Đạo của quản lý - Lê Hồng Lôi

Trong vòng 10 năm, sau khi nhận học vị tiến sỹ chuyên về triết học quản lý, giáo sư Lê Hồng Lôi đã xuất bản 5, 6 cuốn sách có liên quan đến triết học quản lý của Trung Quốc. Mỗi bộ sách của ông đều phát huy được tinh thần triết học quản lý của Trung Quốc và đã vạch ra được trí tuệ quản lý phương Đông, hơn nữa, về phương diện triết học quản lý của Nho gia, có thể nói đã đi sâu vào tinh hoa của nó. Gần đây, theo lời mời của Trung tâm phát triển văn hoá Đông - Tây Singapor, ông đã viết xong cuốn sách lớn “Đạo của quản lý”. Điều này không chỉ tạo ra những đóng góp mới mẽ đối với sự phát triển của triết học quản lý, mà còn có thể nói, trên cơ sở so sánh triết học quản lý của Trung Quốc với phương Tây, đã liên thông văn hoá và triết học của phương Đông với phương Tây.

Sở trường của giáo sư Hồng Lôi về khoa học là giỏi về hội thông, tinh về tổ chức. Sở trường này, có thể nói, đã được phát huy cao độ trong cuốn sách mới của ông. Trong cuốn sách này, dựa trên sự phân biệt “con người chính trị”, “con người kinh tế”, “con người văn hoá”, ông đã thảo luận về sự khác biệt trong việc chuyển trao và kế thừa hai nền văn hoá lớn - Trung Quốc và Tây phương cũng như ba giai đoạn phát triển tư tưởng quản lý của nhân loại. Thời đại mà chúng ta đang sống hiện nay là thời đại phát triển khoa học kỹ thuật, và sự phát triển khoa học kỹ thuật đã kéo theo toàn cầu hoá kinh tế cũng như nhu cầu truy tìm căn nguyên, nhận thức sự tương đồng về văn hoá. Ngoài ra, cái gọi là văn hoá hiển nhiên không phải chỉ được hiểu là những quan niệm, hành vi văn hoá có tính khu vực hay đa nguyên, mà chỉ trí tuệ văn hoá có thể dung nạp, hội thông khoa học kỹ thuật với những giá trị nhân văn. Nền văn hoá nào có thể dung hợp và hội thông khoa học kỹ thuật với giá trị nhân văn, thì nền văn hoá đó là trí tuệ, và vì vậy mà có thể gọi là trí tuệ văn hoá hay văn hoá trí tuệ. Trong trí tuệ quản lý của “con người văn hoá”, điều không thể phủ nhận được là ham muốn quyền lực của “con người chính trị” và ham muốn tiền tài của “con người kinh tế” một cách tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng, không thể mất đi. Nhưng điều quan trọng là, nếu như không có tác dụng dung hợp và hội thông của văn hoá, hoạt động quản lý của xã hội loài người sẽ vĩnh viễn không thể vượt qua sự đua tranh quyền lực và tiền tài để đạt tới tiến bộ, đạo đức và chính nghĩa.

 

doc414 trang | Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 3218 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đạo của quản lý - Lê Hồng Lôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDao cua Quan ly.doc
  • docBia.doc
  • docDao cua quan ly. Ban nho.doc
  • docLoi gioi thieu.doc
  • docNhan xet.doc
Tài liệu liên quan