Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay,
một nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các cơ sở đào tạo giáo viên là phải làm sao để
đào tạo ra những giáo viên sáng tạo, đủ phẩm chất và năng lực thực hiện chương
trình và sách giáo khoa mới. Bài viết đề cập đến mô hình đào tạo giáo viên ở một
số nước có nền giáo dục phát triển; những yêu cầu về năng lực và kỹ năng của giáo
viên phổ thông đáp ứng chương trình, sách giáo khoa mới; vai trò của năng lực sáng
tạo trong đào tạo giáo viên; tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng
yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới và một số kiến nghị, đề xuất đổi mới
đào tạo giáo viên.
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đào tạo giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình và sách giáo khoa mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁO VIÊN
định tại Luật Giáo dục đại học. Việc chọn cách tiếp cận phát triển chương trình đào tạo giáo
viên cần quan tâm tới triết lý đào tạo giáo viên như thế nào. Mục tiêu tổng quát trong Nghị
quyết số 29/NQ-TW là “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất
tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân”. Trên cơ sở đó các cơ sở đào tạo GVPT cần xác
định rõ mục tiêu đào tạo sinh viên thành những nhà giáo dục được trang bị đầy đủ kiến thức
khoa học giáo dục cơ bản, có kiến thức sâu về chuyên môn và có kỹ năng sư phạm tốt. Điều
này phù hợp với mục tiêu đào tạo giáo viên trình độ đại học trong nhiều chương trình đào tạo
giáo viên ở Hoa Kỳ, trong những chương trình này ngoài phần kiến thức và kỹ năng cơ sở của
ngành và liên ngành, đều yêu cầu người học phải hoàn thành kiến thức giáo dục đại cương (ví
dụ như Trường Đại học Trnity, Hoa Kỳ) nhằm trang bị cho người học kiến thức, kỹ năng để con
người phát triển toàn diện.
Với cách tiếp cận như vậy, lựa chọn được xem là phù hợp để phát triển chương trình đào
tạo giáo viên là dựa trên kết quả học tập đầu ra. Trên cơ sở xác định kết quả học tập đầu ra đối
với mỗi chương trình đào tạo để xác định các đặc trưng của chương trình như: mục đích, mục
tiêu dạy học, cấu trúc và nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện
dạy học, và công cụ đánh giá hoạt động dạy học.
Khi đó, chương trình đào tạo được phát triển xuất phát từ nhu cầu thực tế phát triển giáo
dục của ngành, của từng địa phương đáp ứng yêu cầu của các cơ sở sử dụng lao động. Muốn
vậy, việc xác định đầu ra của mỗi chương trình đào tạo cần dựa trên cả khung trình độ quốc gia
và chuẩn năng lực của giáo viên. Cùng với đó, việc xác định chuẩn đầu ra phải gắn với chuẩn
nghề nghiệp giáo viên hay những chuẩn năng lực giáo viên. Điều này là cơ sở để đánh giá
khách quan sự đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết đối với đào tạo giáo viên phổ thông của các cơ
sở đào tạo; mặt khác hướng đến thiết lập sự tương đương văn bằng đào tạo giáo viên giữa Việt
Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, cùng với sự dịch chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sẽ
có tác động lớn đến mục tiêu đào tạo giáo viên, từ đó cấu trúc các chương trình đào tạo trong
các trường đại học cũng có sự chuyển đổi theo cho phù hợp. Điều đó đã được thể hiện ở các
chương trình đào tạo giáo viên của nước ta trong gần 2 thập kỷ vừa qua. Chương trình gồm
khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Cấu trúc chương
trình này theo mô hình của Hoa Kỳ và một số nước trong khối ASEAN và Đông Á.
Như vậy, để tạo ra những bước đột phá trong đổi mới đào tạo giáo viên tiệm cận chuẩn
hóa với khu vực và thế giới, ngoài vấn đề lựa chọn mô hình đào tạo mềm dẻo thì sự thay đổi
các chương trình đào tạo giáo viên có thể xem như yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc
nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
2.5. Một số đề xuất đổi mới đào tạo giáo viên phổ thông hiện nay
(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm hoàn thiện quy hoạch hoàn thiện hoàn thiện hệ thống
các trường đại học sư phạm trọng điểm theo vùng, chỉ đạo các cơ sở này tiếp tục duy trì mô
hình đào tạo song song trên cơ sở xác định rõ triết lý và mục tiêu đào tạo phù hợp với xu
531Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
hướng phát triển của quốc tế. Muốn thực hiện có hiệu quả từ mô hình đạo tạo song song
như hiện nay, ngoài sự khẳng định vị thế của các trường đại học sư phạm, đòi hỏi phải có
sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn xã hội để ngày càng có nhiều học sinh giỏi dự thi (hoặc xét
tuyển) vào các trường đại học sư phạm để đào tạo họ thành những giáo viên sáng tạo.
(2) Phát triển mô hình đào tạo giáo viên nối tiếp, bởi ưu điểm nổi trội của mô hình này
là cung cấp cho người học một nền tảng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm vững
vàng hơn, người học được rèn luyện các kỹ năng sư phạm, được tiếp xúc với trường phổ
thông nhiều hơn. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy mô hình nối tiếp đang được các nước
như Cộng hòa Liên bang Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Singapore áp dụng thành công. Những
ưu điểm của mô hình này đã cho ra lò những sản phẩm đáp ứng các yêu cầu đối với một
giáo viên sáng tạo và đã được thị trường thẩm định trong nhiều năm nay.
(3) Tiếp cận xây dựng chương trình mở, hiện đại. Việc thay đổi phương pháp dạy học
theo hướng phát triển năng lực phải bắt đầu từ đội ngũ giảng viên đại học. Đào tạo giáo
viên phát triển kỹ năng, giúp cho giáo viên có năng lực nghiên cứu trong hoạt động nghề
nghiệp, có khả năng thích ứng dễ dàng với sự thay đổi chương trình, sách giáo khoa và tri
thức khoa học hiện đại.
(4) Tạo dựng môi trường giữa cơ sở đào tạo giáo viên với trường phổ thông để sinh viên
có thể tiếp cận nhanh nhất với môi trường giáo dục phổ thông ngay từ năm học đầu tiên, ở đây
sinh viên sẽ được rèn luyện thường xuyên hơn các kỹ năng sư phạm, thay cho cách làm như
hiện nay đến năm thứ ba sinh viên mới được đi thực tế ở trường phổ thông. Định kỳ 2-3 năm
tổ chức hội nghị giữa các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông với giáo viên cốt cán của các sở
GD&ĐT để xác định các vấn đề cụ thể về hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy, đánh
giá học sinh nhằm giúp các cơ sở đào tạo giáo viên có thêm thông tin thực tiễn để phát triển
chương trình và điều chỉnh các mô hình đào tạo - bồi dưỡng giáo viên phù hợp.
(5) Các cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông đổi mới quy trình đánh giá giảng viên và kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đối với giảng viên ngoài phẩm chất, năng lực dạy
học cần quan tâm đến năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng, năng lực sáng tạo, năng tổ
chức, năng lực tự học. Đối với sinh viên coi trọng phẩm chất, năng lực và các kỹ năng nghề cốt
lõi phù hợp với chuyên môn đào tạo.
3. Kết luận
Nghị quyết số 29/NQ-TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã xác định phát triển đội
ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ và giải pháp chiến lược của đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục Việt Nam. Vì thế, công tác đào tạo giáo viên phải được toàn xã hội quan
tâm và đầu tư, chăm lo phát triển với mục tiêu đào tạo những giáo viên sáng tạo có đủ phẩm
chất và năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông.
Trên cơ sở tham khảo mô hình và kinh nghiệm đào tạo giáo viên của các nước có nền
giáo dục tiên tiến để xây dựng triết lý và mục tiêu đào tạo giáo viên dựa trên các năng lực
cơ bản để chọn cách tiếp cận xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nhằm đào tạo ra một
đội ngũ giáo viênphổ thông có khả năng thích ứng với xã hội hiện đại trong bối cảnh toàn
532 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
cầu hóa và hội nhập quốc tế. Giải quyết được vấn đề đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
có chất lượng sẽ góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 8 về đổi mới căn
bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Tài liệu tham khảo
* Tiếng Việt
[1] Vũ Quốc Chung, Nguyễn Văn Cường, Lê Đông Phương, Nguyễn Chí Thành, Bùi Đức
Thiệp, Cary J. Trexler Luccile Gregorio (2011), Giới thiệu mô hình đào tạo GV THPT và
trung cấp chuyên nghiệp ở một só quốc gia, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[2] Jakupec Victor, Meier Bernd, Nguyễn Văn Cường (2006), “Các xu hướng quốc tế trong
xây dựng chương trình dạy học và sự liên hệ với chương trình THPT ở Việt Nam”, Tạp
chí Giáo dục, số 40, kỳ 2-6/2006.
[3] Trần Thị Bích Liễu. (2013), Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo. NXB Giáo dục Việt Nam.
[4] Bùi Việt Phú – Lê Quang Sơn (2013), Xu thế phát triển GD - Giáo trình sau đại học, NXB
Giáo dục Việt Nam.
[5] Bùi Việt Phú (2014), Đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau 2015 và vấn đề đào tạo
giáo viên, Kỉ yếu Hội thảo Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu phát triển GD
Việt Nam, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Bùi Việt Phú (2015), “Mô hình đào tạo giáo viên: Kinh nghiệm thế giới và vận dụng ở Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 121, tháng 10/2015 (tr 7 – 10).
[7]. Singh Raja Roy (1991): Nền giáo dục cho thế kỷ XXI: Những triển vọng của châu Á – Thái
Bình Dương, UNESCO khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Băng-Cốc.
* Tiếng Anh
[8] Brady, R., & Edelman, L. A. (2012), State of Create Global Benchmark Study: Global Benchmark
Study on Attitudes and Beliefs about Creativity at Work, School and Home. Retrieved on
16/03/2017 from https://www.adobe.com/aboutadobe/pressroom/pdfs/Adobe_State_of_
Create_Global_Benchmark_Study.pdf.
[9] Miller, B., Vehar, J., Firestien, R., Thurber, S., & Nielsen, D. (2011), Creativity unbound: An
introduction to creative process. Evanston, IL: FourSight, LLC.],
[10] Torrance, E. P. (1979), An instructional model for enhancing incubation. The Journal of
Creative Behavior, 13, pp.23-35.
533Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...
TRAINING COMMON TEACHERS MEET THE PROGRAM
AND NEW SCIENCE BOOKS
Bui Viet Phu1
Abstract
In the current context of basic and comprehensive reform of general education
in Vietnam today, an important task for teacher training institutions is how to train
creative, qualified teachers. quality and capacity to implement new curriculum and
textbooks. The article mentions models of teacher training in some countries with
developed education; requirements on competence and skills of general teachers
to meet the new curriculum and textbooks; the role of creative capacity in teacher
training; approach to building a teacher training program that meets the requirements
of the new curriculum and textbooks and some recommendations and proposals for
teacher training innovation.
Keywords: Education; Educate; Teacher; Capacity; Skill.
1 University of Education, Danang University; Mobile: 0913439245; Email: vphuspdn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_tao_giao_vien_pho_thong_dap_ung_chuong_trinh_va_sach_gia.pdf