Đau thắt ngực ổn định (bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính)- kỳ 1+3

William Heberden là người đầu tiên mô tả thuật ngữ “đau thắt ngực” từ hơn

220 năm nay. Cho đến bây giờ, đây là loại bệnh khá thường gặp ở các nước phát

triển và có xu hướng gia tăng rất mạnh ở các nước đang phát triển. Theo ước tính

hiện ở Mỹ có khoảng gần 7 triệu người bị đau thắt ngực và hàng năm có thêm

khoảng 350 000 người bị đau thắt ngực mới.

Đau thắt ngực ổn định còn được gọi là Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ

mạn tínhhoặc Suy vành. Cơn đau thắt ngực là triệu chứng thường có trong hai

tình trạng của bệnh tim thiếu máu cục bộ, đó là: đau thắt ngực ổn định và đau thắt

ngực không ổn định.

A.Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn biến nặng lên

bất ổn của cơn đau thắt ngực trong vòng vài tuần gần đây. Với đau thắt ngực ổn

định thì tình trạng lâm sàng thường ổn định, cơn đau thắt ngực ngắn, xảy ra khi

gắng sức, đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với Nitrates. Đau thắt ngực ổn định thường

liên quan đến sự ổn định của mảng xơ vữa.

B.Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng bất ổn về lâm sàng, cơn đau

thắt ngực xuất hiện nhiều và dài hơn, xảy ra cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi và cơn

đau ít đáp ứng với các Nitrates. Cơn đau này thường liên quan đến tình trạng bất

ổn của mảng xơ vữa động mạch vành.

pdf5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đau thắt ngực ổn định (bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính)- kỳ 1+3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐAU THẮT NGỰC ỔN ĐỊNH (BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH) (Kỳ 1) William Heberden là người đầu tiên mô tả thuật ngữ “đau thắt ngực” từ hơn 220 năm nay. Cho đến bây giờ, đây là loại bệnh khá thường gặp ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng rất mạnh ở các nước đang phát triển. Theo ước tính hiện ở Mỹ có khoảng gần 7 triệu người bị đau thắt ngực và hàng năm có thêm khoảng 350 000 người bị đau thắt ngực mới. Đau thắt ngực ổn định còn được gọi là Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính hoặc Suy vành. Cơn đau thắt ngực là triệu chứng thường có trong hai tình trạng của bệnh tim thiếu máu cục bộ, đó là: đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. A.Đau thắt ngực ổn định là tình trạng không có những diễn biến nặng lên bất ổn của cơn đau thắt ngực trong vòng vài tuần gần đây. Với đau thắt ngực ổn định thì tình trạng lâm sàng thường ổn định, cơn đau thắt ngực ngắn, xảy ra khi gắng sức, đỡ khi nghỉ và đáp ứng tốt với Nitrates. Đau thắt ngực ổn định thường liên quan đến sự ổn định của mảng xơ vữa. B.Đau thắt ngực không ổn định là tình trạng bất ổn về lâm sàng, cơn đau thắt ngực xuất hiện nhiều và dài hơn, xảy ra cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi và cơn đau ít đáp ứng với các Nitrates. Cơn đau này thường liên quan đến tình trạng bất ổn của mảng xơ vữa động mạch vành. I.Triệu chứng lâm sàng Chú ý khai thác kỹ bệnh sử, đánh giá đủ các yếu tố nguy cơ. A.Triệu chứng cơ năng 1.Cơn đau thắt ngực điển hình: a.Vị trí: Thường ở sau xương ức và là một vùng (chứ không phải một điểm), đau có thể lan lên cổ, vai, tay, hàm, thượng vị, sau lưng. Hay gặp hơn cả là hướng lan lên vai trái rồi lan xuống mặt trong tay trái, có khi xuống tận các ngón tay 4, 5. b.Hoàn cảnh xuất hiện: Thường xuất hiện khi gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh, sau bữa ăn nhiều hoặc hút thuốc lá. Một số trường hợp cơn đau thắt ngực có thể xuất hiện về đêm, khi thay đổi tư thế, hoặc khi kèm cơn nhịp nhanh. c.Mức độ đau và các triệu chứng kèm theo: Hầu hết các bệnh nhân mô tả cơn đau thắt ngực như thắt lại, nghẹt, rát, bị đè nặng trước ngực và đôi khi cảm giác buốt giá. Một số bệnh nhân có khó thở, mệt lả, đau đầu, buồn nôn, vã mồ hôi... d.Thời gian cơn đau: Thường khoảng vài phút, có thể dài hơn nhưng không quá 30 phút. Những cơn đau xảy ra do xúc cảm thường kéo dài hơn là đau do gắng sức. Những cơn đau mà chỉ kéo dài dưới 1 phút thì nên tìm nguyên nhân khác ngoài tim. 2.Phân loại đau thắt ngực ổn định: Cho đến nay cách phân loại mức độ đau thắt ngực theo Hiệp hội Tim mạch Canada (Canadian Cardiovascular Society - CCS) là được ứng dụng rộng rãi nhất và rất thực tế. B.Khám lâm sàng: Khám thực thể ít đặc hiệu nhưng rất quan trọng, có thể phát hiện các yếu tố nguy cơ hoặc những ảnh hưởng đến tim. 1.Các yếu tố nguy cơ cao của bệnh động mạch vành có thể phát hiện thấy là: Tăng huyết áp, mảng Xantheplasma, biến đổi đáy mắt, các bằng chứng của bệnh động mạch ngoại vi. 2.Trong cơn đau thắt ngực có thể nghe thấy tiếng T3, T4; tiếng ran ở phổi... Ngoài ra ít có triệu chứng thực thể nào là đặc hiệu. 3.Khám lâm sàng giúp chẩn đoán phân biệt các nguyên nhân khác gây đau thắt ngực như: Hẹp động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại, bệnh màng ngoài tim, viêm khớp ức sườn... Bảng 2-1. Phân độ đau thắt ngực theo CCS. Độ Đặc diểm Chú thích I Những hoạt động thể lực bình thường không gây đau thắt ngực. Đau thắt ngực chỉ xuất hiện khi hoạt động thể lực rất mạnh. II Hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường. Đau thắt ngực xuất hiện khi leo cao >1 tầng gác thông thường bằng cầu thang hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà. III Hạn chế đáng kể hoạt động thể lực thông thường. Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1-2 dãy nhà hoặc leo cao 1 tầng gác. IV Các hoạt động thể lực bình thường đều Đau thắt ngực khi làm việc nhẹ, khi gắng gây đau thắt ngực. sức nhẹ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_that_nguc_on_dinh_ky_1_832.pdf
  • pdfdau_that_nguc_on_dinh_ky_3_8979.pdf
Tài liệu liên quan