Đạo đức nghề nghiệp - Chìa khóa thành công trong giáo dục đại học

Đạo đức nghề nghiệp là một phần trong hệ thống đạo đức xã hội, được thực tiễn hoá trong hoạt

động nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp được thực hiện một cách tự giác

trong lao động. Cá nhân đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp là đánh mất ý thức về bản

thân mình, làm mất đi ý nghĩa làm người cũng như giá trị của lao động. Do đó, việc giáo dục đạo đức

nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể, hướng con người vươn tới

những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp. Trong bài báo này, tác giả trình bày về đạo

đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên khối kinh tế nói riêng, trách nhiệm

của sinh viên và nhiệm vụ của nhà trường trong việc rèn luyện và giáo dục đạo đức nghề nghiệp.

pdf6 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 13/05/2022 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đạo đức nghề nghiệp - Chìa khóa thành công trong giáo dục đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 4 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP - CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ThS. Hà Nhật Quang CN. Đoàn Thanh Hoà TÓM TẮT Đạo đức nghề nghiệp là một phần trong hệ thống đạo đức xã hội, được thực tiễn hoá trong hoạt động nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp được thực hiện một cách tự giác trong lao động. Cá nhân đánh mất ý thức về nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp là đánh mất ý thức về bản thân mình, làm mất đi ý nghĩa làm người cũng như giá trị của lao động. Do đó, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp chính là để hình thành nhân cách nghề nghiệp của mỗi chủ thể, hướng con người vươn tới những giá trị chân, thiện, mỹ trong hoạt động nghề nghiệp. Trong bài báo này, tác giả trình bày về đạo đức nghề nghiệp nói chung và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên khối kinh tế nói riêng, trách nhiệm của sinh viên và nhiệm vụ của nhà trường trong việc rèn luyện và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Từ khóa: Đạo đức, nghề nghiệp, lao động, giáo dục, hoạt động, trách nhiệm SUMMARY Professional ethics are a part of the social ethics that is practiced in the professional practice of every individual. Professional morality is practiced voluntarily in labor. Individuals who lose their sense of professional ethics are losing their sense of self, losing the sense of being human as well as the value of labor. Therefore, the education of professional ethics is to create the professional personality of each person, leading people to reach the values of good, in professional activities. In this article, we present the general professional ethics and professional ethics for economics students in particular, the responsibilities of students and the school's mission in training and professional ethics education. Key words: Ethics, profession, labor, education, activities, responsibilities ... 1. Đặt vấn đề Những tác động của nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra những biến động về giá trị đạo đức trong xã hội ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực và trong tầng lớp sinh viên. Thực tế cũng cho thấy công tác giáo dục đạo đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, học viên trong các trường đại học, cao đẳng chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm tạo ra sự định hướng, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những mặt tích cực, giúp sinh viên rèn luyện những phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp để họ vững bước vào cuộc sống lao động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động có đầy đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ khoa học kỹ thuật nghề nghiệp, năng động, sáng tạo phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Một số khái niệm về đạo đức nghề nghiệp 2.1. Đạo đức nghề nghiệp Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử. Nghề có quá trình ra đời, phát triển và suy vong theo tiến trình lịch sử. Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao động. Lao động là hoạt động sáng tạo ra con người và là cơ sở cho sự phát triển xã hội loài người. Lao động chính là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề. Hay “Nghề là công việc chuyên, làm theo sự phân công lao động xã hội”. Như vậy, theo định nghĩa này nghề gần như gắn bó cả cuộc đời hoặc phần lớn cuộc đời của người lao động vào nó. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 5 Mỗi người khi sinh ra đã được sắp đặt cho mình một nghề nào đó thì dù trong hoàn cảnh nào cũng nên hết lòng vì nghề và sống bằng nghề. Nghề không chỉ là phương tiện để sống mà còn là điều kiện mà qua đó, mỗi người có thể cống hiến sức lực và trí tuệ cho xã hội. Khái niệm đạo đức nghề nghiệp xuất hiện từ rất sớm, trong quá trình hành nghề luật sư, người ta đã tìm kiếm những cách thức ứng xử đạo đức cho luật sư. Các luật sư ở Hy Lạp ngay từ thế kỷ IV trước Công nguyên và trong thế kỷ I Kỷ nguyên La Mã đã bắt đầu đóng một vai trò tích cực trong việc hình thành các tòa án có hệ thống và ứng xử phối hợp. Những kết quả trong đạo đức nghề nghiệp do các luật sư ở La Mã tạo ra, biến mất cùng với sự sụp đổ của Đế chế La Mã và sự mở đầu của thời kỳ Trung cổ ở châu Âu. Ứng xử nghề nghiệp quay trở lại trong thế kỷ XII ở các trường đại học châu Âu sau khi nhà chinh phục William đã xây dựng các tòa án một cách có tổ chức ở Anh và cơ chế bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên, giai cấp thống trị vẫn thống trị các tòa án Trung cổ và đạo đức nghề nghiệp vẫn chỉ tồn tại trên lý thuyết nhiều hơn là thực tế trong suốt cả thời kỳ Trung cổ. Đạo đức được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội. Còn đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất cần có của mỗi người theo đúng những quy tắc chuẩn mực của một nghề nhất định, được cộng đồng xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, thái độ của con người trong quan hệ với con người, tự nhiên và xã hội khi hành nghề. C.Mác đã viết rằng: “Nếu ta chọn một nghề, trong đó ta có thể làm việc được nhiều hơn cho nhân loại, thì ta không còng lưng dưới gánh nặng của nó, bởi vì đó là sự hy sinh vì mọi người...” Ở nước ta, vấn đề đạo đức và đạo đức nghề nghiệp cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu, nhất là vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ đảng viên. Người luôn nhấn mạnh và khẳng định, đạo đức là cái gốc của người cách mạng, của cán bộ, công chức, đòi hỏi mỗi người, nhất là người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng, phải kết hợp chặt chẽ phẩm chất và năng lực, hồng và chuyên, đức và tài, trong đó đức là gốc. Từ năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ban hành Quy chế công chức Việt Nam. Sau này, trong các văn bản pháp luật, trong Hiến pháp, Luật cán bộ công chức, những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp luôn được quy định cụ thể, rõ ràng. Với tư cách là một dạng của đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp có quan hệ chặt chẽ với đạo đức cá nhân và thể hiện thông qua đạo đức cá nhân. Trong thời đại xã hội chủ nghĩa, đạo đức nghề nghiệp có vai trò xã hội to lớn được thực tiễn hoá trong công cuộc lao động, sản xuất. Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, mỗi thành viên cần xác định rằng sự yêu nghề, chữ tín, làm việc hợp đạo lý, có hiệu quả, năng suất cao nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc là những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. 2.2. Lương tâm nghề nghiệp Lương tâm là tâm lương thiện, hiền lương, thiện lành. Hay lương tâm có nghĩa là nhận thức nội tâm theo lẽ phải, nhận thức đúng sai, phải trái, khả năng tự đánh giá hành vi của mình về phương diện lẽ sống và đạo đức. Lương tâm có nghĩa là tâm công minh, chính trực (công tâm hay trực tâm). Người có lương tâm luôn luôn chỉ làm các việc thiện lành, lương thiện, ích lợi cho mình và cho người với tất cả tấm lòng chân thật, hiền lương, không làm các việc xấu ác, lợi mình hại người, không đem lại khổ đau cho người khác. Mỗi con người với tư cách là một chủ thể đạo đức bao giờ cũng biểu hiện là người sống có lương tâm, mà rõ nét nhất là trong hoạt động nghề nghiệp của họ. Lương tâm nghề nghiệp là ý thức trách nhiệm của chủ thể đối với hành vi của mình trong hoạt động nghề nghiệp; là thái độ và cách ứng xử của người làm nghề trước lợi ích của người khác, của xã hội; là sự tự phán xử về các hoạt động, các hành vi nghề nghiệp của mình. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm của người làm nghề trước xã hội TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 6 và trước người khác, còn lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đó. Vì vậy, ý thức về nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp là nền tảng, là cơ sở để hình thành lương tâm nghề nghiệp của mỗi người. 3. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Đạo đức nghề nghiệp được tuân theo trong hoạt động nghề nghiệp, có chuẩn mực và qui phạm đạo đức đặc trưng của mỗi nghề nghiệp. Trong xã hội có bao nhiêu nghề thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp. Trong thời kì lịch sử nào, đạo đức nghề nghiệp đều là đạo đức của xã hội và đương thời, đạo đức nghề nghiệp được biểu hiện đặc thù và quán triệt cụ thể trong các hoạt động nghề nghiệp. Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, mỗi thành viên trong xã hội phải lấy: yêu công việc, yêu nghề nghiệp, làm việc có tâm huyết, hết lòng phục vụ nhân dân, cống hiến cho đất nước làm nội dung chủ yếu của đạo đức nghề nghiệp. Đó là chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chung mà tất cả các ngành nghề đều phải tuân theo. 3.1. Các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà sinh viên cần rèn luyện - Giữ được lương tâm nghề nghiệp: muốn rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, trước hết phải giữ được lương tâm nghề nghiệp; ý thức đạo đức nghề nghiệp giúp người lao động hiểu sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của ngành nghề, từ đó bồi đắp tình yêu và tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Trong thực tiễn, người có lương tâm trong sạch là người có khả năng tự ý thức về hành vi của mình và người có lương tâm nghề nghiệp trong sáng sẽ hành nghề với cả tấm lòng và nhiệt huyết của chính mình. - Tính chuyên cần, lao động nghiêm túc: một trong những yếu tố không thể thiếu của đạo đức nghề nghiệp là một thái độ lao động nghiêm túc, đam mê công việc, tính kỷ luật cao. Người lao động tạo ra sản phẩm bằng tất cả tâm huyết của mình, mang lại hiệu quả và niềm vui cho người khác khi đó họ đã thể hiện được đạo đức nghề nghiệp. - Tinh thần trách nhiệm: đạo đức nghề nghiệp phải có tinh thần trách nhiệm với bản thân và xã hội. Một người có đạo đức nghề nghiệp tốt phải biết rèn luyện sự cẩn thận và chu đáo với từng công việc mình đang đảm nhận, biết nhận trách nhiệm và sửa sai khi phạm sai lầm. - Tình yêu thương: một cá nhân thành đạt ngoài tinh thần đam mê, cầu tiến thì cần phải có trái tim yêu thương. Khi có tình thương, con người sẽ cống hiến hết mình và có tâm với từng sản phẩm mình tạo ra, phải có yếu tố tiên quyết là mang lại lợi ích cho bản thân, xã hội và môi trường. Ngoài ra, cá nhân phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc và trong cuộc sống; tôn trọng tập thể, chống chia rẽ, bè phái, đố kỵ, chủ nghĩa cá nhân và cục bộ địa phương. - Tinh thần học hỏi: sự thành công của con người không chỉ có sự đam mê mà còn phải không ngừng học hỏi sáng tạo, tiến đến thành công cao nhất. - Niềm tin và sự lạc quan: đạo đức luôn gắn liền với sự tiến bộ trong cuộc sống của mỗi người. Dù xã hội thay đổi thế nào cũng không thể thay thế được đạo đức nghề nghiệp. Một người có tinh thần lạc quan và niềm tin sẽ có động lực để cá nhân và tập thể vượt qua khó khăn vươn tới thành công nhất định. - Lòng yêu nghề: tình yêu đối với nghề làm cho cá nhân hăng say, tích cực, sáng tạo trong công việc. Tình yêu nghề là một trong những cơ sở để hình thành các năng lực nghề nghiệp và đồng thời năng lực nghề nghiệp sau khi được hình thành và rèn luyện lại ảnh hưởng đến việc hình thành các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp. 3.2. Các chuẩn mực nghề nghiệp sinh viên khối kinh tế cần rèn luyện Ngoài các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trên, sinh viên khối kinh tế cần phải trang bị cho mình các chuẩn mực sau: TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 7 - Tính trung thực: trung thực với bản thân, với khách hàng, không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hành pháp luật... - Tôn trọng con người: đối với những người cộng sự và dưới quyền cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tiềm năng phát triển của nhân viên; đối với khách hàng cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng - Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của xã hội; góp phần tích cực giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển. 4. Trách nhiệm của sinh viên trong rèn luyện đạo đức nghề nghiệp Sinh viên là người có trình độ, có tri thức, đầy nhiệt huyết và nhạy bén trong việc tiếp thu cái mới. Sinh viên là lớp người chịu nhiều ảnh hưởng tích cực cũng như tiêu cực của đời sống xã hội, của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. Do vậy, sinh viên cần ý thức cho mình trách nhiệm rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, để trở thành người có đủ đức và tài, cụ thể là: - Xác định vị trí, vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: tại Hội nghị Trung ương 7, khóa X, Đảng ta xác định: “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm công việc đòi hỏi hi sinh, sức khỏe và sáng tạo”. Muốn hoàn thành sứ mệnh trên thì khi còn học ở trường, ngoài việc tích lũy tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tư duy nghề nghiệp thì sinh viên cần ý thức trách nhiệm của mình với đất nước, biết sống vì mọi người, tự nguyện, tự giác suốt đời phấn đấu cho cho độc lập của Tổ quốc, tự do cho nhân dân. - Sinh viên phải biết sống có lý tưởng: khi có lý tưởng sống tốt đẹp, sinh viên mới thấy rõ được mục đích, ý nghĩa cao đẹp của cuộc sống, từ đó đem tài năng, trí tuệ, sức mạnh của mình để phục vụ cho bản thân và cho xã hội. Khi đã hình thành cho mình được lý tưởng sống tốt đẹp, sinh viên cũng sẽ biết đâu là điểm mạnh của bản thân để phát huy và đâu là điểm yếu để khắc phục. Sống có lý tưởng cũng là trách nhiệm của mỗi thanh niên đối với đất nước. Do vậy, việc xác định được cho mình lý tưởng sống vì hạnh phúc của xã hội, của Tổ quốc, của nhân dân và phấn đấu vì lý tưởng đó là một trong những nội dung tu dưỡng đạo đức cách mạng của sinh viên Việt Nam hiện nay. - Tự đánh giá, tự giáo dục ở sinh viên: tự ý thức là một trình độ phát triển cao của ý thức; nó giúp cho sinh viên hướng tới sự tích cực, chủ động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; từ đó biết tự đánh giá bản thân, đây là một phẩm chất quan trọng của nhân cách. Qua hoạt động tự đánh giá mà sinh viên có thái độ, hành vi phù hợp với tính chất của lao động nghề nghiệp. Ý thức tự đánh giá ở sinh viên có ý nghĩa để tự giáo dục. Vì thế, sinh viên đã sớm hình thành cho mình một số phẩm chất tốt đẹp làm tiền đề quan trọng để hình thành đạo đức nghề nghiệp. - Sinh viên cần nhận thức rõ về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tự rèn luyện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để hoàn thiện nhân cách. Vì đạo đức nghề nghiệp không tự nhiên mà có, mà phải do bản thân tự nhận thức, tự rèn luyện với thái độ say mê nghề nghiệp thì mới thành công. 5. Trách nhiệm của nhà trường trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học là phải tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp; giúp cho học sinh, sinh viên yêu nghề hơn, có ý thức trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách trở thành người lao động tốt. Công cuộc kiến tạo ra những người lao động có đầy đủ đức, trí, chân, thiện, mỹ, trước tiên phải nhờ đến ngành giáo dục và đào tạo. Cụ thể : TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 8 Thứ nhất, giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng, lòng nhân ái, bao dung: Mỗi con người, mỗi sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng đều chịu ảnh hưởng một hệ tư tưởng xã hội nhất định. Hệ tư tưởng xã hội của sinh viên Việt Nam hiện nay cần được học tập và rèn luyện là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Việc giáo dục tình cảm đạo đức cách mạng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng là yếu tố cốt lõi để xây dựng bản chất người lao động trong thời đại mới. Thứ hai, giáo dục ý thức đạo đức nghề nghiệp: Nhằm cung cấp cho học sinh, sinh viên những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, hình thành niềm tin đạo đức nghề nghiệp. Cụ thể là cần giúp sinh viên, học viên nhận thức về sự cần thiết phải có các phẩm chất và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; đồng thời giúp các em rèn luyện để đạt được phẩm chất cao quý đó, hình thành ở họ niềm tin vào đạo đức nghề nghiệp. Thứ ba, giáo dục hành vi, thói quen nghề nghiệp: Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, học viên là hình thành và củng cố những hành vi, thói quen nghề nghiệp, cuối cùng thành bản tính tự nhiên của mỗi cá nhân và được duy trì bền vững để có thể cư xử tốt trong mọi hoàn cảnh. Nhà trường cần giáo dục cho sinh viên một số thói quen nghề nghiệp như: sự say mê, năng động, sáng tạo, kỉ luật, tận tụy, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm, thận trọng trong mọi việc; tạo điều kiện để sinh viên tự rèn luyện, tự giáo dục, đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức nghề nghiệp. Thứ tư, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp với nội dung các môn học, các hoạt động ngoại khóa: Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, giảng viên, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp theo hướng tích hợp và lồng ghép trong hoạt động dạy học chính khóa và hoạt động ngoại khóa. Hiện nay, các giảng viên thường chỉ coi trọng mặt kiến thức trong bài giảng, chưa chú ý lồng ghép giáo dục đạo đức nghề nghiệp vào bài học cho sinh viên. Vì vậy nội dung, phương pháp lồng ghép giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên phải được hướng dẫn cụ thể trong việc kết hợp vào bài giảng. Bên cạnh đó, cũng cần có nhiều buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về việc lồng ghép này. Thứ năm, xây dựng nhà trường thành môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh: Môi trường là điều kiện để hình thành và phát triển đạo đức nghề nghiệp. Môi trường ở đây là môi trường vật chất, môi trường tâm lý xã hội và môi trường sư phạm ở nhà trường. Môi trường có tác động to lớn đến quá trình rèn luyện đạo đức, đóng vai trò quan trọng tới việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Do đó mỗi thầy, cô giáo phải là tấm gương về đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp để sinh viên noi theo. Thứ sáu, thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ cho sinh viên: Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, diễn đàn là yêu cầu tất yếu của tuổi trẻ, giúp sinh viên nâng cao khả năng hiểu biết trong việc tiếp thu các môn học trên lớp. Cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi về kiến thức văn hoá, khoa học, xã hội; câu lạc bộ về những ngành nghề nhằm nâng cao bản lĩnh, ý thức đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên để sinh viên hiểu sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của ngành nghề, từ đó bồi đắp tình yêu nghề. 6. Kết luận Không có nghề này quý hơn nghề kia, tất cả mọi nghề đều cao quý như nhau, cao quý hay thấp hèn là do nhân cách của người làm nghề. Nghề nghiệp không hạ thấp hay nâng cao một con người, mà chính lương tâm nghề nghiệp sẽ quyết định con người ấy có đáng được tôn trọng hay không. Khoảng một nửa cuộc đời con người là thời gian hoạt động nghề nghiệp, có người TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 24 – Tháng 7/2020 9 gần như suốt cả cuộc đời, những thành công và cả những thất bại của đời người chủ yếu được bắt nguồn từ hoạt động nghề nghiệp. Vinh quang và cay đắng, danh dự và tủi nhục trong cuộc đời ít nhiều đều liên quan đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của mỗi con người. Do đó, ngay từ khi còn trên giảng đường, sinh viên hãy tự trang bị cho mình các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vì đó là hành trang dẫn đến thành công cho sự nghiệp sau này. Tài liệu tham khảo [1]. Karl Mars (1983), Sức sống mùa xuân, NXB Thanh niên. [2]. Vương Quân Hoàng (2007), Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải, NXB Chính trị Quốc gia. [3]. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập – tập 5, NXB Chính trị Quốc gia. [4]. Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1501/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020". [5]. Ban chấp hành Trung Ương (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. [6]. Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An (2018), Kế hoạch số 317/KH- DLA ngày 17 tháng 12 năm 2018, Về “Truyền thông giáo dục phẩm chất đạo đức cho CB-GV- NV và HSSV theo mục tiêu kế hoạch phát triển Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An giai đoạn 2018-2023”. Ngày nhận: 06/01/2020 Ngày duyệt đăng: 07/07/2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_duc_nghe_nghiep_chia_khoa_thanh_cong_trong_giao_duc_dai.pdf
Tài liệu liên quan