Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn của hội nhập với các nước trên thế giới để nâng cao nền kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, xã hội và trình độ của công dân. Bài nghiên cứu nhằm nhận định thực trạng hiện nay trong giáo dục và đào tạo đặc biệt ở phân Khoa Quan hệ quốc tế Trường Đại học Ngoại ngữ và Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Qua phân tích một số tư liệu về hội nhập của các đơn vị ngoài xã hội và một bài thăm dò ý kiến của sinh viên năm đầu và năm cuối tác giả khảo sát được phần nào những điểm mạnh và những thiếu sót cần được chuẩn bị và chỉnh sữa từ khâu tuyển sinh, chương trình đào tạo đến trình độ chuyên môn của giảng viên, giáo trình tài liệu với hy vọng sẽ là những góp ý có ich cho công tác đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho xã hội bước vào thời kỳ hội nhập một cách hiệu quả nhất
6 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 16/05/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đào tạo ngành Quan hệ quốc tế cho hội nhập: Thực trạng và giải pháp ở Huflit - Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi về sự chuẩn bị của sinh viên trước khi vào trường, định hướng nghề nghiệp, quá trình đào
tạo, những điểm mạnh , những bất cập trong đào tạo của khoa và trường, những cảm nhận của sinh viên trong quá trình
tiếp thu kiến thức, những góp ý nhằm cải tiến tốt hơn, hiệu quả hơn quá trình đào tạo...
*** Kết quả khảo sát về thực trạng đào tạo tại Khoa Quan hệ quốc tế
Những giải pháp đề nghị
Sinh viên nhận được bản khảo sát và trả lời tại lớp, thông tin cá nhân không được tiết lộ nên sinh viên cảm thấy thoải
mái khi trả lời khảo sát và kết quả trả lời đã được thống kê lại đã phát họa một phần nào thực trạng đào tạo tại khoa
Quan hệ quốc tế.
a) Mục tiêu đào tạo
60 % sinh viên năm thứ nhất khi đưọc hỏi có biết mình sẽ học gì khi chọn vào khoa QHQT không đã trả lời không biết
mặc dù đa số chọn ngành vì thích và không nhận được thông tin đầy đủ về quá trình đào tạo, không định hướng được
nghề nghiệp khi ra trường.
Nhưng 90 % sinh viên năm thứ tư thì đã định hướng được nghề nghiệp tương lai khi tốt nghiệp nhưng hầu như không
có khái niệm nào về môi trường làm việc quốc tế thời hội nhập, chưa chuẩn bị kịp với tốc độ và yêu cầu lao động quốc
tế trong môi trường cạnh tranh ra khỏi phạm vi đất nước.
Nếu nhìn lại phần đánh giá chung cho ngành giáo dục ở trên chúng ta có thể thấy đây là một bằng chứng rất xác thực
cho việc còn coi trọng bằng cấp, chưa xác định mục tiêu, động cơ trong sinh viên nói chung và khoa quan hệ quốc tế
nói riêng.
* Giải pháp đề nghị
Hàng năm trong công tác tuyển sinh nhà trường và khoa đều đã có nhiều hình thức để giới thiệu mục tiêu đào tạo của
Khoa Quan hệ quốc tế, quyển cẩm nang tuyển sinh, những buổi sinh hoạt đầu khóa học tại hội trường 6 hình như vẫn
chưa đủ để sinh viên bước vào khoa xác định được mục tiêu học tập, định hướng nghề nghiệp trong tương lai nhất là
thời kỳ hội nhập quốc tế. Vì thế trường và khoa nên suy nghĩ đến một hình thức giúp sinh viên tìm hiểu và xác định rõ
ràng mục tiêu học tập của chính bản thân qua những hoạt động đố vui, hái hoa dân chủ, hỏi đáp trong từng đơn vị lớp
thay vào hình thức tập trung đại trà và thuyết giảng trong khi sinh viên ngồi thụ động lắng nghe, tổ chức những hoạt
động cho tự sinh viên tìm hiểu ,thảo luận, trao đổi để thu thập thông tin một cách tích cực và sẽ xác định rõ ràng mục
tiêu học tập cho chính bản thân hơn là thông tin một chiều.
b) Chương trình đào tạo
80 % Sinh viên được hỏi đều hài lòng với chương trình đào tạo ngoại trừ phần lớn đều cho rằng cần tăng thêm giờ cho
chuyên ngành nhất là tăng giờ thực hành. Môn Chính trị, Mác Lê là môn được các em cho là không cần thiết, chiếm
nhiều thời gian, khó tiếp thu vì quá nhiều lý thuyết và bài thi lại đòi hỏi sinh viên phải học thuộc lòng (đề đóng).
Hơn 50 % sinh viên cho rằng họ cần được đào tạo kỹ năng mềm đơn giản như tin học, sử dụng kỹ thuật số, sử dụng
máy móc văn phòng .
Những hoạt động ngoại khóa đều được sinh viên nhận xét là có ích cho quá trình rèn luyện.
* Giải pháp
Tăng cường giờ thực hành thực tập cho sinh viên, bổ sung giảng dạy thêm một ngoại ngữ vì tác giả viết bài còn thấy
sinh viên chưa được học ngoại ngữ đủ để làm những công việc trong ngành Quan hệ quốc tế. Nếu chỉ học tiếng Anh
126 ĐÀO TẠO NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ CHO HỘI NHẬP: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở HUFLIT-VN
thôi thì chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập, tối thiểu sinh viên phải được đào tạo thêm một ngoại ngữ phụ để linh động
thích nghi và chiếm ưu thế hơn trong môi trường lao động đa quốc gia.
Môn chính trị nên thay đổi cách dạy và đánh giá kết quả học tập, “đề mở” được nhiều sinh viên đề nghị như là một
cách giúp sinh viên tư duy tích cực trong tiếp thu kiến thức và giảm gian lận quay cóp trong các kỳ thi.
Trang bị thêm kỹ năng mềm cho sinh viên qua các hoạt động ngoại khóa.
Liên kết trao đổi sinh viên, đưa sinh viên thực tập ở nước ngoài nên là một phương hướng nội dung đào tạo tất yếu
trong chương trình chuẩn bị cho hội nhập quốc tế.
c) Đội ngũ giảng viên
100 % sinh viên đều có ý kiến giảng viên dạy tốt là giảng viên nhiệt tình, vận dụng nhiều thực tế vào giảng dạy, những
tiết thực hành về lễ tân khánh tiết, tổ chức sự kiện đều có hiệu quả tốt trong tiếp thu kiến thức của sinh viên.
Trong khoa Quan hệ quốc tế các giảng viên đều có học vị về chuyên môn, tuy nhiên kinh nghiệm còn rất ít, một số
giảng viên còn phải vừa dạy vừa học và vốn ngoại ngữ vẫn còn yếu nên việc giảng dạy bằng tiếng Anh còn hạn chế.
* Giải pháp
Thời gian có lẽ là yếu tố đầu tiên cần có trong giải pháp vì đa phần các giảng viên trong khoa rất năng nổ và nhiệt tình,
chịu khó vươn lên. Tuy nhiên không thể để sinh viên ngồi đó đợi, bản thân giảng viên nỗ lực đã đành, nhà trường cũng
nên góp phần về mặt vật chất, có kế hoạch đầu tư bồi dưỡng giảng viên để thúc đẩy quá trình tích lũy kinh nghiệm
nhanh hơn ,hiệu quả hơn để giảng viên có đủ năng lực dìu dắt sinh viên trong chuyên môn cụ thể như gửi giảng viên đi
học, mở khóa bồi dưỡng v.v.
III. KẾT LUẬN
Hội nhập là quá trình tất yếu mà đất nước chúng ta phải đi tới với những thuận lợi và thách thức chờ đợi phía trước
trong đó ngành giáo dục phải chuẩn bị trước hết cho một độ ngũ lao động có trình độ tay nghề ngang tầm quốc tế để
đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Trường HUFLIT và khoa Quan hệ quốc tế đã có rất nhiều cố gắng vượt bậc để xây dựng chương trình đào tạo, các
giảng viên đã nỗ lực hết mình trong sự nghiệp trồng người và dĩ nhiên chưa thể tự hào là hoàn thiện hoàn hảo.
Chúng tôi biết rằng phần khảo sát “mini” của bài viết chưa phản ánh hết được thực trạng đào tạo của khoa Quan hệ
quốc tế. Chúng ta cần một cuộc thăm dò có quy mô rộng đến cách đối tượng sinh viên đã ra trường và tham gia lao
động ngoài xã hội thì mới thấy được hết những ưu và khuyết điểm thực trạng đào tạo tại khoa nhưng vì hạn chế về thời
gian và sức khỏe không cho phép tác giả đi sâu hơn sát thực hơn trong nghiên cứu. Chúng tôi đề nghị sẽ có những bài
nghiên cứu khác với quy mô rộng hơn sâu sắc hơn sẽ được thực hiện nhằm có được giải pháp tối ưu cho giáo dục và
đào tạo ngành Quan hệ quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Những kiến nghị sửa đổi bổ sung tất nhiên không dễ thực hiện vì phải đi qua nhiều cấp trong một hệ thống giáo dục tập
trung vào sự quản lý của Bộ. Tuy nhiên những ý kiến đóng góp này cũng sẽ được nêu lên vì lợi ích lâu dài của cả một
dân tộc, một thế hệ trẻ chịu khó học tập, vươn lên trên trường quốc tế.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Chương trình đào tạo ngành Quan hệ quốc tế (áp dụng từ khóa 2015) www.huflit.edu.vn › ... ›
[2] Trường nào đào tạo ngành quan hệ quốc tế? - HuongNghiep24h.com
[3] Giáo dục Việt Nam trước thách thức thời hội nhập - Lao động - Báo mới www.baomoi.com ›
[4] Thực trạng và yêu cầu ngoại ngữ trong ngành giáo dục - Giáo dục VNwww.baomoi.com/thuc-trang-va-yeu-
cau.../c/21444125.epi
TRAINING IN INTERNATIONAL RELATIONSHIP FOR INTEGRATION:
CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS IN HUFLIT - VIETNAM
Ly Thi Ngoc Thoa
ABSTRACT: Our country is entering a new phase, the stage of integration with other countries in the world to improve the
economy, education, culture, science, society and citizenship. This paper aims to identify the current situation in education and
training, especially in the Department of International Relations, Ho Chi Minh City University of Foreign Languages and
Information Technology. Through analyzing some documents on the integration of social units and a survey of first and final year
students, the author partially surveyed the strengths and shortcomings that need to be prepared and corrected from enrollment,
training programs to the professional qualifications of teachers, materials with the hope that there will be useful suggestions for the
training of human resources to be ready for the society to enter effectively the integration period.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_nganh_quan_he_quoc_te_cho_hoi_nhap_thuc_trang_va_gia.pdf