Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp đó là một trong những nội dung
trọng tâm Bộ GD-ĐT yêu cầu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ
sở năm học 2012-2013. Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo
dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông
và trong chương trình xây dựng môn học. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và
dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho
việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo
dục được thực hiện riêng lẻ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng
cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực
để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thượng Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
198
Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa
ở trường trung học phổ thông
Nguyễn Thượng Hiền
Trần Khôi Nguyên*30
I. Đặt vấn đề:
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp đó là một trong những nội dung
trọng tâm Bộ GD-ĐT yêu cầu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ
sở năm học 2012-2013. Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo
dục đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông
và trong chương trình xây dựng môn học. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và
dạy học sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho
việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo
dục được thực hiện riêng lẻ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng
cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực
để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
II. Nội dung:
1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội
dung cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng
đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học
tập cũng như trong thực tiễn cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông
qua các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực
2. Mục tiêu, phương pháp, nội dung của kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
a. Mục tiêu
*
Tổ Hóa học, Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền - TP.HCM
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
199
- Hiểu được bản chất của kế hoạch dạy học tích hợp.
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng
ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế
giới học đường với thế giới cuộc sống.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái cốt yếu là những năng lực cơ
bản cần cho học sinh vận dụng vào xử lí những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống,
hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Thay vì tham nhồi nhét cho học
sinh nhiều kiến thức lí thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho học sinh
vận dụng các kiến thức kĩ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống
sau này làm công dân, làm người lao động, làm cha mẹ, có năng lực sống tự lập.
- Xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học tập, học sinh
có thể lần lượt học những môn học khác nhau, những phần khác nhau trong mỗi môn học
nhưng học sinh phải biết đặt các khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống
trong phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa
dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em mới thực sự làm
chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức đã học khi phải đương đầu với một
tình huống thách thức, bất ngờ, chưa từng gặp.
b. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các
bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng
ghép bộ phận hay là toàn phần ( Phần nội dung bài học, phần bài tập hay là tổng kết toàn
bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó
giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
c. Nội dung
Để đáp ứng nhu cầu dạy học ngày nay, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu giáo viên trung học
phải đáp ứng được 8 tiêu chuẩn, theo đó tiêu chí 8 – Xây dựng kế hoạch, chỉ rõ:”Các kế
hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục
tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và
môi trường giáo dục, phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính
tích cực nhận thức của học sinh”
Hoạt động 1: Nhận biết đặc điểm dạy học tích hợp
- Dạy học tích hợp được hiểu là quá trình dạy học sao cho trong đó toàn bộ các
hoạt động học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước
những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo và chuẩn bị
cho HS bước vào cuộc sống lao động.
- Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó HS học
cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong các tình huống có ý nghĩa gần với
cuộc sống.
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
200
- Dạy học tích hợp chú trọng tới chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, tập
trung vào năng lực chứ không đơn thuần chỉ là kiến thức.
- Dạy học tích hợp có các đặc trưng chủ yếu sau: làm cho các quá trình học tập có
ý nghĩa, bằng cách gắn quá trình học tập với cuộc sống hàng ngày, làm cho quá trình học
tập mang tính mục đích rõ rệt, sử dụng kiến thức của nhiều môn học và không chỉ dừng lại
ở nội dung các môn học.
Hoạt động 2: Xác định sự cần thiết cần phải xây dựng kế hoạch dạy học tích
hợp
Hiện nay chúng ta sống trong thế giới các bộ môn càng ăn nhập vào nhau, vì vậy
ngày càng cần những nhóm làm việc đa môn và đòi hỏi con người cần phải đa năng.
Việc dạy học tích hợp sẽ đáp ứng những thách thức và yêu cầu dạy học trong xã
hội ngày nay, mang lại những ảnh hưởng tích cực
- Dạy học tích hợp góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường
phổ thông.
- Dạy học tích hợp các môn khoa học trong nhà trường phải đáp ứng yêu cầu phát
triển của khoa học.
- Dạy học tích hợp góp phần giảm tải học tập cho học sinh.
Hoạt động 3: Xác định mục tiêu của dạy học tích hợp
Có 4 mục tiêu lớn
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn bằng cách đặt các quá trình học tập và
nhận thức trong hoàn cảnh có ý nghĩa đối với HS.
- Phân biệt cái cốt yếu với cái thứ yếu.
- Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống.
- Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học.
Hoạt động 4: Lập kế hoạch dạy học
Một trong những khâu chuẩn bị quan trọng là lập kế hoạch cho việc dạy học, cho
từng bài dạy, trong đó dự kiến được một cách khá chắc chắn tiết học sẽ bắt đầu ra sao,
diễn biến và kết quả thế nào. Công tác chuẩn bị cho việc dạy học gọi là lập kế hoạch dạy
học.
Phân thành 2 loại: kế hoạch năm học và kế hoạch bài học (còn gọi là giáo án hay
bài soạn)
Hoạt động 5: Lập kế hoạch năm học
- Kế hoạch giảng dạy cho năm học, một học kì, một chương là những nét lớn khái
quát có nội dung quan trọng, giúp cho giáo viên xác định phương hướng phấn đấu nâng
cao chất lượng dạy học.
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
201
- Kế hoạch năm học không nên quá chi tiết nhưng phải dự kiến đủ những công việc
định làm trong thời gian giảng dạy.
Hoạt động 6: Tìm hiểu cấu trúc một kế hoạch bài học
Để xây dựng một bài soạn, người thầy cần phải lĩnh hội mục tiêu và nội dung dạy
học quy định trong chương trình và được cụ thể hóa trong SGK, nghiên cứu phương pháp
dạy học dựa vào SGK và SGV, vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học.
a. Các kiểu bài soạn
b. Các bước xây dựng bài soạn
c. Cấu trúc của một kế hoạch bài học
Hoạt động 7: Tìm hiểu sự cần thiết của lập kế hoạch dạy học, các yêu cầu cơ
bản đối với một kế hoạch bài học
* Việc lập kế hoạch dạy học là rất cần thiết vì:
- Chương trình sách giáo khoa hàng năm có thể thay đổi.
- Tình hình học sinh có thể thay đổi.
- Tình hình địa phương, trường lớp có thể thay đổi.
- Tình hình thiết bị của nhà trường có thể bị thay đổi.
- Trình độ của giáo viên có thay đổi.
- Qua kế hoạch giảng dạy có thể đánh giá được bản thân người dạy.
* Yêu cầu đối với kế hoạch bài học gồm:
- Cấu trúc bài soạn phải bao quát được tổng thể các phương pháp dạy học.
- Bài soạn phải nêu được các mục tiêu của tiết học.
- Bài soạn phải nêu được kết cấu và tiến trình của tiết học.
- Bài soạn phải xác định được nội dung, phương pháp làm việc của thầy và trò
trong tiết học.
Hoạt động 8: Tìm hiểu quan điểm tích hợp các môn học
Có 4 quan điểm khác nhau trong việc liên kết, tích hợp các môn học
- Quan điểm nội bộ môn học.
- Quan điểm đa môn.
- Quan điểm liên môn.
- Quan điểm xuyên môn.
Hoạt động 9: Tìm hiểu các phương thức tích hợp
* Dạng tích hợp thứ nhất: đưa ra những ứng dụng chung cho nhiều môn học
- Cách 1: được thực hiện ở cuối năm học hay cuối cấp học trong một bài học hoặc
một bài tập tích hợp.
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
202
- Cách 2: được thực hiện tương đối đều đặn trong suốt năm học trong các tình
huống thích hợp.
* Dạng tích hợp thứ hai: phối hợp các quá trình học tập của nhiều môn học khác
nhau
- Cách 1: bằng đề tài tích hợp.
- Cách 2: bằng tình huống tích hợp
Các nội dung giáo dục cần tích hợp có thể tích hợp vào các môn học ở các mức độ
khác nhau, cụ thể:
- Tích hợp toàn phần.
- Tích hợp bộ phận.
- Hình thức liên hệ.
Việc đưa các nội dung giáo dục tích hợp vào các môn học có thể thực hiện theo 2
kiểu tổ chức học tập như sau:
- Kiểu 1: thông qua các bài học trên lớp.
- Kiểu 2: giáo dục các nội dung cần tích hợp có thể được triển khai như một hoạt
động độc lập song vẫn gắn liền với việc vận dụng kiến thức các môn học.
Hoạt động 10: Những lưu ý khi dạy học tích hợp
- Các giáo viên bộ môn và nhà trường cần có sự trao đổi, thống nhất về kế hoạch.
- Phải xác định được mục tiêu tích hợp để làm gì, qua đó sẽ đạt được mục tiêu gì
và đó có phải là cách tốt nhất, hiệu quả nhất hay không.
- GV phải các định được nội dung cần tích hợp trong kiến thức môn học, biết cách
lựa chọn, phân loại các kiến thức tương ứng, phù hợp với các mức độ khác nhau để đưa
vào bài giảng.
* Cần dựa vào các nguyên tắc sư phạm sau:
- Không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học.
- Khai thác nội dung cần tích hợp một cách có chọn lọc, có tính hệ thống, đặc trưng.
- Đảm bảo tính vừa sức.
Hoạt động 11: Xác định các tiêu chí để lựa chọn cách tích hợp
Các môn học
riêng biệt
Làm việc theo đề tài tích
hợp
Tích hợp hoàn toàn các
môn học (mục tiêu tích
hợp)
Mức độ Chủ yếu ở dạy học tiểu
học
Chủ yếu ở kì cuối tiểu học
và trung học
Mục tiêu Mục tiêu các môn
học thể hiện kiến
thức.
Mục tiêu các môn học
thể hiện ở tìm hiểu, khảo
sát.
Mục tiêu các môn học thể
hiện ở thái độ hoặc tích hợp
các kiến thức đã lĩnh hội.
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
203
Giáo viên Các môn học do
các GV khác nhau
giảng dạy (cụ thể
là các GV chuyên
môn hóa)
Các môn học được dự
kiến tích hợp trong
chương trình hoặc ít nhất
có thể do cùng 1 GV
giảng dạy)
Các môn học dự kiến tích
hợp trong chương trình hoặc
tích hợp các kiến thức đã
lĩnh hội.
Nội dung học
tập
Các nội dung bao
hàm rất nhiều các
mối liên hệ logic
hoặc dựa trên một
ngôn ngữ kí hiệu.
Môn học duy nhất là
môn học “công cụ”
(tiếng mẹ đẻ, toán học),
các môn học khác gồm
những nội dung không có
nhiều liên hệ với nhau
Các môn học gần nhau
trong bản chất và trong
những loại kĩ năng được
phát triển (Lịch sử - Địa lý),
(Vật lí – Hóa học – Sinh
học)
Kĩ năng Kĩ năng bộ môn
được ưu tiên
Quan tâm phát triển
những kĩ năng xuyên
môn.
Quan tâm phát triển những
kĩ năng chuyên môn.
Ngoài ra, một số hình thức khác cũng có thể sử dụng:
- Sử dụng giáo trình/ SGK riêng biệt, nhưng có lựa chọn một số nội dung để tích hợp
các hoạt động liên môn.
- Xây dựng một số giáo trình theo đề tài tích hợp trong một học kì.
- Xây dựng một tài liệu tham khảo theo dạng “ngân hàng dữ liệu” cho nhiều môn
học.
MINH HỌA: Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên năm 2013- 2014
1. Tên hồ sơ dạy học: “CLO – NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT”
2. Mục tiêu dạy học
Học sinh biết:
- Một số tính chất vật lí, phương pháp điều chế Clo trong phòng thí nghiệm và trong
công nghiệp (MÔN HÓA)
- Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (MÔN SỬ)
- Các đồng muối tại Việt Nam (MÔN ĐỊA)
Học sinh hiểu:
- Tính chất hoá học cơ bản của Clo là tính oxi hoá mạnh. Ngoài ra Clo còn thể hiện
tính khử trong một số phản ứng. (MÔN HÓA)
- Tác hại nghiêm trọng của chất độc dioxin mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu
trong chiến tranh (MÔN HÓA)
Học sinh vận dụng: (MÔN HÓA)
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của Clo
- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất, điều
chế Clo
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
204
- Viết các phương trình phản ứng minh hoạ cho tính oxi hoá, tính khử của Clo
phương trình điều chế Clo trong phòng thí nghiệm.
- Giải bài tập: Tính khối lượng nguyên liệu cần thiết điều chế thể tích khí Clo ở đkc
cần dùng, các bài tập có nội dung liên quan.
3. Đối tượng dạy học của bài học
Học sinh khối 10.
4. Ý nghĩa của bài học
Clo là nguyên tố tiêu biểu và quan trọng nhất trong nhóm halogen. Trong chiến
tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Đức đã dùng khí clo để giết người hàng loạt. Tuy nhiên
những hợp chất của clo rất quen thuộc và vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng
ta như muối ăn NaCl, axit clohiđric có trong dịch vị dạ dày, một số thuốc trừ sâu, phân
bón hoá học, dược phẩm, thuốc tẩy. Vậy tại sao phát xít Đức lại sử dụng clo làm vũ khí
hoá học? Clo có tính chất vật lí, tính chất hoá học gì? Clo có những ứng dụng gì và điều
chế clo như thế nào?
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm bài “Clo”
- Phim thí nghiệm minh họa.
- Phim tư liệu “ Mỹ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam”; “Người Việt Nam ở
Đức và nỗi đau da cam”; “Nghề làm muối biển”
- Hình ảnh minh họa ứng dụng của clo.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Cho tìm hiểu lịch sử tìm ra nguyên tố clo.
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ:
Trận chiến vũ khí hóa học toàn diện và lớn nhất của Đức giai đoạn này là trận chiến
Ypres thứ hai, tại đây quân Đức đã tung ra hàng nghìn xylanh khí chlorine vàng-xanh trên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
205
khắp chiến trường. Khí chlorine, một chất cơ bản của dòng vũ khí hóa học gây ngạt đã khiến
hàng trăm binh sĩ Pháp thiệt mạng nhưng không mang lại cho người Đức lợi thế ngay lập tức.
Có ý kiến cho rằng chính lính Đức cũng bị choáng váng vì tác dụng của chlorine nên không
tiến lên được.
Hoạt động 3: Tính chất hóa học/ Tác dụng với kim loại
Hoạt động 4: Tác dụng với hidro
Hoạt động 5: Tác dụng với nước và với dung dịch kiềm
Hoạt động 6: Tác dụng với muối của các halogen khác
Hoạt động 7: Tác dụng với các chất khử khác
Hoạt động 8: Ứng dụng
Qua kiến thức đã học và kinh
nghiệm thực tiễn cuộc sống,
GV gợi ý HS rút ra một số ứng
dụng của clo trong các lĩnh vực:
đời sống, công nghiệp, nông
nghiệp
GV có thể cung cấp thêm một
số thông tin về sản xuất clo ở
nước ta
HS thảo luận, kết hợp với kiến
thức trong SGK để nêu một số
ứng dụng của clo
III. Ứng dụng
- Sát trùng nước trong hệ
thống cung cấp nước
sạch, khi xử lí nước thải.
- Là nguyên liệu để sản
xuất nhiều hợp chất hữu
cơ và vô cơ
- Được xếp vào những sản
phẩm quan trọng nhất do
công nghiệp hóa chất sản
xuất.
TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ:
Phim “ Mỹ rải chất độc màu da cam xuống Việt Nam”; “Người Việt Nam ở Đức và nỗi
đau da cam”
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
206
Hoạt động 9: Trạng thái tự nhiên
Hoạt động 10: Điều chế
GV: để sản xuất clo trong công
nghiệp với lượng lớn, giá thành
rẻ ta cần lấy nguyên liệu nào để
điều chế clo?
- Nêu phương pháp điều chế clo
trong công nghiệp và viết ptpư.
HS phải thấy ngay được nguồn
nguyên liệu phải có sẵn trong
tự nhiên.
HS tham khảo SGK trả lời:
điện phân dd NaCl có màng
ngăn.
2. Trong công nghiệp
đpdd
2NaCl+2H2O
2NaOH+H2+Cl2
Có mn
TÍCH HỢP MÔN ĐỊA LÝ:
Phim “Nghề làm muối” và các hình ảnh minh họa
Hoạt động 11: Củng cố
- Tính chất hóa học đặc trưng của Clo là tính oxi hóa mạnh. Viết các ptpư minh họa.
- Điều chế clo trong phòng thí nghiệm: cho HCl đ tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như
MnO2, KMnO4....
- Điều chế clo trong công nghiệp: điện phân dd NaCl có màng ngăn.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Đánh giá thông qua các câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_hoc_tich_hop_va_day_hoc_phan_hoa_o_truong_trung_hoc_pho.pdf