Luật giáo dục Đại học 2005 quy định việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
(HCTC) là một yêu cầu bắt buộc từ quản lý nhà nước. Theo đó, bắt đầu từ năm 1993, đã
có một số trường đại học triển khai đào tạo theo mô hình này, trong đó có Đại học Bách
khoa TP.HCM. Sự kiện này đã đem lại luồng gió mới với những kết quả tích cực mở ra
triển vọng mới trong công tác đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng đã bộc
lộ nhiều băn khoăn, trăn trở, những khó khăn cần sớm được giải tỏa, tháo gỡ. Đây cũng là
những thách thức không nhỏ đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức giáo dục (TCGD) cần kiên
định, sự sáng tạo để có thể vượt qua trên hành trình nâng cao chất lượng đào tạo
8 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đào tạo theo học chế tín chỉ góc nhìn quản lý và quản trị chất lượng - Nguyễn Tiến Dũng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
GÓC NHÌN QUẢN LÝ VÀ QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
TS. Nguyễn Tiến Dũng - Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM
1. Đặt vấn đề
Luật giáo dục Đại học 2005 quy định việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
(HCTC) là một yêu cầu bắt buộc từ quản lý nhà nước. Theo đó, bắt đầu từ năm 1993, đã
có một số trường đại học triển khai đào tạo theo mô hình này, trong đó có Đại học Bách
khoa TP.HCM. Sự kiện này đã đem lại luồng gió mới với những kết quả tích cực mở ra
triển vọng mới trong công tác đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng đã bộc
lộ nhiều băn khoăn, trăn trở, những khó khăn cần sớm được giải tỏa, tháo gỡ. Đây cũng là
những thách thức không nhỏ đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức giáo dục (TCGD) cần kiên
định, sự sáng tạo để có thể vượt qua trên hành trình nâng cao chất lượng đào tạo.
Câu hỏi lớn nhất mà các trường vẫn đang trăn trở tìm câu trả lời là làm thế nào để
triển khai đào tạo theo HCTC thực sự bền vững, tiệm cận với khu vực và thế giới. Tất cả
phụ thuộc vào góc nhìn và chọn cách triển khai.
Nội dung bài viết xin được nêu ra một cách hiểu tương đối ngắn gọn, đề xuất mô
hình và một số giải pháp về đào tạo theo HCTC dưới góc nhìn về quản lý, quản trị (QLQT)
chất lượng nhằm hình dung một qui trình tổng thể cho sự chuyển đổi sang đào tạo theo
HCTC, từng bước tháo gỡ những băn khoăn, trăn trở, khó khăn góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo một cách bền vững, tiệm cận khu vực và thế giới. Để việc chuyển đổi là thực
sự chủ động, xuất phát từ chính nhu cầu của nhà trường.
2. Bản chất học chế tín chỉ dưới góc nhìn QLQT chất lượng
a. Là một phương thức đào tạo không phải là một cái đích
Thay đổi là một quá trình, thay đổi nhanh hay chậm là do việc chọn phương thức
thay đổi [2]. Việc này cần thiết phải trả lời cho được các câu hỏi sau:
Câu hỏi thứ nhất: Phương thức đào tạo theo tín chí gồm những thành tố nào? Việc
áp dụng phương thức này có phù hợp với văn hóa tổ chức hiện tại không?
Câu hỏi thứ hai: Những nhiệm vụ cụ thể khi triển khai HCTC là gì? Ai làm? Khi
nào làm? Với nguồn lực nào?
Liên quan đến câu hỏi thứ nhất, có thể nói một cách ngắn gọn gồm 7 thành tố sau:
- triết lý/định hướng/chiến lược/quan điểm giáo dục của trường;
- định hướng/chiến lược dạy và học của trường (chẳng hạn, lấy người học làm trung
tâm,);
Trang 2
- chương trình đào tạo (bao gồm cả đề cương chi tiết các môn học): đáp ứng nhu cầu
thị trường lao động và người học, phản ánh được quan điểm giáo dục/tầm nhìn, sứ
mạng của trường;
- qui chế/qui định về giảng dạy và học tập: khuyến khích dạy và học chủ động, học
cách học, học suốt đời, khách quan, công bằng,
- các qui trình và qui định QLQT chất lượng các hoạt động của nhà trường: được thiết
kế mạch lạc, có tham chiếu các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, được duy trì thực hiện
ở mọi cấp, thường xuyên được rà soát, bổ sung (nếu cần) và cải tiến;
- con người (toàn thể giảng viên, các bộ viên chức, sinh viên): phải có hiểu biết về
HCTC, tuân theo các qui chế/qui định, các thủ tục/qui trình/biểu mẫu và các mốc
thời gian, có cơ chế hỗ trợ cả người dạy và người học;
- áp dụng công nghệ thông tin.
Văn hóa tổ chức cần thiết:
- công khai, minh bạch và dân chủ, hướng tới khách hàng;
- thường xuyên bổ sung qui trình, thủ tục mới hay cải tiến các qui trình, thủ tục đã có.
Minh chứng: Hệ thống tín chỉ Mỹ.
b. Là một phương thức đào tạo mở, không bắt buộc các trường phải giống nhau.
Theo [3], “Hệ thống tín chỉ Mỹ là tốt nhất trên thế giới, bởi vì nó chẳng hề có hệ
thống”.
Xin lấy một tiêu chuẩn đánh giá trong kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
(CTĐT) làm ví dụ: “Kết quả học tập mong đợi được xác định rõ ràng và được chuyển
tải vào CTĐT” (The expected learning outcomes have been clearly formulated and
translated into programme).
Như vậy họ chỉ yêu cầu chuẩn đầu ra (CĐR) được xác định rõ ràng, nghĩa là CĐR
phải được ban hành bằng văn bản cụ thể mà không yêu cầu chất lượng thế nào, phải giống
với CĐR của trường nào hay phải bắt chước ai.
Họ yêu cầu CĐR được chuyển tải vào CTĐT, nghĩa là việc xây dựng CĐR là để
phục vụ xây dựng chương trình đào tạo (bao gồm CTĐT + các đề cương chi tiết) chứ không
phải để “báo cáo” rằng chúng ta đã có CĐR.
Trong chương trình đào tạo phải có CĐR. Kết cấu, nội dung chương trình đào tạo
phải phản ánh CĐR. Chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo là để hiện thực hóa cho
được CĐR.
Bản thân mỗi môn học cũng cần phải có CĐR. CĐR của môn học phải xuất phát từ
CĐR của chương trình đào tạo. Nội dung, cách thức bố trí dạy, phương pháp giảng dạy,
phương pháp kiểm tra đánh giá trong đề cương chi tiết học phần có phù hợp với CĐR
không, có nhằm thực hiện cho được CĐR của ngành học?
Trang 3
Họ cũng không qui định việc chuyển tải là phải bằng công cụ gì; hình thức như thế
nào; có giống của ai không; có “đổi mới” phương pháp giảng dạy không; có “đổi mới”
kiểm tra đánh giá không;
Xin được nêu ý kiến của giáo sư Johan Malmqvist, Uni. Of Tech. Gotherburg,
Sweden: “Take what you want use, transform it as you wish, give it a new name, assume
ownership”.
Minh chứng: Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu.
c. Là phương thức đào tạo hướng tới khách hàng (bên trong và bên ngoài – trong
ấm, ngoài êm)
- Tôn trọng khách hàng; thực hiện đúng các cam kết đã công bố; thực hiện quản lý và
quản trị đến nhu cầu từng cá nhân khách hàng.
- Cố gắng thỏa mãn các nhu cầu của các bên liên quan.
- Lấy thước đo là sự hài lòng của các bên liên quan làm công cụ cho quá trình cải tiến
liên tục.
Minh chứng: Hệ thống tín chỉ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu.
3. Một số khái niệm cần thiết theo góc nhìn QLQT chất lượng
a. Quản lý
- là xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, chính sách, kế hoạch, qui chế, qui định,
qui trình, biểu mẫu thực hiện;
- tìm nguồn lực, dẫn dắt tổ chức đi theo định hướng đã được xác định.
b. Quản trị
- tổ chức thực thi các chính sách, kế hoạch, qui chế, qui định, qui trình, biểu mẫu đã
được ban hành;
- tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thực hiện, sơ kết, tổng kết, đề xuất cải tiến.
c. Hệ thống QLQT chất lượng – các thành phần, thành tố cơ bản
Theo [4], hệ thống QLQT chất lượng trong một tổ chức giáo dục là trường đại học
có ba thành phần với các thành tố tương ứng như sau:
Thành phần 1: Quản lý cấp trường
Trang 4
Thành phần 2: Quản trị hệ thống
Thành phần quản trị CTĐT
So sánh các thành tố từ ba thành phần trên và các thành tố của phương thức đào tạo
theo HCTC với hệ thống QLQT hiện tại của trường là không khác biệt nhiều về hình thức,
vấn đề là ở chỗ phát hiện ra những điểm chưa phù hợp và làm sâu sắc hơn những nội dung
Trang 5
các thành tố đã có dựa trên bản chất văn hóa tổ chức trong HCTC, dựa trên khoản b và c
của mục 2.
a. Các rào cản
- Rào cản “Tầm nhìn, góc nhìn”, tại sao chúng ta phải thay đổi? Tranh cãi những thay
đổi đó đâu phải là học chế tín chỉ? Do đó, tranh luận không có hồi kết.
- Rào cản “Nguồn lực” = “Con người, Tài chính, Cơ sở vật chất, Thời gian”. Chúng
ta tiến hành thay đổi với những nguồn lực nào? Ở đâu?
- Rào cản “Sức ỳ tâm lý, thói quen, tâm lý đám đông”: Tôi phải thay đổi cái gì? Hiệu
quả là ở đâu? Người ta có làm thế không nhỉ?
- Rào cản “xã hội”: Xã hội có hiểu, chia sẻ và ủng hộ với những thay đổi của chúng
ta hay không?
Từng bước tháo gỡ được các rào cản sẽ hình thành được động lực mới cho sự phát triển.
4. Đề xuất mô hình và các giải pháp
a. Mô hình chuyển đổi
b. Các giải pháp: Từng bước tháo gỡ được các rào cản sẽ hình thành được động lực
mới cho sự phát triển
- Khắc phục rào cản “Tầm nhìn, góc nhìn”: chấp nhận chuyển đổi là một quá trình
cần có thời gian, không nóng vội, đối phó, thành tích, thiếu kiên trì, tâm lý địa
phương,...tiếp đó, tổ chức các hội thảo, tập huấn, tham quan học hỏi,...
- Khắc phục rào cản “Nguồn lực”: xây dựng Chiến lược/kế hoạch tổng thể và chia
thành nhiều giai đoạn để thực thi; mỗi giai đoạn làm theo kiểu dự án có mục tiêu,
các sản phẩm, nguồn lực rõ ràng; sử dụng các chuyên gia tư vấn thực tế.
Trang 6
- Khắc phục rào cản “Sức ỳ tâm lý, thói quen, tâm lý đám đông”: kết hợp hài hòa các
biện pháp động viên, khuyến khích và hành chính; ban hành các chính sách phù hợp
và đảm bảo tài chính; tạo ra sự khác biệt, tự hào.
- Khắc phục rào cản “xã hội”: tăng cường tuyên truyền, quảng bá thực chất, xây dựng
nhiều giải pháp công khai, minh bạch cho các bên liên quan, xây dựng lòng tin.
c. Tổ chức thực hiện
Ý kiến đề xuất
Về phía Trường
- Thành lập ban chỉ đạo, trong ban chỉ đạo cần có một điều phối viên (thư ký thường
trực làm việc toàn thời gian).
- Nhiệm vụ cơ bản của ban chỉ đạo có thể hình dung như sau:
xây dựng mục tiêu, kế hoạch/chiến lược tổng thể triển khai;
hoạch định các nội dung và phân công công việc, xác định nguồn lực, phân kỳ
thực hiện;
xác định tư vấn (nếu cần);
tổ chức các hoạt động khắc phục rào cản “tầm nhìn” và rào cản “xã hội”;
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện của các bộ phận được giao nhiệm vụ;
thông qua các kết quả thực hiện và tư vấn Ban giám hiệu đưa vào áp dụng theo
các kết quả đã thông qua;
xây dựng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của điều phối viên.
Về phía các đơn vị chức năng, các cá nhân CBVC: tạo điều kiện cung cấp thông tin,
các lĩnh vực cần điều chỉnh của mình để xây dựng kế hoạch và phân kỳ thực hiện kế hoạch.
Kết luận
Đào tạo theo HCTC không phải là vấn đề mới, tuy nhiên để trả lời câu hỏi nó thực
sự là gì, phụ thuộc vào góc nhìn về học chế này.
Việc triển khai chuyển đổi sang đào tạo theo học chế tín chỉ theo góc nhìn của hệ
thống QLQT chất lượng giúp chúng ta xác định được điểm xuất phát, hành trình đi lên và
cách thức đo lường sự thay đổi. Đảm bảo sự phát triển bền vững và điều hết sức quan trọng
nữa là tạo cho nhà trường tâm thế luôn sẵn sàng tham gia kiểm định chất lượng quốc gia,
khu vực, quốc tế trên con đường xây dựng thương hiệu của mình.
Trang 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục Đại học
2. Quản lý chất lượng, Các bài học và công cụ thực hiện – Giáo trình ĐHKT Tp.HCM,
1998
3. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ Mỹ và những gợi ý cho cải cách GDĐH VN, TS. Eli
Mazur.
4. Asean University Network – Quality Assurance, Guide to Actual QualityAssesment
At Programme Level, 2013
5. Những bài học về tín chỉ Mỹ - GS. Vũ Quốc Phóng, ĐH Ohio, 2006
6. Năm sai lầm của giáo dục Mỹ, W. James Popham, Đại học California, 2006
7. Đào tạo theo tín chỉ Mỹ: Ghi nhận và Suy ngẫm, GS.TS. Nguyễn Hữu Việt Hưng,
ĐH KHTN, ĐHQGHN.
Trang 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_theo_hoc_che_tin_chi_goc_nhin_quan_ly_va_quan_tri_ch.pdf