, bao gồm:
+ Điều kiện bảo hiểm C.
+ Điều kiện bảo hiểm B.
+ Điều kiện bảo hiểm A.
So với các điều kiện bảo hiểm cũ , các điều kiện bảo hiểm mới trình bày rõ ràng, dễ hiểu hơn. Điều kiện bảo hiểm mới đã khăc phục được sự mập mờ, khó hiểu và ngôn ngữ cổ được sử dụng trong điều kiện bảo hiểm cũ. Tên gọi điều kiện bảo hiểm là A, B, C thay cho các tên gọi cũ là FPA, WA, AR nên dễ nhớ , dễ sử dụng hơn. Và điều cơ bản là nội dung của các điều kiện bảo hiểm mới có những thay đổi. Nội dung cụ thể của các điều kiện bảo hiểm mới như sau:
a. Điều kiện bảo hiểm C (ICC C).
Các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện này bao gồm:
- Tổn thất hay tổn hại của hàng hoá được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lí do cháy nổ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật; đâm va; dỡ hàng tại cảng lánh nạn.
- Tổn thất chung.
- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm gánh chịu theo điều khoản hai tàu đâm va cùng có lỗi
Các rủi ro loại trừ bao gồm:
- Tổn thất hay tổn hại do hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm.
- Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng được bảo hiểm.
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
- Tổn thất hoặc tổn hại do đóng gói bao bì không đủ điều kiện hoặc không thích hợp.
- Tổn thất hoặc tổn hại mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ.
- Tổn thất hoặc tổn hại do không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản lí, người thuê tàu, người khai thác tàu.
- Tổn thất hoặc tổn hại do việc sử lí bất kì một loại vũ khí chiến tranh nào có dùng phản ứng hạt nhân,phản ứng hoá học, chất phóng xạ...
- Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kì người nào.
- Do tàu không đủ khả năng đi biển, hoặc không thích hợp cho việc vận chuyển hàng hoá mà người được bảo hiểm đã biết tình trạng đó vào lúc hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải.
- Tổn thất xảy ra do chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, hành độnh thù địch, tịch thu, quản chế, giam cầm...
- Tổn thất do mìn, thuỷ lôi, bom và các loại vũ khí chiến tranh khác
- Tổn thất được gây ra bởi người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gay rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi loạn.
- Tổn thất gây ra do bạo động chính trị, động câ chính trị.
b. Điều kiện bảo hiểm B (ICC B).
Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm ở điều kiện C, người bảo hiểm còn bồi thường tổn thất hay tổn hại đối với hàng hoá được bảo hiểm do động đất, núi lửa, sét đánh; bị nước cuốn khỏi tàu; nước biển, sông, hồ xâm nhập vào hầm tàu, vào công-ten-nơ hoặc nơi để hàng; tổn thất nguyên kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc trong quá trình xếp dỡ
c. Điều kiện bảo hiểm A( ICC A).
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tất cả những hư hỏng, mất mát của hàng hoá, chỉ trừ những rủi ro loại trừ theo qui định. Các điều kiện bảo hiểm C,B,A có hiệu lực từ ngày 1-4-1983 và hiện nay được áp dụng rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thế giới.
d. Điều kiện bảo hiểm chiến tranh.
Theo điều kiện bảo hiểm này, người bảo hiển phải bồi thường những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do:
- Chiến tranh nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từ những biến cố đó hoặc bất kì hành động thù địch nào.
- Chiếm đoạt, băt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ.
- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác.
- Tổn thất chung hoặc chi phí cứu nạn
Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro hiến tranh hẹp hơn các rủi ro thông thuường. Bảo hiểm băt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm tàu đến cảng tàu dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều nào xảy ra trước. Nếu có trruỳên tải bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến cảng truyền tải.
Đối với rủi ro do mìn và ngư lôi, trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả hàng hoá khi còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ ngưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận đặc biết khác.
e. Điều kiện bảo hiểm đình công.
Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hàng hóa được bảo hiểm do:
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nổi dậy.
- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn.
Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công mà không chịu trách nhiệm về thiệt hại do hậu quả của đình công.
Hiện nay, các công ty bảo hiểm nước ta đang áp dụng phổ biến 3 điều kiện cơ bản FPA, WA, AR. Ngoài ra, vẫn nhận bảo hiểm theo điều kiện ICC A, ICC B, ICC C của viện bảo hiểm London. Tuy vậy chúng tôi cho rằng áp dụng 3 điều kiện vừa nêu là tương đối phù hợp vì hai lẽ:
Một là: Nội dung của 3 điều kiện t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100580.doc