rong khi các nước Đông Nam Á tranh cãi có nên xây đập
thủy điện Xayabury trên dòng chính sông Mekong (đoạn
qua Lào), thì Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả của việc
xây đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử –đập thủy điện lớn
nhất thế giới –sau hơn bốn năm vận hành.
Đập Tam Hiệp
Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng
Theo các chuyên gia, ảnh hưởng về môi trường từ các đập
thủy điện lớn là rất lớn. Đập Tam Hiệp, dài khoảng 2km,
không phải là ngoại lệ. Sự hình thành con đập cùng hồ chứa
khổng lồ đã tác động ghê gớm tới môi trường thượng và hạ
nguồn sông Dương Tử.
Nhiều loài sinh vật trong vùng đều bị ảnh hưởng, một số
loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chất lượng nước biến
đổi rõ rệt. Cư dân trong vùng phải đối mặt nguy cơ động
đất và sạt lở đất.
Theo báo chí Trung Quốc, lượng nước tăng lên trong vùng
hồ thủy điện làm xói lở bờ sông ở 91 phụ lưu của dòng
Dương Tử, gây ra những con sóng cao tới 50m. “Các thảm
họa địa chất thường trực là mối đe dọa nghiêm trọng đối
với người dân sống trong vùng ảnh hưởng của con đập”,
Hoàng Tuệ Bình, một kỹ sư, nói.
Theo Hạ Bá Vinh, một nhà sinh vật học ở tỉnh Hồ Bắc, trên
dòng Dương Tử, xưa nay người ta ghi nhận có tới 300 loài
cá. Con đập đã tạo ra một rào chắn khổng lồ mà các loài
thủy sinh khó có thể vượt qua. Cá không thể lên thượng
nguồn đẻ trứng và số lượng cá thể giảm đi nhanh chóng.
8 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đập Tam Hiệp –thảm họa môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đập Tam Hiệp – thảm họa môi trường
Trong khi các nước Đông Nam Á tranh cãi có nên xây đập
thủy điện Xayabury trên dòng chính sông Mekong (đoạn
qua Lào), thì Trung Quốc đang hứng chịu hậu quả của việc
xây đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử – đập thủy điện lớn
nhất thế giới – sau hơn bốn năm vận hành.
Đập Tam Hiệp
Nhiều loài sinh vật sẽ tuyệt chủng
Theo các chuyên gia, ảnh hưởng về môi trường từ các đập
thủy điện lớn là rất lớn. Đập Tam Hiệp, dài khoảng 2km,
không phải là ngoại lệ. Sự hình thành con đập cùng hồ chứa
khổng lồ đã tác động ghê gớm tới môi trường thượng và hạ
nguồn sông Dương Tử.
Nhiều loài sinh vật trong vùng đều bị ảnh hưởng, một số
loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chất lượng nước biến
đổi rõ rệt. Cư dân trong vùng phải đối mặt nguy cơ động
đất và sạt lở đất.
Theo báo chí Trung Quốc, lượng nước tăng lên trong vùng
hồ thủy điện làm xói lở bờ sông ở 91 phụ lưu của dòng
Dương Tử, gây ra những con sóng cao tới 50m. “Các thảm
họa địa chất thường trực là mối đe dọa nghiêm trọng đối
với người dân sống trong vùng ảnh hưởng của con đập”,
Hoàng Tuệ Bình, một kỹ sư, nói.
Theo Hạ Bá Vinh, một nhà sinh vật học ở tỉnh Hồ Bắc, trên
dòng Dương Tử, xưa nay người ta ghi nhận có tới 300 loài
cá. Con đập đã tạo ra một rào chắn khổng lồ mà các loài
thủy sinh khó có thể vượt qua. Cá không thể lên thượng
nguồn đẻ trứng và số lượng cá thể giảm đi nhanh chóng.
Những loài sinh vật bị ảnh hưởng khác bao gồm cá heo
nước ngọt, cá tầm Trung Quốc, hổ, cá sấu, sếu Siberia và
gấu trúc khổng lồ. Tại lưu vực sông Dương Tử, nơi xây đập
Tam Hiệp, có tổng cộng 47 loài động vật quý hiếm hoặc
sắp tuyệt chủng được pháp luật Trung Quốc bảo vệ.
Ông Hạ nói, nơi sinh sống duy nhất của loài cá heo nước
ngọt Trung Quốc là sông Dương Tử và số sinh vật đang
trên bờ tuyệt chủng ấy chỉ còn chưa tới 100.
Hồ chứa của đập Tam Hiệp chính là nơi sinh sống chính
của cá heo. Chính phủ Trung Quốc đã phải lên kế hoạch
bảo tồn cá heo và những loài vật khác bằng việc tạo ra các
khu dự trữ sinh quyển và hỗ trợ sinh sản nhân tạo. Tuy
nhiên, những nỗ lực trước đây về việc chuyển vùng cho cá
heo sông Dương Tử đều thất bại.
Một trong những tác dụng phụ của việc xây đập Tam Hiệp
là các thị tứ và cánh rừng trong vùng nước ngập phải bị phá
bỏ và thu dọn nhằm tạo điều kiện cho tàu bè lưu thông. Tuy
nhiên, việc mất rừng và đất nông nghiệp dẫn tới xói lở bờ
sông, tạo ra trầm tích ở đáy sông và đáy hồ chứa.
Đồng thời, việc này cũng làm tăng nguy cơ ngập lụt cho
vùng thượng nguồn. Trong khi đó, trầm tích và phù sa,
những thứ rất cần thiết cho việc trồng trọt, bị chặn lại,
khiến đất đai vùng hạ lưu trở nên bạc màu.
Việc phá hủy làng mạc còn dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi
trường. Sông Dương Tử đã bị ô nhiễm từ việc chuyên chở
than, từ các trận mưa a-xít và từ chất thải của nhiều trung
tâm công nghiệp của Trung Quốc. Các chất gây ô nhiễm từ
những khu vực bị xóa sổ cũng góp phần làm dòng sông
thêm bẩn.
Người ta đã gây quỹ để giúp làm sạch vùng lòng hồ, nhưng
chỉ thời gian mới cho câu trả lời về hiệu quả. Lưu tốc nước
trong vùng lòng hồ thấp dần và người ta lo ngại các chất
độc hại sẽ lưu cữu trong nước, khiến chất lượng nước ngày
càng xấu đi.
“Những hậu quả khác từ việc xây đập Tam Hiệp là hàm
lượng oxy trong nước rất cần thiết cho sự sống của các loài
sinh vật đã giảm xuống”, ông Hạ cho hay. Theo ông, sự có
mặt của con đập ngăn cản quá trình hòa tan oxy vào trong
nước, do dòng chính của sông đã bị chặn lại. Nước sông ở
phía dưới đập sẽ chảy chậm hơn, lượng oxy trong nước sẽ
thấp hơn trước. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái
thủy sinh vùng hạ lưu.
Tất nhiên, không thể phủ nhận thủy điện là ngành công
nghiệp sạch khi không tạo ra khí nhà kính. Việc vận hành
thủy điện Tam Hiệp, khánh thành năm 2006, tiết kiệm 50
triệu tấn than (vận hành các nhà máy nhiệt điện), hạn chế
hiện tượng mưa a-xít, giúp làm sạch không khí.
Nhưng cái giá phải trả cũng không nhỏ chút nào, và ngày
càng có nhiều người nghi ngại về sự tồn tại của đập thủy
điện lớn nhất thế giới này. Tính ra, đã có 140 thị trấn, 1.000
làng mạc, hai thành phố, 100.000 ha đất nông nghiệp màu
mỡ đã ngập chìm trong vùng lòng hồ. Khoảng 1,9 triệu
người phải di dời.
Và một trong những lợi ích được người ta đề cao khi xây
đập Tam Hiệp là điều tiết nước, chống lũ lụt. Nhưng những
gì xảy ra trong năm 2010 khiến nhiều người nghĩ tới chiều
hướng ngược lại.
Cá heo sông Dương Tử đang trên bờ vực tuyệt chủng. Ảnh
từ Internet.
Không có tác dụng chống lũ?
Bốn năm sau khi đập Tam Hiệp khánh thành (tháng 5-
2006), các tỉnh phía nam Trung Quốc chìm ngập trong một
đợt lụt lớn chưa từng có.
Hồi tháng 6 và 7- 2010, các trận lũ lớn ở nhiều tỉnh miền
nam làm hơn 700 người thiệt mạng, trên 300 người mất
tích, 700.000 nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn, 8 triệu ha hoa
màu bị hư hại. Hơn 8 triệu người phải sơ tán, trên 29 triệu
người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Thiệt hại ước tính 21 tỷ
USD.
Tuy nhiên, trước những đợt lũ hoành hành ở vùng hạ lưu
sông Dương Tử, giới chức Trung Quốc không thể đưa ra
bằng chứng nào cho thấy đập thủy điện Tam Hiệp có tác
dụng trong việc điều tiết nước.
Theo tính toán ban đầu, hồ thủy điện đập Tam Hiệp, dung
tích 22 km3 , sẽ có khả năng làm giảm tần suất các đợt
ngập lụt lớn từ một lần trong 10 năm xuống một lần trong
100 năm. Nhưng khi đập chuẩn bị hoàn thành, có ý kiến
cho rằng, sông Dương Tử sẽ làm tăng trầm tích bùn vào hồ
lên khoảng 530 triệu tấn/năm, khiến hệ thống hồ và đập
thủy điện này không có khả năng ngăn lũ.
Trong đợt lũ lụt năm 2010, đập Tam Hiệp đã 3 lần xả nước
và mỗi lần như vậy đều gây ra những thiệt hại to lớn cho
vùng hạ du.
Ý định xây đập Tam Hiệp có từ thời lãnh tụ Tôn Trung
Sơn. Năm 1919, người ta bắt đầu nghiên cứu tiền khả thi về
công trình thủy điện này, và kéo dài đến năm 1930. Sau
trận lụt lịch sử năm 1949, chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh
việc nghiên cứu. Sau đó, bị gián đoạn do tình hình kinh tế –
xã hội Trung Quốc có nhiều biến động. Mãi tới năm 1980,
lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình mới
cho khởi động lại chương trình. Năm 1994, công trình đập
thủy điện Tam Hiệp cao 181m được khởi công tại Tam Đẩu
Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, và hoàn thành sau đó 12
năm. Ước tính, chi phí xây đập vào khoảng 75 tỷ USD hoặc
cao hơn. Công suất phát điện: 18,2 gigawatt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_.pdf