Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa môn Ngữ văn ở truờng THPT: Thực trạng và giải pháp

Dạy học tích hợp (DHTH) và dạy học phân hóa (DHPH) ở trường THPT nói chung

và môn Ngữ Văn nói riêng được xem là xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam sau 2015.

Tuy nhiên, DHTH và DHPH ở trường THPT vẫn chưa được quan tâm, ứng dụng đúng

mức.

Cách hiểu phổ biến của cụm từ DHTH là DHTH chung môn và DHTH liên môn.

Trước nay, nhiều giáo viên (GV) nghĩ dạy bài A, liên hệ một vài đơn vị kiến thức ở bài B

hay C, cùng môn học, là DHTH chung môn. Sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn THPT hiện

hành cũng được biên soạn theo kiểu “tích hợp” các phân môn Văn học, Tiếng Việt và

Làm Văn. Ở một số bài Tiếng Việt và Làm Văn, các ngữ liệu được trích dẫn từ các bài

Văn học. Bên cạnh đó, khi tạo lập một văn bản, đương nhiên học sinh (HS) phải vận dụng

kiến thức “tích hợp” của Tiếng Việt và Đọc Văn.

pdf13 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Dạy học tích hợp và dạy học phân hóa môn Ngữ văn ở truờng THPT: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Trầu Cau * “Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình/ Phải biết gắn bó và san sẻ” DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 183 - Xã hội: Thanh niên sẵn sàng hi sinh vì đất nước → Diễn đạt: Đất nước là máu xương nên chúng ta phải biết gìn giữ. Biết bao người đã “hóa thân” cho đất nước. Đọc hiểu nội dung 2: Đất nước của nhân dân Lịch sử Địa lí Văn hóa Xã hội Văn học dân gian Hội họa/nhiếp ảnh * “Em ơi hãy nhìn rất xa/ Vào bốn nghìn năm Đất Nước” - Lịch sử: 4000 năm dựng nước → Diễn đạt: Từ thuở Hùng Vương lập quốc đến nay là 4000 năm. Con số 4000 gợi niềm tự hào dân tộc. * “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu” - Địa lí: Hòn Vọng Phu, → Diễn đạt: Câu chuyện kể về người vợ chờ chồng hóa đá không chỉ ở Đồng Đăng, mà còn ở Bình Định Những ngọn núi chờ dọc chiều dài đất nước * “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng/ Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi” - Văn hóa: phong tục tập quán → Diễn đạt: Họ là tiền nhân. Họ đi mở cõi. Họ lưu truyền văn hóa có bề dày 4000 năm. * “Dạy anh biết yêu em từ thuở trong nôi/ Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội” - Văn học dân gian: ca dao “Cầm vàng” → Diễn đạt: Dân tộc có một lòng yêu thương nồng nàn. Nó phát triển thành tình yêu đất nước. * “Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu” - Hội họa: Vẻ đẹp đồng quê → Diễn đạt: Bức tranh về dòng sông bến nước con đò gợi nên tình yêu quê hương trong lòng dân tộc. Phần kết Âm nhạc Bài hát về đất nước, quê hương miền Tây → Diễn đạt: Hãy cảm nhận về đất nước, từ một bài hát, từ một làn dân ca, từ câu thơ giản dị Nhiều năm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng đọc hiểu cho môn Ngữ Văn nhưng môn Ngữ Văn vẫn là phân tích, giảng văn mang cái vỏ đọc hiểu. Dưới đây là bảng so sánh tiết học hiện nay và tiết học đọc hiểu DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 184 Giai đoạn Tiến trình dạy học Tiết học hiện nay Tiết học đọc hiểu Chuẩn bị Ít tốn thời gian Chưa hiểu kiến thức mới Tốn nhiều thời gian Hiểu được kiến thức mới qua hoạt động tìm hiểu Bồi dưỡng năng lực tự học Diễn biến tiết học (Thời gian 45 phút) Kiểm tra bài cũ Tái hiện lại kiến thức đã học buổi trước Kiểm tra hệ thống câu hỏi đọc hiểu, bài tập thực hành, sản phẩm nghiên cứu của người học Bài mới Kết hợp nhiều phương pháp để phân tích một bài học GV-HS cùng chiếm lĩnh kiến thức qua hệ thống câu hỏi, bài tập để hình thành kĩ năng cho người học Củng cố, dặn dò Tái hiện lại kiến thức vừa học Soạn bài cho tiết học sau (câu hỏi theo SGK) Hệ thống bài tập nâng cao, nghiên cứu cho người học (mở rộng vấn đề sang nhiều lĩnh vực) Hệ thống câu hỏi đọc hiểu, bài tập thực hành, bài tập nghiên cứu cho người học Thật ra dạy học theo hướng tích hợp cùng môn thì không phải là vấn đề mới, nhưng GV bậc THPT chưa thực hiện, hay chưa thực hiện thấu đáo. Chẳng hạn ở môn Ngữ Văn, khi dạy bài “Vào phủ chúa Trịnh”, thông thường, GV chỉ hỏi thế nào là y đức, có GV còn cho HS viết lên suy nghĩ về y đức ngày nay. Nếu GV có thể gợi các văn bản đã học: Tuệ Tĩnh (Những vì sao đất nước) – Ngữ Văn 6 tập 1, trang 44, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng (Hồ Nguyên Trừng) – Ngữ Văn 6, tập 1, trang 162. Hai văn bản này sẽ giúp HS lớp 11 nhanh chóng hình thành nội dung từ “lương y”, “y đức”, điều này giúp các em dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận nhân vật Lê Hữu Trác – Hải Thượng Lãn Ông. Nếu GV gợi thêm văn bản: “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình Hổ - Ngữ Văn 9, tập 1, trang 60 thì HS nhanh chóng định hình thể loại: kí (tùy bút, bút kí) cho văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” (trích “Thượng kinh kí sự”) Còn tích hợp theo hướng liên môn thì trước nay GV cũng chỉ dừng lại ở xem nó như một phương pháp trực quan. Chẳng hạn, khi triển khai dạy học bài “Ai đã đặt tên cho DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 185 dòng sông?” thì GV cho HS nghe một đoạn nhạc về Huế, bản đồ xứ Huế, về dòng sông Hương, sau đó thì cả thầy và trò cùng tập trung vào bài. Với bài này, GV có thể tích hợp cùng môn như “Ca Huế trên sông Hương”, Ngữ Văn 8, tập 1. Các nhà thơ viết về xứ Huế: Hàn Mặc Tử với “Đây thôn Vĩ Dạ”, Ngữ Văn 11, tập 2. Tích hợp liên môn như lịch sử: Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975), địa lí: Duyên hải miền Trung, âm nhạc: Nhã nhạc cung đình Huế, nhạc về Huế. 2.5. Xây dựng câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực người học. Kiểm tra đánh giá theo năng lực cũng không phải là vấn đề mới. Điều quan trọng là dùng phương thức gì và đánh giá những năng lực gì ở người học. Các năng lực được chú ý trong thời gian gần đây là đọc hiểu, viết. Câu hỏi kiểm tra đánh giá năng lực người học theo hướng liên môn. Tháng 4/2014, PGS Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ trưởng vụ THPT của Bộ GD đã đưa ra đề thi đề nghị, trong đó có nội dung: Cho tình huống sau: Giả sử trong những ngày tháng 5 lịch sử, tại mảnh đất Điện Biên hôm nay anh, chị được gặp một người anh hùng trong chiến dịch Điện Biên năm xưa... Anh, chị và người ấy sẽ nói với nhau chuyện gì? Đi thăm những nơi nào? Hãy ghi lại điều đó và phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc của mình sau cuộc gặp gỡ ấy. Điều đầu tiên đối với GV bậc THPT là “sốc”. Cuộc đổi mới vội vàng ở thời điểm cuối năm làm GV lo lắng cho HS của mình. Rõ ràng, với đề văn này, HS không chỉ vận dụng kiến thức và kĩ năng môn Ngữ Văn để làm bài. Muốn làm tốt, người học phải nắm vững kĩ năng làm văn kể chuyện, phỏng vấn và trả lời phỏng vấn, phát biểu cảm nghĩ. Đồng thời các em phải vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí về Tây Bắc, về Điện Biên Phủ. HS phải vận dụng năng lực liên tưởng, tưởng tượng nữa. Thật ra, chương trình Ngữ Văn 9 cũng có một đề văn rèn luyện năng lực kể chuyện, tưởng tượng: “Kể về một cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12). Trong buổi gặp đó, em được thay mặt các bạn phát biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc” tập 1, trang 191. 3. Lời kết DHTH và DHPH cần phải được nghiên cứu kĩ, sâu và áp dụng rộng rãi. Điều này cần phải có thời gian, tâm huyết và sự đồng lòng của cả một hệ thống. Khi Bộ GD-ĐT xây dựng khung chương trình linh hoạt, GV chủ động trong việc chọn nội dung, chọn chủ đề phù hợp để dạy cho HS. Bên cạnh đó, một số GV cần thay đổi tư duy: phải có niềm tin vào bản thân mình, dám nghĩ đúng, làm đúng; có năng lực nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu; không phải chỉ sản phẩm nghiên cứu của ai đó rồi mới thực hiện một cách thụ động. GV có năng lực sáng tạo. Khi dạy học phải sáng tạo, nền giáo dục tạo ra những con người sáng tạo. Tóm lại, GV chuyển từ dạy “cái” sang dạy “cách” cho người học. Khi xác định quá trình dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” thì càng phải đề cao vai trò của người thầy. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 186 Chúng ta tự hào về truyền thống hiếu học và nền văn hóa 4000 năm. Và người Việt Nam học rất giỏi. Phải chăng việc làm quan trọng của nền giáo dục Việt Nam là “Xây dựng nền Giáo dục Việt Nam”. Đó phải là nền giáo dục tiên tiến cho con người Việt Nam phát triển. Những gì tiếp thu từ nền giáo dục nước ngoài, những nghiên cứu mới về giáo dục để hoàn thiện hơn nền giáo dục Việt Nam. Nhà giáo dục tránh vội vàng, choáng ngợp mà biến nền giáo dục thành nồi lẩu thập cẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Văn Đồng (1996), Tuyển tập văn học, Nxb Văn học. 2. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học xã hội. 3. Nguyễn Kim Hồng, Huỳnh Công Minh Hùng (2013), Dạy học tích hợp trong trường phổ thông Australia, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 43. 4. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo dục. 5. T.A. Ilina (1978), Giáo dục học (tập 1, tập 2), Nxb Giáo dục 6. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy Văn, Nxb Giáo dục. 7. Nguyễn Tuyết Nga, Leen Pil (2011), Mô-đun phương pháp học theo hợp đồng (Tài liệu tập huấn của VVOB, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfday_hoc_tich_hop_va_day_hoc_phan_hoa_mon_ngu_van_o_truong_th.pdf
Tài liệu liên quan