Đào tạo kế toán đáp ứng nhu cầu thực hiện IFRS

Bài viết trình bày những khía cạnh liên quan đến hoạt động đào tạo kế toán, trong bối

cảnh áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), thông qua phân tích

những điểm cơ bản của kế toán, dựa trên nguyên tắc – nền tảng của IFRS. Đồng thời, chỉ

rõ những điểm khác nhau giữa kế toán dựa trên nguyên tắc và kế toán dựa trên quy tắc,

cũng như hàm ý của hai cách tiếp cận kế toán này trong đào tạo kế toán nói chung và

giảng dạy IFRS nói riêng. Từ đó, liên hệ với hoạt động giảng dạy IFRS tại Việt Nam.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đào tạo kế toán đáp ứng nhu cầu thực hiện IFRS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 257 ĐÀO TẠO KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỰC HIỆN IFRS #Trần Thị Thu Trâm Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Bài viết trình bày những khía cạnh liên quan đến hoạt động đào tạo kế toán, trong bối cảnh áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), thông qua phân tích những điểm cơ bản của kế toán, dựa trên nguyên tắc – nền tảng của IFRS. Đồng thời, chỉ rõ những điểm khác nhau giữa kế toán dựa trên nguyên tắc và kế toán dựa trên quy tắc, cũng như hàm ý của hai cách tiếp cận kế toán này trong đào tạo kế toán nói chung và giảng dạy IFRS nói riêng. Từ đó, liên hệ với hoạt động giảng dạy IFRS tại Việt Nam. Đặt vấn đề IFRS hiện đang áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có các nước ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán – những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS. Điều này cũng đồng thời tác động đến hoạt động đào tạo kế toán tại các nước áp dụng bộ chuẩn mực này. Một điểm đáng chú ý đối với IFRS đó là các chuẩn mực này được xây dựng trên nền tảng kế toán nguyên tắc. Trong khi đó, kế toán Việt Nam cũng như một số quốc gia khác lại đang vận hành dựa trên các quy tắc. Do đó, đối với hoạt động đào tạo cũng như những người hành nghề kế toán, thấu hiểu được kế toán dựa trên nguyên tắc là điều kiện quan trọng để thực hiện IFRS. Kế toán dựa trên quy tắc và kế toán dựa trên nguyên tắc. Kế toán dựa trên quy tắc (rules-based accounting) về cơ bản dựa trên các quy tắc cụ thể được tuân thủ khi lập báo cáo tài chính (BCTC). Nhiều kế toán viên thích sử dụng chuẩn mực dựa trên quy tắc vì nếu thiếu vắng các quy tắc này, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong kiện tụng nếu phán xét hay đánh giá của họ về BCTC là không chính xác. Khi có những quy tắc chặt chẽ được tuân thủ, khả năng xảy ra các tranh chấp là rất thấp. Sự tồn tại của bộ quy tắc giúp gia tăng độ chính xác và giảm đi sự mơ hồ khi thực hiện quyết định báo cáo. Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) dựa trên quy tắc, đưa ra các giải pháp cụ thể cho hầu hết các tình huống kế toán, trong đó cho biết khi nào các tình huống được vận dụng và vận dụng như thế nào. Lợi ích chủ yếu của CMKT dựa trên quy tắc đó là tăng cường tính có thể so sánh được các thông tin tài chính, hỗ trợ kiểm toán viên xác minh, kiểm tra các TK. Tuy nhiên, vì tính nghiêm ngặt, chặt chẽ của nó mà kế toán viên hoặc kiểm toán viên lại gặp nhiều hạn chế trong đưa ra nhận định, đánh giá. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 258 Ngược lại, kế toán dựa trên nguyên tắc(principles-based-accounting) được sử dụng như là một cơ sở khái niệm cho kế toán viên. Đặc điểm phổ biến nhất và quan trọng nhất của IFRS, đó là IFRS được thiết kế dựa trên các nguyên tắc. Một tập hợp các mục tiêu cơ bản được thiết lập để đảm bảo cho lập BCTC. Thuận lợi cơ bản của kế toán dựa trên nguyên tắc đó là sự hướng dẫn đa dạng của nó có thể được áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại trong các hướng dẫn dựa trên nguyên tắc đó là sự thiếu hụt các hướng dẫn có thể tạo ra các thông tin không phù hợp và không đáng tin cậy, điều này gây nên khó khăn trong đánh giá thông tin giữa các tổ chức với nhau. Khi xem xét phương pháp kế toán nào là tốt nhất, chắc chắn phải luôn đảm bảo thông tin trên BCTC là phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được giữa các thời kỳ và giữa các đơn vị kế toán. Hệ thống CMKT dựa trên nguyên tắc có nền tảng bao quát và linh hoạt, hỗ trợ người hành nghề đưa ra nhận định, đánh giá và giải quyết tình huống. Nhưng có ý kiến cho rằng, chính sự linh hoạt này có thể được dùng để bóp méo thông tin kế toán thông qua kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận. Nguyên tắc và quy tắc trong đào tạo kế toán Mặc dù sự phân biệt kế toán dựa trên quy tắc và kế toán dựa trên nguyên tắc không mang nhiều ý nghĩa trong quy định kế toán, nhưng trái lại nó mang tầm quan trọng đáng kể trong đào tạo kế toán. Những nước theo kế toán “Quy tắc” đối mặt với rủi ro rằng hệ thống giáo dục nhấn mạnh vào kỹ thuật ghi sổ kế toán và học vẹt các quy tắc mang tính chất tạm thời(Carmona, S. & Trombetta, M, 2010).Bài tập được thiết kế theo hướng lựa chọn phương án “đúng” và “sai” và chỉ có một đáp án đúng cho một nghiệp vụ kinh tế cụ thể. (Sunder, 2010) cũng đã chỉ ra ảnh hưởng của sự gia tăng các quy tắc đến đào tạo kế toán. Một khi phạm vi các CMKT được mở rộng, bài giảng được thiết kế theo hướng để sinh viên ghi nhớ một cách máy móc các quy tắc và dễ dàng truy xuất trong quá trình làm bài kiểm tra. Bên cạnh đó, giáo viên muốn phát triển năng lực phân tích của người học sẽ gặp nhiều áp lực, để chuyển tải hết các chuẩn mực được mở rộng đó. Với lượng thời gian đã được quy định trước cho từng môn học, những quy tắc được viết ra rõ ràng sẽ được ưu tiên xem xét hơn so với các quy tắc không được viết ra và so với việc phát triển các đánh giá chủ quan. Giảng dạy một bộ các quy tắc chi tiết, giúp giảng viên và người học cảm thấy an tâm nhưng cũng đưa đến một số trở ngại, chẳng hạn như, những cá nhân xuất sắc sẽ không bị lôi cuốn bởi sự khuôn mẫu, cứng nhắc củanghề kế toán ((Barth, 2008); (Sunder, 2010)). Đào tạo kế toán theo hướng xem trọng “Học vẹt” hơn là am hiểu, gây ra tình trạng “Tê liệt” trong việc ra quyết định khi sinh viên hay người hành nghề xem xét tình huống không dựa trên quy tắc mà họ đã được học hoặc khi các quy tắc còn mơ hồ. Khi hệ thống kế toán chuyển từ “Nền tảng quy tắc” sang “Nền tảng nguyên tắc” mở ra cơ hội để người dạy đánh giá lại mô hình được sử dụng để thiết kế và giới thiệu chương trình giảng dạy (CTGD) kế toán. Tập trung vào “Nguyên tắc” sẽ định hướng sự chú ý của người dạy và người học vào tìm hiểu các khái niệm của BCTC và phát triển các kỹ năng thực hành đánh giá nghề nghiệp, cho phép sinh viên vận dụng các khái niệm này để giải quyết các vấn đề thực tế: (Barth, 2008), (Carmona, S. & Trombetta, M, 2010), (Wells, 2011). Hiểu các nguyên tắc cơ bản lập BCTC và cách mà chúng được vận dụng, cho phép sinh viên đạt được n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 259 kiến thức và kỹ năng quan trọng và các kiến thức, kỹ năng này sẽ được vận dụng phù hợp khi các chuẩn mức kế toán và nghiệp vụ kinh tế thay đổi qua thời gian (Barth, 2008) (Carmona, S. & Trombetta, M, 2010) (Sunder, 2010). Bên cạnh đó, giảng dạy kế toán cần gắn với các bối cảnh của các lý thuyết cơ bản, chẳng hạn như kinh tế học, khái niệm và kỹ thuật đinh giá, và quản trị kinh doanh. Ví dụ, muốn ghi chép nghiệp vụ về sản phẩm tài chính thì cần hiểu các đặc điểm, bản chất của sản phẩm tài chính đó, hoặc muốn phản ánh nghiệp vụ hợp tác kinh doanh thì kế toán cần nắm được chiến lược hoặc mục đích của hoạt động hợp tác đó của DN. Tóm lại, vận dụng IFRS với các chuẩn mực dựa trên nguyên tắc mở ra các cơ hội cho đào tạo kế toán để xem xét lại mô hình giảng dạy, rằng sinh viên đang được đào tạo theo các khái niệm hay các quy tắc? Đào tạo kế toán khi vận dụng IFRS sẽ không như nhau ở các nước có xuất phát điểm khác nhau. Ở các nước mà IFRS là bắt buộc, đơn vị đào tạo kế toán được mong đợi thiết kế CTGD lập BCTC xoay quanh IFRS. Chi phí của việc này phụ thuộc vào mức độ “Phân kỳ” giữa chuẩn mực hoặc chế độ kế toán quốc gia với IFRS và thời gian quy định chuyển tiếp từ GAAP quốc gia và IFRS. Từ đó, giúp người dạy có thêm thời gian để tìm hiểu sự khác nhau, thay đổi, sau đó sẽ điểu chỉnh tài liệu giảng dạy. Nếu người dạy nhận định rằng sự “Phân kỳ” này là không nhiều thì cơ hội thay đổi phương pháp giảng dạy sẽ rất khó xảy ra. Nhiều giảng viên vẫn tiếp tục với cách tiếp cận dựa trên quy tắc để giảng dạy các CMKT, trong đó tập trung vào việc ghi sổ, nhất là ởgiai đoạn giới thiệu ban đầu. Một thất bại nữa trong thay đổi phương pháp giảng dạy là do tính chất của các khóa học về kế toán trong năm học đại cương tại các trường đại học. Theo đó, giảng viên thường xây dựng bài giảng cho cả ngành chuyên và không chuyên kế toán, nên không thấy được nhu cầu giảng dạy theo IFRS. Thêm vào đó, các giáo trình kế toán đang được sử dụng, trong đó có các giáo trình của Mỹ, lại tập trung nhấn mạnh vào cách tiếp cận dựa trên quy tắc. Tại một số nước chuyển tiếp qua IFRS hoặc đang cân nhắc quá trình này, đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc nên hay không đưa các nội dung về IFRS vào CTGD, điển hình là Mỹ. Tại đây, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) cho phép các công ty nước ngoài nộp BCTC theo IFRS mà không cần phải cung cấp bản hòa hợp với GAAP Mỹ, nhưng vẫn chưa quyết định rằng các công ty Mỹ có được lập BCTC theo IFRS cho mục đích giao dịch trong nước hay không? Vấn đề này dẫn đến sự không chắc chắc trong một bộ phận các đơn vị đào tạo tại Mỹ về việc giảng dạy IFRS. Vì vậy, các quốc gia đang đối mặt với tình trạng trên như Mỹ cần xem xét các vấn đề sau đây: (i) Sự tồn tại song song giữa các hệ thống CMKT, sự khác biệt giữa chúng cần được chỉ rõ trong CTGD, (ii) Sự “Hóa già” trong đội ngũ giảng dạy dẫn đến một số ít sẽ xem xét lại hoạt động giảng dạy và một vấn đề nữa là “Tre già khó uốn”, (iii) Các đơn vị đào tạo không được trang bị hợp lý, để tạo ra sự thay đổi cần thiết cho chương trình đào tạo vì các bộ phận và người quản lý tại đây không hiểu được ảnh hưởng tiềm năng của ứng dụng IFRS. Từ quan điểm tích cực, các công ty Big 4 tại Mỹ lại tạo động lực cho các đơn vị đào tạo để đưa IFRS vào nội dung giảng dạy bằng cách, một là đưa tài liệu giảng dạy lên website của họ, hai là thực hiện chính sách tuyển dụng ưu tiên đối với các ứng viên có quan điểm toàn cầu (có hiểu biết về IFRS). n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 260 Hàm ý của IFRS đối với giảng dạy kế toán trong tương lai Số lượng các quốc gia vận dụng IFRS ngày một gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc, cần xem lại vai trò của người hành nghề kế toán trong hình thành một tập hợp các kỹ năng nghề nghiệp bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và tương tác, kỹ năng quản trị kinh doanh và đánh giá nghề nghiệp. Kết quả là, những người dạy kế toán cần chuyển đổi sự tập trung của họ từ việc chuyển tải kiến thức sang phát triển các kỹ năng và nguyên tắc phù hợp hơn cho thực tế kinh doanh và kế toán. Do vậy, người dạy cần áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên nguyên tắc, nền tảng chính của IFRS. Theo đó, cần thay đổi CTGD theo hướng phát triển kỹ năng sâu rộng, là phương tiện phát triển đánh giá nghề nghiệp – yếu tố được xem là tiêu chí nghề nghiệp. Khi có bất cứ sự mập mờ nào thì đánh giá là kỹ năng nghề nghiệp cần phải có. Khi tập trung vào thực hành đánh giá nghề nghiệp, cách tiếp cận dựa theo nguyên tắc trong đào tạo kế toán mở ra cơ hội cho phép sinh viên có thể học tập cách đối đầu với sự không rõ ràng, hiểu tại sao có nhiều hơn một phương án giải quyết cho một câu hỏi kế toán, phát triển khả năng sáng tạo và biện hộ cho quyết định của họ về chính sách kế toán. Việc nhấn mạnh giảng dạy dựa vào các khái niệm cơ bản, thay vì quy tắc tạo ra tiềm năng giải phóng các năng lực khan hiếm, vì người dạy cung cấp cho người học khả năng tự khám phá giải pháp mà không cần phải học từng quy tắc. Một thách thức lớn cho đào tạo kế toán toàn cầu đó là, đảm bảo người dạy được trang bị phù hợp để dạy IFRS theo cách tiếp cận dựa vào nguyên tắc. Để sửa lại CTGD, (Wells, 2011) đã luận giải việc dạy dựa vào khuôn mẫu (Framework-based teaching) trong mối quan hệ với các khái niệm trong khung khái niệm của IASB cho từng yêu cầu IFRS cụ thể. Bởi vì, giảng dạy dựa trên khuôn mẫu đã ăn sâu vào các khái niệm làm nền tảng cho IFRS, việc giảng dạy như thế này đặt nền tảng cố kết và vững chắc để có thể am hiểu, nắm bắt các yêu cầu của IFRS. Vì khung khái niệm thiết lập các khái niệm làm nền tảng cho ước tính, đánh giá và mô hình hóa khi IFRS được vận dụng để lập BCTC. Giảng dạy dựa trên khung khái niệm giúp phát huy khả năng của sinh viên để thực hành năng lực đánh giá, điều mà rất cần thiết để ứng dụng IFRS bằng cách liên kết các khái niệm này với các yêu cầu của IFRS được giảng dạy. Thêm vào đó, đào kế toán cần thực hiện hai việc: (i) Biên soạn chương trình giảng dạy IFRS trên nền tảng khung mẫu; (ii) Sử dụng nhiều tài liệu để giảng dạy IFRS. Để làm được việc này, (Coetzee và Schmulian, 2012) chỉ ra rằng, giáo viên cần thực hiện một số phương pháp giảng dạy đổi mới như mô phỏng và đóng vai, học tập dựa trên vấn đề, phân tích tình huống với nhiều phương án khác nhau và thuyết trình. Ngoài ra, chuyển đổi từ đào tạo tập trung vào người dạy sang tập trung vào người học, giúp sinh viên chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các tình huống học tập của mình. Tuy nhiên, cơ hội truy cập tài liệu để hỗ trợ và phát triển dạy IFRS bị hạn chế ở các nền kinh tế mới nổi và ở các nước mà việc dịch thuật tài liệu còn hạn chế. Thách thức này cũng tồn tại ở các nước phát triển liên quan đến việc đào tạo lại người dạy về phương pháp giảng dạy dựa trên nguyên tắc theo IFRS, cụ thể là ở nơi mà cách tiếp cận dựa trên quy tắc đã được thực hiện lâu dài. Bên cạnh đó, đào tạo kế toán cũng gặp nhiều khó khăn để đáp ứng mục tiêu của IASB trong việc phát triển các “Chuẩn mực BCTC chất lượng cao, có thể hiểu được, có thể thi hành được và được thừa nhận chung cho toàn cầu”. Dịch thuật và các vấn đề về thể chế như chính n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 261 trị, văn hóa, rào cản pháp luật đã vạch ra những cản trở trong giảng dạy kế toán khi một bộ CMKT chung được chấp nhận thực hiện. Người dạy kế toán cần nhận thấy các khác biệt này trong việc dạy các chuẩn mực lập BCTC, điều chỉnh việc dạy để các khác biệt chính yếu này, nếu có thể, sẽ được xác định trong phân tích và ứng dụng IFRS. Sự thiếu hụt các nghiên cứu về đào tạo kế toán gắn với vận dụng IFRS càng củng cố cho quan điểm rằng, các đơn vị đào tạo chưa thực sự quan tâm đến sự cần thiết của các chuẩn mực dựa trên nguyên tắc. Nói cách khác, sự vận dụng IFRS chưa tạo ra sự thay đổi trong quá trình, lộ trình giảng dạy kế toán ngày nay (Jackling và Natoli, 2013). Đào tạo kế toán trong tương lai cần được đảm bảo nhắm đến các cách tiếp cận trong dạy IFRS, đánh giá nguồn lực trong giảng dạy IFRS và đánh giá việc gia tăng những người tốt nghiệp sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc đã được học. Tác động của sự khác biệt về văn hóa, chính trị và luật pháp đến giảng dạy IFRS cũng cần được nghiên cứu bởi các chuyên gia hoặc các đơn vị ban hành quy định. Một bước rất quan trọng đối với đào tạo kế toán và chuẩn bị hành nghề trong tương lai đó là các đơn vị đào tạo tiến hành rà soát và sửa đổi CTGD, thông qua việc sử dụng các tài liệu giảng dạy của IFRS và tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp được liên kết với cách tiếp cận trong giảng dạy. Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ tương tác của đơn vị thiết lập chuẩn mực và đơn vị tuyển dụng trong giúp đỡ các kế toán viên tiềm năng, để họ ý thức được thách thức mà họ sẽ đối mặt trong phân tích và ứng dụng IFRS như là kết quả của sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ khi mà hai vấn đề này ảnh hưởng đến tính so sánh được của IFRS giữa các quốc gia, trong điều kiện như nhau của các yếu tố còn lại. Một bộ phận các chuyên gia hành nghề kế toán đóng vai trò quan trọng, trong cải thiện chất lượng giảng dạy IFRS. Đó là việc sử dụng tình huống gắn với đánh giá trong các đợt tuyển dụng, cho phép kiểm tra năng lực đánh giá các yêu cầu hiện hành của IFRS. Tóm lại, cần củng cố cam kết với cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc đối với IFRS, ưu tiên sử dụng tài liệu giảng dạy và nghiên cứu kế toán gắn với IFRS để nâng cao chất lượng giảng dạy IFRS. Liên hệ đào tạo kế toán theo IFRS tại Việt Nam Trong quyết định về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2010, tầm nhìn 2030, do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 18/3/2013, đã đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược này. Một trong số đó là “Xây dựng, ban hành CMKT và Kiểm toán của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam”. Đối với lĩnh vực kế toán, cần cập nhật và xây dựng mới các CMKT DN. Trong đó, giai đoạn 2016- 2020, xây dựng và ban hành đầy đủ các CMKT còn lại, ngoài 26 chuẩn mực hiện có. Từ đó, phải thừa nhận rằng, khuôn khổ pháp lý về kế toán của nước ta đang còn thiếu hụt, dẫn đến đào tạo kế toán theo IFRS sẽ rất khó có cơ hội thực hiện. Bên cạnh đó, Chiến lược cũng đưa ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực kế toán. Đó là, nâng cao chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ thông qua đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được việc này, nhân lực kế toán Việt Nam cần được đào tạo phù hợp về tiếng Anh – ngôn ngữ chính của IFRS. Bên cạnh đó, các đơn vị ban hành chính sách cần hoàn thiện các yếu tố về thể n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 262 chế, để giảm bớt rào cản khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kế toán nói riêng.‡ ------------------------ Tài liệu tham khảo Barth, M. E., 2008. Global financial reporting: Implications for U.S Academics. The Accounting Review, 83 (5), 1159-1179. Carmona, S. & Trombetta, M, 2010. The IASB and FASB convergence process and the need for "concep-based" accounting teaching. Advances in Accounting, 26, 1-5. Coetzee, S.A. and Schmulian, A, 2012. A critical analysis of the pedagogical approach employed in an introductory course to IFRS. Issues in Accounting Education, 27 (1), 83-100. Jackling, B., de Lange, P. and Natoli, R, 2013. Transitioning to IFRS in Australian classrooms: Impact on teaching approaches. Issues in Accounting Education, 28 (2), 263-275. Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Schipper, K., 2003. Principles-based accounting standards. Accounting Horizons, 17 (1), 61-72. Sunder, S., 2010. Adverse effects of uniform written reporting on accounting practice, education, and research. Journal of Accounting and Public Policy, 29 (2), 99-114. Wells, M., 2011. Framework-based approach to teaching principle-based accounting Standards. Accounting Education: An International Journal, 20 (4), 303–316.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_tao_ke_toan_dap_ung_nhu_cau_thuc_hien_ifrs.pdf
Tài liệu liên quan