Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường mầm non, trường phổ thông
đáp ứng nhu cầu xã hội là mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo của cả nước nói chung
và tỉnh Bình Dương nói riêng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo, đội ngũ giáo viên phổ thông vẫn còn không ít những hạn chế. Chất lượng
chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên khi ra trường chưa đáp ứng yêu cầu mong
đợi của xã hội. Các trường sư phạm ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ
năng thực hành của sinh viên. Trường Đại học Thủ Dầu Một đã và đang đào tạo giáo
viên theo định hướng phát triển năng lực thực hành.
10 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực thực hành tại trường Đại học Thủ Dầu Một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên môn. Giảng viên sư phạm cần trao đổi với GV phổ
thông về phương pháp dạy học và nội dung các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn (về chương
trình, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, dạy học
phân hoá, dạy học tích hợp, đổi mới kiểm tra đánh giá, những nội dung khó...).
136 TRNG I HC TH H NI
Sau khi rút kinh nghiệm trong tiết dạy dự giờ ở các trường tiểu học, trường mầm non,
giảng viên sư phạm thực hiện giảng mẫu nhằm chuyển giao mô hình cho trường phổ thông.
GV phổ thông và SV sư phạm cùng tham gia dự giờ giảng mẫu và phân tích bài học, rút
kinh nghiệm sau giờ dạy. Tóm lại, khoa Sư phạm chủ trương yêu cầu giảng viên chuyên
ngành phương pháp giảng dạy phải dành thời gian trong năm học (ít nhất 8 giờ/năm) để
thăm lớp, dự giờ, giảng mẫu và tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn với các trường phổ
thông nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác, trao đổi chuyên môn giữa cơ sở đào tạo với cơ
sở sử dụng GV.
2.3.4. Tăng cường thực hành môn học cho sinh viên sư phạm
Thực hành trong các môn khoa học cơ bản nhằm ôn tập, củng cố, khắc sâu hơn kiến
thức cơ bản trong các học phần lý thuyết chuyên ngành, từ đó rèn luyện thêm một số kỹ
năng cần thiết cho SV như kỹ năng trình bày, diễn đạt, lập luận, tranh luận, giúp sinh viên
tự tin, tạo tính chủ động trong học tập, trong giao tiếp. Giảng viên khoa Sư phạm, trường
Đại học Thủ Dầu Một luôn tạo điều kiện và ưu tiên cho SV được tham gia thực hành nhiều
hơn. Tất cả các môn học trong khoa học cơ bản cần tổ chức nhiều hoạt động seminar để hỗ
trợ thiết thực cho hoạt động nghiệp vụ sư phạm. Thực hành trong khoa học cơ bản do
giảng viên của các chuyên ngành của khoa học cơ bản đảm nhận.
Thực hành trong khoa học sư phạm là thực hành chính mang tính định hướng nghề
nghiệp cho SV. Vì vậy, cả giảng viên và SV cần dành nhiều thời gian, công sức cho nội
dung thực hành nghề nghiệp. Thực hành trong khoa học sư phạm rất đa dạng, phong phú từ
việc hướng dẫn, rèn luyện cách đi đứng, nói năng, cách trình bày, diễn đạt, cách viết bảng,
cách soạn giảng, cách thức ứng xử, giải quyết các tình huống sư phạm...Tất cả phải được
hướng dẫn, rèn luyện đến nơi đến chốn. Trong chương trình thực hành này, vai trò của
giảng viên phương pháp, giảng viên tâm lý, giáo dục là hết sức quan trọng.
Thực hành trong chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một hình thức thực
hành có nhiều ưu thế bởi thời gian dài, không gian rộng, phạm vi rèn luyện đa dạng, phong
phú. Đây là môi trường thuận lợi để SV thực hành. Giảng viên cần căn cứ vào chuẩn đầu ra
(đại học, cao đẳng) và thực tế trình độ, năng lực nghiệp vụ của SV để đưa ra những nội
dung, phương pháp thực hành thiết thực, có hiệu quả. Bản thân mỗi SV cũng phải tự xem
xét "vốn liếng" nghiệp vụ sư phạm của mình đến đâu để có chủ động trong việc tự rèn
luyện. Chương trình thực hành này đòi hỏi phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo, tích
cực, tự giác của SV.
Thực hành trong chương trình tập giảng là khâu thực hành quan trọng đối với SV sư
phạm, là hình thức thực hành tổng hợp, mang tính thể nghiệm, buộc SV phải vận dụng mọi
TP CH KHOA HC − S
5/2016 137
kiến thức lý thuyết, thực hành và kỹ năng đã được trang bị để lên lớp giảng dạy (nhóm SV
tập giảng). Mỗi SV đóng vai là một GV mầm non, GV phổ thông thực thụ lên lớp giảng
bài theo một quy trình chặt chẽ, có hệ thống. Thực hành trong chương trình tập giảng phải
được tiến hành nghiêm túc dưới sự giám sát của giảng viên bộ môn phương pháp để đánh
giá, rút kinh nghiệm.
2.3.5. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên sư phạm
Nghiên cứu khoa học (NCKH) giáo dục không chỉ giúp cho SV sư phạm khám phá
những tri thức, giá trị khoa học mới, phục vụ cho hoạt động học tập và chuyên môn nghiệp
vụ của bản thân mà còn rèn luyện tư duy, kỹ năng cũng như phẩm chất, thái độ nghiêm túc
của người nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hoạt động NCKH giáo dục trong
trường/khoa sư phạm vẫn còn tồn tại không ít khó khăn: SV tham gia NCKH còn ít, chất
lượng các đề tài NCKH chưa cao, kỹ năng NCKH của SV còn hạn chế, hứng thú và say mê
NCKH vẫn mờ nhạt... Để SV sư phạm say mê và hứng thú với NCKH giáo dục, chủ động
và tích cực hơn trong hoạt động NCKH, có kỹ năng NCKH, sản phẩm khoa học giáo dục
có giá trị thực tiễn cao..., thì vai trò của khoa Sư phạm trong việc tổ chức hoạt động NCKH
giáo dục cho SV là vô cùng quan trọng, thể hiện ở các giai đoạn, các khâu của quá trình
nghiên cứu. Giảng viên cần tư vấn và giải thích để SV hiểu được vai trò, ý nghĩa của
NCKH giáo dục đối với SV sư phạm. Nghệ thuật của giảng viên là hướng cho SV vào mục
đích nghiên cứu rõ ràng; có khả năng phát hiện những mâu thuẫn trong nhận thức và thực
tiễn giáo dục để làm cơ sở cho việc xác định vấn đề nghiên cứu. Hơn nữa, giảng viên cần
giúp cho SV nhận thức được các vấn đề nghiên cứu gắn với hoạt động sư phạm (bao gồm
hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục) trong các nhà trường hiện nay. Để thực hiện
được vai trò đó, giảng viên cần sử dụng kết hợp các cách thức giới thiệu những vấn đề
trong thực tiễn giáo dục.
3. KẾT LUẬN
Chất lượng đội ngũ GV các trường phổ thông phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đào tạo
của các trường sư phạm và là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực
cho xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh đào tạo đội ngũ GV mầm non, GV phổ thông có chất
lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, trường Đại học Thủ Dầu Một đã thường xuyên đổi mới về
nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo, trong đó có hoạt động rèn
luyện nâng cao năng lực thực hành cho SV sư phạm. Đào tạo giáo viên theo định hướng
phát triển năng lực thực hành là một trong những giải pháp quan trọng trước mắt cũng như
lâu dài góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ngành GD&ĐT của tỉnh Bình Dương./.
138 TRNG I HC TH H NI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo Tổng kết thực tập sư phạm, Trường Đại học Thủ Dầu Một, năm học 2013 - 2014,
2014 - 2015.
2. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
3. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học,
Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
4. Nguyễn Thuý Hồng, Hoàng Đức Minh (2015), "Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống
các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục", Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 02/2015, Đà Nẵng.
5. Nguyễn Danh Nam (2014), "Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ sở sử dụng và cơ sở đào tạo
giáo viên", Kỷ yếu Hội thảo "Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên".
6. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá XI.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương (2014), Báo cáo Tổng kết năm học 2013 - 2014 và
Phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 - 2015, tháng 8/2014.
TRAINING TEACHERS TOWARDS THE APPLICATION
CAPACITY DEVELOPMENT AT THU DAU MOT UNIVERSITY
Abstract: Improving the quality of teachers in kindergartens and schools to meet society’s
needs is the target of education and training innovation of our country in general and
Binh Duong Province in specific. In comparison with the renovation requirements of
education and training, teachers’ capacity still exists weakness. The professional quality
of graduated students did not meet the requirements of social expectations. Furthermore,
universities of education paid little attention to improve student’s critical and creative
thinking as well as their application capacity. Thu Dau Mot University has been training
pedagogical students aiming to enhance their application capacity.
Keywords: training model, performance measures, programs, application capacity,
training quality.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_giao_vien_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_thuc_h.pdf