Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại đại hội X của đảng

Cách đây một năm, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối quan điểm của Đảng, trong đó có đường lối, đối ngoại, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2006 - 2010. Về đối ngoại, Đại hội khẳng định, chúng ta "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực"(1). Đây là sự kế thừa, phát triển đường lối, chính sách đối ngoại được đúc kết qua 20 năm đổi mới, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong tình hình mới.

doc17 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 2download
Nội dung tài liệu Đẩy mạnh triển khai thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại đại hội X của đảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN THẮNG LỢI ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI ĐẠI HỘI X CỦA ĐẢNG Phạm Gia Khiêm (Cập nhật: 17/7/2007)   Lời Ban Biên tập: Yêu cầu đặt ra hiện nay và những năm tới trong công tác đối ngoại là tiếp tục đổi mới tư duy, quán triệt sâu sắc nội dung, nhiệm vụ do Đại hội X của Đảng đề ra; tăng cường tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động đối ngoại, phối hợp chặt chẽ đối ngoại với các lĩnh vực khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Bài viết sau đây của đồng chí PHẠM GIA KHIÊM, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã chỉ ra những nhiệm vụ trọng tâm của công tác đối ngoại cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Tạp chí Cộng sản xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc. Cách đây một năm, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã thành công tốt đẹp. Đại hội đã tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối quan điểm của Đảng, trong đó có đường lối, đối ngoại, định ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2006 - 2010. Về đối ngoại, Đại hội khẳng định, chúng ta "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực"(1). Đây là sự kế thừa, phát triển đường lối, chính sách đối ngoại được đúc kết qua 20 năm đổi mới, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng nước ta trong tình hình mới. Ngay sau Đại hội, chúng ta đã chủ động và tích cực triển khai nhiều hoạt động đối ngoại lớn, thu được những kết quả có ý nghĩa rất quan trọng. Nổi bật là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 14, đỉnh cao của hơn một trăm hoạt động trong năm APEC Việt Nam 2006; và các nước châu Á nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất của châu lục vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, khu vực, các nước và trung tâm lớn trên thế giới có những bước phát triển mới tích cực, thể hiện qua các chuyến thăm song phương của lãnh đạo các nước nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC; quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, các nước khác ở châu Á, châu Phi - Trung Đông và Mỹ La-tinh tiếp tục được củng cố và phát triển. Đối ngoại đã tích cực góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, tham gia giải quyết những vấn đề tồn tại cũng như mới nảy sinh liên quan đến biên giới lãnh thổ; đấu tranh kiên quyết chống lại các hoạt động lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế được coi là nhiệm vụ trung tâm và cũng đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ, góp phần tạo nên một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam. Chúng ta tiếp tục triển khai mạnh mẽ công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài với nhiều biện pháp cụ thể mới, đặc biệt là về thu hút trí thức và doanh nhân Việt kiều hướng về quê hương tham gia xây dựng đất nước; đẩy mạnh công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại nước ngoài, nổi bật là việc hồi hương an toàn công dân ta lao động ở Li-băng khi chiến sự xảy ra tại đây, hỗ trợ cộng đồng người Việt ở Nga... Công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại tiếp tục được đổi mới, phục vụ tốt cho tuyên truyền về thành công Đại hội X của Đảng và thắng lợi của Tuần lễ Cấp cao APEC, quảng bá văn hóa, xúc tiến thương mại, đầu tư và vận động, hỗ trợ cho công tác hội nhập. Những thành tựu đối ngoại đó cùng với những chuyển biến kinh tế - xã hội to lớn trong nước đã tạo đà quan trọng cho việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong những năm tiếp theo. Ở trong nước, những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của 20 năm đổi mới đã tạo nền tảng để chúng ta tiếp tục tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam tiếp tục củng cố và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các quốc gia trên thế giới và đang hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện vào đời sống kinh tế - chính trị của cộng đồng quốc tế. Các nước đều coi trọng hoặc quan tâm phát triển quan hệ nhiều mặt, ổn định với Việt Nam. Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng lớn. Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực tương đối ổn định và phát triển năng động nhất về kinh tế của thế giới. ASEAN duy trì sự đoàn kết, tăng cường hợp tác và phát huy vai trò ngày càng lớn hơn ở khu vực. Đây chính là thời cơ lớn để Việt Nam có thể bứt phá vươn lên phát triển nhanh hơn và bền vững hơn. Lạc quan về tương lai phía trước, song chúng ta cũng luôn nhận thức đầy đủ về những nguy cơ, thách thức mà đất nước đang phải đối mặt. Đó là thách thức xuất phát từ những diễn biến nhanh chóng, bất trắc và khó lường của tình hình quốc tế, khu vực: các mâu thuẫn thời đại vẫn rất gay gắt; mặt trái của toàn cầu hóa tác động tiêu cực đến tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển; cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật tài nguyên, năng lượng, thị trường, vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng quyết liệt; chiến tranh cục bộ, xung đột và mâu thuẫn về dân tộc, tôn giáo, hoạt động khủng bố, ly khai, can thiệp, tranh chấp biên giới lãnh thổ... tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi; các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, tội phạm xuyên quốc gia... vẫn là những thách thức lớn. Những vấn đề này sẽ tác động thường xuyên đến môi trường an ninh và phát triển của các nước, trong đó có Việt Nam trong những năm tới. Ở trong nước, bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại đan xen, thậm chí có mặt trở nên nghiêm trọng hơn, trong đó nguy cơ lớn nhất, trước mắt cũng như lâu dài đối với dân tộc ta chính là nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước. Mặc dù 20 năm đổi mới đã mang lại những tiến bộ to lớn, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Khoảng cách về trình độ phát triển hiện nay của Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực còn khá lớn và so với các nước phát triển tất nhiên càng xa hơn nữa. Chính vì vậy, Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh "đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc ta lúc này" là phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn để "phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn". Mục tiêu đặt ra từ nay cho tới năm 2010 là "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Nói cách khác, củng cố hòa bình, tăng cường hợp tác để phát triển chính là nhiệm vụ trung tâm, là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của đất nước ta trong giai đoạn mới. Đứng trước những thuận lợi và thách thức đan xen nói trên, yêu cầu đặt ra hiện nay và những năm tới cho chúng ta trong công tác đối ngoại là cần tiếp tục đổi mới tư duy, quán triệt sâu sắc nội dung, nhiệm vụ của đường lối, chính sách do Đại hội X của Đảng đề ra; tăng cường tính chủ động, sáng tạo và hiệu quả trong hoạt động đối ngoại, phối hợp chặt chẽ đối ngoại với các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, tư tưởng, văn hóa... để tạo ra sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Thực hiện "đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển", chúng ta tiếp tục nắm vững và vận dụng sáng tạo tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hóa dân tộc; giữa an ninh và phát triển. Chỉ khi giữ vững độc lập, tự chủ trong hoạch định chính sách và triển khai đối ngoại, chúng ta mới có thể tiến hành hội nhập sâu rộng và hiệu quả; đồng thời, vừa phát huy được nội lực, vừa tranh thủ tối đa sự hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới để vươn tới thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc giương cao đường lối "hòa bình, hợp tác và phát triển" không những phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới mà còn đáp ứng lợi ích cơ bản và lâu dài của đất nước ta. Hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết để phát triển. Ngược lại, phát triển nhanh và bền vững sẽ tạo nền tảng vật chất để củng cố hơn nữa môi trường hòa bình, an ninh, đồng thời giúp hóa giải các nguy cơ đang đặt ra đối với đất nước ta. Đại hội X đã tiếp tục khẳng định "chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế" với phương châm Việt Nam là "bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế". Trong giai đoạn mới, nhu cầu phát triển của đất nước cũng như tình hình thế giới và khu vực về cơ bản thuận lợi và phù hợp để chúng ta tiếp tục mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại, song điều quan trọng là chúng ta phải nỗ lực đưa các mối quan hệ đã được thiết lập với các nước đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế, tạo sự đan xen lợi ích, từ đó tăng cường sự tin cậy lẫn nhau. Đại hội X cũng khẳng định chúng ta sẽ "tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế, khu vực". Trong giai đoạn mới, chúng ta tiếp tục hội nhập sâu rộng hơn, tham gia đầy đủ hơn, toàn diện hơn, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cả trong các tiến trình hợp tác khác phù hợp với lợi ích và điều kiện cụ thể của đất nước ta. Trong quá trình đó, cần phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực, lấy hiệu quả làm thước đo mức độ thành công của Việt Nam trong hội nhập và hợp tác quốc tế; tích cực tham gia và phát huy vai trò tương xứng với vị thế và khả năng của đất nước; chủ động đưa ra sáng kiến phù hợp với lợi ích an ninh và phát triển của ta. Thực tế triển khai thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đại hội X trong năm qua cho thấy hoạt động đối ngoại cần tiếp tục thực hiện tốt cả ba mục tiêu an ninh, phát triển và nâng cao vị thế đất nước, trong đó lấy lợi ích phát triển làm trung tâm. Trên tinh thần đó, trong những năm tới, cùng với việc tiếp tục triển khai những phương hướng đối ngoại lớn mà Đại hội X đã đề ra, công tác đối ngoại cần tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau: Thứ nhất, đối với ngoại giao song phương, tình hình mới đòi hỏi phải có những biện pháp rất thiết thực, hiệu quả, cụ thể, mang tính đột phá, trên cơ sở cùng có lợi để đưa quan hệ hợp tác với các nước, các đối tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững; hướng nội dung các chương trình hợp tác vào việc phục vụ tốt nhất sự phát triển của đất nước. Với mạng lưới các cơ quan đại diện ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và là cơ quan tham mưu chính của Đảng và Nhà nước về đối ngoại, ngoại giao sẽ chủ động đi đầu trong phân tích, đánh giá thế mạnh của từng đối tác để đề xuất những chính sách hợp tác phù hợp nhằm khai thác đối đa thế mạnh của từng đối tác phục vụ nhu cầu an ninh và phát triển của đất nước, phát huy lợi thế so sánh của nước ta trong hợp tác quốc tế, qua đó tạo sự gắn bó, đan xen lợi ích với các đối tác. Với các nước láng giềng, chúng ta sẽ tiếp tục các nỗ lực để xây dựng và củng cố đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đặc biệt là triển khai và hoàn thành việc phân giới, cắm mốc với Trung Quốc và Cam-pu-chia vào năm 2008 như đã thỏa thuận. Thứ hai, khi chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng thì ngoại giao đa phương sẽ ngày càng có vai trò quan trọng, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy quan hệ song phương và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Theo đó, chúng ta sẽ chủ động đẩy mạnh hơn nữa các nội dung, chương trình hợp tác vì phát triển trong các tiến trình hợp tác tiểu khu vực, khu vực và quốc tế như hợp tác ba nước Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia, hợp tác trong ACMECS, ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, APEC, ASEM, Hợp tác Đông Á... với các sáng kiến cụ thể, khả thi và tham gia tích cực để hiện thực hóa các sáng kiến đó. Ngoài ra, trong bối cảnh tình hình mới, chúng ta cần chủ động phát huy những thế mạnh của mình không chỉ giới hạn trong các cơ chế, tổ chức khu vực mà ở phạm vi lớn hơn, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc để đưa ra các sáng kiến, biện pháp tham gia vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển. Tiếp tục vận động để trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009 và chuẩn bị về mọi mặt để có thể đóng góp tốt nhất trên cương vị này. Sẵn sàng và chủ động đối thoại với các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực về những vấn đề cùng quan tâm, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, nêu cao chính nghĩa và những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong lĩnh vực này, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các luận điệu sai trái, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thứ ba, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác ngoại giao phục vụ kinh tế. Ngành ngoại giao đã xác định "Ngoại giao phục vụ kinh tế" là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2007 và những năm tới đây và đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động dựa trên thế mạnh đặc thù của ngành. Đó là: 1 - Kết hợp chặt chẽ chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. 2 - Đẩy mạnh công tác thông tin kinh tế đối ngoại, cung cấp đánh giá về những chuyển biến, chiều hướng phát triển lớn của kinh tế thế giới, khu vực và các trung tâm kinh tế quan trọng, các chính sách và kinh nghiệm phát triển của các nước, trên cơ sở đó tham mưu cho Đảng và Nhà nước ta trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế; đồng thời cung cấp thông tin về thị trường, xu thế phát triển khoa học - công nghệ, đầu tư, môi trường pháp lý... để hỗ trợ các ngành, địa phương và doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế quốc tế. 3 - Tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến kinh tế đối ngoại và triển khai các hoạt động kinh tế đối ngoại của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, phối hợp thực hiện các chương trình quảng bá quốc gia, các hoạt động tuyên truyền đối ngoại lớn... Thứ tư, tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin, văn hóa đối ngoại nhằm hỗ trợ đắc lực cho ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác hữu nghị với nhân dân các nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng thì thông tin, văn hóa đối ngoại sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng, trở thành một trong ba trụ cột cơ bản của ngoại giao. Muốn vậy, thông tin, văn hóa đối ngoại cần phát huy triệt để những thành tựu to lớn của 20 năm đổi mới, khai thác sức mạnh về văn hóa của dân tộc ta. Đó là tinh thần độc lập, tự chủ, bất khuất, quật cường; truyền thống văn hiến, ham học, hiếu học; tình cảm nhân hậu, hòa hiếu, vị tha, thủy chung và thân thiện với bạn bè quốc tế. Năm 2006, chúng ta triển khai tổ chức "Tuần lễ văn hóa Việt Nam", "Ngày Việt Nam" ở một số nước châu Âu, châu Á và đã đạt được những kết quả bước đầu. Thông qua hoạt động thông tin, văn hóa đối ngoại phong phú và hiệu quả, bạn bè quốc tế ngày càng thấy rõ hình ảnh một nước Việt Nam hòa bình, ổn định, thân thiện, cởi mở, đang thực hiện đổi mới thành công, phát triển nhanh, bền vững và đóng vai trò ngày càng lớn hơn ở khu vực và trên thế giới. Thứ năm, tiếp tục đổi mới hơn nữa công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể hóa Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị bằng những biện pháp, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho bà con kiều bào về nước, hoạt động đầu tư, làm ăn kinh doanh, coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc mà còn là một nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước; chú trọng công tác bảo hộ công dân và pháp nhân ta ở nước ngoài. Cũng với tinh thần đó, ngoại giao sẽ tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện để kiều bào có chỗ đứng và ngày càng lớn mạnh trong cộng đồng xã hội sở tại, đồng thời khuyến khích bà con hướng về Tổ quốc và đóng góp vào sự phát triển mọi mặt của đất nước. Thứ sáu, tiếp tục đổi mới công tác tổ chức và cán bộ nhằm đáp ứng những đòi hỏi của tình hình mới, thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đối ngoại của Đại hội X. Trong hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành ngoại giao đã đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ trung thành với Đảng, với lợi ích của dân tộc, có phẩm chất chính trị tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, ngày càng mang tính chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ đó đã có những đóng góp to lớn vào thành tích chung của ngành ngoại giao trong thời gian qua. Tuy nhiên, tình hình mới đòi hỏi ngành ngoại giao cần tiếp tục đổi mới từ khâu đào tạo, bồi dưỡng đến quy hoạch, đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ như tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, trong đó đặc biệt coi trọng tính công khai, dân chủ và lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị để đánh giá năng lực và phẩm chất cán bộ. Hoạt động đối ngoại thời gian qua đã thu được những kết quả rất có ý nghĩa, tiếp tục đóng góp vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới và tạo tiền đề quan trọng để chúng ta có thể tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, đưa đất nước vững bước tiến vào giai đoạn mới với những triển vọng tốt đẹp hơn. Dưới sự lãnh đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, quán triệt sâu sắc và tích cực triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chúng ta tin tưởng rằng hoạt động đối ngoại sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội X của Đảng, viết tiếp những trang sử thành công của Việt Nam thời kỳ đổi mới.  (1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 112 VIỆT NAM VÀO WTO: TIẾP CẬN TỪ TẦM NHÌN VÀ BẢN LĨNH HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỐI NGOẠI Bùi Đình Phong (Cập nhật: 10/4/2007)   Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu mốc mới trong tiến trình nước ta chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Mốc mới này, trên thực tế, đã được khởi nguồn cách đây 100 năm với tầm nhìn hướng ra thế giới của vị lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh khi còn là Nguyễn Tất Thành và cách đây 60 năm khi Người nêu nguyện vọng của dân tộc Việt Nam vào Liên hợp quốc và muốn làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ. Một trăm năm trước, với khát vọng dân tộc độc lập, các phong trào yêu nước như Đông kinh nghĩa thục (1907), phong trào chống thuế ở Trung kỳ (1908), cuộc vận động duy tân ở miền Trung, Duy tân hội, phong trào Đông Du... hoạt động rầm rộ mong tìm con đường canh tân đất nước. Song, các phong trào này cuối cùng đều thất bại. Trong thời gian đó, khoảng tháng 9-1905, Nguyễn Tất Thành theo học lớp dự bị Trường Tiểu học Pháp - bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại trường tiểu học này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với các từ TỰ DO - BÌNH ĐẲNG - BÁC ÁI. Từ đó, Người rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy. Điều này được nhà báo Nga Ô-xíp Man-đen-xtam khẳng định và sau này là nhà văn Mỹ An-na Xtơ-rông kể lại. Khi trò chuyện với nhà văn, Người nói: "Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi"(1). Ba mươi năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, Người đã đặt cơ sở cho việc thiết lập mối quan hệ quốc tế. Người coi chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là kẻ thù chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới, còn nhân dân các dân tộc thuộc địa và giai cấp vô sản ở mọi nơi đều là bạn và phải đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Từ năm 1941 đến 1945, Người khẳng định cách mạng Việt Nam luôn đứng về phe Đồng Minh chống phát-xít và Việt Nam "sẵn sàng hợp tác với người Mỹ khi nào người Mỹ thấy thích hợp". Trong bức thư đầu tiên gửi cho Sác-lơ Phen, trung úy Mỹ trong OSS (Cơ quan phục vụ chiến lược của Mỹ) cuối tháng 4-1945, Người đã đề nghị gửi một số thanh niên sang Mỹ để được huấn luyện sử dụng điện đài. Ngay sau Đại hội quốc dân Tân Trào, ngày 18-8-1945, Người đã gửi thông điệp cho Chính phủ Pháp nêu ra đề nghị 5 điểm, trong đó điểm 4 là: "Chính phủ Pháp hưởng quyền ưu đãi trong kỹ nghệ và thương mại ở Việt Nam. Điểm 5 - Người Pháp có thể làm cố vấn về ngoại giao"(2). Cũng trong ngày đó, lần đầu tiên Người đã gửi Thông điệp cho Liên hợp quốc (được viết bằng tiếng Anh) yêu cầu Liên hợp quốc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc nhỏ, lệ thuộc như đã được ghi nhận tại các Hiến chương Đại Tây Dương và Xan Phran-xi-xcô. Người còn gửi bức thư thứ tư cho Sác-lơ Phen trong đó có đoạn: "Chiến tranh đã kết thúc. Đấy là điều tốt cho mọi người. Tôi chỉ cảm thấy tiếc khi những người bạn Mỹ phải rời chúng tôi quá nhanh... Tôi mong có ngày hạnh phúc sẽ được gặp ông và những người bạn Mỹ của chúng tôi ở Đông Dương hay trên đất Mỹ"(3). Trong bức thư (viết vào khoảng ngày 18-8) gửi cho Ph.Tan (phụ trách điện đài, người của Đồng minh), Người viết: "Chiến tranh đã kết thúc. Mọi thứ đều thay đổi. Nhưng tình bạn của chúng ta vẫn như thế, không bao giờ thay đổi... Tôi lấy làm tiếc vì những người bạn Mỹ đã rời chúng tôi quá nhanh và do đó mối quan hệ giữa chúng ta sẽ trở nên khó khăn hơn. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên ông. Ông cũng đừng quên chúng tôi nhé! Ngày mai tươi sáng, chúng ta sẽ gặp nhau, chúng ta sẽ trông chờ ngày đó"(4). Hai mươi sáu ngày sau buổi lễ Độc lập, ngày 28-9-1945, Chính phủ lâm thời công bố chính sách ngoại giao 4 điểm (do Chủ tịch Hồ Chí Minh dự thảo và được Hội đồng Chính phủ thông qua) trong đó điểm 1 và điểm 2 nói tới quan hệ của Việt Nam với các nước Đồng minh và với nước Pháp: "1. Đối với các nước Đồng minh, Việt Nam chủ trương "hết sức thân thiện và thành thực công tác trên lập trường bình đẳng tương ái để xây đắp lại nền hòa bình của thế giới. 2. Đối với nước Pháp, Chính phủ Việt Nam sẽ bảo vệ theo luật quốc tế tính mệnh và tài sản của kiều dân Pháp yên tĩnh làm ăn và tôn trọng sự độc lập của Việt Nam, nhưng đối với Chính phủ Pháp, Đờ Gôn chủ trương thống trị Việt Nam, không chịu thừa nhận nền độc lập hoàn toàn, thì kiên quyết chống lại"(5). Ngày 17-10-1945, Hồ Chí Minh đã gửi điện văn tới Tổng thống Mỹ H. Tru-man (đồng thời muốn truyền đạt tới Liên hợp quốc cùng các vị đứng đầu các cường quốc) xung quanh sự kiện thành lập Ủy ban tư vấn đối với khu vực Viễn Đông. Theo Hồ Chí Minh, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ việc thành lập Ủy ban tư vấn này và Người khẳng định đại diện có đủ điều kiện vào Ủy ban tư vấn chính là Việt Nam chứ không phải Pháp. Người nhấn mạnh rằng, tại ủy ban này, Việt Nam có thể mang lại sự đóng góp có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại ở Viễn Đông. Đúng 5 ngày sau, ngày 22-10-1945, Hồ Chí Minh lại có Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ G. Biếc-nơ để khẳng định lại việc thành lập ủy ban tư vấn Viễn Đông và vấn đề liên quan tới Việt Nam được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban này. Một ngày sau đó, ngày 23-10-1945, trả lời các nhà báo về thái độ hiện thời của Chính phủ Việt Nam đối với Trung Hoa và Pháp, Hồ Chí Minh nêu rõ lập trường: "chúng ta không chống tất cả nước Pháp, tất cả dân chúng Pháp. Nếu có những người Pháp muốn qua đây điều đình một cách hòa bình..., lẽ tất nhiên chúng ta sẽ hoan nghênh... Có thể rằng: chúng ta hoan nghênh những người Pháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác những nguồn nguyên liệu chưa có ai khai thác. Có thể rằng: chúng ta sẽ mời những nhà chuyên môn Pháp, cũng như Mỹ, Nga hay Tàu, đến đây giúp việc cho chúng ta trong cuộc kiến thiết quốc gia"(6). Trong Thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ G. Biếc-nơ ngày 1-11-1946, nhân danh Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và nhân danh Hội văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh bày tỏ nguyện vọng của Hội là "được gửi một phái đoàn khoảng năm mươi thanh niên Việt Nam sang Mỹ với ý định một mặt thiết lập những mối quan hệ văn hóa thân thiết với thanh niên Mỹ, và mặt khác để xúc tiến việc tiếp tục nghiên cứu về kỹ thuật, nông nghiệp cũng như các lĩnh vực chuyên môn khác... tha thiết mong muốn tạo được mối quan hệ với nhân dân Mỹ là những người mà lập trường cao quý đối với những lý tưởng cao thượng về công lý và nhân bản quốc tế, và những thành tựu kỹ thuật hiện đại của họ đã có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với giới trí thức Việt Nam"(7). Trong khi kết tội bọn xâm lược, hiếu chiến nhiều nước vi phạm Hiến chương Đại Tây Dương và Xan Phran-xi-xcô, Hồ Chí Minh vẫn tuyên bố với thế giới về quan điểm thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì hòa bình, thịnh vượng chung. Ngày 14-1-1946, Hồ Chí Minh đã có điện văn gửi các ông A. Grô-mư-cô - đại diện Liên Xô, G. Biếc-nơ - Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, bác sĩ Cố Duy Quân - đại diện Trung Quốc. Cùng ngày, Người có điện gửi cho ông Hăng-ri Xpát, Chủ tịch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTai Lieu On thi KT Đối ngoại VN.doc
Tài liệu liên quan