Giáo dục đại học Việt Nam đã có tiến trình phát triển gần 1.000 năm, đào tạo
nhiều thế hệ trí thức đồng thời cũng hình thành và xác lập những chuẩn mực đạo đức
nhà giáo. Bài viết này tiếp cận từ góc độ sử học nhằm làm rõ quá trình chuyển biến về
chuẩn mực đạo đức của nhà giáo trong môi trường giáo dục đại học ở Việt Nam qua
các thời kỳ; dưới tác động của bối cảnh lịch sử, hệ tư tưởng chủ đạo và triết lý giáo dục
của từng thời kỳ. Kết quả cho thấy, giáo dục đại học Việt Nam đã xây đắp nhiều thế hệ
nhà giáo sáng ngời phẩm chất đạo đức và nhân cách. Từ kết quả nghiên cứu về đạo đức
nhà giáo truyền thống và hiện đại, bài viết phác thảo khung chuẩn mực đạo đức nhà
giáo đại học trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 và tăng cường hội nhập quốc tế
của đất nước Việt Nam hiện nay
12 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đạo đức nhà giáo trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à
“sự hẫng hụt của đội ngũ cán bộ trên nhiều mặt – hậu quả của thời kỳ bao cấp, trì trệ
kéo dài”; là “tính phức tạp trong sự chuyển đổi cơ chế vận hành toàn bộ hệ thống giáo
dục trong nền kinh tế thị trường và mở cửa” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1995). Điều đáng
lo ngại nhất là sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận nhà giáo trong bối cảnh có nhiều
cám dỗ từ danh lợi, dẫn đến tình trạng thiếu gương mẫu, không đấu tranh với những
gian dối trong giáo dục; thậm chí còn bị lôi cuốn vào những việc làm tiêu cực, thương
mại hóa hoạt động giáo dục, đánh mất đạo đức và lương tâm nhà giáo.
Khi đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
những yêu cầu cao đặt ra cho sự nghiệp giáo dục đại học, đạo đức nhà giáo vẫn là vấn
đề rất đáng quan tâm, được đề cập thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, trên
các diễn đàn hội thảo Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VIII, tháng 12/1996) cảnh báo: “Một bộ phận giáo viên và cán bộ quản lý trong giáo
dục thiếu gương mẫu về đạo đức và lối sống” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
1996). Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) nhận
định: “Trong giáo dục và đào tạo có những hiện tượng tiêu cực đáng lo ngại”. Báo cáo
chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (tháng 4/2006) tiếp tục ghi nhận: “Công tác quản lý
giáo dục, đào tạo chậm đổi mới và còn nhiều bất cập; những hiện tượng tiêu cực như
bệnh thành tích, thiếu trung thực kéo dài, chậm được khắc phục” (Đảng Cộng sản
Việt Nam, 2001).
Ngày 16/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về đạo đức nhà
giáo, “nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất
và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn
mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo”. Cùng với việc ban hành Quy định,
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các
trường đại học, cao đẳng căn cứ vào Quy định này để tổ chức thực hiện; tăng cường
kiểm tra việc thực hiện của các nhà giáo, tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tổ
chức, cá nhân thực hiện tốt và xử lý nghiêm túc, kỷ luật thích đáng các cá nhân, tổ chức
vi phạm” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008).
78
Tuy nhiên, gần 3 năm sau ngày Quy định về đạo đức nhà giáo được ban hành,
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 1/2011) vẫn nhấn mạnh:
“Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu
quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”. Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 8 (khóa
X, tháng 11/2013) chỉ ra tình trạng “đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập
về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát
triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” (Ban Chấp
hành Trung ương, 2013). Và sau 10 năm có Quy định về đạo đức nhà giáo, ngày
7/5/2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo lại phải ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác
quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, bởi “thời gian gần đây, đã xảy ra tình trạng một
số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo,
gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Rõ ràng,
đạo đức nhà giáo – trong đó có nhà giáo đại học – vẫn là vấn đề rất cần được lưu tâm để
xác lập các chuẩn mực cụ thể, nói cách khác là các quy tắc đạo đức được xã hội thừa
nhận, làm mục tiêu và định hướng cho hoạt động của nhà giáo ở từng vị trí công tác.
Nghị quyết 29-NQ/TW (ngày 4/11/2013) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo” đã chỉ ra những quan điểm lớn cho việc xác lập chuẩn mực đạo đức nhà
giáo: “Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo”; “Chú trọng giáo
dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào
những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân
loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”
(Ban Chấp hành Trung ương, 2013). Trên tinh thần đó, căn cứ các chỉ thị, nghị quyết
của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan của Chính phủ, của các bộ,
ngành, cần cụ thể hóa hơn nữa bộ chuẩn mực đạo đức nhà giáo đại học với 3 nhóm
thành tố: (1) Phẩm chất chính trị; (2) Đạo đức nghề nghiệp; (3) Lối sống, tác phong;
đồng thời cũng cần có sự phân định để xây dựng bộ quy tắc ứng xử giữa nhà giáo đơn
thuần làm nhiệm vụ chuyên môn với nhà giáo kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
*
Lịch sử giáo dục đại học Việt Nam kể từ mốc khởi đầu thành lập Quốc Tử Giám
cho đến nay đã gần 1.000 năm. Xuyên suốt tiến trình lịch sử ấy, nhiều tấm gương nhà
giáo bậc đại học đã trở thành những tượng đài về đạo đức và nhân cách. Kế thừa và phát
huy những giá trị truyền thống đó kết hợp với tiếp thu tinh hoa của nền giáo dục hiện
đại để kiến tạo chuẩn mực đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách
mạng công nghiệp 4.0 – đó vừa là yêu cầu bức thiết, vừa là sứ mệnh của ngành giáo dục
đại học, hướng tới mục tiêu “xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc
phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu cực trong giáo dục và đào
tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021).
Tạp chí khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(52)-2021
79
CHÚ THÍCH
(1) Trước đó đã có các khoa thi tam giáo được tổ chức vào các năm 1195 (triều Lý), 1227 và
1247 (triều Trần).
(2) Thời Trần, Tư nghiệp là chức học quan đứng đầu Quốc Tử Giám. Sang thời Lê sơ, Tế tửu là
chức vụ đứng đầu; Tư nghiệp đứng hàng thứ hai, sau Tế tửu.
(3) Theo Nghị định ngày 24/9/1907 của Toàn quyền về việc bổ nhiệm giảng viên Đại học Đông
Dương năm học 1907-1908, danh sách gồm có 14 giảng viên bộ môn và 4 giảng viên thực
hành, tất cả đều là người Pháp.
(4) Tác giả cho biết thêm: “Nguyễn Khánh Toàn, sinh viên trường Sư phạm – đã có thể đọc
trước A. Varenne [toàn quyền Đông Dương 1925-1928 – LHP] một bài diễn văn mang tính
kích động mà không bị đe dọa phiền phức”.
(5) Trong một bài viết khác, GS. Hoàng Như Mai cho biết cũng có giáo sư “vốn là hẹp hòi, nên
đã đánh trượt cả lớp trong kỳ thi” chỉ vì lớp học ấy “vào một dịp lễ, tổ chức liên hoan mà
không mời giáo sư” tham dự.
(6) Các nguyên tắc này được nêu rõ trong Sắc lệnh 146/SL (ngày 10/8/1946) của Chủ tịch
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Quyền Chủ tịch Huỳnh Thúc Kháng ký.
(7) Trong đợt phong chức danh đầu tiên, có các giáo sư: Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu
Tước, Nguyễn Xuân Nguyên, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Chung, Trương Công Quyền
(lĩnh vực y – dược); Đặng Thai Mai, Phạm Huy Thông, Trần Văn Giàu, Hoàng Xuân Nhị,
Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo (lĩnh vực khoa học xã hội); Lê Văn Thiêm, Ngụy Như
Kon Tum, Vũ Như Canh, Nguyễn Hoán, Nguyễn Thúc Hào (lĩnh vực khoa học tự nhiên).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013.
[2] Ban Chấp hành Trung ương (1996). Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung
ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000. Số 2-NQ/HNTW, ngày
24/12/1996. Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 55, 1996. NXB Chính trị Quốc gia, 2015.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-
1995). NXB Giáo dục.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008). Quyết định ban hành quy định về đạo đức nhà giáo. Số
16/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/4/2008.
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao
đạo đức nhà giáo. Số 1737/CT-BGDĐT, ngày 7/5/2016.
[6] Bộ Quốc gia Giáo dục (1958). Tài liệu hội thảo giáo dục toàn quốc lần thứ nhất. Bộ Quốc
gia Giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
[7] Cao Xuân Dục (1996). Sự đạo trong sách "Nhân thế tu tri". Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên).
Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945. NXB Giáo dục.
[8] Chính phủ (1946). Sắc lệnh về đặt những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới. Số 46,
ngày 10/8/1946.
[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Tập 1.
NXB Chính trị Quốc gia.
80
[10] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB
Chính trị Quốc gia.
[11] Đỗ Thị Tám. Các vị Tế tửu, Tư nghiệp Quốc Tử Giám Thăng Long trong sự nghiệp phát
triển văn hóa, giáo dục đất nước.
[12] Hồ Chí Minh (1981). Toàn tập, Tập 2. NXB Sự Thật.
[13] Hoai Huong Aubert – Nguyen và Michel Espagne (chủ biên, 2018). Việt Nam một lịch sử
chuyển giao văn hóa. Phạm Văn Quang chủ trì dịch và giới thiệu. NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[14] Hoàng Như Mai (1998). Hồi ức và suy nghĩ về văn hóa giáo dục. NXB Giáo dục.
[15] Lê Nguyễn (2018). Việc học và thi ở miền Nam những năm 1954-1963 (phần 2). Văn hóa
Nghệ An. 10-12-2018.
nam-nhung-nam-1954-1963-phan-2
[16] Lê Văn Giang (2003). Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam. NXB Chính
trị Quốc gia.
[17] Mai Xuân Hải (1992). Bài văn khuyên chăm học của vua Lê Thánh Tông. Tạp chí Hán
Nôm, số 2/1992.
[18] Ngô Sĩ Liên và nhiều tác giả (2004). Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 1. NXB Khoa học Xã hội.
[19] Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên, 1996). Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng
Tám 1945. NXB Giáo dục.
[20] Nguyễn Thụy Phương (2020). Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa. NXB Hà Nội.
[21] Nguyễn Tiến Cường (1998). Sự phát triển giáo dục và chế độ thi cử ở Việt Nam thời phong
kiến. NXB Giáo dục.
[22] Nguyễn Văn Tú. Quan Tế tửu, Tư nghiệp Quốc Tử Giám.
tich/#post59.
[23] Nhiều tác giả (2014). Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai với đồng nghiệp và môn
sinh. NXB Thanh niên.
[24] Phan Huy Chú (2007). Lịch triều hiến chương loại chí, mục Quan chức chí, Tập 1. NXB
Giáo dục.
[25] Quốc sử quán triều Nguyễn (2004). Đại Nam thực lục, Tập 3. NXB Giáo dục.
[26] Trần Thị Phương Hoa (2016). Đại học Đông Dương 1906-1945, nỗ lực hiện đại hóa và định
hướng ứng dụng. Hội thảo khoa học Đại học Đông Dương trong nền giáo dục Pháp – Việt
nửa đầu thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và văn hóa. Đại học Quốc gia Hà Nội.
https://vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N19244/dH-dong-Duong-1906-1945,-no-luc-hien-dai-hoa-
va-dinh-huong-ung-dung.htm.
[27] Trần Văn Chánh (2014). Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975 trên con đường xây
dựng và phát triển. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, 7(8), 114-115.
[28] Trịnh Thị Hà (2015). Thầy giáo Trường Quốc Tử Giám (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ
XIX). Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1(86).
[29] Trịnh Văn Thảo (2019). Nhà trường Pháp ở Đông Dương. NXB Tri thức.
[30] Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (2016). Giáo dục Việt Nam thời kỳ thuộc địa qua tài liệu lưu
trữ (1858-1945). NXB Thông tin và Truyền thông.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_duc_nha_giao_trong_lich_su_giao_duc_dai_hoc_viet_nam.pdf