Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát
triểncuộc đời của mỗi con người, nó được ví như “thời kỳ vàng của cuộc
đời”.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận
động, tâm lý xã hội và những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt
của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời đã khẳng định sự phát
triển của trẻ từ 0 –6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên
thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Vì vậy trong
giai đoạn mầm non các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú tâm giúp trẻ pháttriển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách.
9 trang |
Chia sẻ: ngocly | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2
Nội dung tài liệu Dạy trẻ mầm non (0-6 tuổi) phát triển trí thông minh sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy trẻ mầm non (0-6 tuổi) phát triển
trí thông minh sáng tạo
Lứa tuổi mầm non có vị trí rất quan trọng trong suốt quá trình phát
triển cuộc đời của mỗi con người, nó được ví như “thời kỳ vàng của cuộc
đời”.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới góc độ sinh lý, tâm vận
động, tâm lý xã hội và những kết quả nghiên cứu về sự phát triển đặc biệt
của não bộ trong những năm đầu tiên của cuộc đời đã khẳng định sự phát
triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển có tính quyết định để tạo nên
thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Vì vậy trong
giai đoạn mầm non các bậc cha mẹ nên đặc biệt chú tâm giúp trẻ phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách.
Vấn đề là các bậc cha mẹ giới doanh nhân thường rất bận rộn và
không có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái. Với mỗi tuổi khác
nhau, trẻ có đặc điểm tâm lý riêng. Nắm được đặc điểm này, cha mẹ sẽ có
cách giáo dục phù hợp với quỹ thời gian hạn hẹp.
Ở độ tuổi này bé chưa biết nói nhưng đã có khả năng hiểu ngôn ngữ.
Lúc này, mọi thứ xung quanh đều rất mới mẻ với bé và bé thường sử dụng
mồm, tay để khám phá. Ở tuổi này bé cần được nghe tiếng mẹ đẻ thật nhiều.
Cách tác động vào trí não trẻ
Giai đoạn này bố mẹ nên tận dụng mọi lúc khi bế, lúc tắm, thay đồ…
để nói chuyện hay đơn giản chỉ là ê a với con. Điều này giúp bé phát huy
khả năng hiểu ngôn ngữ và sẽ rất tốt cho việc phát triển trí tuệ của bé sau
này.
Trò chơi giúp trẻ 1-2 tuổi tăng khả năng quan sát ghi nhớ
Bé 1-2 tuổi bắt đầu có nhu cầu chơi bên cạnh người khác, hình thành
phản xạ quen lạ, tập nói. Phụ huynh nên thường xuyên trò chuyện cùng bé,
cho bé chơi những đồ chơi có màu sắc, phát ra âm thanh để giúp bé hình
thành các phản xạ, tăng khả năng quan sát ghi nhớ.
Cách chơi với trẻ ở độ tuổi này
• Cho trẻ phân biệt các màu sắc khác nhau, tìm các màu sắc giống
nhau trên các đồ chơi và đồ vật xung quanh trẻ; hoặc chơi các đồ chơi xếp
hình, tìm những chi tiết cần thiết trên một đồ chơi như tìm được mắt, mũi,
tay, chân, tóc… của búp bê. …. Trẻ tuổi này thích được người lớn sai, ví dụ
trẻ lấy hộ các đồ vật, để tạo xúc cảm tích cực và yêu cầu trẻ gọi tên và nhắc
đi nhắc lại tên các đồ vật, con vật.
• Ngoài ra, bố mẹ cũng cần theo dõi xem con có hiểu ngôn ngữ không
bằng cách luôn đặt câu hỏi, nhờ bé tìm đồ, chỉ đồ vật….Bố mẹ nên tăng
cường cho bé khả năng quan sát, chơi cùng bạn. Cho bé nghe và vận động
nhiều (bò, lê la, tập di chuyển đồ chơi, lần tường…) để con nhanh biết nói.
Bé 2-3 tuổi cần được hổ trợ để phát triển ngôn ngữ
Đây là giai đoạn tối ưu cho sự phát triển ngôn ngữ. Từ 2- 3 tuổi cũng
là lúc bé hay bắt chước nhất. Trẻ ở tuổi này hay dỗi, bắt đầu hình thành cái
tôi bướng bỉnh, làm cho cha mẹ cảm thấy rất khó bảo. Các bé rất thích được
khen ngợi và thừa nhận. Ở giai đoạn này tiếp tục khuyến khích bé nói.
Phương pháp giúp bé phát triển ngôn ngữ:
• Bố mẹ cần làm mọi cách làm cho ngôn ngữ bên trong bé được “tuôn
trào”. Chẳng hạn, bạn có thể đặt câu hỏi, khơi gợi cho bé nói ra các nhu cầu,
nếu trẻ nói được từ nào đó cần nhắc đi nhắc lại để con thành thục.
• Bố mẹ nên thường xuyên đọc truyện cho con nghe. Các bé sẽ rất
thích thú các mẫu chuyện tranh ngắn, nội dung đơn giản, có thể là do mẹ tự
nghĩ ra. Trò chơi cắt dán, đóng vai, đóng kịch, những đồ chơi trực quan…
cũng có sức hấp dẫn lớn với bé.
• Bố mẹ cần chú ý cách ăn nói, hành vi của mình. Vì bé ở độ tuổi này
sẽ bắt chước rất nhanh.
• Khi con bước vào tuổi này, bạn có thể rèn cho bé kỹ năng đi vệ sinh
(cầm bô, đổ bô…) và tự chăm sóc mình cũng như biết cách nhờ người khác
giúp đỡ. Bố mẹ cũng nên dạy con vài thói quen tự phục vụ như tập gấp khăn
mặt, cất đồ chơi…
• Nên khuyến khích tính độc lập của trẻ và khen mỗi khi bé làm được
điều tốt. Khi con không nghe lời, bạn cũng chớ tỏ ra quá lo lắng mà cứ kiên
trì giải thích, tránh đánh, chửi, doạ dẫm.
Giúp bé 3-5 tuổi phát huy khả năng sáng tạo
Từ 3 tuổi trở đi cần phải chuyển dần sang giáo dục tư duy cho trẻ, tức
là chuyển dần sang cách dạy khuyến khích trẻ phải tự suy nghĩ. Được 3 tuổi,
não bộ đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt não trước. Đây là vùng não phụ
trách tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể. Càng
cho trẻ 3 tuổi chơi trò chơi tư duy nhiều, càng khiến trẻ trở thành người có
khả năng tư duy tốt hơn, chỉ số thông minh cũng cao hơn.
Bằng những cách sau bố mẹ sẽ giúp trẻ sáng tạo hơn:
• Vào thời kì này phải cho trẻ chơi những đồ chơi đòi hỏi sự vận dụng
đầu óc suy nghĩ mới được. Thích hợp nhất những trò chơi để trẻ tự suy nghĩ,
tự lắp ráp, sáng tạo ra những cách chơi, cách khám phá mới, tạo ra đồ vật
mới. Ví dụ như bộ đồ chơi gồm các miếng gỗ dẹt hình tam giác, hình tròn,
hình vuông bằng các màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng…) là đồ chơi rất bổ
ích. Trẻ thường thích bộ đồ chơi này, vì nó có thể xếp thành vô vàn những
hình thù khác nhau… tạo ra “thế giới” theo cách suy nghĩ và kinh nghiệm
của trẻ. Với những miếng gỗ này, có thể kích thích tư duy của trẻ, giúp trẻ
rèn luyện khả năng quan sát, tập trung chú ý, suy nghĩ và tưởng tượng sáng
tạo… Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ xếp thành tàu, xe, chim, vườn thú, công
viên… thì đó là những trò chơi hết sức bổ ích.
• Các trò chơi như đóng vai, phân biệt thuộc tính của sự vật sẽ giúp bé
phát triển trí tuệ. Ví dụ, bạn có thể xếp một loạt các đồ vật như dao, thìa, bát,
đũa, bông hoa… rồi bảo bé chỉ ra cái gì không thuộc cùng nhóm.
• Ở tuổi này, bố mẹ cũng có thể kể chuyện sáng tạo cho bé nghe. Bạn
hãy biến hóa nội dung chuyện hay cố tình kể sai để bé kể lại, điều chỉnh.
• Trò chơi phát hiện mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng cũng rất hữu
ích với các bé. Ví dụ, cho bé chơi xếp hình lego, xếp hình các con vật rồi
đánh tráo, thêm bớt và bảo trẻ phát hiện, hay cho trẻ sắp xếp các vật theo
cặp, ví dụ giày đi với tất, bát đi với thìa, quần và áo…. Những trò chơi này
giúp bé học cách tư duy theo cấu trúc.
• Bạn cũng có thể cho bé tập liên hệ giữa các bức tranh, chẳng hạn:
Mẹ xếp 3 bức tranh: lửa cháy, hình ảnh em bé gọi điện và đoàn xe cứu hỏa
tới rồi cho bé sắp xếp thứ tự và kể câu chuyện theo logic dựa trên các tình
tiết đó.
Rèn luyện tính tự tin và kỹ năng xã hội cho trẻ 5-6 tuổi
Đây là thời điểm bé chuẩn bị đến trường nên quan trọng nhất là bạn
cần rèn luyện cho con cách chú ý chủ định, khả năng quan sát và đáp ứng
yêu cầu của môi trường bên ngoài. Trẻ cũng cần được học cách chia sẻ và
quan tâm đến người khác.
Các cách rèn luyện tính tự tin và kỹ năng xã hội cho trẻ:
• Nguyên tắc quan trọng khi dạy trẻ 5-6 tuổi là “Khen là chính, trừng
phạt hãn hữu”. Trong đó, khi khen cần tức thời, cụ thể, còn phạt có thể để
sau, lúc trẻ đã bình tĩnh. Bố mẹ cũng đừng bắt bé hứa quá nhiều và tránh
không bắt con học chữ trước khi đủ tuổi đến trường. Bạn nên tạo cho bé một
góc riêng để trẻ tự bài trí theo ý thích của mình.
• Để con tự tin đến trường, bạn hãy dạy bé khả năng chơi cùng bạn,
giải quyết vấn đề , chẳng hạn: khi bị bạn đẩy, giằng sách vở… thì con phải
làm thế nào (bằng cách đặt câu hỏi, giữ bình tĩnh, nhờ giúp đỡ…. ), thói
quen lập kế hoạch và cách tạo lập quan hệ tốt với bạn bè. hãy kể cho con về
những gì tốt đẹp ở nhà trường về những niềm vui về bạn bè, về cô giáo, về
những đồ chơi, trò chơi … không được dọa trẻ nếu hư thì cho đến trường, thì
sẽ bắt đi hoặc hôm nay ngoan thì sẽ cho ở nhà. Điều đó sẽ củng cố nỗi sợ hãi
ở trẻ khi phải đi học. Nếu bé có khóc những ngày đầu đi học thì bố mẹ cố
gắng vượt qua. Đừng vì thế mà lại để bé ở nhà.
• Tính tự lập cũng rất cần luyện cho trẻ ở tuổi này. Bé rất thích được
thể hiện, thích cảm thấy mình là người lớn vì thế bố mẹ có thể giao các
“công việc đặc biệt” cho con như chăm sóc cây hoa, nuôi thú, dọn phòng…
Lưu ý chung khi chọn trò chơi cho trẻ
Khi chọn đồ chơi hay hình thức chơi cho trẻ cần chú ý đến tính độc
hại và tính phù hợp của trò chơi với trẻ. Những lưu ý sau sẽ giúp các bậc cha
mẹ giúp con mình vừa chơi vừa học hiệu quả và tránh được những yếu tố
độc hại.
Nguyên tắc chung khi chọn đồ chơi cho bé:
• Đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh, cấu tạo chắc chắn, an toàn, dễ rửa
sạch.
• Lựa chọn đồ chơi phải phù hợp với lứa tuổi và tính cách của bé thì
mới giúp bé phát triển trí thông minh và sáng tạo tốt.
• Nguyên liệu dùng làm đồ chơi không độc hại, hìng dạng không góc
cạnh.
• Đồ chơi không được phát ra âm thanh quá lớn sẽ ảnh hưởng đến
thính giác của bé.
• Đồ chơi treo trước mặt bé (đối với bé dưới 3 tháng tuổi) phải thường
xuyên thay đổi vị trí, tránh để bé nhìn quá lâu vào một điểm hoặc một
hướng.
• Đồ chơi phải có tính thẩm mỹ, hình dạng sinh động, có thể tạo hứng
thú say mê và phát triển trí tưởng tượng cho bé.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 127_5545.pdf