Dạy trẻ cách lắng nghe

Trẻ em thường rất hiếu động và chúng chỉ có thể tập trung chú ý trong một

khoảng thời gian không lâu. Việc tập trung chú ý để lắng nghe lời thầy cô

giảng thường khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Bởi thế, thầy cô có thể

dạy trẻ các kỹ năng “chủ động” lắng nghe để trẻ sẽ tự mình khám phá nội

dung bài giảng chứ không chỉ thụ động nghe những gì thầy cô nói. Dưới đây

là những đề xuất của tiến sỹ Marvin Marshall về các hoạt động mà thầy cô

có thể sử dụng để giúp trẻ làm quen và luyện tập các kỹ năng “nghe chủ

động”.

pdf3 trang | Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 2530 | Lượt tải: 3download
Nội dung tài liệu Dạy trẻ cách lắng nghe, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy trẻ cách lắng nghe Trẻ em thường rất hiếu động và chúng chỉ có thể tập trung chú ý trong một khoảng thời gian không lâu. Việc tập trung chú ý để lắng nghe lời thầy cô giảng thường khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Bởi thế, thầy cô có thể dạy trẻ các kỹ năng “chủ động” lắng nghe để trẻ sẽ tự mình khám phá nội dung bài giảng chứ không chỉ thụ động nghe những gì thầy cô nói. Dưới đây là những đề xuất của tiến sỹ Marvin Marshall về các hoạt động mà thầy cô có thể sử dụng để giúp trẻ làm quen và luyện tập các kỹ năng “nghe chủ động”.  Dạy cho trẻ những câu hỏi giúp chúng xác định nội dung của những điều chúng sẽ được nghe. Bất kỳ những gì trẻ được nghe – dù là một bài hát trên đài hay một bài giảng trên lớp - đều trả lời những câu hỏi who (ai), what (cái gì), where (ở đâu), why(tại sao), when (khi nào) và how (như thế nào). Sau khi trẻ đã nghe và tìm ra được câu trả lời cho những câu hỏi trên, hãy hướng trẻ tập trung vào các chi tiết. Chẳng hạn: đó không chỉ là một chiếc xe đạp mà là một chiếc xe đạp màu xanh, yên cứng, lốp dẹt, những chiếc nan hoa sáng bóng và tay lái vừa tầm .v.v…. Thầy cô có thể yêu cầu trẻ viết một đoạn văn miêu tả ngắn về những đồ vật thân thuộc của chúng với dàn ý là câu trả lời cho 6 câu hỏi Vui học tiếng Anh cho bé Songs and chants nêu trên. Sau đó, cho trẻ kể lại cho nhau nghe Dạy bé học tiếng Anh những gì chúng đã viết và yêu cầu các em nhắc lại những gì chúng đã nghe thấy  Sắp xếp trẻ thành các nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ chọn một em là người kể lại cuối cùng.Em này sẽ vắng mặt trong thời gian câu chuyện được kể và quay lại sau đó. Một em trong nhóm bắt đầu bằng cách thì thầm một đoạn thông tin miêu tả vào tai bạn bên cạnh. Việc thì thầm này sẽ diễn ra lần lượt cho đến khi em cuối cùng nhắc lại đoạn thông tin em đó nghe được cho em vắng mặt – em này sẽ ở một chỗ khác cách xa nhóm của mình trong thời gian đoạn thông tin được truyền đi. Em này sẽ kể lại cho cả nhóm nghe toàn bộ đoạn thông tin mà em nghe thấy. Khi đó, các em khác trong nhóm sẽ nhận thức được rõ ràng tầm quan trọng của việc lắng nghe một cách chăm chú trong việc truyền đạt và hiểu chính xác thông tin. Thầy cô cũng có thể yêu cầu trẻ nói lại cho bạn của mình những gì bạn vừa giảng. Như vậy, thầy cô không chỉ kiểm tra được mức độ tập trung của trẻ mà còn tạo cho trẻ cơ hội chia xẻ những cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề trong bài giảng.  Cho trẻ hoạt động theo nhóm để tập nghe và xác định những điểm giống và khác, những điểm chúng đồng ý và những điểm chúng không tán thành. Khuyến khích trẻ chia xẻ những suy nghĩ của riêng mình với các thành viên trong nhóm. Thầy cô có thể làm những tấm card có chứa nội dung những điều mà thầy cô muốn trẻ học. Thầy cô cũng có thể giao nhiệm vụ làm những tấm card cho trẻ. Khi những tấm card đã được hoàn thành, trẻ có thể làm việc theo nhóm bốn em. Em đầu tiên chọn một tấm card chuyển cho em thứ hai. Em thứ hai sẽ đặt một câu hỏi về nội dung của tấm card. Em thứ ba sẽ trả lời câu hỏi. Em thứ tư có nhiệm vụ nhắc lại câu hỏi và câu trả lời để các thành viên khác kiểm tra mức độ chính xác. Sau đó lại xoay vòng, em thứ hai bốc thăm .v.v..cho đến khi tất cả các thành viên trong nhóm đều lần lượt đảm nhiệm các vị trí. Điểm thầy cô cần lưu ý khi tiến hành các hoạt động nêu trên là cách tiếp cận nhẹ nhàng, không căng thẳng. Thầy cô hoàn toàn có thể kiểm tra được mức độ tập trung lắng nghe của trẻ bằng cách nhìn vào mắt chúng. Nếu trẻ nhìn chăm chú, không chớp mắt nhưng ánh nhìn không hướng về phía giáo viên hoặc vở ghi thì chắc chắn tâm hồn trẻ đang “lang thang đâu đó”. Thầy cô có thể lại gần bàn của em đó, gọi em ngồi ngay bên cạnh phát biểu hoặc dùng tên của em đó để đặt câu ví dụ minh hoạ. Mặc dù trong một số nền văn hoá, không nhìn thẳng vào những người “bề trên” như thầy cô khi họ đang nói nghĩa là tôn trọng người nói nhưng hãy nói với trẻ rằng chúng đang học tiếng Anh. Trong nền văn hoá Anh, việc nhìn thẳng vào người bạn đang nói chuyện là thể hiện sự tôn trọng và chú ý lắng nghe. Hơn thế nữa, nhìn thẳng vào người nói cũng sẽ giúp trẻ dễ dàng tập trung lắng nghe hơn. Các hoạt động này chỉ chiếm một khoảng thời gian không lâu trên lớp nhưng nếu được tiến hành một cách thường xuyên và đều đặn, chúng sẽ giúp trẻ làm quen và hình thành những kỹ năng hết sức hữu ích khi lắng nghe và tiếp nhận thông tin

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfday_tre_cach_lang_nghe_5538.pdf
Tài liệu liên quan