Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế đã trở thành một tất yếu trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc áp dụng IFRS được xây dựng dựa trên nguyên tắc sẽ
gây ra nhiều thách thức cho đào tạo kế toán Việt Nam – khi mà CMKT quốc gia được xây
dựng dựa trên quy tắc. Những khó khăn được chỉ rõ và những đề xuất bao gồm: Thay đổi
mô hình đào tạo lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tài
liệu học tập và dịch thuật là những lưu ý khi áp dụng IFRS ở Việt Nam. Bài viết còn phân
tích cho thấy, nên tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo ở các cấp học sẽ có nhiều ưu
điểm hơn là những khóa học độc lập và yếu tố quan trọng, để tích hợp thành công IFRS
vào chương trình đào tạo là giúp người học và cả người dạy hiểu được lợi ích của việc áp
dụng IFRS, tạo động lực cho quá trình dạy và học.
5 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đào tạo kế toán khi áp dụng IFRS tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
263
ĐÀO TẠO KẾ TOÁN KHI ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM
#Nguyễn Thị Phương Thảo
Khoa kinh tế, Đại học Tây Bắc
Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế đã trở thành một tất yếu trong xu
hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc áp dụng IFRS được xây dựng dựa trên nguyên tắc sẽ
gây ra nhiều thách thức cho đào tạo kế toán Việt Nam – khi mà CMKT quốc gia được xây
dựng dựa trên quy tắc. Những khó khăn được chỉ rõ và những đề xuất bao gồm: Thay đổi
mô hình đào tạo lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tài
liệu học tập và dịch thuật là những lưu ý khi áp dụng IFRS ở Việt Nam. Bài viết còn phân
tích cho thấy, nên tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo ở các cấp học sẽ có nhiều ưu
điểm hơn là những khóa học độc lập và yếu tố quan trọng, để tích hợp thành công IFRS
vào chương trình đào tạo là giúp người học và cả người dạy hiểu được lợi ích của việc áp
dụng IFRS, tạo động lực cho quá trình dạy và học.
Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được áp dụng chính thức từ 01/01/2005 và hiện
tại, có trên 100 quốc gia áp dụng. Tác động của việc áp dụng IFRS tới nền kinh tế đã được chỉ
rõ qua nhiều nghiên cứu và là khác nhau với mỗi quốc gia. Với đào tạo kế toán cũng vậy, sự
khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, mức độ phát triển của nghề nghiệp kế toán, đòi hỏi
những yêu cầu khác nhau khi áp dụng IFRS – được thiết kế dựa trên nguyên tắc. Song, việc
tích hợp IFRS nên tiến hành theo cách thức như thế nào tại Việt Nam - một đất nước mà hệ
thống Chuẩn mực kế toán (CMKT) được thiết kế dựa trên quy tắc vốn, đã được áp dụng và
đưa vào đào tạo từ lâu.
Tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo kế toán ở các cấp đào tạo
Trong quá trình áp dụng IFRS trên toàn cầu, nhiều trường đại học đang gặp khó khăn
khi đì tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào, khi nào, những gì” trong việc tích hợp IFRS
vào chương trình giảng dạy kế toán hiện nay (Nilsen, 2008). Các lớp học về IFRS riêng biệt
được cho là thiết thực và đơn giản. Sẽ dễ dàng hơn để thiết kế nội dung khi tách biệt hoàn
toàn với các quy định kế toán quốc gia, lựa chọn giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm cùng
với tài liệu học tập phù hợp, đầy đủ từ IASB và nhiều tổ chức khác. Tuy nhiên, những khóa
học như thế này chỉ phù hợp với những người thuộc chuyên ngành kế toán. Nó không thể thực
hiện được với những nhà quản lý, nhà đầu tư, người làm kinh doanh, khi chưa có những
hiểu biết cơ bản về BCTC và các thông tin cơ bản liên quan đến IFRS. Ngoài ra, thì khóa học
này sẽ không chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa quy định quốc gia và quốc
tế, và như vậy thì rõ ràng là chưa đủ để thực hiện quá trình hội tụ.
Thay vì những khóa học IFRS riêng biệt thì việc tích hợp IFRS trên toàn bộ chương
trình đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc chỉ giới hạn chương trình đào tạo đại học) sẽ
cho phép người học tổng hợp tốt hơn và củng cố các khái niệm IFRS và ứng dụng của nó,
phân biệt những sự khác biệt giữa IFRS với quy định kế toán quốc gia. Đây là những điều
kiện cần thiết cho quá trình hội tụ, về lâu dài là tốt cho sự phát triển của nghề nghiệp kế toán.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
264
Song, bất lợi của việc lồng ghép IFRS vào chương trình đào tạo là sự tốn kém khi đầu tư về
thời gian và tiền bạc. Trước những áp lực về thời gian, sự ràng buộc về ngân sách và khan
hiếm về các nguồn tài nguyên phương án này cần sự cân nhắc kỹ càng hơn. Những đầu tư cần
có như: Thay đổi chương trình đào tạo, xây dựng bài giảng, tài liệu học tập, giáo trình, sách
tham khảo, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên,
Câu hỏi IFRS sẽ được tích hợp trong chương trình đào tạo các cấp và/hoặc trong một
khóa học riêng biệt là rất quan trọng, vì nó liên quan đến các mục tiêu và mục tiêu này sẽ
được giải quyết trong chương trình giảng dạy. Nhưng theo cách nào thì người học cũng cần
phải thu nhận được kiến thức về nguyên tắc của IFRS, chuẩn bị và cung cấp thông tin trên
BCTC dựa trên IFRS và có thể phân tích các BCTC quốc tế lập theo IFRS để có thể thực hành
như những chuyên gia thực sự về kế toán.
Thời gian đầu chuẩn bị cho áp dụng IFRS, có thể mở các khóa học riêng biệt, nhằm
vào các kế toán chuyên nghiệp đang công tác tại những công ty khả năng cao sẽ phải áp dụng
IFRS, những kiểm toán viên, những cán bộ giảng dạy nghiên cứu. Đây là đội ngũ có kiến thức
nền khá cơ bản về BCTC và tiêu chuẩn BCTC. Việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn và là bước đệm
để nhân rộng những kiến thức về IFRS, tạo điều kiện thuận lợi chuẩn bị cho sự tích hợp IFRS
vào các cấp học. Ví dụ: Giảng viên thông qua các khóa học này có điều kiện để sớm thay đổi
về tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy cần thiết,
Người học và dạy cần hiểu rõ về lợi ích của IFRS, có động lực để tìm hiểu về nó
Sự thành công của việc tích hợp IFRS vào chương trình kế toán phụ thuộc vào động
lực của học sinh để tìm hiểu về IFRS (Marianne L. James, 2011). Muốn vậy, cần cho người
học hiểu rõ lợi ích của IFRS và hiểu biết về IFRS sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị
trường lao động như thế nào.
Sinh viên kế toán và các chuyên gia kế toán phải nhận thức được những thay đổi dự
kiến khi BCTC được lập theo nguyên tắc của IFRS, ý nghĩa sự thay đổi đó đối với những
doanh nghiệp và người sử dụng BCTC. Nhiều công ty kế toán lớn, "Big Four" cũng nhận thức
được tầm quan trọng của IFRS, đã chi hàng triệu đô la để đào tạo các chuyên gia của họ, cung
cấp nguồn lực cho các tổ chức và các bên liên quan khác, và thông qua các cơ sở của họ thực
hiện những tài trợ cho giáo dục. Sinh viên tốt nghiệp kế toán và các chương trình kinh doanh
khác, có am hiểu về IFRS sẽ được hưởng một lợi thế cạnh tranh so với những người không có
kiến thức như vậy. Trước khi Việt Nam đưa ra quyết định khi nào, bằng cách nào để áp dụng
IFRS thì những nội dung như: Các Dự án hội tụ FASB / IASB, kế hoạch tích hợp IFRS vào
kỳ thi chứng chỉ chuyên sâu về tài chính – kế toán – kiểm toán, sự phổ biến toàn cầu của
IFRS, và tác động tích cực của kiến thức về IFRS đến cơ hội nghề nghiệp của sinh viên cũng
cần được phổ biến tới người học.
Việc các trường chủ động tích hợp IFRS vào chương trình giảng dạy, cũng sẽ nâng
cao danh tiếng của trường với người học và những nhà tuyển dụng.
Mô hình lấy người học làm trung tâm của hoạt động dạy và học
Việt Nam là một trong số nhiều nước chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo. Nho
giáo tôn trọng quyền con người và đề cao sự khiêm tốn. Điều đó dẫn đến một đặc trưng trong
môi trường học tập là giáo viên trở thành trung tâm. Người học sẽ dựa vào kiến thức và kỹ
năng của giáo viên, để phát triển những kiến thức và kỹ năng tương tự của mình.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
265
Việc giảng dạy kế toán theo quy tắc trong một thời gian dài cũng làm lớn thêm khoảng
cách giữa lý thuyết và thực tế. Sinh viên được tiếp cận bài giảng dưới dạng đưa ra những quy
tắc, yêu cầu được ghi nhớ và áp dụng quy tắc đó giải quyết những vấn đề có tính chất tương
tự. Khi bị giới hạn bởi thời gian, người giáo viên thường giới thiệu những khái niệm quan
trọng và làm việc với 1 vài bài tập điển hình. Ít có thời gian cho những bài tập nâng cao, để
sinh viên phát triển sự sáng tạo thông qua khám phá ý nghĩa của những bài tập đó. Vì thế mà
nó không cung cấp cho sinh viên kế toán những kỹ năng cần có để thành công trong nghề
nghiệp. Khi phải đối mặt với những vấn đề thực tế, cụ thể hay những bài tập dạng khác,
thường sinh viên phải tra cứu các quy tắc tương ứng. Hoặc sẽ lúng túng khi gặp phải những
tình huống mà quy tắc không rõ ràng.
Trong khi đó, đào tạo theo nguyên tắc sẽ tập trung làm rõ những khái niệm cơ bản, sẽ
hướng cả người dạy và người học tập trung vào các khái niệm và các kỹ năng về phán xét
nghề nghiệp, cho phép người học áp dụng các khái niệm này, giải quyết các vấn đề thực tế rất
đa dạng. Có nhiều cách khác nhau để tích hợp IFRS vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên,
bất kể dưới hình thức nào cũng cần phải cung cấp cho sinh viên một cấu trúc lý thuyết thống
nhất trong đó nhấn mạnh những nguyên tắc của IFRS. Khi nắm được những nguyên tắc, đòi
hỏi sinh viên phải lập luận để đưa ra những phương pháp kế toán cụ thể trong một tập hợp các
nghiệp vụ, các tình huống khác nhau. Điều này sẽ làm cho giáo dục kế toán theo quy tắc mang
tính thụ động trở nên tích cực hơn, đòi hỏi người học chủ động hơn.
Các phương pháp học tập cũng cần phải phù hợp, để giúp người học phát triển những
kỹ năng quan trọng đối với sự thành công của một chuyên gia kế toán hiện đại. Gồm: Kỹ năng
trí tuệ, kỹ năng kỹ thuật và chức năng, kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và
quản lý kinh doanh. Một số phương pháp nhằm phát triển các kỹ năng này như: Mô phỏng,
học theo vấn đề, học tập dựa trên tương tác, phân tích trường hợp với các giải pháp thay thế
và thuyết trình bằng miệng. Qua đó, sinh viên được tham gia tranh luận, thảo luận về cách xử
lý trong những giao dịch hay ngữ cảnh cụ thể hoặc những bài tập nhóm, được tham gia các trò
chơi tình huống, được trình bày bằng văn bản hoặc báo cáo miệng giúp phát triển nhiều kỹ
năng cần thiết.
Nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ giảng viên về IFRS
Trong quá trình tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo vấn đề nổi bật cần sự đầu tư
không nhỏ về thời gian, công sức và tiền bạc đó là nâng cao hiểu biết, trình độ và kinh
nghiệm của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Việc chuyển từ đào tạo kế toán theo quy tắc sang kế
toán theo nguyên tắc sẽ gặp phải khó khăn do thiếu hụt những chuyên gia những giảng viên
thiếu kinh nghiệm thực tế về thực hành IFRS. Phải mất một thời gian để đội ngũ này tích lũy
kinh nghiệm thực tế về thực hành IFRS, khi đó việc đào tạo mới có thể gắn kết được giữa lý
thuyết và thực tiễn.
Sự thay đổi này cũng sẽ gặp phải một trở ngại lớn, nhất là từ phía những cán bộ giảng
dạy đã lớn tuổi, sắp nghỉ hưu. Sự e ngại trong cập nhật những quy định mới, thay đổi cấu trúc
bài giảng, thay đổi tài liệu nghiên cứu có liên quan, thay đổi phương pháp giảng dạy truyền
thống giáo viên làm trung tâm sang phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự tích cực hơn từ phía
người học như mô phỏng, tình huống, thảo luận,
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
266
Khi đó, rất cần sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia về IFRS, sự quyết tâm tích hợp IFRS
vào chương trình đào tạo của các trường cũng như cảm nhận rõ ràng về những hiệu ứng tích
cực trong tương lai khi áp dụng IFRS, cũng là một yếu tố để thúc đẩy sự nỗ lực thay đổi từ
phía giáo viên.
Trước khi Việt Nam quyết định khi nào? Sẽ thực hiện IFRS như thế nào? Thì cũng cần
quan tâm bồi dưỡng những nền tảng về IFRS như: Sự phát triển của BCTC và các dự án hội
tụ của FASB và IASB; Những kế hoạch và hoạt động của Bộ Tài chính liên quan đến áp dụng
IFRS; Những thuận lợi và thách thức của việc áp dụng IFRS; Một số khác biệt lớn giữa IFRS
và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành; Dự kiến hiệu quả tổng thể của IFRS trên BCTC của
các công ty. Chính những thông tin nền tảng, sẽ giúp giảng viên có hiểu biết cơ bản và cảm
nhận rõ ràng hơn về những hiệu ứng tích cực trong tương lai khi áp dụng IFRS, chính nó sẽ
giúp quá trình thảo luận, tiếp cận với các nguyên tắc IFRS được nhanh và hiệu quả hơn. Đây
cũng là những nội dung cần quan tâm khi phổ biến những kiến thức nền cho người học, để
quá trình tiếp cận những nguyên tắc của IFRS được hiệu quả hơn.
Vấn đề tài liệu học tập và dịch thuật
Một loạt các nguồn lực có sẵn, để tạo điều kiện cho việc thực hành IFRS và tích hợp
vào chương trình đào tạo. Các hãng Big-4 có một trang web dành cho IFRS gồm những thông
tin và tài liệu có thể hỗ trợ trong quá trình hội nhập. Đáng chú ý Công ty Pricewaterhouse
Coopers có một nguồn tài nguyên có sẵn IFRS (www.pwc.com). Nhiều công ty có những hỗ
trợ cho các giảng viên tham gia các khóa học để hỗ trợ quá trình hội nhập. AAA có nguồn tài
nguyên có sẵn thông qua trang web AAA-Commons của nó (Commons.aaahq.org) hay
AICPA có tài liệu sẵn có (IFRS.org)
Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, chính thái độ của người hướng dẫn và sự sẵn có của tài
liệu có ảnh hưởng mạnh nhất tới thời gian giảng dạy IFRS của giáo viên. Hiện nay, các tài
liệu về IFRS khá phong phú song những giáo trình, tài liệu giúp cho việc tích hợp IFRS vào
chương trình đào tạo ở Việt Nam thì lại chưa có và cần một sự đầu tư lớn về công sức, tiền
bạc và thời gian. Chính vì thế, cần một sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, Hiệp hội nghề
nghiệp để các trường đại học và đội ngũ giảng viên sớm có điều kiện chuẩn bị chương trình
đào tạo, thay đổi cần thiết trong tài liệu và phương pháp giảng dạy mà trước hết là một bản
dịch IFRS sang tiếng Việt.
Tầm quan trọng đối với chất lượng áp dụng IFRS trên toàn cầu của bản dịch đã được
công nhận. Nhất là với Việt Nam, một đất nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính
thì việc thiếu những tài liệu tham khảo bằng tiếng mẹ đẻ, sẽ là những khó khăn đầu tiên cản
trở sự nỗ lực trong việc dạy và học IFRS của giảng viên, sinh viên. Việc dịch thuật không
những cần chính xác, diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa của các thuật ngữ, dễ hiểu, dễ thực hiện mà
còn cần phải được thực hiện liên tục, cập nhật những thay đổi mới nhất của IFRS.
--------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Alzeban, Abdulaziz (2016), “Factors influencing adoption of the international financial reporting standards
(IFRS) in accounting education”, Journal of International Education in Business, vol.9 No. 1: 2-16.
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
267
2. Cevdet Kızıl, Ayşe Tansel Çetin, Ahmed Bulunmaz (2014), “Accounting Education Approach in the Context of
New Turkish Commercial Code and Turkish Accounting Standards”, Emerging Markets Journal, Volume 4 No
1: 71-84
3. Hellen Hong Yang (2012), “Western concepts, Chinese context: A note on teaching accounting offshore”,
International Journal of Pedagogies and Learning, Volume 7, Issue 1: 20–30.
4. Marianne L. James (2011), “Integrating international finacial reporting standards into the accounting
curriculum: strategies, benefits and challenges”, Academy of Educational Leadership Journal, Volume 15,
Special Issue: 127 – 142.
5. K Nilsen (2008), "On the Verge of an Accounting Revolution: How IFRS is Affecting Accounting Education",
Journal of Accountancy.
6. Robert A. Singer (2012), “How to Integrate International Financial Reporting Standards Into Accounting
Programs”, American Journal Of Business Education, Volume 5, Number 3: 287-292.
7. Robert singer (2013), “The Future of Undergraduate Accounting Programs and Curricula”, Management
accounting quarterly, vol. 14 No.4: 22-31.
8. William F. Miller and D’Arcy A. Becker (2010), “Why Are Accounting Professors Hesitant to Implement
IFRS?”, Theo CPA journal: 63 – 67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_ke_toan_khi_ap_dung_ifrs_tai_viet_nam.pdf