Có nhiều cách phân loại song chúng tôi chọn cách phân loại theo thực tế
lâm sàng đó là:
1. Đau đầu cấp cứu:
a. Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
b. Bệnh Horton.
c. Tổn thương màng não (viêm màng não, chảy máu màng não).
2. Đặc tính đau đầu:
a. Đau đầu kịch phát.
-Đau nửa đầu hay bán đầu thống (Migraine).
-Đau đầu mạch máu.
-Đau dây V.
b. Đau đầu dai dẳng:
-Tổn thương choán chỗ.
-Đau đầu tâm thần.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đau đầu (kỳ 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐAU ĐẦU
(Kỳ 2)
II. PHÂN LOẠI ĐAU ĐẦU
Có nhiều cách phân loại song chúng tôi chọn cách phân loại theo thực tế
lâm sàng đó là:
1. Đau đầu cấp cứu:
a. Hội chứng tăng áp lực nội sọ.
b. Bệnh Horton.
c. Tổn thương màng não (viêm màng não, chảy máu màng não).
2. Đặc tính đau đầu:
a. Đau đầu kịch phát.
- Đau nửa đầu hay bán đầu thống (Migraine).
- Đau đầu mạch máu.
- Đau dây V.
b. Đau đầu dai dẳng:
- Tổn thương choán chỗ.
- Đau đầu tâm thần...
III. KHÁM BỆNH NHÂN ĐAU ĐẦU
1. Khám lâm sàng:
a. Hỏi bệnh:
Đây là phần chủ yếu của thăm khám nên cụ thể, tỉ mỉ, kỹ càng và có hệ
thống.
* Kiểu đau gợi ý hướng chẩn đoán thí dụ như:
- Đau đầu như đội mũ chặt, nặng đầu là rối loạn thần kinh chức năng.
- Nhức điện giật là đau dây thần kinh.
- Đau nhói như mạch đập là bán đầu thống, rối loạn vận mạch, huyết động
trong sọ.
* Vị trí đau đầu:
- Đau mặt, ở một bên thường là nhức dây thần kinh tam thoa/đau do bệnh
Horton.
- Đau nửa đầu khi tăng khi giảm là đặc tính của bán đầu thống.
- Đau ở chỏm hay ở gáy, cũng như đau tản mạn thường là do tâm thần. Đau
ở gáy cũng liên quan đến u hố sau, tăng huyết áp và dây thần kinh Arnold.
* Thời gian cơn đau đầu:
- Đau như tia chớp (trong giây phút) là đau dây thần kinh.
- Nhức trong 1-2 giờ là đau đầu do bệnh Horton.
- Nhức trong nửa ngày đến 2 ngày thường là bán đầu thống.
* Thể thức tiến triển:
- Nếu đau đầu từ 1 đến 3 tháng phải coi chừng là u não.
- Đau đầu từ nhiều năm có thể là do tăng huyết áp, tâm lý hay bệnh Horton.
- Đau đầu không liên tục thành từng đợt không quá 72 giờ là bán đầu thống.
* Nhịp điệu đau đầu:
- Đau đầu nửa đêm về sáng là tăng áp lực nội sọ mà thường gặp là u não,
sáng sớm ngủ dậy hay ngay trước ngủ dậy là bán đầu thống.
- Đau mặt thành từng cơn, hàng ngày từ 1 đến 2 giờ, kéo dài trong nhiều
năm đó là đau đầu từng chuỗi (Cluster Headache), hay bệnh Horton.
- Khi có thai làm gián đoạn tạm thời bán đầu thống.
- Trong tuần đau đầu vào ngày thứ hai hay thứ 6-7 là do căng thẳng tâm lý.
* Các yếu tố khởi phát cơn đau đầu:
- Khi gắng sức là nhức nguồn gốc tĩnh mạch.
- Khi gắng sức chú ý, xung đột trong cuộc sống là do tâm lý.
- Khi tiếp xúc ở mặt (vùng bùng nổ = Trigger zone) là nhức do đây V.
- Khi đói thường là bán đầu thống.
- Sau ăn sôcôla, thực phẩm giàu tyramin, nitrite, glutamate...
* Những dấu hiệu kèm theo:
- Tăng bài tiết nước mắt, rối loạn thị giác là đặc trưng riêng cuả bán đầu
thống và của bệnh Horton.
- Nôn là thuộc tính của bán đầu thống, nhưng cũng có thể là u hố sau hay
cơn tăng nhãn áp.
- Lo âu, bồn chồn sau hội chứng trầm cảm thuần túy là nét nổi bật của đau
đầu do tâm lý - tâm thần.
* Tiền sử cá nhân và gia đình:
- Không nên bỏ qua chấn thương sọ não, sản khoa và một số bệnh viêm
nhiễm não, màng não. Thói quen uống rượu, hút thuốc lá... đều ít nhiều ảnh hưởng
đến một số đau đầu. Các điều trị thử đã được dùng và kết quả của chúng.
- Tiền sử gia đình có người bị bán đầu thống thì gặp đến 80%. Các bệnh
gây biến đổi nhân cách, rối loạn trí tuệ thường liên quan đến đau đầu do tâm lý.
b. Khám lâm sàng: Gồm khám thần kinh toàn bộ và khám toàn thân.
- Khám tất cả các cơ quan nội tạng song chú ý huyết áp tăng hay thấp, xơ
vữa động mạch gây thiếu máu não.
- Khám chuyên khoa: tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt chú ý tăng nhãn
áp/phù gai thị.
- Khám tại chỗ vùng đầu mặt cổ: Không quên ấn vào những điểm đi ra của
dây thần kinh Arnold, dây tam thoa, các điểm xoang, sờ động mạch thái dương
xem đập yếu hay không đập. Nghe tại chỗ vùng động mạch cảnh, mắt, để phát
hiện tiếng thổi. Khám kỹ cột sống cổ và cơ vùng gáy.
- Khám thần kinh tâm thần: có liệt hay không, rối lọan phản xạ hay không,
có dấu tiểu não, màng não. Và cũng không quên chú ý đến khí sắc, định hướng và
tâm lý người bệnh.
2. Các xét nghiệm:
Cũng nên chọn lọc khi không rõ nguyên nhân và đau đầu dai dẳng.
Tùy theo từng trường hợp, có thể làm khám nghiệm bổ trợ sau:
a. Máu:
Công thức máu, tốc độ lắng máu, glucoza, ure, bilan lipit, cathecholamin...
Thường phát hiện đau đầu do nguyên nhân toàn thân và nội khoa.
b. Chụp X quang:
- X quang sọ thẳng nghiêng, Stenverst, Schüler hay Hirzt.
- Cột sống cổ thẳng nghiêng, 3/4 phải - trái.
- Cắt lớp vi tính/cộng hưởng từ sọ não.
c. Điện não đồ/lưu huyết não: Rối loạn tuần hoàn, động kinh...
d. Dịch não tủy: Viêm màn não, xuất huyết màng não.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dau_dau_ky_2_7124.pdf