Một Thí dụ điển hình về tính chiến lược trong việc lựa chọn các yếu tố thương
hiệu nhằm tạo dựng nên giá trị thương hiệu đó là "Apple", tên của một loại máy
tính nổi tiếng trên thế giới. Apple là một cái tên đơn giản nhưng lại rất dễ nhận
biết và dễ nhớ, do đó nó tạo nên sự khác biệt trong chủng loại sản phẩm này.
9 trang |
Chia sẻ: lelinhqn | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đặt tên Thương hiệu và Thiết kế LOGO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt tên Thương hiệu và Thiết kế LOGO
Một Thí dụ điển hình về tính chiến lược trong việc lựa chọn các yếu tố thương
hiệu nhằm tạo dựng nên giá trị thương hiệu đó là "Apple", tên của một loại máy
tính nổi tiếng trên thế giới. Apple là một cái tên đơn giản nhưng lại rất dễ nhận
biết và dễ nhớ, do đó nó tạo nên sự khác biệt trong chủng loại sản phẩm này.
Ý nghĩa của tên thương hiệu bao gồm cả tên và logo (quả táo khuyết một góc) thể hiện
tích cách thân thiện và nồng hậu của sản phẩm cũng như của công ty trước khách
hàng và công chúng. Hơn nữa, cả tên thương hiệu và logo đều có thể tăng cường lẫn
nhau, cả thị giác và thính giác, và làm cho chúng có thể chuyển đổi một cách dễ dàng
qua các các vùng địa lý và văn hóa khác nhau mà vẫn giữ nguyên được ý nghĩa và đặc
tính của thương hiệu.
Vậy thế nào là một yếu tố thương hiệu lý tưởng?
Hãy xem xét tên thương hiệu, đó có lẽ là yếu tố trung tâm nhất của mọi yếu tố thương
hiệu. Một tên thương hiệu lý tưởng phải dễ nhớ và có khả năng truyền đạt cao về các
thuộc tính và lợi ích của sản phẩm đến với đối tượng khách hàng mục tiêu. Có thể
được chuyển đổi sang các nền văn hóa và vùng địa lý và có thể chuyển giao cho các
loại sản phẩm khác nhau. Ý nghĩa của thương hiệu phải phù hợp và tồn tại lâu dài qua
thời gian, và cuối cùng được bảo vệ chắc chắn cả về mặt pháp lý và cạnh tranh.
Tuy nhiên, khó có thể thiết kế một thương hiệu lý tưởng đáp ứng được mọi tiêu chí.
Trên thực tế, trong rất nhiều trường hợp, các tiêu chí này lại mâu thuẫn và xung đột lẫn
nhau. Thí dụ, để tạo ra được một tên thương hiệu đầy ý nghĩa ở một ngôn ngữ này thì
nó lại gặp những khó khăn rất lớn về dịch thuật và văn hóa khi chuyển tải sang ngôn
ngữ và nền văn hóa khác. Tóm lại, không một yếu tố nào của thương hiệu lại có thể
đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí lựa chọn. Do đó, chúng ta cần xem xét và lựa chọn
các yếu tố thương hiệu khác nhau và kết hợp chúng sao cho đạt được hiệu quả cao
nhất.
Tên thương hiệu
Tên thương hiệu, được xem là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của một thương hiệu
và cũng là yếu tố trung tâm của sự liên hệ giữa sản phẩm và khách hàng. Tên thương
hiệu là một công cụ giao tiếp ngắn gọn, đơn giản nhưng có hiệu quả cao nhất. Các
chương trình truyền thông, quảng cáo có thể kéo dài từ vài phút (trên truyền hình),
thậm chí vài giờ thì tên thương hiệu là yếu tố có thể được khách hàng nhận biết và ghi
nhớ vào tâm trí rất nhanh, chỉ trong vài giây. Hơn nữa, tên thương hiệu, khi đã được
khách hàng ghi nhớ thì nó cũng lại là yếu tố rất khó thay đổi. Chính vì vậy, tên thương
hiệu cần được tra cứu và xem xét rất cẩn thận trước khi lựa chọn. Một dẫn chứng về
cách làm bài bản khó bắt chước này là việc hãng Procter & Gamble đã tiêu tốn một
khoản chi phí khổng lồ, hơn một triệu USD cho việc tra cứu, lựa chọn tên gọi, thiết kế
bao bì và hình ảnh cho sản phẩm xà phòng thơm Coast trước khi đưa ra thị trường.
Ngày nay, việc lựa chọn một cái tên thương hiệu ngày càng trở nên khó khăn. Hằng
năm, tại Mỹ có đến hàng chục nghìn nhãn hiệu các sản phẩm mới được đăng ký bảo
hộ. Tại Việt Nam, hằng năm cũng có khoảng gần 10.000 nhãn hiệu cả trong nước và
nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trước những khó
khăn trong việc thiết kế những cái tên như ý, nhiều doanh nhân và chuyên gia tư vấn
đã phải thốt lên rằng: "Dường như những cái tên "tốt" đã bị đăng ký hết cả. Tuy nhiên,
điều này cũng không có gì ngạc nhiên, bởi bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng gặp phải
những khó khăn khi đặt tên cho con mình. Hiếm khi việc đặt tên cho một sản phẩm lại
có thể dễ dàng như đối với Ford khi họ đưa ra loại ô-tô Taurus. Khi sản xuất "Taurus"
(nghĩa là chùm sao Kim Ngưu) đã là mã hiệu đặt chiếc xe trong suốt giai đoạn thiết kế,
và trên thực tế kỹ sư trưởng và vợ của giám đốc sản xuất đều mang tuổi Sửu. Thật là
may mắn, sau khi xem xét kỹ, hóa ra cái tên đó có rất nhiều đặc điểm phù hợp cả về ý
nghĩa và điều kiện pháp lý. Kết quả là nó đã được chọn làm tên hiệu chính thức cho xe,
tiết kiệm được hàng nghìn USD chi phí nghiên cứu và tư vấn và đỡ phải hao tâm tổn
trí.
Hướng dẫn đặt tên
Lựa chọn một cái tên thương hiệu thực sự vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học,
do đó nó phải tuân thủ các hướng dẫn về cách thức đặt tên. Hướng dẫn này chủ yếu
áp dụng cho việc đặt tên thương hiệu cho các sản phẩm mới. Theo đó, với mỗi yếu tố
thương hiệu nói chung và tên thương liệu nói riêng cần phải cố gắng cân nhắc đáp ứng
năm tiêu chí lựa chọn đã nêu ở phần trước.
Nói chung, một thương hiệu sẽ được nhận biết dễ dàng, có ấn tượng và được nhiều
người biết đến nếu tên thương hiệu được lựa chọn bảo đảm: Đơn giản và dễ đọc
(phát âm hoặc đánh vần), thân thiện và có ý nghĩa, khác biệt, nổi trội và độc đáo.
Đơn giản và dễ đọc
Một cái tên đơn giản và dễ đọc sẽ dễ dàng lưu lại trong trí nhớ khách hàng. Tính đơn
giản sẽ giúp cho khách hàng dễ dàng và nhanh chóng nhận thức được về thương hiệu.
Tên ngắn gọn sẽ dễ gợi nhớ bởi nó dễ dàng được lưu trữ và giải mã trong tâm trí. Thí
dụ, kem đánh răng P/S, bột giặt OMO, nước tẩy Vim, mỹ phẩm DeBon, rượu X.O...
qua nhiều năm, các sản phẩm có tên gọi dài cũng đã được gọi một cách ngắn gọn như:
bia Helneken được gọi tắt là Ken, Vinataba được gọi là Vina, thuốc lá 555 được gọi là 3
số, Coca-Cola được gọi tắt là Coke.
Dễ đọc (dễ phát âm, đánh vần) là một ưu điểm bởi nó có thể dễ dàng được truyền
miệng và tạo nên ấn tượng khó phai trong trí nhớ. Do dễ đọc, nó sẽ được gợi nhớ
trước tiên khi nghĩ đến loại sản phẩm đó. Dễ dọc sẽ giúp khách hàng cảm thấy tự nhiên
và thoải mái đọc tên thương hiệu khi mua sắm. Ngược lại, một cái tên dài, phức tạp,
đặc biệt nếu đó là không phải là ngôn ngữ bản địa, sẽ có thể gây ra cho khách hàng sự
ngại ngùng, bối rối khi đọc hoặc phát âm. Kết quả là họ sẽ tránh phải nhắc đến cái tên
như vậy. Một thách thức và khó khăn khác trong quá trình tạo dựng giá trị đối với một
tên thương hiệu dài là công ty sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền của cho việc "đào tạo"
khách hàng đọc tên thương hiệu thế nào cho đúng.
Thân thiện và có ý nghĩa
Một sự cân nhắc kế tiếp để tên thương hiệu dễ được gợi nhớ đó là tính thân thiện và ý
nghĩa của nó. Tên thương hiệu sẽ trở nên rõ ràng và ấn tượng nếu nó được hình tượng
hóa bởi sự liên hệ tới một con người, địa danh, con vật hay một thứ gì đó cụ thể.
Những cái tên loại này đạt được hiệu quả cao, thí dụ như Apple (quả táo), bởi vì những
vật thể cụ thể thường được lưu trữ trong trí nhớ không chỉ dưới dạng từ ngữ mà nó còn
được hình tượng hóa. Sự nối kết này sẽ làm tăng nhận thức cũng như kéo dài trí nhớ
về thương hiệu và về sản phẩm.
Khác biệt, nổi trội và độc đáo
Ngoài những tiêu chí như đơn giản, dễ đọc, thân thiện và có ý nghĩa, tên thương hiệu
cần phải độc đáo và khác biệt, đây là một yếu tố quan trọng nhằm tăng sự nhận biết về
thương hiệu. Sự khác biệt của một tên thương hiệu có thể được xem như một lợi thế
đối với các thương hiệu cạnh tranh. Để có được một cái tên khác biệt và nổi trội, nhiều
công ty đã lựa chọn các chữ cái và kết hợp tạo thành một cái tên chưa từng được biết
đến, kể cả trong từ điển, thí dụ Xerox hoặc là Exxon chẳng hạn. Như đã nói ở trên, các
tiêu chí có thể xung đột nhau, do đó việc tạo ra một cái tên khác biệt đôi khi đồng nghĩa
bởi việc phải loại trừ một vài tiêu chí khác. Vấn đề của người thiết kế thương hiệu là
làm sao tạo ra được sự kết hợp tối ưu để thỏa mãn tối đa các yêu cầu của thương hiệu.
Khả năng liên tưởng
Tên thương hiệu, ngoài khả năng dễ nhớ, cần phải có khả năng truyền tải những thông
điệp có ý nghĩa tới khách hàng. Bởi tên thương hiệu là một công cụ truyền tải thông tin
hiệu quả nhất, trực tiếp tới khách hàng về thuộc tính cũng như lợi ích của sản phẩm.
Trong những trường hợp cụ thể, tên thương hiệu còn được dùng như một công cụ
chính trong việc mô tả sản phẩm, phân đoạn và định vị thị trường. Thí dụ như các sản
phẩm: son môi Lipice (kem môi), sữa Vinamilk, pin Duracell (bền lâu), nước hoa
Enchanteur (quyến rũ ), v.v...
Nếu tên thương hiệu có khả năng mô tả và liên tưởng cao sẽ dễ dàng hướng khách
hàng liên hệ đến các lợi ích nổi trội của sản phẩm. Thông thường, để tăng cường sự
liên tưởng đến những lợi ích có được khi tiêu dùng sản phẩm, tên thương hiệu cần
được kết hợp quảng cáo với câu khẩu hiệu và hình ảnh minh họa. Để quảng cáo cho
loại pin Duracell, công ty đã kết hợp với câu khẩu hiệu ngắn gọn và lặp lại như "Liên
tục, liên tục... liên tục" với đoạn phim hoạt hình, trong đó một cục pin được nhân cách
hóa đang hoạt động một cách mạnh mẽ và tràn đầy sinh lực.
Một vấn đề cần chú ý là, khả năng liên tưởng cao sẽ có thể gây khó khăn khi công ty
muốn tái định vị sản phẩm ở một thị trường khác hoặc phân đoạn khác. Thí dụ, hôm
nay sản phẩm được định vị là một loại xà phòng được mệnh danh là "chuyên gia giặt
tẩy vết bẩn" thì rất khó có thể ngày mai lại là "bảo vệ da tay cho các bà nội trợ". Tuy
nhiên, với những chương trình marketing hiệu quả và đúng đắn, những hạn chế này
hoàn toàn có thể được khắc phục. Thí dụ điển hình cho trường hợp này là máy tính
xách tay cá nhân Compaq, bởi chữ compaq gợi nhớ đến một loại máy tính nhỏ, nhưng
sau đó công ty cũng đã thành công khi sử dụng tên gọi nổi tiếng này cho loại máy tính
to hơn. Như vậy, compaq đã thành công trong việc mở rộng định vị thị trường mà
không cần phải thay đổi tên thương hiệu.
Quy trình đặt tên
Có rất nhiều quy trình hoặc trình tự khác nhau đối với việc thiết kế tên thương hiệu cho
một sản phẩm mới, nhưng nhìn chung có sáu bước cơ bản như sau:
1. Bước đầu tiên của việc lựa chọn tên thương hiệu cho một sản phẩm mới là phải xác
định mục tiêu của việc tạo dựng thương hiệu trên cơ sở cân nhắc và phân tích năm tiêu
chí như đã nói ở trên. Tại bước này, điều quan trọng là phải xác định được ý nghĩa nổi
bật của thương hiệu sẽ truyền tải là gì? Bên cạnh đó, cũng cần phải làm rõ vai trò của
thương hiệu mới trong tổng thể chiến lược và cơ cấu thương hiệu của công ty cũng
như mối quan hệ của nó với các thương hiệu và sản phẩm khác. Thông thường, các
thương hiệu mới được kế thừa một phần thương hiệu đã có như: mầu sắc, một phần
của tên gọi (thí dụ như "nest" với Nestlé, Nescafe), kiểu dáng bao bì.... điều này sẽ làm
tăng sự nhận biết và uy tín đối với một sản phẩm mới ra đời bằng sự thừa hưởng uy tín
của những sản phẩm thành công trước đó.
2. Sau khi đã xác định mục tiêu và chiến lược thương hiệu, bước kế tiếp là khai thác
mọi nguồn sáng tạo có thể và đưa ra càng nhiều phương án lựa chọn tên càng tốt. Các
nguồn sáng tạo có thể từ các cấp quản lý và nhân viên công ty, khách hàng hoặc các
nhà phân phối, công ty quảng cáo hoặc chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực
thiết kế và phát triển thương hiệu hoặc các phần mềm tự động đặt tên v.v... Ở bước
này, công ty có thể thu được hàng chục, thậm chí hàng trăm, hàng nghìn các phương
án tên gọi khác nhau.
3. Bước kế tiếp, căn cứ vào mục tiêu thiết kế thương hiệu và marketing đã xác định ở
bước 1, các phương án tên gọi được xem xét, đánh giá bằng cảm nghĩ trực quan nhằm
sàng lọc, rút lại thành một danh sách ngắn. Các tiêu chí để loại trừ tên gọi có thể như:
- Tên đa nghĩa (có hơn hai cách hiểu về một từ);
- Tên khó đọc hoặc không phát âm trôi chảy, tên đã được sử dụng hoặc gần giống với
thương hiệu hiện có;
- Tên gây phức tạp về mặt luật pháp (khó đăng ký bảo hộ);
- Tên xung đột với mục tiêu định vị thương hiệu.
Sau đó, cần có những buổi làm việc với các nhà quản lý trong công ty, với các đối tác
tư vấn thương hiệu, marketing để cùng đánh giá một cách chi tiết, kỹ lưỡng nhằm rút
ngắn danh sánh tên gọi và lựa chọn ra một số phương án cuối cùng tối ưu nhất. Thông
thường, tại bước này công ty cần tiến hành tra cứu nhanh về tình trạng pháp lý của
những phương án này (tức là kiểm tra xem liệu có bị trùng với các nhãn hiệu đã đăng
ký trước đó không).
4. Bước thứ tư, cần thu thập càng nhiều thông tin càng tốt cho 5 - 10 phương án cuối
cùng. Trước khi tiến hành những nghiên cứu thị trường, điều tra hành vi và phản ứng
của người tiêu dùng với thương hiệu mới - đặc biệt đối với những thương hiệu có chiến
lược vươn ra thị trường quốc tế cần có những rà soát tra cứu về tình trạng pháp lý của
chúng tại thị trường trong nước và nước ngoài.
5. Bước thứ năm, tiến hành điều tra người tiêu dùng nhằm kiểm chứng tính khả thi
cũng như tính dễ nhớ và ý nghĩa của từng phương án tên thương hiệu. Việc kiểm tra
thái độ và phản ứng của người tiêu dùng được tiến hành dưới rất nhiều hình thức:
Phỏng vấn trực tiếp hoặc bằng phiếu hỏi, nhiều công ty thậm chí còn sử dụng các
chương trình bán hàng thử nghiệm bằng cách đưa ra cho người tiêu dùng những sản
phẩm với các phương án tên thương hiệu khác nhau với bao bì, mức giá và cả hình
thức quảng cáo và xúc tiến bán hàng riêng. Bằng cách thăm dò này, ưu - nhược điểm
của từng phương án được bộc lộ.
Lưu ý rằng việc thăm dò này cần được tập trung vào nhóm hoặc phân đoạn thị trường
mục tiêu.
6. Bước cuối cùng, dựa trên tất cả những thông tin thu được từ những bước trên đây,
ban lãnh đạo công ty sẽ có thể chọn ra được một cái tên thương hiệu đáp ứng tối đa
mục tiêu marketing và tạo dựng thương hiệu đã đề ra. Bây giờ chỉ còn việc tiến hành
chính thức đăng ký bảo hộ độc quyền cho tên thương hiệu.
Logo và biểu tượng đặc trưng
Tên thương hiệu được xem là yếu tố trung tâm của một thương hiệu. Nhưng bên cạnh
đó, những yếu tố mang tính đồ họa khác như logo hay biểu tượng cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành nên giá trị thương hiệu, đặc biệt về khả năng nhận biết
thương hiệu. Logo và biểu trưng đã được sử dụng từ thời xa xưa nhằm biểu thị dòng
dõi, gia tộc hay quyền sở hữu hoặc dấu hiệu của các hiệp hội. Trong nhiều thế kỷ, logo
và biểu trưng đã được sử dụng để đại diện cho các dòng tộc và quốc gia ở châu Âu.
(Thí dụ: con đại bàng Hapsburg đại diện cho đế chế Áo - Hung).
Có rất nhiều loại logo và biểu tượng được thể hiện dưới nhiều hình thức, từ tên công ty
cho đến nhãn hiệu hàng hóa. Logo và biểu tượng có thể được hình thành từ những
kiểu chữ khác biệt và được cách điệu như Coca-cola, Dunhill. Ngoài ra, nó cũng có thể
mang tính trừu tượng thậm chí không liên quan gì đến công ty và hoạt động kinh
doanh, Thí dụ như: ngôi sao của Mercedes, hình vương miện của Rolex, con mắt của
CBS, lưỡi liềm của Níke. Những logo không có từ ngữ minh họa như vậy thường được
gọi là biểu tượng.
Thông thường, logo được sử dụng như một biểu tượng nhằm tăng cường nhận thức
của công chúng đối với tên thương hiệu, thí dụ hình quả táo của máy tính Apple, hay
hình chữ thập đỏ của Hội chữ thập đỏ. Trong những trường hợp khác, logo lại được
thể hiện bằng hình ảnh cụ thể hoặc là một yếu tố nào đó của sản phẩm hoặc của công
ty.
Có rất nhiều nghiên cứu thái độ người tiêu dùng cho thấy rằng những thương hiệu bao
gồm logo và biểu tượng có thể tạo ra những ấn tượng mạnh, dễ nhận diện và khả năng
gợi nhớ cao. Hơn nữa, logo có thể chứa đựng và truyền tải những thông điệp và ý
nghĩa nhất định, do đó làm tăng nhận thức và hình ảnh của công chúng về công ty.
Cũng như tên thương hiệu logo cũng có thể tạo ra những liên tưởng tới công ty và sản
phẩm thông qua các chương trình truyền thông, quảng cáo. Logo càng trừu tượng thì
càng khác biệt, độc đáo và do đó càng dễ nhận diện, gợi nhớ. Tuy nhiên, những logo
loại này lại chứa đựng những nhược điểm vốn có là sẽ có nhiều khách hàng không
hiểu logo đại diện cho cái gì. Do vậy, công ty cần phải có các chương trình truyền thông
nhằm giải thích ý nghĩa của chúng.
Ưu điểm của việc sử dụng logo
- Do có tính hình tượng cao nên logo và biểu tượng được xem như một công cụ hữu
hiệu nhằm tăng cường nhận biết về thương hiệu và khác biệt hóa trong cạnh tranh;
- Do có tính linh hoạt cao nên logo hoàn toàn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với
từng thời kỳ, hơn nữa nó cũng có thể dễ dàng được chuyển đổi qua biên giới địa lý và
các vùng văn hóa khác nhau;
- Do tính trừu tượng, thường không mang một ý nghĩa cụ thể, nên nó có thể được sử
dụng thích hợp cho một danh mục các sản phẩm. Thí dụ, biểu tượng công ty có thể
được gắn cùng với các sản phẩm và nó đóng vai trò như một sự xác nhận về chất
lượng và uy tín của công ty đối với các sản phẩm này;
- Do có tính hình tượng cao nên logo thường được sử dụng trong các giao dịch kinh
doanh thay cho tên công ty, đặc biệt đối với những tên công ty dài và khó đọc. Nó
thường xuất hiện như một dấu hiệu nhận diện trên thư tín kinh doanh, ấn phẩm như
sách quảng cáo, tờ rơi, tờ gấp, các văn bản nội bộ của công ty. Logo và biểu tượng
càng trở nên quan trọng hơn đối với các dịch vụ mang tính vô hình như du lịch, hàng
không, ngân hàng, bảo hiểm v.v...
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20100812_dat_ten_thuong_hieu_va_thiet_ke_logo_1876.pdf