Dạy và học theo tiêu chuẩn CDIO hiện nay

Phần bài báo này mô tả quá trình xây dựng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và

khung chương trình đào tạo tiếp cận theo định hướng thực hành của mô hình CDIO

(Conceive-Design-Implement-Operate). CDIO rất hữu ích trong việc triển khai chương

trình đào tạo hiệu quả, là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng GDĐH.

Ngày nay, các trường ĐH trên thế gới đang áp dụng ngày càng rộng rãi hơn mô hình

CDIO và những ưu điểm, hiệu quả của nó đã được khẳng định, kiểm chứng qua thời

gian, thực tiễn ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng khác nhau.

pdf9 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dạy và học theo tiêu chuẩn CDIO hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -537- DẠY VÀ HỌC THEO TIÊU CHUẨN CDIO HIỆN NAY Bùi Quang Xuân1, Vũ Trịnh Thế Quân2 1 Trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai, Đường Nguyễn Khuyến, KP5, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai 2 Trường Đại Học Kinh Tế Luật – Đại Học Quốc Gia TPHCM, Số 669 Đường Quốc lộ 1, Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. * Tác giả liên hệ: Email: quanvtt1610101@sdh.uel.edu.vn; Tel: 0969000810 Tóm tắt. Phần bài báo này mô tả quá trình xây dựng mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và khung chương trình đào tạo tiếp cận theo định hướng thực hành của mô hình CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate). CDIO rất hữu ích trong việc triển khai chương trình đào tạo hiệu quả, là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng GDĐH. Ngày nay, các trường ĐH trên thế gới đang áp dụng ngày càng rộng rãi hơn mô hình CDIO và những ưu điểm, hiệu quả của nó đã được khẳng định, kiểm chứng qua thời gian, thực tiễn ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng khác nhau. Từ khóa: Công nghệ thông tin, chương trình đào tạo, CDIO, kiểm định chương trình, chuẩn đầu ra. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đại học Công nghệ Đồng Nai chủ trương xem việc phát triển chất lượng đào tạo theo đề xướng CDIO là mục tiêu chiến lược trong đề án đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều năm qua, Trường đã triển khai các bước nhằm áp dụng CDIO vào thực tiễn hoạt động cũng như được xét kết nạp vào tổ chức CDIO thế giới nhưng chưa đạt được kỳ vọng. Từ quá trình triển khai CDIO vào thực tế, các thủ tục để được chấp thuận trở thành thành viên của tổ chức CDIO thế giới, cũng như những thách thức, rào cản có thể gặp phải trong quá trình thực hiện. Quá trình xây dựng được trình bày chi tiết bắt nguồn từ hiện trạng chương trình đào tạo thực tiễn ở các trường cho đến cách thức áp dụng CDIO nâng cao tính thực hành thích ứng với yêu cầu kiểm định chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các điều chỉnh phù hợp. Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích, sự đóng góp của sinh viên với sự phát triển của đơn vị và xã hội. CDIO (Conceive – hình thành ý tưởng; Design – thiết kế ý tưởng; Implement – thực hiện; Operate – vận hành) là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra (CĐR) để thiết kế chương trình và Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -538- phương pháp đào tạo theo một quy trình khoa học. Xây dựng chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO nhằm đào tạo sinh viên phát triển toàn diện cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực. Bản chất và đặc điểm của cách tiếp cận theo quy trình CDIO là cách tiếp cận phát triển dựa vào kết quả đầu ra và hướng vào giải quyết hai câu hỏi trung tâm: Sinh viên ra trường cần phải đạt được tri thức, kĩ năng và thái độ gì? Cần hải làm như thế nào để sinh viên ra trường có thể đạt được các tri thức, kĩ năng và thái độ đó? Từ hai vấn đề lớn này đòi hỏi giảng viên phải xây dựng chương trình giảng dạy đáp ứng hai câu hỏi lớn: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? 2. NỘI DUNG 2.1. CDIO – Sáng kiến mới cho giáo dục Có thể CDIO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Conceive–Design–Implement– Operate, có nghĩa là: hình thành ý tưởng, thiết kế ý tưởng, thực hiện và vận hành, khởi nguồn từ Viện Công nghệ MIT (Hoa Kỳ). Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội (XH) trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Cho đến nay, mô hình này được các trường ĐH, CĐ trên thế giới áp dụng ngày càng nhiều. Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội (XH) trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic, có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. CDIO hiện được xem như là một sáng kiến mới cho giáo dục, một hệ thống phương pháp, hình thức tích lũy kiến thức, kỹ năng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học nhằm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, xã hội. Cung cấp cho sinh viên sự giáo dục chú trọng về nền tảng kỹ thuật thực hiện trong bối cảnh “hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành hệ thống và sản phẩm thực tế”. Về tổng thể, CDIO có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau ngoài ngành đào tạo kỹ sư, bởi lẽ nó đảm bảo khung kiến thức và kỹ năng, chẳng hạn áp dụng cho khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh,. Cho nên, có thể nói, CDIO thực chất là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu xã hội, trên cơ sở xác định chuẩn đầu ra, từ đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo một cách hiệu quả. Mục tiêu đào tạo theo CDIO là hướng tới việc giúp SV có được kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường, nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của XH cũng như bắt nhịp được với những thay đổi vốn rất nhanh của thực tiễn đời sống XH. Những sinh viên giỏi có thể làm chủ, điều chỉnh phương pháp học theo hướng tích cực. Đề xướng CDIO đưa ra 3 mục tiêu chung cho công tác đào tạo sinh viên thành những người có khả năng: Nắm vững kiến thức chuyên sâu của nền tảng kỹ thuật. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -539- Dẫn đầu trong việc kiến tạo và vận hành sản phẩm và hệ thống mới. Hiểu được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và phát triển công nghệ đối với xã hội. 2.2. Đặc điểm nổi bật của phương pháp đào tạo theo CDIO 2.2.1. Học tập tích hợp và trải nghiệm chủ động Theo cách tiếp cận CDIO, SV sẽ học các kĩ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, các kĩ năng kiến tạo sản phẩm, xây dựng quy trình và hệ thống cùng với kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo thực hành chuyên nghiệp. Người ta gọi đó là học tập tích hợp, học tập tích hợp có ưu điểm là cho phép SV sử dụng kép thời gian để vừa học kiến thức, vừa học kĩ năng ứng dụng chuyên ngành. Nhưng để có thể sử dụng công dụng kép của thời gian học tập, điều quan trọng là phải có được phương pháp giảng dạy và học tập mới. Làm sao tận dụng được tối ưu thời gian nhưng không làm nặng thêm về mặt chương trình lí thuyết mới vốn đã dày đặc trong nội dung? Đây là một vấn đề nan giải. Hiện nay tại Cao Đẳng Việt Mỹ, chương trình giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học chủ động và trải nghiệm cũng là một giải pháp cho vấn đề trên. Các trải nghiệm học tập tích hợp theo mô hình CDIO đưa đến sự tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như các kĩ năng cá nhân và giao tiếp và các kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống. Đây là những phương pháp sư phạm thúc đẩy việc học tập kiến thức chuyên ngành đồng thời với việc học các kĩ năng cá nhân và giao tiếp, và các kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Chúng kết hợp các vấn đề kĩ thuật nghề nghiệp thực tế vào trong các bối cảnh mà trong đó chúng tồn tại với các vấn đề chuyên ngành. Ví dụ, các SV có thể xem xét sự phân tích của một sản phẩm, thiết kế của sản phẩm, trách nhiệm xã hội của người thiết kế ra sản phẩm đó, tất cả trong một bài tập. Các đối tác doanh nghiệp, cựu SV, và các bên liên quan chính yếu khác thường rất hữu ích trong việc đưa ra các ví dụ cho những bài tập này. Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động theo mô hình CDIO gồm các phương pháp thu hút sự tham gia của SV một cách trực tiếp vào các hoạt động tư duy và giải quyết vấn đề. 2.2.2. Cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng cao Đào tạo theo mô hình CDIO giúp gắn kết được khả năng làm việc của sinh viên với yêu cầu của người tuyển dụng, từ đó thu hẹp khoảng cách giữa việc đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi và thậm chí là đi đầu trong việc thay đổi đó; giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn; các công đoạn quá trình đào tạo có tính liên thông và gắn kết khoa học chặt chẽ; gắn phát triển chương trình đào tạo với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học (GDĐH), góp phần nâng cao chất lượng GDĐH. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -540- 2.3. Qui trình xây dựng 2.3.1. Qui trình xây dựng chương trình đào tạo trọng điểm Chương trình đào tạo được tổ chức qua các học phần, tuy nhiên chương trình đào tạo cần được tái cấu trúc sao cho các môn học kết nối và hỗ trợ lẫn nhau hơn. Các kỹ năng cá nhân, giao tiếp, thực hành phải được tích hợp chặt chẽ vào các môn học. Mỗi học phần phải đặt ra các chuẩn đầu ra cụ thể về kiến thức chuyên môn, về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, thực hành tạo ra sản phẩm, quy trình và hệ thống. Thiết kế chương trình đào tạo là một kế hoạch rõ ràng được toàn thể giảng viên của chương trình tiếp nhận và làm chủ. Theo định hướng của Nhà trường, qui trình xây dựng chương trình đào tạo trọng điểm được thực hiện qua sáu bước từ việc xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, các chuẩn đầu ra, danh sách dự kiến học phần, khung chương trình và đề cương chi tiết. 2.3.2. Qui trình xây dựng đề cương chi tiết học phần Từ yêu cầu thực tế, mỗi học phần trong chương trình đào tạo xây dựng theo tiếp cận thực hành cần phải đáp ứng được một số chuẩn đầu ra cần thiết, với cấp độ tăng dần theo năm học. Các chuẩn đầu ra trong mỗi học phần, ngoài các chuẩn về kiến thức, còn có các chuẩn về kỹ năng, về nhận thức của người học. Vì vậy, có thể vẫn là học phần trước đây đã từng tồn tại, nhưng sẽ được thiết kế lại để lồng ghép các kỹ năng. Theo kết quả phân tích, ngoài các nội dung như đề cương chi tiết học phần trước đây, với CDIO, đề cương chi tiết học phần đã có thêm một số nội dung mới và cho thấy đó là sự tiến bộ quan trọng và cần phải đạt được. Cụ thể: - Trước hết đề cương chi tiết học phần theo CDIO bổ sung thêm mục chuẩn đầu ra thể hiện cam kết về năng lực của người học sau khi hoàn thành học phần. - Không những thế, nó cũng yêu cầu xác lập hoạt động dạy học cụ thể của giảng viên, sinh viên, để đạt được chuẩn đầu ra. Hoạt động đánh giá phải đo lường được toàn bộ chuẩn đầu ra của học phần và mức năng lực mà người học đạt được. Và cũng như Chương trình đào tạo, đề cương chi tiết cũng không bao giờ là bất biến, nó vẫn sẽ phải cập nhật, điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện hơn. 2.4. Tiêu chuẩn của CDIO TIÊU CHUẨN 1 – BỐI CẢNH. Tiếp nhận nguyên lý rằng việc phát triển và triển khai chu trình của sản phẩm, quy trình và hệ thống – Hình thành ý tưởng, Thiết kế, Triển khai, và Vận hành - là bối cảnh của giáo dục kỹ thuật. Minh chứng: - Có một phát ngôn về sứ mạng, hay tài liệu khác được những cơ quan có trách nhiệm thích hợp phê chuẩn, mô tả chương trình là một chương trình CDIO. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -541- - Giảng viên và sinh viên có thể giải thích được nguyên tắc rằng vòng đời sản phẩm, quy trình, và hệ thống là bối cảnh của giáo dục kỹ thuật. TIÊU CHUẨN 2 – CHUẨN ĐẦU RA. Những chuẩn đầu ra chi tiết, cụ thể đối với những kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và những kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, cũng như các kiến thức chuyên môn, phải nhất quán với các mục tiêu của chương trình, và được phê chuẩn bởi các bên liên quan của chương trình. Minh chứng: - Có các chuẩn đầu ra bao gồm kiến thức, kỹ năng, và thái độ của những kỹ sư tốt nghiệp. - Có các chuẩn đầu ra được các bên liên quan chính yếu (ví dụ: giảng viên, các sinh viên, cựu sinh viên, và các đại diện doanh nghiệp) phê chuẩn về nội dung và trình độ năng lực. TIÊU CHUẨN 3 – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÍCH HỢP. Một chương trình đào tạo được thiết kế có các khóa học kiến thức chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau, có một kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống. Minh chứng: - Có kế hoạch tích hợp các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống bên cạnh những kiến thức chuyên ngành kỹ thuật; và khai thác những mối liên kết chuyên ngành phù hợp. - Có đào tạo các kỹ năng cụ thể trong các môn học và các hoạt động ngoại khoá. - Có sự công nhận của các giảng viên và sinh viên về các kỹ năng này trong chương trình đào tạo. TIÊU CHUẨN 4 – GIỚI THIỆU VỀ KỸ THUẬT. Một môn học giới thiệu mang lại khung chương trình cho thực hành kỹ thuật trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, và giới thiệu các kỹ năng cá nhân và giao tiếp thiết yếu. Minh chứng: - Có các trải nghiệm học tập giới thiệu các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống. - Sinh viên lĩnh hội các kỹ năng được mô tả trong Tiêu chuẩn 2. - Có sự yêu thích/mối quan tâm cao của sinh viên đối với chuyên ngành học mà họ đã chọn lựa, được thể hiện qua các cuộc khảo sát hay qua sự lựa chọn các môn học tự chọn sau này. TIÊU CHUẨN 5 – CÁC TRẢI NGHIỆM THIẾT KẾ - TRIỂN KHAI. Một chương trình đào tạo gồm ít nhất hai trải nghiệm thiết kế - triển khai, bao gồm một ở trình độ cơ bản và một ở trình độ nâng cao. Minh chứng: Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -542- - Có ít nhất hai trải nghiệm thiết kế - triển khai bắt buộc trong chương trình đào tạo (ví dụ, là một phần của môn học giới thiệu và môn học nâng cao). - Có các cơ hội ngoại khóa bắt buộc đối với các trải nghiệm thiết kế. - Triển khai (chẳng hạn như làm việc ở phòng thí nghiệm nghiên cứu hay thực tập). - Có các trải nghiệm học tập cụ thể cung cấp nền tảng cho việc học các kỹ năng chuyên ngành về sau. TIÊU CHUẨN 6 – KHÔNG GIAN LÀM VIỆC KỸ THUẬT. Không gian làm việc kỹ thuật và các phòng thí nghiệm hỗ trợ và khuyến khích học tập thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống; kiến thức chuyên ngành; và học tập xã hội. Minh chứng: - Có không gian đầy đủ được trang bị các công cụ kỹ thuật hiện đại. - Có không gian làm việc lấy sinh viên làm trọng tâm, dễ sử dụng, dễ tiếp cận (mở cửa ngoài giờ chính thức), và khuyến khích sự tương tác giữa sinh viên. - Có sự hài lòng cao của giảng viên và sinh viên đối với không gian làm việc. TIÊU CHUẨN 7 – CÁC TRẢI NGHIỆM HỌC TẬP TÍCH HỢP. Các trải nghiệm học tập tích hợp đưa đến sự tiếp thu các kiến thức chuyên ngành, cũng như các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống. Minh chứng: - Có sự tích hợp các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, với kiến thức chuyên ngành trong các hoạt động và trải nghiệm học tập. - Có sự tham gia trực tiếp của các giảng viên kỹ thuật vào việc triển khai các trải nghiệm học tập tích hợp. - Có sự tham gia của các đối tác doanh nghiệp và các bên liên quan khác trong việc thiết kế các trải nghiệm học tập. TIÊU CHUẨN 8 – HỌC TẬP CHỦ ĐỘNG. Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động. Minh chứng: - Có triển khai thành công các phương pháp học tập chủ động, ví dụ như thể hiện qua quan sát hay các bản tự báo cáo. - Phần lớn các giảng viên sử dụng các phương pháp học tập chủ động. - Sinh viên đạt được thành tích cao đối với tất cả các chuẩn đầu ra. - Có sự hài lòng cao của sinh viên đối với các phương pháp học tập tích cực. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -543- TIÊU CHUẨN 9 – NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ KỸ NĂNG CỦA GIẢNG VIÊN. Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống. Minh chứng: - Phần lớn các giảng viên có năng lực về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, ví dụ, thể hiện qua quan sát và các bản tự báo cáo. - Có một số lượng lớn các giảng viên với kinh nghiệm trong thực hành kỹ thuật. - Có sự chấp thuận của trường về việc phát triển nghề nghiệp về những kỹ năng này trong chính sách và thực hành đánh giá giảng viên và tuyển dụng. - Có cam kết các nguồn lực cho sự phát triển những kỹ năng này cho giảng viên. TIÊU CHUẨN 10 – NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN. Các hành động nâng cao năng lực của giảng viên trong việc cung cấp các trải nghiệm học tập tích hợp, trong việc sử dụng các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động, và trong việc đánh giá học tập của sinh viên. Minh chứng: - Đa số giảng viên có năng lực về các phương pháp giảng dạy, học tập, và đánh giá, ví dụ, thể hiện qua quan sát và các bản tự báo cáo. - Có sự chấp thuận của trường về giảng dạy hiệu quả trong chính sách và thực hành đánh giá giảng viên và tuyển dụng. - Có cam kết các nguồn lực cho sự phát triển những kỹ năng này cho giảng viên. TIÊU CHUẨN 11 – ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP. Đánh giá học tập của sinh viên về các kỹ năng cá nhân và giao tiếp, và các kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình, và hệ thống, cũng như kiến thức chuyên ngành. Minh chứng: - Có các phương pháp đánh giá phù hợp với tất cả các chuẩn đầu ra. - Triển khai thành công các phương pháp đánh giá. - Xác định thành quả của sinh viên dựa trên các dữ liệu tin cậy và có giá trị. TIÊU CHUẨN 12 – KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH. Một hệ thống kiểm định các chương trình theo 12 tiêu chuẩn này, và cung cấp phản hồi đến sinh viên, giảng viên, và các bên liên quan khác cho mục đích cải tiến liên tục. Minh chứng: - Có nhiều phương pháp kiểm định chương trình khác nhau được sử dụng để thu thập thông tin từ sinh viên, giảng viên, những người lãnh đạo chương trình, cựu sinh viên, và các bên liên quan chính yếu khác. Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -544- - Có một quy trình cải tiến liên tục dựa trên các kết quả kiểm định chương trình được ghi nhận lại. - Những thay đổi dựa trên dữ liệu là một phần của quy trình cải tiến liên tục. 2.5. Lợi ích trong việc tiếp cận mô hình CDIO vào dạy và học Việc tiếp cận theo phương pháp CDIO sẽ đem lại các lợi ích sau: - Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với nhu cầu của người tuyển dụng, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo của nhà trường và yêu cầu của nhà sử dụng nguồn nhân lực; - Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO giúp người học phát triển toàn diện với các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi; - Đào tạo theo cách tiếp cận CDIO sẽ giúp các chương trình đào tạo được xây dựng và thiết kế theo một quy trình chuẩn. Các công đoạn của quá trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ; - Cách tiếp cận CDIO là cách tiếp cận phát triển, gắn phát triển chương trình với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục đại học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học lên một tầm cao mới. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ phương pháp CDIO đánh giá người học trong bối cảnh công việc thực tế, có tính đến sự đóng góp của sinh viên với sự phát triển của đơn vị và xã hội. Để làm được điều này, phương pháp CDIO đòi hỏi việc xây dựng khung chương trình đào tạo và xác định chuẩn đầu ra phải được đặt trong mối liên hệ giữa sinh viên - đơn vị đào tạo - đơn vị sử dụng lao động. Chuẩn đầu ra cho sinh viên được xây dựng bằng cách hệ thống hóa các mong muốn của đơn vị đào tạo, đơn vị tuyển dụng và cựu sinh viên với thế hệ sinh viên tốt nghiệp tiếp theo. Khung chương trình đào tạo được yêu cầu phải giúp sinh viên học cách làm làm việc qua quá trình làm / thực hiện các hoạt động thực tế và được xây dựng dựa trên các mong muốn và đánh giá của: Khoa, cựu sinh viên, sinh viên, đơn vị tuyển dụng với sinh viên khi tốt nghiệp. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, CDIO không chỉ cung cấp một chuẩn đầu ra mà còn là một hướng dẫn rõ ràng về đào tạo, quản lý GD như: phương pháp lãnh đạo, quản lý GDĐH, phát triển đội ngũ giảng viên với chuyên môn sâu, gắn chặt doanh nghiệp với cơ sở GDĐH, phương pháp học tập dựa trên dự án, nhóm, cải cách chương trình khung, cung cấp kỹ năng giao tiếp không chính thức, học tập dựa trên kinh nghiệm và chủ động, thiết kế chương trình đào tạo, môi trường học tập, cách kiểm tra, đánh giá, quốc tế hóa GDĐH. CDIO và những ưu điểm, hiệu quả của nó đã được khẳng định, kiểm chứng qua thời gian, thực tiễn ở nhiều trường khác nhau. CDIO là quá trình chứ không phải là điểm đến. CDIO cần có sự tham gia của mọi người trong tổ chức đào tạo, bắt đầu từ Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải -545- lãnh đạo cao nhất với sự cam kết đảm bảo các nguồn lực và kinh phí cần thiết. Do vậy, có thể nói, CDIO rất hữu ích trong việc triển khai chương trình đào tạo hiệu quả, là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng GDĐH. Ngày nay, các trường ĐH trên thế gới đang áp dụng ngày càng rộng rãi hơn mô hình CDIO và những ưu điểm, hiệu quả của nó đã được khẳng định, kiểm chứng qua thời gian, thực tiễn ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng khác nhau. Để đánh giá được hiệu quả của chương trình trọng điểm còn ở vấn đề thời gian, cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên phải thay đổi tương xứng nhưng trước mắt chương trình trọng điểm đã đem đến cho giảng viên, đặc biệt với đội ngũ giảng viên trẻ sự hứng khởi, mong muốn thử nghiệm, học hỏi và áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đoàn Thị Minh Trinh, Nguyễn Hội Nghĩa. "Hướng dẫn thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra", được thực hiện trong khuôn khổ Đề án áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO tại ĐHQG-HCM. [2]. Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh. Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO. Nhà xuất bản: ĐHQG-HCM. [3]. Nguyễn Hữu Lộc, Phạm Công Bằng, Lê Ngọc Quỳnh Lam. Chương trình đào tạo tích hợp từ thiết kế đến vận hành. Nhà xuất bản: ĐHQG-HCM. [4]. Vũ Anh Dũng, Phùng Xuân Nhạ, Xây dựng và tổ chức chương trình Đại học và sau đại học theo cách tiếp cận CDIO, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfday_va_hoc_theo_tieu_chuan_cdio_hien_nay.pdf
Tài liệu liên quan