Đầu tư vào Thời gian

Thông thường câu bạn hay nói vềthời gian là:”Đầu tưthời gian đểlàm việc”, điều

đó mang ý nghĩa bạn bỏra một khoảng thời gian nhất định đểhoàn thành một

công việc. Nhưng bạn đọc một câu chuyện khi người tiều phu dùng cây lấy gỗ

đóng đồ đạc, thì anh ta cũng phải dành một khoảng đất không xây nhà, hay cấy lúa

đểtrồng rừng lấy gỗ. Người tiều phu đó cũng phải đầu tư đất đai đểcó cây mà

đốn. Thời gian không hữu hình nhưcây nhưng đó cũng là một nguồn lực có thể

tạo ra sản phẩm

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đầu tư vào Thời gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư vào Thời gian Thông thường câu bạn hay nói về thời gian là:”Đầu tư thời gian để làm việc”, điều đó mang ý nghĩa bạn bỏ ra một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành một công việc. Nhưng bạn đọc một câu chuyện khi người tiều phu dùng cây lấy gỗ đóng đồ đạc, thì anh ta cũng phải dành một khoảng đất không xây nhà, hay cấy lúa để trồng rừng lấy gỗ. Người tiều phu đó cũng phải đầu tư đất đai để có cây mà đốn. Thời gian không hữu hình như cây nhưng đó cũng là một nguồn lực có thể tạo ra sản phẩm Phải đầu tư vào thời gian! Thông thường câu bạn hay nói về thời gian là:”Đầu tư thời gian để làm việc”, điều đó mang ý nghĩa bạn bỏ ra một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành một công việc. Nhưng bạn đọc một câu chuyện khi người tiều phu dùng cây lấy gỗ đóng đồ đạc, thì anh ta cũng phải dành một khoảng đất không xây nhà, hay cấy lúa để trồng rừng lấy gỗ. Người tiều phu đó cũng phải đầu tư đất đai để có cây mà đốn. Thời gian không hữu hình như cây nhưng đó cũng là một nguồn lực có thể tạo ra sản phẩm. Và do đó, thời gian cũng cần bạn đầu tư! Và khi bạn đã đầu tư vào thời gian một cách thật hiệu quả, thì chắc chắn bạn sẽ lên một trang báo rất to với dòng chữ ghi ngay dưới ảnh mình:”Vị Tỷ phú Thời gian”. Dưới đây là danh mục nguồn lực bạn có thể đầu tư vào thời gian: 1. Đầu tư một cuốn sổ vào thời gian? Tôi có một người bạn bằng tuổi, nói với tôi rằng hiện tại cậu ta đã vạch ra được chi tiết bản kế hoạch tương lai đến từng ngày một trong vòng 9 năm tới. Tôi đang mải ngỡ ngàng với bản kế hoạch chi tiết của cậu, thì lại được nghe cậu kể thêm một thông tin bất ngờ nữa: có một vị giám đốc mà cậu biết là chủ sở hữu một bản kế hoạch chi li đến 6 phút một! Do đó bản kế hoạch của cậu cũng “bình thường thôi”. Cậu bạn tôi ghi kế hoạch của mình vào một quyển sổ, mỗi buổi tối chủ nhật cậu lại vạch ra lịch làm việc của mình trong tuần tới. Tôi có ngó qua và phát hiện: Quyển sổ này không khác gì Sổ … chi tiêu của tôi cả. Cũng có phần nội dung, ngày tháng, có phần “thu chi” thì thay bằng “Thời lượng”. Điểm khác giữa hai quyển sổ này là ở chỗ quyển sổ của cậu không có phần “Tồn lại”. Quyển sổ đó giống như một danh mục đầu tư vậy. Sau khi cho tôi biết về quyển sổ, người bạn tôi đã căn dặn ngay là tôi phải về ..mua ngay một quyển sổ ghi vào đó danh mục công việc hằng ngày của mình. Quả là tôi đã về và làm ngay một cuốn. Từ khi tôi lên lịch làm việc trong cuốn sổ đó đến nay, tôi phát hiện ra tôi đã làm công việc của mình đều đặn hơn và kết quả cũng sáng sủa hơn thật. Ví như ngày trước tôi hay bỏ dở giữa chừng nhiều việc và dời công việc đó đến “ngày mai”. Cái lịch hẹn “ngày mai” cứ bám mãi và cuối cùng là tôi chưa bao giờ hoàn thành công việc cả. Có cuốn sổ, tôi bắt đầu ép bản thân thực hiện đúng theo nó, và công việc ngày hôm nay được ở đúng vị trí của nó trong “ngày hôm nay”. 2. Có một cuốn sổ khoa học: hợp lý và hiệu quả thì sẽ có nhiều thời gian hơn Bạn có thể ghi ra từ 12h-13h bạn đi ăn trưa, khoảng thời gian khá là hợp lý khi công ty bạn cho nghỉ vào lúc đó. Nhưng với bạn tôi thì trước khi viết ra được dòng thời lượng, cậu ta đã phải đắn đo vô cùng để làm sao có thể làm công việc này tốt nhất trong khoảng thời gian nhanh nhất?! Và kết quả là cậu ấy ăn chỉ trong vòng 30 phút, vẫn ngon, vẫn đảm bảo, vì trước đó cậu đã đặt hàng đồ ăn trưa mang đến cho cậu lúc 12h. Cậu không mất thời gian đi tìm quán ăn như tôi hay làm. Và thời gian tôi đang ăn thì cậu đã sải lưng nghỉ được một lúc rồi. Chiều tới khi tôi buồn ngủ thì cậu ấy vẫn đang làm việc say mê! Đó quả là cách làm hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Khi tự mình xem xét phần nội dung cho ô “thời lượng” hay công việc trong quãng thời gian ta sắp bỏ ra, việc trước hết là xét tất cả những lựa chọn có thể có. Đừng loại trừ việc nào cả. Ta thậm chí có thể gộp nhiều việc vào trong cùng một khoảng thời gian. Và ngược lại một việc do đó có thể điền vào khoảng thời gian ngắn hơn, vì ta đã tìm được cách nhanh chóng hơn để hoàn thành. Đầu tư suy nghĩ vào cuốn sổ “Thời gian” sẽ mang lại nhiều thành quả hơn so với hành động liệt kê nội dung công việc thuần túy. Hơn nữa, để không bao giờ lỡ mất một công việc quan trọng trong ngày, bạn phải đặt ra hạng nhất, hạng hai, hạng ba v..v để đề thứ tự cho các công việc trong ngày của mình. Công việc nào quan trọng nhất hãy đánh chữ A và cứ kém quan trọng hơn một chút thì đánh chữ B, rồi tiếp tục đến hết bảng chữ cái cũng được! Đánh thứ tự 1,2,3… cho danh mục công việc đôi khi sẽ khiến bạn bị lẫn vì nhiều lúc việc bạn đột ngột nghĩ ra chưa chắc đã là cần thiết nhất. Bạn hãy liệt kê bằng số và định giá bằng chữ. Đây cũnglà cách làm phổ biến của nhiều CEO hiện nay. 3. Và từ cuốn sổ bạn đầu tư quyết tâm của mình vào sản phẩm thời gian! Cuốn sổ viết ra đấy và rồi không được thực hiện thì sản phẩm thời gian của chúng ta vẫn chỉ nằm trong bản thiết kế thôi! Chúng ta cần một dây chuyền để sản xuất sản phẩm này. Dây chuyền này bắt đầu từ cỗ máy “Quyết tâm” . Lúc này bạn sẽ đổ lượng bột “ý chí” vào trong máy tạo “thời gian”. Trước đây tôi đã rất khó khăn để kiếm được lượng bột này. Xét cho cùng đó cũng là một sản phẩm khan hiếm khó kiếm. Và rồi tôi bắt đầu phỏng đoán, kiếm tìm ý chí từ tương lai! Bằng cách nào vậy?! Đơn giản là tôi nghĩ tới kết cục cực kỳ bi thảm của mình nếu như tôi không thực hiện việc này. Giống như khi tôi xét xem mình có nên nghỉ một buổi học nào đó không, thì tôi sẽ nghĩ ngay tới việc hôm đó mà có kiểm tra điều kiện, hay nội dung buổi học liên quan tới bài kiểm tra cuối kì và tôi thì nghỉ thì chắc là tôi sẽ trượt môn này mất. Thế là không có học bổng! Mà tôi lại chẳng muốn mất “thu nhập” chút nào. Đấy còn chưa kể là bố mẹ tôi sẽ rất bực với tôi! Bạn có thể áp dụng một cách làm khác giống như những lãnh đạo hay làm. Họ tìm kiếm niềm vui trong việc họ đang phải thực hiện. Giống như khi bạn lên thời gian đọc sách vậy, nhiều khả năng đó là quyển sách bạn thích. Bạn bỏ ra thời gian đi tìm nó và sau đó là đọc kỹ từng trang một không bỏ sót chữ nào. Bạn làm say mê và trong danh mục đầu tư thời gian của bạn có ghi dòng :”Đọc sách”. Thực tế là việc đọc sách này rất quan trọng cho công việc mà bạn đang làm. Những CEO cũng rất yêu thích công việc, họ nghiện làm việc vô cùng và thời gian của họ đã lên lịch cho công việc thì không bao giờ trì hoãn. Chắc chắn là tìm ra được khoảng trống thời gian trong kế hoạch của họ là việc cực kỳ khó. Và đầu tư trọn đời. Cũng giống như một công việc kinh doanh vậy, bạn đầu tư có thời hạn và rất dài lâu, rồi sau đó bạn mới thu được lợi. Sản phẩm “thời gian” có cái hay là nguồn lợi bạn thu được sẽ có ngay trong ngày: bạn đã hoàn thành được công việc được giao! Nhưng có lẽ đây là sản phẩm mà bạn sẽ phải đầu tư lâu dài nhất. Đầu tư đến hết cuộc đời. Chỉ có những người kiên trì, có khả năng duy trì cân bằng cuộc sống, sức khỏe mới đạt được lợi ích lâu dài. Công việc ngày hôm nay bạn có thể hoàn thành. Nhưng sau đó bạn ngừng không đầu tư tiếp cho ngày mai, và khi công việc ngày mai liên quan tới kết quả của ngày hôm nay thì những gì bạn đạt được của ngày hôm qua sẽ biến mất rất nhanh chóng. Tưởng tượng rằng cho tới cuối đời tôi vẫn chưa hoàn thành được việc gì, trong khi thời gian của tôi đã đi hết, chắc chắn tôi sẽ rất nuối tiếc bản “Danh mục đầu tư thời gian” chưa bao giờ tôi hoàn thành! Chúc các bạn trở thành những tỷ phú thời gian giàu có nhất!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_tu_thoi_gian_8825.pdf