Giáo dục STEM góp phần hình thành cho học sinh những năng lực về STEM và
các năng lực lực bổ trợ cần thiết cho học sinh trong cuộc sống. Các năng lực này
được hình thành từ sự trải nghiệm của học sinh, thông qua việc giải quyết các
vấn đề. Chương trình Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc tổ chức dạy học theo định hướng STEM. Bài viết nhằm giới thiệu về
một số kết quả nghiên cứu của chúng tôi về dạy học Tự nhiên - Xã hội tại hai
trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng STEM.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dạy học Tự nhiên - Xã hội ở Tiểu học theo định hướng giáo dục STEM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
275
DẠY HỌC TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Nguyễn Thị Mộng Trinh*, Trần Thị Thanh Tuyền,
Lê Thanh Trúc, Lê Hồng Xuyên
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên lạc: mongtrinh0603@gmail.com
TÓM TẮT
Giáo dục STEM góp phần hình thành cho học sinh những năng lực về STEM và
các năng lực lực bổ trợ cần thiết cho học sinh trong cuộc sống. Các năng lực này
được hình thành từ sự trải nghiệm của học sinh, thông qua việc giải quyết các
vấn đề. Chương trình Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc tổ chức dạy học theo định hướng STEM. Bài viết nhằm giới thiệu về
một số kết quả nghiên cứu của chúng tôi về dạy học Tự nhiên - Xã hội tại hai
trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo định hướng STEM.
Từ khóa: Tự nhiên, Xã hội, tiểu học, mô hình, giáo dục STEM.
TEACHING SCIENCE - SOCIETY IN PRIMARY LEVEL IN THE
ORIENTATION OF STEM
Nguyen Thi Mong Trinh*, Tran Thi Thanh Tuyen,
Lê Thanh Truc, Le Hong Xuyen
Ho Chi Minh city University of Education
*Corresponding Author: mongtrinh0603@gmail.com
ABSTRACT
STEM education contributes to develop the student's STEM capacities and the
necessary background capacities for students in life. These capacities are formed
from the student's experience, through solving problems. The Science - Society
program in primary education has a lot of advantages in organizing STEM -
oriented teaching. This article aims to introduce some of our research results on
teaching Science - Society in two primary schools in Ho Chi Minh City in the
orientation of STEM.
Keywords: Science, society, social, primary, procedure, method, STEM
education.
TỔNG QUAN
STEM là viết tắt của 4 từ Khoa học
(Science), Công nghệ (Technology),
Kỹ thuật (Engineering) và Tóa n học
(Mathematics). Với mô hình giáo dục
STEM, các kiến thức và kỹ năng trong
các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ
thuật và Tóa n học được truyền đạt đan
xen và kết hợp với nhau cho người học
trên cơ sở học qua thực hành và hướng
đến giải quyết các vấn đề thực tiễn. Với
việc tiếp thu kiến thức một cách tích
hợp và sáng tạo, người học sẽ có nhiều
cơ hội để tìm kiếm môn học mà bản
thân yêu thích và đam mê. Từ đó, sẽ có
định hướng tốt hơn khi chọn chuyên
ngành cho các bậc học cao hơn và là
nền tảng vững chắc cho cả sự nghiệp
trong tương lai của mình. Bên cạnh đó,
dạy học theo định hướng STEM là một
trong những cách thức có thể giúp cho
học sinh có khả năng tự học, cảm nhận
được sự hứng thú trong học tập, để từ
đó hình thành nên ý thức tự học. Tuy
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
276
giáo dục STEM xuất hiện ở Việt Nam
trong vài năm gần đây nhưng chỉ mới
đang ở bước truyền thông và mang tính
thử nghiệm, chưa được nghiên cứu sâu,
chưa thực sự trở thành một hoạt động
giáo dục chính thức trong trường phổ
thông.
Ở tiểu học, chương trình môn Tự nhiên
- Xã hội có vai trò hình thành những
hiểu biết cơ bản, nền tảng về thế giới
xung quanh cho học sinh tiểu học.
Chương trình môn học này được xây
dựng theo tính tích hợp và tính mở,
trang bị những hiểu biết và kĩ năng cần
thiết cho học sinh ở các bậc học cao
hơn. Theo như nghiên cứu, chương
trình môn Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học
có nhiều nét tương đồng với giáo dục
STEM, bởi đây là môn khoa học ứng
dụng các kiến thức nền tảng của các
môn khoa học cơ bản như Tóa n học,
Vật lí, Hóa học, bản thân môn Tự
nhiên - Xã hội cũng là một thành tố
trong STEM. Do đó, chương trình này
có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tổ
chức dạy học theo định hướng STEM.
Vì vậy, việc nghiên cứu về giáo dục
STEM nói chung và dạy học môn Tự
nhiên - Xã hội ở tiểu học theo định
hướng giáo dục STEM nói riêng là
hoàn toàn có cơ sở và phù hợp với định
hướng đổi mới căn bản giáo dục Việt
Nam theo hướng phát triển năng lực ở
người học nhằm đáp ứng những đòi hỏi
của xã hội hiện đại. Mục tiêu của
nghiên cứu là xây dựng một số bài học
thuộc môn Tự nhiên - Xã hội ở tiểu học
theo định hướng giáo dục STEM trong
giảng dạy, cung cấp cơ sở dữ liệu tham
khảo dành cho học sinh (thực hành các
mô hình thí nghiệm) và cho giáo viên
(các kiến thức chuyên môn, các hướng
xây dựng bài giảng và tổ chức lớp học
theo giáo dục STEM). Chúng tôi đã đề
ra các nguyên tắc, phương pháp dạy
học, hình thức kiểm tra - đánh giá và
tiến trình dạy - học môn Tự nhiên - Xã
hội theo định hướng giáo dục STEM.
Bên cạnh đó, đề tài cũng thiết kế và xây
dựng nội dung dạy học Tự nhiên - Xã
hội theo định hướng giáo dục STEM,
bao gồm 2 kế hoạch dạy học chi tiết, 5
mô hình ứng dụng, 5 tài liệu hướng dẫn
dành cho giáo viên và học sinh về 5 mô
hình trên để phục vụ cho nhu cầu tham
khảo thông tin của giáo viên, học sinh
và những người quan tâm về giáo dục
STEM ở tiểu học.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài
liệu về giáo dục tích hợp theo định
hướng giáo dục STEM.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Thiết kế, điều tra, thực nghiệm, phân
tích và xử lý số liệu, thống kê tóa n học:
Phương pháp thiết kế: Thiết kế các mô
hình cho bài học theo định hướng giáo
dục STEM và các tài liệu hướng dẫn
dành cho GV và HS.
Phương pháp điều tra
Sử dụng bảng câu hỏi để khảo sát mức
độ hiệu quả của bài học đối với HS sau
các buổi dạy thực nghiệm, ghi nhận lại
các thông tin, số liệu trong suốt quá
trình khảo sát.
Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm các
tiết học theo định hướng giáo dục
STEM ở môn Tự nhiên - Xã hội tại các
trường tiểu học để thu thập thông tin,
số liệu cần thiết cho quá trình nghiên
cứu.
Phương pháp phân tích và xử lý số
liệu
Các số liệu phân tích định lượng bằng
phương pháp tóa n học.
Phương pháp thống kê
Khảo sát và sử dụng các phép tóa n
thống kê trong việc đánh giá kết qủa
học tập của học sinh trong tiết học
truyền thống và tiết học theo định
hướng giáo dục STEM.
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
277
KẾT QUẢ
Tiến trình dạy học Tự nhiên - Xã hội
ở tiểu học theo định hướng giáo dục
STEM
Thông qua quá trình nghiên cứu, chúng
tôi đã thống nhất ra tiến trình dạy - học
môn Tự nhiên - Xã hội theo định
hướng giáo dục STEM như sau:
Bước 1: Lựa chọn nội dung bài học.
Bước 2: Xác định mục tiêu bài học.
Bước 3: Thiết kế mô hình mẫu.
Bước 4: Xây dựng nội dung dạy - học
theo định hướng STEM.
Bước 5: Tổ chức thực hiện.
Bước 6: Kiểm tra – Đánh giá.
Thiết kế mô hình bài dạy theo định
hướng giáo dục STEM
Sau khi tìm hiểu các kiến thức thuộc về
phần Khoa học Tự nhiên và các bài học
trong chương trình Tự nhiên - Xã hội ở
bậc tiểu học, chúng tôi đã thiết kế 5 mô
hình cho học sinh thực hiện để phục vụ
việc dạy học theo định hướng giáo dục
STEM.
Phân tích các yếu tố STEM trong mô
hình
Mô hình “Hệ Mặt Trời”
Tóa n học: Ước lượng đúng kích thước
của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời so
với Trái Đất và thể hiện đúng trên mô
hình. Tính tóa n được khoảng cách của
các quỹ đạo sao cho phù hợp với miếng
bìa.
Khoa học - Công nghệ: Nêu được tên
gọi, đặc điểm, kích thước, vị trí của các
hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Giải thích
được vì sao Trái Đất được gọi là một
hành tinh trong Hệ Mặt Trời. Nêu được
ý nghĩa của đường quỹ đạo.
Kỹ thuật: Trang trí, tạo dáng cho các
hành tinh. Kỹ năng cắt, dán, nặn, sắp
xếp.
Mô hình “Vòng tuần hoàn máu”
Tóa n học: Ước lượng được độ dài của
ống nước đủ để thực hiện mô hình. Đặt
ống nước chính xác tại vị trí sao cho
trùng với đường đi của động mạch và
tĩnh mạch ở tim.
Khoa học - Công nghệ: Nêu được sự
vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn.
Phát biểu được chức năng của các cơ
quan trong cơ thể như: Tim, phổi, mao
mạch, tĩnh mạch, động mạch. Nhận
biết được máu chứa nhiều oxy có màu
đỏ tươi (minh họa bằng màu đỏ), máu
chứa nhiều cacbonic có màu đỏ thẫm
(minh họa bằng màu xanh).
Kỹ thuật: Kể tên, nêu cách sử dụng một
số thiết bị kĩ thuật điện đơn giản như:
pin, khay pin, mô-tơ nước mini, công
tắc. Thực hiện nối được mạch điện, bảo
vệ mối nối và an toàn điện.
Nội dung, cách thức, hình thức thực
nghiệm
Về nội dung: Chúng tôi lựa chọn hai
bài học ở môn Tự nhiên - Xã hội khối
lớp 3, bao gồm Bài 7: “Hoạt động tuần
hoàn” - mô hình “Vòng tuần hoàn
máu”, Bài 61: “Trái Đất là một hành
tinh trong Hệ Mặt Trời” - mô hình “Hệ
Mặt Trời”.
Về cách thức: Mỗi bài học sẽ được
chúng tôi trực tiếp giảng dạy ở hai lớp
học khác nhau với cùng một lượng thời
gian, bao gồm: Lớp đối chứng (dạy -
học theo cách thức truyền thống kết
hợp với các phương pháp dạy học tích
cực), Lớp STEM (dạy - học theo định
hướng giáo dục STEM).
Về hình thức khảo sát: Sau khi học
xong bài học, học sinh ở lớp STEM và
lớp đối chứng sẽ được làm cùng một
bài kiểm tra về các kiến thức đã được
giảng dạy trong bài. Đối với lớp
STEM, học sinh sẽ làm thêm một bài
kiểm tra về kiến thức Kỹ thuật được
giảng dạy thông qua mô hình (nếu có)
và một bài khảo sát ý kiến của các em
về lớp học STEM vừa được trải
nghiệm.
Kết quả thực nghiệm sư phạm
Về mức độ tiếp thu kiến thức của học
sinh
Bài 7: Hoạt động tuần hoàn
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
278
*Về kiến thức trong bài:
Hình 1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra kiến thức của lớp đối chứng và lớp
STEM bài “Hoạt động tuần hoàn”
Với bài kiểm tra gồm 7 câu hỏi, qua
Hình 1 ta thấy lớp STEM có 100% học
sinh đạt từ mức trung bình trở lên trong
khi lớp đối chứng chỉ có 86,7% học
sinh. Ngoài ra, lớp STEM có đến 50%
học sinh trả lời đúng số câu tối đa là
7/7 câu trong khi lớp đối chứng chỉ có
23,3% học sinh trả lời đúng.
Bảng 1. Tổng hợp kết quả kiểm tra kiến thức của học sinh về kỹ thuật trong mô
hình “Vòng tuần hoàn máu”
Số câu đúng Số học sinh Tỷ lệ phần trăm (%)
1 5 16,7
2 10 33,3
3 15 50
Bảng 1 cho thấy với lớp học STEM, có
đến 50% học sinh trả lời đúng hoàn
toàn các câu hỏi về phần kĩ thuật và tất
cả học sinh trả lời đúng ít nhất 1 câu.
Điều đó cho thấy, thông qua việc thực
hiện mô hình, học sinh không chỉ nắm
vững lý thuyết của bài học mà còn mở
rộng kiến thức và kĩ năng về kĩ thuật.
Bảng 2. Tổng hợp kết quả về những thuận lợi của học sinh đối với tiết học
STEM
Tiêu chí Tỷ lệ phần trăm (%)
Làm việc chung với nhiều bạn 60
Cách dạy giáo viên khác với tiết học bình thường 20
Hiểu biết nhiều hơn 56,7
Vừa học vừa chơi 61,7
Thể hiện được bản thân 33,3
Vận dụng được những điều đã học 40
Được thỏa sức sáng tạo với mô hình 33,3
Khác 0
Qua bảng 2 ta thấy, đa số học sinh rất
thích được làm việc nhóm với các bạn,
đồng thời được học một tiết học mà
trong đó việc học được lồng ghép vào
việc chơi, khiến trẻ không cảm thấy áp
lực của việc học và thỏa sức học tập.
0
3.3
10
26.7 26.7
10
23.3
0 0 0
13.3
10
26.7
50
0
10
20
30
40
50
60
1 2 3 4 5 6 7
T
ỷ
l
ệ
p
h
ầ
n
t
ră
m
(
%
)
Số câu đúng
Lớp đối chứng
Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần 20 năm 2018 Kỷ yếu khoa học
279
Bảng 3. Tổng hợp kết quả về những khó khăn của học sinh đối với tiết học
STEM
Tiêu chí
Tỷ lệ phần trăm
(%)
Chưa quen với cách học này 63,3
Mô hình trong tiết học phức tạp 43,3
Không thích hợp khi làm việc nhóm 10
Không theo kịp hướng dẫn của giáo viên 15
Không tiếp thu được kiến thức mới vì chú trọng làm mô
hình
8,3
Khác 0
Phần lớn học sinh đều nhận thấy chưa
quen và cảm thấy khó thích nghi với
cách học này. Vì trong tiết học, ngoài
các kĩ năng cơ bản như quan sát, lắng
nghe, ghi chép, thu thập thông tin thì
các em còn phải vận dụng các kỹ năng
khác như so sánh, đối chiếu, phân tích,
sắp xếp logic để tiếp thu bài học.
Điểm khó khăn thứ hai mà các em gặp
phải đó là việc thực hiện mô hình trong
tiết học. Do học sinh ít được thực hiện
mô hình nên các em cảm thấy khó
khăn, bối rối trong việc sắp xếp các chi
tiết.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Thông qua quá trình nghiên cứu và
thực nghiệm chúng tôi xin đưa ra một
số đề xuất đề xuất để góp phần nâng
cao hiệu quả việc dạy học theo định
hướng giáo dục STEM trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội:
Nên có tiết học riêng và phòng học
riêng dành cho giờ học STEM;
Chương trình học cần đảm bảo tính
liên tục trong năm học và giữa các cấp
để học sinh có thể làm quen được với
cách học theo định hướng STEM;
Kết hợp tham khảo ý kiến từ các
chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau
có liên quan để có kiến thức vững chắc
và tìm được nguồn thông tin chính xác
và đáng tin cậy;
Nên có sự hỗ trợ về mặt tài chính trong
quá trình dạy học từ phía nhà trường,
phụ huynh và các tổ chức;
Mở các lớp tập huấn phổ biến rộng rãi
về STEM cho giáo viên để có nền tảng
vững chắc và tạo nên một cộng đồng
STEM qua đó trao đổi ý tưởng và giải
quyết các thắc mắc, từ đó giúp việc dạy
học STEM trở nên dễ dàng hơn;
Nên giới hạn số lượng học sinh trong
một lớp là khoảng 20 - 30 học sinh để
thuận tiện cho cả giáo viên và học sinh
trong việc dạy và học;
Nên kiểm tra trình độ của học sinh để
giáo viên có thể xếp các học sinh cùng
trình độ vào một lớp, tránh tình trạng
chênh lệch khả năng tiếp thu kiến thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÔNG MAI, 2018. Samsung xúc tiến lan tỏa phương pháp giáo dục STEM ở Việt
Nam, xem 26.11.2017.
ĐỖ THỊ NGA, 2017. Đề cương Lý luận dạy học Tự nhiên - Xã hội. TP. Hồ Chí
Minh: Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
LÊ XUÂN QUANG, 2017. Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng
giáo dục STEM. Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_hoc_tu_nhien_xa_hoi_o_tieu_hoc_theo_dinh_huong_giao_duc.pdf