Experimental teaching emphasizes learning by doing and observing in
practice, so this is one of the suitable methods for teaching capacity
development. Geography Grade 12 has content associated with the reality of
nature, economy - society of the country and the locality, creating many
opportunities for teaching experience. The article focuses on clarifying some
theoretical and practical issues of experimental teaching in 12th grade
Geography and applying the theme design "Craft village development" in the
form of real surveys. Experimental teaching is organized in the classroom and
outside the classroom with many forms such as discussions, debates; game;
competition; sightseeing, fieldwork . in which the form of sightseeing,
fieldwork is a typical teaching form of Geography subject that has many
effects on the quality development of students.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 12/05/2022 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dạy học trải nghiệm môn Địa lí Lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 29-33 ISSN: 2354-0753
29
DẠY HỌC TRẢI NGHIỆM MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Lê Thị Lành
Trường Đại học Quy Nhơn
Email: lethilanh@qnu.edu.vn
Article History
Received: 05/9/2020
Accepted: 21/9/2020
Published: 20/11/2020
Keywords
experimental teaching,
Geography 12, competence
development.
ABSTRACT
Experimental teaching emphasizes learning by doing and observing in
practice, so this is one of the suitable methods for teaching capacity
development. Geography Grade 12 has content associated with the reality of
nature, economy - society of the country and the locality, creating many
opportunities for teaching experience. The article focuses on clarifying some
theoretical and practical issues of experimental teaching in 12th grade
Geography and applying the theme design "Craft village development" in the
form of real surveys. Experimental teaching is organized in the classroom and
outside the classroom with many forms such as discussions, debates; game;
competition; sightseeing, fieldwork ... in which the form of sightseeing,
fieldwork is a typical teaching form of Geography subject that has many
effects on the quality development of students.
1. Mở đầu
Giáo dục chuyển từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng phát triển năng lực (PTNL) người học là xu thế của dạy
học hiện đại. Để PTNL người học, cần phải tổ chức cho học sinh (HS) tham gia vào các hoạt động gắn với thực tiễn.
Vì vậy, dạy học trải nghiệm (DHTN) sẽ là xu hướng, là phương thức để góp phần thực hiện mục tiêu của Chương
trình giáo dục phổ thông 2018.
Môn Địa lí ở trường phổ thông, đặc biệt là Địa lí 12 có nội dung học gắn với thực tiễn tự nhiên, KT-XH ở các
vùng lãnh thổ, tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho DHTN. Có rất nhiều đề xuất định hướng dạy học Địa lí ở các góc nhìn
khác nhau: Nguyễn Ngọc Minh và Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2017) với việc vận dụng phương pháp dự án vào dạy học
Địa lí 11; Phạm Minh Tâm (2017) phân tích bài học địa lí tích hợp liên môn ở trường trung học cơ sở; Đặng Thị Kim
Thoa (2018) đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Địa lí du lịch Việt Nam” ở Trường Đại học
Đông Á. Bài báo trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của việc DHTN trong môn Địa lí lớp 12 theo định hướng PTNL,
đồng thời vận dụng vào thiết kế chủ đề “Phát triển làng nghề”.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Quan niệm về dạy học trải nghiệm
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2011, tr 1309) định nghĩa: “Trải” có nghĩa là “đã từng qua, từng biết”, còn
“nghiệm” có nghĩa là “ngẫm thấy, suy xét ra điều nào đó là đúng qua kinh nghiệm thực tế” (tr 874). Như vậy, trải
nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham gia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
Từ điển Cambridge: Trải nghiệm (experience) là quá trình thu nhận kiến thức, kĩ năng thông qua làm, qua thấy và
qua cảm nhận (https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/experience).
Dạy học trải nghiệm: Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm (Association for Experiential Education - AEE) (2004):
“DHTN là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đó người dạy khuyến khích người học tham gia trải
nghiệm thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kĩ năng, định hình các giá trị sống
và phát triển tiềm năng bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội”. DHTN có thể diễn ra ở trong
và ngoài lớp học; ở mỗi không gian, hoạt động cách thức tổ chức và mục đích giáo dục có những điểm khác nhau
nhất định với mục tiêu chung là PTNL và phẩm chất người học.
2.2. Đặc trưng của dạy học trải nghiệm
DHTN khuyến khích HS hoạt động một cách tích cực và chủ động. DHTN chủ yếu tạo ra cho HS các trải nghiệm
để các em khám phá từng bước khả năng sáng tạo của chính mình. DHTN có một số đặc điểm sau: mang tính xã hội,
địa phương; có tính linh hoạt về nội dung và hình thức; hướng đến các giá trị nhân văn; dạy cho HS cách học, cách
tư duy; DHTN giúp HS phát triển được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, có thái độ tích cực để tự mình tiếp
cận và xử lí những thông tin đã được học, trải qua, hay đang trực tiếp trải nghiệm được.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 29-33 ISSN: 2354-0753
30
2.3. Một số cách thức dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí
2.3.1. Tổ chức thảo luận, tranh luận
Thảo luận, tranh luận có thể diễn ra trong phạm vi hẹp trong lớp học, dưới sự điều khiển của giáo viên (GV); HS
cùng nhau trao đổi tìm ra nguyên nhân và giải pháp thực hiện chủ đề, qua đó, các em có thể trực tiếp trao đổi ý kiến,
bày tỏ ý kiến với những người xung quanh mà trực tiếp là thầy cô và bạn bè trong lớp. Đây là hoạt động thiết thực
để HS bày tỏ suy nghĩ, ý kiến quan điểm hay đề ra những câu hỏi đề xuất về vấn đề. Chính không gian tôn trọng,
bình đẳng đã kích thích hứng thú, nguyện vọng học tập của các em và cũng là dịp HS biết lắng nghe ý kiến, học tập
lẫn nhau, đưa ra suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình, góp phần giúp các em tự tin và xây dựng kĩ năng
cần thiết như: phát biểu ý kiến trước tập thể, trình bày vấn đề, giao tiếp, lắng nghe, phát hiện vấn đề, Bên cạnh đó,
hình thức thảo luận, tranh luận còn tăng cường tính độc lập tự chủ, phát triển tư duy phản biện của người học. GV
chỉ là người định hướng, còn HS là người chủ trì, dẫn dắt, thực hiện.
2.3.2. Tổ chức các trò chơi
Trò chơi trong dạy học là hình thức tổ chức các hoạt động vui chơi với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Trò chơi được ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau của
DHTN như: khởi động, khám phá tri thức mới, luyện tập, Tổ chức trò chơi không những lôi cuốn sự tham gia của
người học vào các hoạt động giáo dục mà rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, sự thân thiện hòa đồng giúp không khí học
tập trở nên sôi nổi. Tùy theo từng trò chơi cụ thể mà quy mô tham gia khác nhau. Tuy nhiên, khi tổ chức trò chơi thường
gặp khó khăn về lựa chọn địa điểm, thời gian cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả mà không ảnh hưởng đến lớp khác.
2.3.3. Tổ chức tham quan, thực địa
Đây là hình thức tổ chức DHTN hiệu quả nhất bởi tính hấp dẫn đối với HS, qua đó các em được tìm hiểu, học
hỏi kiến thức, tiếp xúc với các di tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy ở địa phương hoặc ở xa nơi HS đang
sống, học tập, giúp HS có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính mình. Nội
dung tham quan, thực địa có tính giáo dục tổng hợp đối với HS như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương
đất nước, Đối với môn Địa lí 12, nội dung tham quan, thực địa bám sát nội dung chương trình, gắn với việc khảo
sát địa phương như: tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nhà máy, xí nghiệp; các cơ sở sản
xuất, làng nghề, các địa điểm du lịch, Đây cũng là cơ hội để thầy - trò gắn kết, giao lưu, giúp GV thấu hiểu nhu
cầu, nguyện vọng của HS, từ đó thiết kế các chương trình học tập phù hợp với lứa tuổi, đặc điểm môn học, giúp các
em biết đánh giá và khẳng định mình, thể hiện tính tự quản, sáng tạo theo phương châm “học đi đôi với hành”, “lí
luận đi đôi với thực tiễn”, học từ trải nghiệm để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân để vững bước khi
vào đời. Tuy nhiên, việc tổ chức tham quan dã ngoại cũng gặp khó khăn về vấn đề kinh phí, về đảm bảo thời gian
chương trình, sự đồng thuận từ phía phụ huynh,
2.3.4. Tổ chức các hội thi, cuộc thi
Hội thi/cuộc thi có mục đích nhằm lôi cuốn HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của nhà trường, đáp
ứng nhu cầu vui chơi giải trí, bộc lộ tài năng, thỏa sức sáng tạo, đề cao tính tập thể hay tính độc lập của HS. Nội dung
cuộc thi rất phong phú và dễ lồng ghép với các nội dung giáo dục. Việc lựa chọn cách thức thực hiện hay làm cho
cuộc thi trở nên hấp dẫn, có hiệu quả giáo dục đòi hỏi sự chuẩn bị tốt từ cả hai phía: thầy và trò. Điều quan trọng là
phải linh hoạt, sáng tạo khi tổ chức thực hiện, tránh máy móc thì cuộc thi mới hấp dẫn.
2.3.5. Tổ chức các câu lạc bộ
Hoạt động Câu lạc bộ (CLB) tạo cơ hội để HS chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về lĩnh vực mà các
em quan tâm như: CLB về biến đổi khí hậu, CLB lối sống xanh, nhằm phát triển các kĩ năng của HS như: trình
bày, giao tiếp, lắng nghe và biểu đạt ý kiến, giải quyết vấn đề Qua đó, nhà giáo dục có thể hiểu và quan tâm tới
nhu cầu, nguyện vọng và mục đích chính đáng của HS. Việc thực hiện và duy trì CLB đòi hỏi những nguyên tắc nhất
định về tinh thần, thời gian, địa điểm, sự công bằng, sự cống hiến sáng tạo, tôn trọng, bình đẳng, Ngoài những
hình thức tổ chức cơ bản trên vẫn còn rất nhiều hình thức tổ chức các HĐTN khác như: sân khấu tương tác, tổ chức
các diễn đàn, hoạt động nhân đạo, Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc nội dung giáo dục,
đối tượng HS, điều kiện nhà trường sẽ lựa chọn các phương pháp và hình thức phù hợp.
2.4. Ưu thế của dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
DHTN tạo điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực của HS trong chương trình giáo dục phổ thông mới:
2.4.1. Về phẩm chất
DHTN góp phần phát triển các phẩm chất của HS: yêu nước (tích cực, chủ động vận động người khác bảo vệ
thiên nhiên, phát huy các giá trị di sản văn hóa); nhân ái (đoàn kết, thương yêu, cảm thông, chia sẻ với đồng bào khi
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 29-33 ISSN: 2354-0753
31
gặp thiên tai, dịch bệnh); chăm học (tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập); có trách nhiệm với môi trường sống
(hiểu rõ ý nghĩa của tiết kiệm với phát triển bền vững; có ý thức đấu tranh, ngăn chặn các hành vi sử dụng bừa bãi,
lãng phí vật dụng, tài nguyên; chủ động tích cực và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo
vệ thiên nhiên, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững).
2.4.2. Về năng lực
- Những năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập; tự đặt
mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; lập và thực hiện kế hoạch học tập một cách nghiêm túc,
nền nếp, thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả, điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện
những nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó
khăn trong học tập; + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập không gian vấn
đề, xác định được các phương pháp khác nhau, từ đó lựa chọn và đánh giá được cách giải quyết vấn đề làm cơ sở
cho việc hiệu chỉnh cần thiết; + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp
để đạt được mục đích giao tiếp và mang sự thỏa mãn cho các bên tham gia giao tiếp; + Năng lực hợp tác: chủ động
đề xuất mục đích của việc hợp tác để giải quyết một vấn đề do bản thân hoặc người khác đề xuất
- Về năng lực đặc thù của môn Địa lí: + NL nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm
không gian, giải thích các hiện tượng, quá trình địa lí; + NL tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ của Địa lí học, tổ
chức học tập ở thực địa, khai thác Internet phục vụ môn học; + NL vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học: cập
nhật thông tin và liên hệ thực tế, thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn, vận dụng tri thức địa lí giải quyết
vấn đề của thực tiễn.
- HĐTN còn góp phần PTNL định hướng nghề nghiệp cho HS.
2.5. Khả năng tổ chức các hoạt động dạy học trải nghiệm trong môn Địa lí lớp 12
Chương trình Địa lí lớp 12 năm 2018 gồm 6 phần, mỗi phần có một vai trò nhất định trong việc trang bị kiến thức
cho HS để tạo nên chương trình tổng thể, tương đối hoàn chỉnh về Địa lí Tổ quốc trên cơ sở kế thừa và phát triển
chương trình Địa lí THCS: - Phần thứ nhất: Địa lí tự nhiên Việt Nam; - Phần thứ hai: Địa lí dân cư; - Phần thứ ba:
Địa lí kinh tế; - Phần thứ tư: trang bị kiến thức phát triển KT-XH của các vùng, đồng thời, nhấn mạnh nội dung Địa
lí biển đảo Việt Nam; - Phần thứ năm: Địa lí địa phương với quy mô lãnh thổ ở cấp tỉnh/thành phố, tài liệu “Địa lí
địa phương”; - Phần thứ sáu: Thiên tai và biện pháp phòng chống, Phát triển vùng và Phát triển làng nghề. Đó là các
điều kiện rất thuận lợi để tổ chức HĐTN trong và ngoài giờ lên lớp.
Ví dụ minh họa: Chuyên đề “Phát triển làng nghề”
Để hướng dẫn HS học tập chuyên đề này, GV có thể sử dụng nhiều hình thức DHTN khác nhau, trong đó hình
thức khảo sát, điều tra thực địa là phù hợp và mang lại hiệu quả nhất đối với việc phát triển phẩm chất và năng lực
của HS. Sau đây là kế hoạch dạy học chuyên đề:
1. Yêu cầu cần đạt: - Về phẩm chất: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước thể hiện qua việc trân quý các sản
phẩm của làng nghề; - Về năng lực: + Năng lực chung: NL hợp tác và giao tiếp; NL giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Năng lực Địa lí: Nhận thức khoa học Địa lí: Đánh giá được thực trạng sản xuất của làng nghề chiếu cói của địa
phương; Phân tích được những tác động của làng nghề đối với KT-XH của cộng đồng dân cư địa phương, tác động
tích cực và tiêu cực của làng nghề với môi trường; Chỉ ra được nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm
bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề; + Tìm hiểu Địa lí: Sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài
liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, chụp hình, phỏng vấn, khảo sát điều tra bằng phiếu; Tìm kiếm chọn lọc các
thông tin từ các văn bản tài liệu, từ Internet phù hợp với nội dung nghiên cứu; sử dụng được tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ
phù hợp trong quá trình viết và trình bày báo cáo; + Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức,
kĩ năng vào việc nghiên cứu chủ đề; Viết được báo cáo hoàn chỉnh và trình bày được kết quả nghiên cứu thực địa
theo các hình thức khác nhau.
2. Thời gian, địa điểm: 01 buổi, tại xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
3. Chuẩn bị: Phương tiện đi lại, nước uống, mũ, nón,; Các phương tiện quan sát và thu thập thông tin: máy
ảnh, máy quay phim, các phiếu hỏi, hệ thống câu hỏi,; Các phương tiện trình bày kết quả: máy tính, máy chiếu,
giấy khổ to, bút dạ
4. Tiến trình hoạt động
Hoạt động 1. Đặt vấn đề và định hướng các hoạt động khảo sát thực địa (20 phút)
Mục tiêu: Hiểu được mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ và phương pháp tiến hành hoạt động khảo sát thực địa; Phương
pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình nêu vấn đề, kĩ thuật động não; Dự kiến sản phẩm: Bản phân công nhiệm vụ và
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 29-33 ISSN: 2354-0753
32
hướng dẫn thực hiện, các công cụ phục vụ cho việc thu thập, lưu trữ thông tin ngoài thực địa; Dự kiến tiêu chí đánh
giá: Bảng kiểm để đánh giá sự quan tâm đến chủ đề khảo sát thực địa của HS, sự chuẩn bị các công cụ học tập tại
thực địa, đồ dùng cá nhân cần thiết,
Tiến trình hoạt động
- Đặt vấn đề: Làng nghề là dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bình Định là một
vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống khác nhau, trong đó, làng nghề dệt chiếu cói truyền thống ở xã Hoài Châu
Bắc, huyện Hoài Châu, tỉnh Bình Định góp phần phát triển KT-XH, là nét văn hóa nổi bật ở Hoài Nhơn - một trong
những điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển làng
nghề đang đặt ra những thách thức trong việc thu hút nguồn lao động trẻ, sự cạnh tranh trong tiêu thụ sản phẩm và
những tác động đến môi trường, Do vậy, việc khảo sát nhằm thu thập thông tin, đánh giá thực trạng, phát hiện
nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị của làng nghề dệt chiếu cói truyền thống tại xã
Hoài Châu Bắc nhằm nâng cao NL học tập tại thực địa cho HS là cần thiết và có ý nghĩa.
- Định hướng các hoạt động thực địa: + GV đặt câu hỏi: Để thực hiện việc khảo sát điều tra về làng nghề dệt
chiếu cói ở xã Hoài Châu Bắc các em cần phải thực hiện những nội dung nào? Bằng cách nào? Việc phân công
nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm như thế nào cho hợp lí,? + HS phát biểu ý kiến; + GV tổng kết và hướng
dẫn cách làm cụ thể: GV chia lớp làm 3 nhóm, các nhóm có cùng nhiệm vụ: Khảo sát điều tra nhằm đánh giá thực
trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của làng nghề dệt chiếu cói truyền thống
ở xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Gợi ý: - Sử dụng kĩ thuật khảo sát điều tra bằng phiếu để
thu thập các thông tin về làng nghề (xây dựng phiếu khảo sát); - Sử dụng kĩ thuật quan sát và phỏng vấn để thu thập
thông tin về các khó khăn của làng nghề, tác động của làng nghề đối với môi trường (tích cực và tiêu cực); - Sử dụng
các công cụ để ghi hình hoặc quay phim trong quá trình đi thực địa.
Hoạt động 2. Thu thập thông tin về tình hình sản xuất, tác động của làng nghề đến KT-XH và môi trường của
địa phương (90-120 phút)
Mục tiêu: Sử dụng được những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa; Biết lựa chọn ngôn
ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ trong quá trình thu thập và trình bày thông tin; Chủ động, tích cực thực hiện
nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm; Biết giải quyết một số tình huống nảy sinh trong quá
trình thực hiện; Trân quý các giá trị của làng nghề; Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Quan sát, điều tra bằng phiếu,
phỏng vấn; Dự kiến sản phẩm: Các phiếu điều tra đã điền đẩy đủ thông tin; Hình ảnh, video về các hoạt động của
làng nghề; Ghi chép nội dung phỏng vấn trong quá trình thực địa; Dự kiến tiêu chí đánh giá: Số lượng mẫu phiếu
thu thập được; Số lượng và chất lượng hình ảnh, video của các nhóm; Số lượng chất lượng câu hỏi phỏng vấn.
Tiến trình hoạt động: - GV mời đại diện lãnh đạo địa phương hoặc nghệ nhân của làng nghề báo cáo chung về
lịch sử, tình hình sản xuất, vai trò của làng nghề đối với sự phát triển KT-XH của địa phương, những thách thức
trong quá trình sản xuất; HS lắng nghe, ghi chép và có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm, sử dụng công cụ để chụp
hình; - Các nhóm chủ động trong việc phân công nhiệm vụ để thu thập thông tin ngoài thực địa; Sử dụng các
phương tiện để ghi và lưu trữ thông tin; - Cuối buổi, GV tập hợp HS, đánh giá về tinh thần thái độ, phương pháp
và kết quả làm việc tại thực địa sơ bộ của các nhóm; - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS chuẩn bị bài báo cáo.
Hoạt động 3. Xử lí thông tin và viết báo cáo thực địa (1-2 tuần ngoài giờ lên lớp)
Bao gồm: - Tìm kiếm chọn lọc các thông tin từ các tài liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu; sử dụng tranh ảnh,
bản đồ, sơ đồ phù hợp trong quá trình viết và trình bày báo cáo; - Tìm kiếm, thu thập và chọn lọc thông tin từ Internet
phục vụ khảo sát và viết báo cáo thực địa; - Đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề chiếu cói của địa phương;
- Phân tích được những tác động của làng nghề đối với KT-XH của cộng đồng dân cư địa phương, tác động của làng
nghề với môi trường; - Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề;
- Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Tự học, làm việc nhóm để viết báo cáo; Dự kiến sản phẩm: Bài báo cáo thực địa dưới
hình thức báo cáo khoa học trên A4; Dự kiến tiêu chí đánh giá: + Cấu trúc: Bố cục hợp lí phù hợp với cấu trúc báo cáo
khoa học; + Nội dung: Tập trung làm rõ tình hình sản xuất; tác động của làng nghề đến sự phát triển KT-XH và môi trường
ở địa phương; giải pháp phát triển làng nghề;; + Hình thức: Đảm bảo hình thức của bài báo cáo khoa học.
Tiến trình hoạt động: - GV hướng dẫn HS thống kê các dữ liệu thu thập được qua phiếu trưng cầu ý kiến, sổ nhật
kí thực địa ghi chép các nội dung quan sát và phỏng vấn, đồng thời xử lí các hình ảnh, video (nếu có), Trong đó,
đối với các thông tin thu được từ phiếu điều tra, GV hướng dẫn các em tách thành các bảng với các nội dung cần
điều tra cụ thể: Lao động tham gia làm nghề chiếu cói; Kinh nghiệm sản xuất; Nguồn nguyên liệu cho sản xuất;
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 29-33 ISSN: 2354-0753
33
Phương pháp và kĩ thuật sản xuất; Thời gian sản xuất; Tiêu thụ sản phẩm; Hiệu quả kinh tế; Thuận lợi, khó khăn
trong sản xuất; Giải pháp. Các số liệu trong bảng nên có cả số liệu tuyệt đối và tương đối để so sánh; - Các nhóm chủ
động về thời gian, hình thức họp nhóm, phân công nhiệm vụ hoàn thành bài báo cáo theo yêu cầu; - GV kết nối để
hỗ trợ các nhóm, đồng thời nắm bắt được mức độ và thời gian hoàn thành sản phẩm của các nhóm.
Hoạt động 4. Báo cáo kết quả thực địa (01 tiết trong giờ lên lớp)
Mục tiêu: Biết lựa chọn ngôn ngữ trong quá trình thu thập và trình bày thông tin; đánh giá được thực trạng sản
xuất của làng nghề chiếu cói của địa phương; phân tích được những tác động của làng nghề đối với KT-XH của cộng
đồng dân cư địa phương, tác động tích cực và tiêu cực của làng nghề đối với môi trường; chỉ ra được nguyên nhân
và đề xuất được các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề; sử dụng được tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ
phù hợp trong quá trình trình bày báo cáo.
Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Báo cáo, thảo luận.
Dự kiến sản phẩm: Bài báo cáo thực địa dưới hình thức báo cáo khoa học trên A4 (chung cho các nhóm): - Nhóm
1: bản trình chiếu kết quả nghiên cứu trên PowerPoint; - Nhóm 2: Poster thể hiện kết quả nghiên cứu; - Nhóm 3: Sơ
đồ tư duy thể hiện kết quả nghiên cứu; - Phần báo cáo và giải đáp thắc mắc của các nhóm.
Dự kiến tiêu chí đánh giá: Đánh giá sản phẩm đã chuẩn bị của các nhóm; đánh giá về khả năng báo cáo và bảo
vệ kết quả thực địa của các nhóm.
Tiến trình hoạt động: - GV nêu mục đích, ý nghĩa của buổi báo cáo kết quả thực địa và các yêu cầu, tiêu chí đánh
giá; - Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu thực địa theo hình thức đã phân công (7-10 phút/nhóm); - GV tổ chức
cho HS nhận xét, đặt câu hỏi, thảo luận, tranh luận giữa các nhóm; - GV tổng kết, đánh giá kết quả học tập của các
nhóm; - GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả khảo sát thực địa trước lớp, đồng thời khuyến khích các nhóm
khác nhận xét, đặt câu hỏi để nhóm báo cáo làm rõ các nội dung trong báo cáo của nhóm mình; - GV nhận xét, đánh
giá và tổng kết hoạt động thực địa.
3. Kết luận
DHTN là một trong những phương thức dạy học, trong đó HS được trải nghiệm qua thực tế hoặc mô phỏng các
tình huống của thực tiễn kiến tạo tri thức, chiêm nghiệm và vận dụng các tri thức đó vào thực tiễn nhằm phát triển
phẩm chất, năng lực người học hiệu quả. Môn Địa lí lớp 12 tạo nhiều cơ hội cho DHTN với các hình thức tổ chức
đa dạng: thảo luận, tranh luận; tổ chức trò chơi, cuộc thi, tham quan, thực địa, Lựa chọn và xây dựng kế hoạch
hướng dẫn HS khảo sát, điều tra thực địa tại làng nghề dệt chiếu cói ở xã Hoài Châu Bắc, Hoài Nhơn, Bình Định đã
góp phần khẳng định, khảo sát điều tra thực địa là hình thức tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả đối với việc phát
triển phẩm chất, năng lực HS theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí 2018.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ của Bộ GD-ĐT, Trường Đại học Quy Nhơn và Công ty TNHH
ATGIS (Quy Nhơn) qua đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dạy học trải nghiệm môn Địa lí cho học sinh trung
học phổ thông” thuộc Chương trình KH&CN cấp Bộ, mã số B2019-DQN-14.
Tài liệu tham khảo
Association for Experiential Education - AEE (2004). https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED491747.pdf.
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí. (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-
BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
Đặng Thị Kim Thoa (2018). Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Địa lí du lịch Việt Nam” ở Trường
Đại học Đông Á. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 9, tr 160-164.
David A. Kolb (2014). Experiential Learning: Experience as the Source of Learning and Development. Englewood
Cliffs, New Jersey: Prentice-Hall.
David A. Kolb, Richard E. Boyatzis Charalampos Mainemelis (1999). Experiential Learning Theory: Previous
Research and New Directions.
Hoàng Phê (chủ biên, 2011). Từ điển tiếng Việt. Trung tâm Từ điển học Vietlex. NXB Đà Nẵng.
Nguyễn Ngọc Minh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh (2017). Vận dụng phương pháp dự án vào dạy học Địa lí 11. Tạp chí
Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 10, tr 208-211.
Phạm Minh Tâm (2017). Bài học địa lí tích hợp liên môn ở trường trung học cơ sở. Tạp chí Giáo dục, số 397, tr 55-57.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_hoc_trai_nghiem_mon_dia_li_lop_12_theo_dinh_huong_phat_t.pdf