PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra đã và đang
ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với
75% số dân và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông
thôn, với hơn 13 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, vấn nạn môi trường đất, môi trường
nước, môi trường không khí đang bị ô nhiễm, suy thoái và giảm sự đa dạng sinh học do
việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của
con người.
Vì vậy việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong đó giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trên
ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho chính bản
thân mình và cho thế hệ mai sau.
Trong chương trình Sinh học 11, học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu về các quá
trình sinh lí ở cơ thể thực vật và động vật. Các quá trình đó có liên quan trực tiếp đến mối
quan hệ giữa sinh vật và môi trường, qua đó giáo viên có thể vừa thông qua việc cung cấp
kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường để
nâng cao hiểu biết và ý thức của học sinh trong bảo vệ môi trường
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 17/05/2022 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Dạy học tích hợp bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
187
Dạy học tích hợp bảo vệ môi trường
trong môn Sinh học 11
Lâm Đặng Trúc Lâm*
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra đã và đang
ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với
75% số dân và nguồn lực lao động xã hội đang sinh sống và làm việc ở khu vực nông
thôn, với hơn 13 triệu hộ nông dân, lực lượng sản xuất này chiếm vị trí quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, vấn nạn môi trường đất, môi trường
nước, môi trường không khí đang bị ô nhiễm, suy thoái và giảm sự đa dạng sinh học do
việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thiếu bền vững trong sản xuất nông nghiệp.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của
con người.
Vì vậy việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người trong đó giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho học sinh là vấn đề quan trọng nhất vì các em đang ngồi trên
ghế nhà trường hôm nay sẽ tiếp tục có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống cho chính bản
thân mình và cho thế hệ mai sau.
Trong chương trình Sinh học 11, học sinh được nghiên cứu, tìm hiểu về các quá
trình sinh lí ở cơ thể thực vật và động vật. Các quá trình đó có liên quan trực tiếp đến mối
quan hệ giữa sinh vật và môi trường, qua đó giáo viên có thể vừa thông qua việc cung cấp
kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp dạy học tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường để
nâng cao hiểu biết và ý thức của học sinh trong bảo vệ môi trường.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi:
- Kiến thức trong chương trình sinh học 11 rất thuận lợi cho việc dạy học tích hợp
bảo vệ môi trường
- Địa phương khoảng 90% gia đình các em kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
nên các em có điều kiện tham gia vào việc sản xuất nông nghiệp của gia đình kiến thức
bảo vệ môi trường sẽ được lan rộng trong địa phương
* Trường THPT Mỹ Hương, tỉnh Sóc Trăng
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
188
- Công nghệ thông tin phát triển nên ta có thể nghiên cứu tài liệu thu thập thông tin,
số liệu, sưu tầm tranh ảnh từ internet về vấn nạn ô nhiễm môi trường để cung cấp tư liệu
hình ảnh trực quan cho học sinh.
2. Khó khăn:
- Do điều kiện phục vụ dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị còn thiếu. Tài liệu, sách
báo cho học sinh tham khảo chưa được phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa
hấp dẫn được học sinh.
- Thời lượng của một tiết học hạn chế (45 phút) do đó giáo viên giảng dạy không đủ
thời gian đi sâu vào việc dạy học tích hợp nội dung bảo vệ môi trường.
- Phần mở rộng liên hệ bảo vệ môi trường luôn được coi là phần phụ nên dễ bị bỏ
qua.
- Học sinh ít có kiến thức thực tế dẫn đến việc liên hệ cho các em là rất khó khăn...
PHẦN III: GIẢI PHÁP
Dạy học tích hợp giáo dục môi trường trong môn sinh học 11.
Chương I
Phần A: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật ban cơ bản
Bài 1, 2, 3: Quá trình trao đổi nước ở thực vật
Cụ thể:
- Khi dạy bài 1 mục I. 2: Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp phụ hoặc mục III: Ảnh
hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây.
Học sinh nắm được kiến thức dễ bị tổn thương khi môi trường quá ưu trương, quá axit
(PH), thiếu ôxi, nước bị nhiễm độc
+ Sử dụng phương pháp vấn đáp để tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ nguồn nước
* Những yếu tố nào gây tổn thương lông hút?
* Khi lông hút bị tổn thương rễ cây có hút được nước và các ion khoáng được
không?
* Thực trạng nguồn nước ở địa phương em như thế nào?
* Nguyên nhân nào làm cho nguồn nước ở địa phương em bị ô nhiễm?
* Hãy đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ nguồn nước ở địa phương em.
+ Cung cấp cho học sinh thông tin bằng hình ảnh kết hợp phương pháp thuyết trình
về thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và trên thế giới. Tình hình khan hiếm nước
sạch
+ Hiện nay có khoảng 500 km3 nước thải sau khi dùng xong đổ ra sông, hồ, biển
lượng nước thải này chứa chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh
- Khi dạy bài 3 mục I: Vai trò của quá trình thoát hơi nước
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
189
Sử dụng phương pháp diễn giảng cung cấp thông tin cho học sinh ích lợi của quả
trình thoát hơi nước như: Lượng nước bay hơi chiếm 99,2 – 99,9 % tổng lượng nước hút
vào. Sự thoát hơi nước giải phóng vào khí quyển một lượng nước khổng lồ qua đó góp
phần điều hòa khí hậu qua đó nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh, trồng và chăm sóc cây
xanh.
Mục IV: Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng
Sử dụng phương pháp đặt vấn đề kết hợp vấn đáp
(A) lượng nước hút vào (B) lượng nước thoát ra.
* Khi (A) < (B) cây sẽ như thế nào?
* Chúng ta phải làm thế nào để khắc phục hiện tượng trên?
*** Qua quá trình trao đổi nước ở thực vật giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ
nguồn nước, cung cấp đủ nước cho cây
Bài 4, 5, 6, 7: Quá trình trao đổi khoáng ở thực vật
Cụ thể:
Khi dạy bài 4 mục III. 2 Phân bón cho cây trồng hoặc bài 6 mục V. 3 phân bón với
môi trường
Sử dụng phương pháp vấn đáp để dạy học tích hợp giáo dục môi trường
Học sinh nắm được kiến thức khi lượng phân bón vượt quá mức tối ưu, cây sẽ không
hấp thụ. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu tính chất lí, hóa của đất, gây ô nhiễm nguồn
nước.
* Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế tình hình sử dụng phân hóa học hiện nay ở địa
phương như thế nào? Bón phân cho cây trồng có hợp lí không?
* Hậu quả của việc bón phân không hợp lí? Đề xuất phương pháp khắc phục
Cung cấp thêm thông tin cho học sinh nắm: Theo tính toán của các chuyên gia trong
lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 1,77 triệu tấn urê, 2,07 triệu tấn
supe lân và 344 nghìn tấn Kali Clorua (KCl) được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng
sử dụng. Một phần còn lại ở trong đất, một phần bị rửa trôi theo nước mặt do mưa, theo
các công trình thuỷ lợi ra các ao, hồ, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Một phần bị
rửa trôi theo chiều dọc xuống tầng nước ngầm và một phần bị bay hơi do tác động của
nhiệt độ hay quá trình phản nitrat hoá gây ô nhiễm không khí
Xét về mặt kinh tế thì với tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng tính theo
giá phân bón hiện nay.
Tác động đến môi trường và sức khỏe người. Đạm dư thừa bị chuyển thành dạng
Nitrat (NO3
-) hoặc Nitrit (NO2
-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thuỷ
sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn do sử dụng nguồn nước. Gây nên hiện tượng mưa
axit. Y học đã xác định NO2
- ảnh hưởng đến sức khoẻ gây nên chứng máu
Methaemoglobin và ung thư tiềm tàng. Thừa Phospho trong các sản phẩm trồng trọt hoặc
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
190
nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu Canxi vì chất này lắng đọng với Canxi tạo thành
muối triphosphat canxi không hòa tan và tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất para
thormon, điều này đã huy động nhiều Canxi của xương, và nguy cơ gây loãng xương ngày
một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
Hằng năm có gần 70.000km2 đất canh tác bị hoang hóa
Toàn thế giới có khoảng 25 tỷ tấn đất bị cuốn trôi ra biển cả hằng năm
Trồng cây trong dung dịch hướng tới nền nông nghiệp sạch giảm thiểu ô nhiễm môi
trường đất, nước...
Bài 8: Quang hợp ở thực vật
Từ kiến thức quang hợp đặc biệt là khái niệm quang hợp
Học sinh nắm kiến thức: Nguyên liệu quang hợp ( H2O, CO2 ). Sản phẩm quang hợp
(Chất hữu cơ, O2 ) thực vật hấp thụ CO2 thải ra O2 qua đó góp phần điều hòa không khí
góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kín mặt khác góp phần giữ cân bằng sinh thái
* Thực trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến
suy giảm tài nguyên rừng
Giáo dục học sinh phải có ý thức bảo vệ rừng
Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Ta có thể lồng ghép vấn đề giáo dục môi trường vào mục II, III, VI
Sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp hình ảnh trực quan để tích hợp giáo dục môi
trường
Nồng độ CO2 trong không khí hiện nay như thế nào?
Những nguyên nhân nào làm tăng lượng khí CO2
Hậu quả của việc nồng độ khí CO2 tăng lên.
Giải pháp khắc phục
Cung cấp thông tin: Tổ chức khí tượng thế giới hôm 6/11 cho biết, lượng khí thải
gây hiệu ứng nhà kính trong không khí đạt mức kỉ lục mới trong năm 2012. Theo báo cáo
hàng năm của tổ chức này, khối lượng khí thải carbonic (CO2) trong không khí tăng nhanh
hơn trong năm 2012, cao hơn 41% so với mức thời kì tiền công nghiệp. Lượng khí thải
gây hiệu ứng nhà kính năm 2020 dự kiến cao hơn từ 8 đến 12 tỉ tấn so với mức cần thiết
để duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C vào năm 2020. Mức phát tán CO2 hàng
năm hoạt động của công nghiệp khoảng 5 tỷ tấn vào khí quyển
Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo được ứng dụng để sản xuất rau sạch
Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
Thông qua các giải pháp nhằm tăng năng suất cây trồng trong đó có giải pháp dùng
thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần tăng năng suất cây trồng
Sử dụng phương pháp vấn đáp kết hợp hình ảnh trực quan
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
191
* Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương
diễn ra như thế nào?
* Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đem lại những hậu quả gì cho môi trường?
* Nêu những giải pháp khắc phục cho hiện trạng trên.
Cung cấp thêm cho học sinh thông tin:
+ Mỗi năm, nước ta nhập khẩu 130.000 - 150.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trong
đó hằng năm sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn, tuy nhiên có đến 90% không đạt
mục đích là tiêu diệt sâu hại mà gây nhiễm độc nước, đất, không khí và nông sản. Ngoài
ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi và
37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý.
+ Rác thải nông nghiệp với tỷ lệ vỏ bao bì 15% thì hàng năm thải ra môi trường
19.000 tấn bao bì, đây là loại rác thải nguy hại. Mỗi năm tại khu vực nông thôn ở nước ta
phát sinh trên 6,6 triệu tấn rác thải sinh hoạt, 76 triệu tấn rơm rạ.
+ Theo Pemelet (1971) để chống lại 1000 loài sâu hại thuốc bảo vệ thực vật đã tác
động đến 100.000 động vật, thực vật khác nhau không thuộc đối tượng phòng trừ mà lại
rất cần cho con người
PHẦN IV. KẾT QUẢ
Qua những những nội dung đã lồng ghép dạy học tích hợp giáo dục môi trường cho
học sinh liên quan đến kiến thức chương “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực
vật” đa số học sinh đều thấy được thực trạng môi trường nông thôn hiện nay, biết được
những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm, các em cũng đưa ra được những giải pháp khắc
phục hậu quả ô nhiễm đồng thời định hướng được trong tương lai phải cần thiết xây dựng
một nền nông nghiệp sạch phát triển an toàn và bền vững
PHẦN V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Để việc dạy học tích hợp giáo dục môi trường đem lại hiệu quả chúng ta cần nắm
vững các yêu cầu sau đây:
1. Cơ sở để tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
- Những kiến thức giáo dục môi trường đã có trong chương trình sách giáo khoa sinh
học 11.
- Những kiến thức giáo dục môi trường không được đưa vào chương trình sách giáo
khoa, nhưng dựa vào nội dung bài học, ta có thể bổ sung kiến thức giáo dục môi trường có
liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp.
2. Mức độ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Sinh học 11
Có thể tích hợp giáo dục môi trường qua từng phần của bài học hoặc toàn bài hoặc
toàn chương. Đồng thời liên hệ thực tế những kiến thức giáo dục môi trường không được
đưa vào chương trình sách giáo khoa nhưng dựa vào nội dung bài học, ta có thể bổ sung
kiến thức giáo dục môi trường một cách logic liên quan với bài học qua giờ giảng trên lớp
theo phương pháp đàm thoại và cung cấp thông tin
DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015
192
3. Nguyên tắc tích hợp.
Nội dung tích hợp phải liên quan đến kiến thức môn học, không nên gượng ép làm
nặng nề thêm kiến thức. Phải vận động được nhiều học sinh cùng tham gia. Kiến thức tích
hợp phải thực tế phù hợp với địa phương
4. Các hình thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Sinh học 11.
Gồm nhiều hình thức tổ chức như: nội khóa, ngoại khóa.Ở đây thông thường tôi
chỉ áp dụng hình thức nội khóa là chủ yếu, trong tiết học môn sinh ngoài việc cung cấp
cho học sinh những kiến thức trọng tâm mà sách giáo khoa yêu cầu tôi tiến hành lồng
ghép giáo dục môi trường liên quan trực tiếp đến kiến thức mà các em được học
5. Phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 11.
Chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình, giảng giải kết hợp cung
cấp thông tin mang tính thời sự, vấn đáp, sử dụng phương tiện trực quan, đặt vấn đề và
giải quyết vấn đề
PHẦN VI. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
Chúng ta đã biết nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu
biết, thiếu ý thức của con người. Để nâng cao dần ý thức bảo vệ môi trường cho mọi
người đặc biệt là học sinh là công việc cấp bách phải làm thường xuyên và lâu dài, vì lực
lượng này rất năng động, nó có hai mặt: Xấu: Tự tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm môi
trường mất cân bằng sinh thái. Tốt: Nếu nhận thức của mỗi thành viên có ý thức, thực
hiện tốt đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên nhiên, cải thiện môi trường.
Để công việc giáo dục môi trường đem lại kết quả cao chúng ta cần giáo dục kiến
thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở mọi lứa tuổi, mọi cấp học, đồng thời phải có sự
tham gia của nhiều bộ môn, nhiều bộ phận đoàn thể.
Tăng cường bồi dưỡng kiến thức bảo vệ môi trường cho giáo viên ở mọi cấp học
để giáo viên có được những kĩ năng dạy học tích hợp giáo dục môi trường cho học sinh
một cách hiệu quả nhất
Phải trang bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị để việc dạy học tích hợp giáo dục môi
trường đem lại hiệu quả cao hơn đặc biệt là tài liệu liên quan đến vấn đề môi trường hiện
nay./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day_hoc_tich_hop_bao_ve_moi_truong_trong_mon_sinh_hoc_11.pdf